Màn chiều khách ‘có một không hai’ của tiếp viên Nhật Bản

Hành khách bực bội vì phải ngồi ở khu vực bí bức nên nhân viên hàng không lập tức sáng tạo ra một chiếc cửa sổ.

Sự việc xảy ra trên chuyến bay tại Nhật Bản, khi một hành khách yêu cầu nhân viên hãng bay xếp cho ghế ngồi cạnh cửa sổ nhưng không được đáp ứng, theoSora News 24 ngày 12/11.

Khi tiếp viên tới gần và hỏi liệu hành khách trên có muốn uống gì không, anh ta liền trả lời: “Hãy cho tôi một cái cửa sổ”. Người nhân viên nhanh chóng trở lại với “một chiếc cửa sổ” và dán nó lên khoảng trống cạnh ghế của nam hành khách.

Hành khách ngồi cạnh không thể nhịn cười và chụp lại khung cửa làm bằng giấy này. Bài chia sẻ nhanh chóng thu hút hơn 15.300 lượt yêu thích, và 7.800 bình luận từ ngày 5/11.

Ảnh: @koo_TmS_suke/Twitter.

Nam hành khách được cung cấp một khung cửa sổ giấy. Ảnh: @koo_TmS_suke/Twitter.

Không rõ nam hành khách có hài lòng với “chiếc cửa sổ” nhìn ra trời mây xanh, bên dưới là biển rộng hay không, nhưng người dùng Internet tại Nhật Bản rất thích thú. Nhiều người khen ngợi tiếp viên nhanh trí khi đáp ứng yêu cầu của khách.

“Nhìn cách anh ấy ngủ, tôi dám chắc rằng chàng trai này rất ưng ý”, một người bình luận. “Anh ấy phải may mắn đến cỡ nào mới được tặng cho một khung cảnh độc đáo đến thế”, một ý kiến khác cho biết.

Nguồn: vnexpress.net

Tiếp viên được phong người hùng vì cho con của hành khách bú

Một nữ hành khách hết sữa bột để pha cho em bé, nữ tiếp viên Philippines mở lời giúp vì cô cũng đang trong thời kỳ cho con bú.

Tiếp viên Patrisha Organo, 24 tuổi, đang phục vụ trên chuyến bay của Philippine Airlines thì gặp một tình huống bất ngờ, Fox đưa tin ngày 9/11.

Patrisha nghe thấy tiếng khóc của một em bé sơ sinh trong khoang hành khách, liền tới hỏi người mẹ xem cô có cần giúp đỡ gì không. Nữ hành khách cho hay, đứa bé quá đói mà cô đã hết sữa bột để pha. Những hành khách khác bắt đầu nhìn về phía đứa bé gào khóc không ngừng, trên máy bay cũng không có sữa công thức”.

Vốn có con gái gần một tuổi ở nhà chưa cai sữa, Patrisha đề nghị cho hành khách nhí bú sữa của mình. Sheryl Villaflor, tiếp viên trưởng trên chuyến bay, liền động viên nữ hành khách và cùng cô tìm một góc để Patrisha cho bé ăn.

“Tôi thấy nét nhẹ nhõm trong ánh mắt của người mẹ. Tôi tiếp tục cho đứa trẻ bú cho đến khi bé say ngủ. Tôi đưa bé về chỗ ngồi, và bà mẹ cảm ơn tôi trước khi rời đi”, Patrisha chia sẻ trên mạng xã hội.

Bức ảnh của Patrisha thu hút hơn 120.000 lượt yêu thích. Ảnh: Patrisha Organo.

Bức ảnh của Patrisha thu hút hơn 120.000 lượt yêu thích. Ảnh: Patrisha Organo.

Hành động của Patrisha nhận được vô số lời tán thưởng từ người dùng mạng xã hội. Một số gọi tiếp viên là người phụ nữ ngọt ngào, gọi cô là “người hùng” và “thiên thần”. “Cầu Chúa phù hộ cho cô… cô thực sự có một trái tim đặc biệt”, một người viết.

Chuyến bay rạng sáng 6/11 cũng là một ca làm việc có tính quyết định trong sự nghiệp của Patrisha. Và nhờ cử chỉ tốt bụng, cô đã được thăng chức thành tiếp viên trưởng của Philippine Airlines sau bốn năm kinh nghiệm.

Theo Tiểu Bảo, vnexpress.net

Những hành khách không trả tiền nhưng luôn muốn ngồi khoang hạng sang

“Chỗ ngồi trên máy bay là sản phẩm chúng tôi bán ra. Khi bạn cố gắng lấy một thứ mà không trả tiền, đó là ăn cắp”, tiếp viên nói.

Nhiều tiếp viên hàng không tiết lộ những câu chuyện bi hài trên máy bay. Một trong số điều khiến họ cảm thấy khó xử nhất là những vị khách không mời mà đến trên ghế hạng thương gia.

Đây là những hành khách chỉ mua ghế hạng phổ thông nhưng luôn tìm cách lẻn vào khoang thương gia để ngồi khi có ghế trống. Nhiều người lấy chăn trùm kín đầu để tiếp viên không nhận ra sự bất thường.

Dù các tiếp viên luôn cảnh giác, đôi khi họ vẫn để lọt một vài hành khách mua ghế phổ thông nhưng lén lên khoang thương gia, hạng nhất để ngồi.

Dù các tiếp viên luôn cảnh giác, đôi khi họ vẫn để lọt vài hành khách mua ghế phổ thông nhưng lén lên khoang thương gia, hạng nhất để ngồi.

“Đó không phải là áo khoác tàng hình. Anh ta nghĩ rằng khi chùm chăn kín đầu thì chúng tôi không nhận ra sao”, một tiếp viên nhớ lại. Phi hành đoàn cho biết, họ luôn chắc chắn được ai là người đã mua vé thương gia.

Ngoài ra, trước khi lên máy bay tiếp viên luôn kiểm tra trước xem có bao nhiêu ghế trống, đặc biệt là khoang hạng sang.

“Chuyến bay đó, tôi biết chắc ghế 1G trống. Tuy nhiên một người đàn ông luôn miệng nói rằng ông ta đã mua chỗ ngồi này, nực cười làm sao. Đến khi tôi yêu cầu xuất trình vé máy bay, người này liền đưa cho tôi 60 USD để hối lộ. Chúa ơi, ông ta nghĩ rằng tôi sẽ đổi 60 USD để đẩy mình vào thế nguy hiểm ư”, một nam tiếp viên chia sẻ trên trang Internationalflyguy.

“Khi tôi bắt gặp ai đó đang làm điều này, tôi sẽ yêu cầu họ xuất trình vé. Khi họ không thể chứng minh được, họ sẽ cãi rằng tại sao không thể ngồi vì chiếc ghế này bỏ trống”, một tiếp viên khác cho hay.

Một số khác thì lấy lý do sức khỏe và “bác sĩ yêu cầu” để được ngồi ở vị trí tốt này mà không phải chi thêm tiền. Với những hành khách như thế, các tiếp viên thường sẽ tính thêm phí cho họ. Sau đó, họ sẽ yêu cầu các hành khách này đi đòi tiền đền bù từ các hãng bảo hiểm y tế. Có người nói rằng, họ “bị lạc” nên mới ngồi nhầm ghế.

Bên cạnh đó tiếp viên cũng gặp không ít trường hợp hành khách ngồi ghế phổ thông thò đầu qua tấm rèm ngăn cách và xin một ly rượu vang. “Nhiều người nghĩ rằng rượu được phục vụ ở khoang cao cấp ngon hơn, và họ muốn thử”.

Jay Robert, tiếp viên trưởng của một hãng hàng không quốc tế cho biết, nhiều hành khách nghĩ rằng việc lẻn lên ghế thương gia là một trò chơi thú vị. Nhưng với tiếp viên, họ không thấy hay chút nào. “Những chỗ ngồi là sản phẩm mà chúng tôi bán ra. Khi bạn cố gắng lấy một thứ mà bạn không trả tiền, đó là ăn cắp”, Jay nói.

Hình phạt cho việc nâng hạng chỗ ngồi lén lút này là sự xấu hổ. Nhiều hành khách khi bị phát hiện sẽ phải quay về chỗ ngồi của mình. Chắc chắn, họ sẽ cảm thấy mất mặt khi những người ngồi cạnh biết được lý do mình được tiếp viên “hộ tống” về lại chỗ ngồi. Các tiếp viên cũng sẽ thông báo với nhau về những nhân vật trên và họ sẽ đưa bạn vào danh sách đen.

Penguin, hành khách tự nhận thường xuyên thành công trong việc lén lên ngồi khoang hạng sang mà không bị phát hiện. Một trong những lần hiếm hoi anh bị “sờ gáy” là ngồi vào đúng ghế dành cho phi công nghỉ ngơi. Lần đó, tiếp viên cũng chỉ yêu cầu anh quay về đúng chỗ của mình. Nhưng điều tệ nhất là ghế đó đã bị người khác ngồi mất và Penguin đành phải ngồi ở ghế giữa chật chội trong suốt 14 tiếng bay.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Du khách có thể được đi máy bay điện vào năm 2030

Thay vì dùng xăng như hiện tại, máy bay trong tương lai có thể chạy bằng pin.

Một hãng hàng không giá rẻ của Anh đã lên kế hoạch phát triển đội bay chạy bằng điện phục vụ các chặng ngắn dưới 2 tiếng. Dự kiến, hành khách sẽ được ngồi trên những chiếc máy bay điện vào năm 2030. Mục đích của chiến lược này nhằm giảm thiểu khí thải carbon và ô nhiễm tiếng ồn, CNN đưa tin ngày 31/10.

Nếu dự án thành công, Amsterdam - London sẽ là chặng bay điện đầu tiên trên thế giới.

Nếu dự án thành công, Amsterdam – London sẽ là “chặng bay điện” đầu tiên trên thế giới.

Theo đó, hãng bay đã hợp tác với nhà sản xuất Wright Electric của Mỹ để chế tạo ra những chiếc phản lực chạy bằng pin. Đây cũng là công ty từng sản xuất thành công máy bay điện hai chỗ. Hãng đang phát triển sản phẩm để nâng số ghế từ hai lên chín và ra mắt vào năm 2019.

Nếu thành công, hãng sẽ dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong các chặng thông dụng, như từ London đến Amsterdam hay trong phạm vi từ 500 km đổ lại. Đây cũng có thể trở thành “đường bay điện” đầu tiên trên thế giới.

Nếu chạy điện, máy bay sẽ nhẹ hơn 50% và chi phí ít hơn 10% so với chạy xăng.

Nguồn: vnexpress.net

Hàng không hướng cạnh tranh vào thị trường du lịch

Thị trường hàng không, du lịch chứng kiến những kiểu “cộng sinh” mới như tập đoàn bất động sản mở hãng hàng không, Vietnam Airlines bắt tay ông lớn du lịch.

“Hàng không và du lịch như hai cánh của một chú chim. Một trong hai cánh bị tổn thương thì không thể bay cao”, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng từng phát biểu về tầm quan trọng của sự bắt tay giữa hàng không và du lịch.

Sự phát triển “cộng sinh” giữa hàng không và du lịch không phải là điều mới. Các số liệu cho thấy hàng không là ngành đang hưởng lợi nhiều từ du lịch và ngược lại, nhờ sự phát triển thêm hãng hàng không và đường bay mới mà nhiều điểm đến ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt du khách.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục du lịch cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,89 triệu lượt người, trong đó 80% du khách tới bằng đường hàng không. Khách du lịch nội địa ước đạt 42,8 triệu lượt và khoảng 7,5 triệu lượt di chuyển bằng máy bay.

Tuy vậy, chỉ cho đến gần đây, sự cạnh tranh nhắm đến thị trường du lịch của các ông lớn hàng không mới bắt đầu rõ rệt. Trong bối cảnh thị trường hàng không chững lại sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ bùng nổ trên 20% mỗi năm, các hãng đang chuyển hướng sang thị trường ngách và hợp tác chiến lược đặc biệt để tìm kiếm khách hàng mới.

Ông Dương Trí Thành - TGĐ Vietnam Airlines và ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vingroup ký kết và trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của các đại diện lãnh đạo hai bên.

Ông Dương Trí Thành – TGĐ Vietnam Airlines và ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vingroup ký kết và trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của các đại diện lãnh đạo hai bên.

Với sự ra mắt của hãng hàng không mới Bamboo Airways với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, Tập đoàn FLC tuyên bố chiến lược mở các đường bay nội địa và quốc tế và hướng tới kết nối hành khách tới các khu nghỉ dưỡng quy mô từ 1.000 – 3.000 phòng của tập đoàn này nằm ở các điểm du lịch lớn.

Như vậy, du khách đến Việt Nam tham dự các giải đấu golf lớn kết hợp với du lịch khám phá, nghỉ dưỡng có thể bay thẳng tới các địa điểm cần đến. Và còn được hưởng giá vé tốt do sử dụng chuỗi sản phẩm, dịch vụ của FLC.

Trước đó, từ khi ra đời năm 2010, AirMekong đã nhắm vào thị trường ngách là khách du lịch với các đường bay đến điểm du lịch Phú Quốc cùng các địa điểm mà tập đoàn mẹ là BIM Group có hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng.

“Hướng đi này tập trung vào thị trường ngách, nơi có nhiều tiềm năng chưa được khai phá, mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ tốt hơn cho hành khách”, đại diện Tổng cục Du lịch nhận xét.

Mới đây nhất, hôm 4/10, thị trường hàng không, du lịch tiếp tục chứng kiến cú hích mới khi hai ông lớn Vietnam Airlines và Vingroup bắt tay nhau phối hợp xây dựng sản phẩm chung.

Theo đại diện Vietnam Airlines, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ đi theo xu hướng chuyên biệt hoá, phục vụ tốt hơn nhu cầu của phân thị khách hàng trung và cao cấp.

Cũng theo hai doanh nghiệp, sự hợp tác này để hiện thực hóa mong muốn tạo đà phát triển của du lịch mà Bộ chính trị đề ra trong nghị quyết 08 là tái cấu trúc du lịch tới năm 2030, trở thành ngành mũi nhọn đóng góp GDP trực tiếp cao hơn.

Cuộc chơi của những thương hiệu lớn

Thỏa thuận nói trên của hai ông lớn mang đến các sản phẩm kết hợp hàng không và du lịch trên toàn bộ mạng đường bay của Vietnam Airlines và toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch mang thương hiệu Vinpearl. Hai bên có thể hợp tác đầu tư, phát triển đường bay dưới hình thức thường lệ và thuê chuyến từ các điểm nội địa và quốc tế tới các cơ sở du lịch, vui chơi giải trí của Vinpearl.

“Đây là các sản phẩm ‘hai trong một’ giúp khách hàng mua một gói sản phẩm với hai dịch vụ hàng không – du lịch nghỉ dưỡng cao cấp,tiện nghi, có thể tiết kiệm chi phí và thời gian”, người đại điện Vietnam Airlines cho hay.

Hình thức này được các đã được Singapore Airlines, Bristish Airways và nhiều hãng hàng không khác thực hiện. Khi khách hàng đặt vé máy bay, hệ thống sẽ tự động gợi ý các gói nghỉ dưỡng, hoặc tour du lịch tới các địa điểm nổi tiếng.

Hai thương hiệu cũng ký kết hợp đồng khách hàng lớn xây dựng chính sách trao đổi, sử dụng dịch vụ của nhau cùng các ưu đãi đi kèm. Và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng chương trình khách hàng thường xuyên nhằm đem đến những sản phẩm, tiện ích tốt nhất phù hợp với nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng.

Ký kết này không chỉ dừng lại ở lợi ích tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dùng, mà hai thương hiệu lớn này còn mở ra hàng loạt ưu đãi cho khách hàng.

Cụ thể, hội viên của Vietnam Airlines có thể chuyển đổi từ dặm bay Bông sen vàng sang điểm tích lũy sử dụng được các dịch vụ của Vingroup. Ngược lại, lần đầu tiên thẻ VinID của tập đoàn Vingroup có quyền lợi đặc biệt ngoài hệ thống, đổi điểm lấy dặm bay của Vietnam Airlines.

Các ông lớn cạnh tranh, người dùng hưởng lợi 

Một chuyên gia hàng không nhận định, việc tập đoàn bất động sản, du lịch như FLC thành lập hãng hàng không mới để đưa khách đến các điểm du lịch nghỉ dưỡng của mình, hay lựa chọn hợp tác giữa một hãng hàng không và ông lớn nghỉ dưỡng đều là những giải pháp hiệu quả để chinh phục khách hàng.

Hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh này, theo giới chuyên gia, chính là người tiêu dùng.

Theo đó, để chuẩn bị cho ký kết này, cả hai thương hiệu đã tự chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tốt để đảm bảo thực hiện tốt thỏa thuận.

Vào tháng ba, Vingroup đã hoàn thành việc tái cấu trúc thương hiệu Vinpearl và quy hoạch lại hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ trên toàn hệ thống (31 khách sạn, khu nghỉ dưỡng dòng 4 sao và 5 sao với khoảng 13.000 phòng) theo xu hướng chuyên biệt hoá của các tập đoàn du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu.

Vietnam Airlines được định vị là hãng hàng không nội địa có chất lượng dịch vụ đạt bốn sao, có mạng lưới bay kết hợp quốc tế – nội địa phục vụ đa dạng nhu cầu của hành khách, giữ thị phần tại các nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.

Thông thường, chi phí đi lại, lưu trú chiếm quá nửa chi phí tour. “Khi các hãng hàng không và du lịch xây dựng được sản phẩm chung, chi phí sẽ tiết giảm. Từ đó thúc đẩy phát triển du lịch tại nhiều địa phương, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, một chuyên gia nhận định.

Theo Hồng Dung, vnexpress.net

Bên trong sân bay lớn nhất thế giới mở cửa cuối tháng 10

Sân bay Istanbul dự kiến đón 90 triệu lượt hành khách mỗi năm và có thể mở rộng công suất lên gấp đôi.

Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vừa giới thiệu về sân bay lớn  nhất thế giới, nằm ngoài thủ đô Istanbul của nước này. Tổng chi phí xây  dựng lên tới 11,7 tỷ USD. Sân bay sẽ đi vào hoạt động toàn thời gian từ  tháng 1/2019.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, vừa giới thiệu về sân bay mới nằm ở thủ đô Istanbul. Công trình có kinh phí xây dựng 11,7 tỷ USD trên tổng diện tích 7.650 hecta, được kỳ vọng là sân bay lớn nhất thế giới.

Tên của sân bay mới sẽ là Istanbul Airport. Sân bay Ataturk, được đặt  theo tên người sáng quốc Mustafa Kemal Ataturk, sẽ không phục vụ mục  đích thương mại.

Sân bay mới mang tên Istanbul Airport sẽ giải quyết sự quá tải của Istanbul Ataturk. Trong thời gian tới, sân bay cũ sẽ không còn phục vụ mục đích thương mại.

Sân bay Istanbul, nằm ở bờ biển Đen, có thể đón tiếp 90 triệu khách  mỗi năm và mở rộng để phục vụ tới 200 triệu lượt. Trong 2 tháng đầu, nó  chỉ được sử dụng cho một số chuyến bay trong nước và tới Azerbaijan hay  phía bắc Cyprus.Trước khi hết năm 2018, sân bay mới được kỳ vọng sẽ đón  2.000 máy bay mỗi ngày tới hơn 350 điểm bởi hơn 250 hãng hàng không.

Công trình mang phong cách thiết kế Hồi giáo và Thổ Nhĩ Kỳ với tòa tháp kiểm soát không lưu hình tulip. Đây là thiết kế đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế 2016.

Bên trong sân bay mới này được trình bày theo những thiết kế Hồi  giáo và Thổ Nhĩ Kỳ, với tòa tháp kiểm soát không lưu hình tulip. Đây là  thiết kế đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế 2016.

Nằm ở bờ biển Đen, sân bay Istanbul dự kiến đón 90 triệu lượt khách mỗi năm và có thể mở rộng công suất để phục vụ tới 200 triệu lượt. Hiện sân bay mới hoàn thành giai đoạn 1. Trong 2 tháng đầu, nó chỉ được sử dụng cho một số chuyến bay trong nước và tới Azerbaijan hay phía bắc Cyprus.

Sân bay đề xuất các ứng dụng di động và công nghệ thông minh nhân tạo  tiết kiệm năng lượng. Hành khách cũng yên tâm với hệ thống an ninh công  nghệ cao.

Ở đây có các ứng dụng di động, công nghệ thông minh để tiết kiệm năng lượng và hệ thống an ninh công nghệ cao.

Sau khi quá trình xây dựng được hoành thành, sân bay sẽ có 6 đường băng.Bãi đỗ xe của sân bay có sức chứa tới 70.000 phương tiện.

Trong 2 tháng cuối năm, sân bay được kỳ vọng đón 2.000 máy bay mỗi ngày tới hơn 350 điểm.

Sân bay mới này sẽ có tổ hợp gian hàng miễn thuế lớn nhất thế giới.

Ở đây có 6 đường băng, bãi đỗ xe 70.000 chỗ, tổ hợp gian hàng miễn thuế lớn nhất thế giới.

Sân bay này được đánh giá là cầu nối quan trọng nhất giữa châu Á và châu  Âu. Việc xây dựng này hết sức cần thiết khi tình trạng quá tải ngày  càng phổ biến ở sân bay Ataturk. Nơi đây được đánh giá là một trong  những sân bay bận nhất châu Âu khi không có không gian để mở các đường  băng mới.

Istanbul là cầu nối quan trọng nhất giữa châu Á và châu Âu. Sân bay của thành phố được đánh giá là đông khách bậc nhất thế giới.

Theo Vân Phạm, vnexpress.net

Mã giảm giá “chớp nhoáng” cho Đại lý – chỉ có tại ATADI

Quý Đại lý thân mến!

ATADI thường xuyên gửi tặng anh/chị Đại lý mã giảm giá từ 50.000đ – 500.000đ, không giới hạn số lượng vé xuất ra, trong thời gian “chớp nhoáng”. Mã giảm giá được gửi vào email, anh/chị hãy kiểm tra email của mình thường xuyên nhé!

Như anh/chị đã biết, vừa qua ATADI và VNTRIP đã chính thức về chung một nhà. Thương vụ sáp nhập này được đánh giá là sự kiện lớn nhất trong ngành du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018. Hiện nay ATADI/VNTRIP là một trong những đại lý chính thức Top đầu của 3 hãng hàng không quốc nội.

Để khuyến khích Đại lý bán tốt trong mùa cao điểm vé Tết 2019 này, ATADI đang có chương trình chiết khấu “chớp nhoáng”, giảm giá cực kỳ sâu cho Đại lý trên mỗi đầu vé xuất ra trong thời gian ngắn. Phối hợp cùng các hãng hàng không và đối tác ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, ATADI thường xuyên gửi tặng Đại lý mã giảm giá, xuất giảm từ 50.000đ đến 500.000đ/ vé không giới hạn số lượng, trong thời gian “chớp nhoáng”. Xuất càng nhiều vé, hưởng càng nhiều lợi. Quá sức hấp dẫn phải không ạ!

Lưu ý:

  • Chương trình khuyến mãi “chớp nhoáng” của ATADI, sẽ diễn ra thường xuyên và không báo trước. Mã giảm giá được gửi vào email của Đại lý, bạn nhớ kiểm tra email thường xuyên nhé. Hoặc tìm kiếm email gửi từ sale@atadi.vn.
  • Đối với những mã giảm giá kéo dài trong 1 tuần: 5 vé đầu tiên nhập mã xuất vé với giá bình thường. Từ vé thứ 6 trở đi bắt đầu giảm giá trực tiếp, và ATADI sẽ hoàn lại tổng giá trị giảm giá cho 5 vé đầu tiên ngay khi xuất vé thứ 6 (theo điều kiện riêng của từng mã giảm giá).

ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ NGAY!

Hiện tại, ATADI có các chính sách ưu đãi cực kỳ “KHỦNG” dành cho Đại lý, anh chị tham khảo ở đây nhé!

Hướng dẫn nhập mã giảm giá

ATADI xin chúc Quý Đại lý bán thật nhiều vé và hy vọng anh/chị sẽ luôn đồng hành cùng ATADI trong thời gian tới. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, anh/chị hãy gửi email về địa chỉ: sale@atadi.vn , hoặc gọi hotline 090.177.9.177 .

Việt Nam có tiềm lực du lịch lớn, nhưng vẫn chưa thể khai thác hiệu quả do các đơn vị làm du lịch hoạt đông riêng lẻ, thiếu tính liên kết. ATADI/VNTRIP là một đơn vị tiên phong xây dựng mô hình du lịch bền vững, giúp liên kết các đơn vị làm du lịch với nhau, cùng phát triển lâu dài. Hiện ATADI/VNTRIP đã bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp địa phương ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, mang đến những trải nghiệm và ưu đãi cực kỳ tốt cho đối tác và khách hàng.

Khách Trung Quốc cầm điện thoại tát vào mặt nhân viên sân bay

Tức giận vì chuyến bay bị hủy, nam hành khách đánh nhân viên hãng hàng không trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Ngày nay, bạn có thể làm đủ mọi thứ khác nhau với chiếc điện thoại thông minh, từ đặt vé máy bay đến thanh toán tiền mua hàng. Tại sân bay Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc), một hành khách họ Ngô đã dùng điện thoại vào mục đích khác.

Người đàn ông này rất tức giận vì chuyến bay bị hủy do thời tiết xấu vào hôm trước. Để đền bù cho khách hàng, hãng hàng không cung cấp cho họ chỗ ở miễn phí và tiền bồi thường, Shanghaiist đưa tin ngày 13/10.

Tuy nhiên, điều đó không làm vơi đi cơn tức của ông Ngô. Sáng hôm sau, người này đã đến tranh luận với nhân viên phục vụ mặt đất. Theo video của sân bay, người đàn ông dùng điện thoại iPhone đánh mạnh vào mặt nhân viên rồi bỏ đi.

Người khách nóng tính bị cảnh sát giam 10 ngày vì hành động trên. Ông ta cũng bị đưa vào danh sách đen của nước này. “Danh sách đen” là cơ sở dữ liệu quốc gia của Trung Quốc, ghi lại tên tuổi những công dân có hành vi sai trái khi đi du lịch. Những hành khách vi phạm sẽ phải đối mặt với các hình phạt khác nhau, từ phạt hành chính đến ngồi tù.

Nhiều người đã tỏ thái độ bất bình với hành khách trên. Họ cho rằng việc hủy chuyến, nhất lại vì thời tiết xấu, thì không thể trách hãng hàng không, càng không thể trách nhân viên. “Thật ấu trĩ, anh ta nghĩ sao nếu chuyến bay vẫn cất cánh trong điều kiện không an toàn và xảy ra tai nạn”, một độc giả bình luận.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Bộ Giao thông nghiên cứu hai phương án mở rộng Nội Bài

Hai phương án mở rộng về phía bắc và phía nam đều gặp nhiều khó khăn do diện tích giải phóng mặt bằng lớn.

Ngày 30/10, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi có chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc mở rộng sân bay Nội Bài, Bộ Giao thông sẽ tìm nguồn vốn để thuê tư vấn nghiên cứu toàn bộ quy hoạch sân bay Nội Bài; dự báo các thay đổi so với quy hoạch cũ cũng như nghiên cứu hai phương án mở rộng về phía bắc và phía nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, Bộ sẽ tìm phương án khả thi nhất.

Cũng theo vị này, Cục Hàng không từng đề xuất mở rộng sân bay về phía bắc thay vì phía nam như quy hoạch trước đó, song đề xuất này chưa dựa trên nghiên cứu đánh giá tổng thể nên Bộ Giao thông chưa quyết định.

Hai khu vực được nghiên cứu mở rộng sân bay Nội Bài. 

Hai khu vực được nghiên cứu mở rộng sân bay Nội Bài.

Năm 2016, Cục Hàng không từng nghiên cứu hai phương án mở rộng về phía bắc và phía nam sân bay Nội Bài sau năm 2020.

Với phương án mở rộng về phía nam như quy hoạch đã phê duyệt, các hạng mục xây dựng mới sau năm 2020 gồm đường cất hạ cánh số 2A song song, cách đường cất hạ cánh 1B hiện nay 1,7 km về phía nam; ga hành khách T3, T4 với công suất 25 triệu khách mỗi năm nâng tổng công suất cụm cảng lên 50 triệu hành khách; ga hàng hóa, sân đỗ máy bay, xe tải…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng không, việc triển khai mở rộng về phía nam sẽ rất khó khăn bởi mật độ dân cư hiện dày đặc khiến chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn. Dự kiến, trên 5.000 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ khoảng 4-5 tỷ USD, ngoài ra, vấn đề an sinh xã hội là thách thức lớn.

Do đó, Cục Hàng không đã kiến nghị Bộ Giao thông cho phép nghiên cứu theo hướng mở rộng sân bay về phía bắc. Phương án này dự kiến xây dựng đường cất hạ cánh số 3, đường lăn, sân đỗ máy bay và ga hành khách công suất 25 triệu người mỗi năm. Chi phí giải phóng mặt bằng sẽ giảm so với phương án mở về phía nam, song vẫn vướng một số khu công nghiệp.

Theo một chuyên gia giao thông, từ nay đến năm 2030, Nội Bài phải xây dựng được đường cất hạ cánh số 3 và nhà ga hành khách công suất 25 triệu, để nâng công suất sân bay lên 50 triệu khách vào năm 2030. Sau năm 2030, đường cất hạ cánh số 4 tiếp tục được xây dựng đồng bộ, sẽ nâng công suất sân bay thêm 40 triệu người.

Sân bay Nội Bài cần mở rộng vì đang có dấu hiệu quả tải. Ảnh: Đoàn Loan

Sân bay Nội Bài cần mở rộng vì đang có dấu hiệu quả tải. Ảnh: Đoàn Loan.

Theo Quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2020, Nội Bài sẽ đạt cấp độ sân bay 4E với lưu lượng hành khách 20-25 triệu và trên 260.000 tấn hàng hóa mỗi năm; Đến năm 2030 cảng hàng không này tiếp nhận 35 triệu khách và sau năm 2030 là 50 triệu khách và 500.000 tấn hàng hóa mỗi năm.

Tuy nhiên, hiện nay, lưu lượng hành khách thông qua sân bay Nội Bài đã đạt 25 triệu hành khách, tương đương công suất thiết kế của nhà ga T1 và T2. Năm 2018, nhà ga đã có dấu hiệu quá tải, một số công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đã xuất hiện hư hỏng.

Từ hiện trạng này, tại buổi làm việc tại Nội Bài giữa tháng 10/2018, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông chủ động làm việc với các nhà khoa học, đơn vị tư vấn có năng lực, rà soát quy hoạch phát triển của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phó thủ tướng chỉ đạo, trước mắt, Bộ Giao thông rà soát quy hoạch khu vực phía bắc để nâng quy mô công suất khai thác đạt 50 triệu hành khách/năm, đồng thời nghiên cứu phát triển về phía nam, bảo đảm đến năm 2050 đạt 80-100 triệu hành khách/năm.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Hướng dẫn nhập mã giảm giá cho Đại lý

Chào cả nhà! Hôm nay ATADI sẽ hướng dẫn cả nhà sử dụng mã giảm giá “chớp nhoáng” đang gây bão lớn trong cộng đồng Đại lý vé máy bay. Mã giảm giá được tung ra thường xuyên và không báo trước, áp dụng cho một hoặc một số đường bay nhất định tùy thời điểm.

Lưu ý: Chương trình tặng “Mã giảm giá chớp nhoáng” này chỉ dành cho những Đại lý nhận được email từ ATADI. Chương trình nằm trong chiến dịch phát triển bền vững du lịch nội địa do ATADI và các đối tác trên khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng phối hợp thực hiện.

Đối với những mã giảm giá kéo dài trong 1 tuần: 5 vé đầu tiên nhập mã xuất vé với giá bình thường. Từ vé thứ 6 trở đi bắt đầu giảm giá trực tiếp, và ATADI sẽ hoàn lại tổng giá trị giảm giá cho 5 vé đầu tiên ngay khi xuất vé thứ 6 (theo điều kiện riêng của từng mã giảm giá).

Xem video hướng dẫn

Bước 1: Đăng ký (nếu chưa có tài khoản Đại lý) hoặc đăng nhập vào tài khoản Đại lý của bạn tại daily.atadi.vn

Bước 2: Tiến hành các bước đặt vé như thông thường. Lưu ý: Mã giảm giá có giá trị cho Đại lý nhận được email từ ATADI.

Bước 3: Sau khi chọn được chuyến bay, đến bước nhập thông tin hành khách, bạn sẽ nhìn thấy ô “Mã giảm giá”. Nhập mã bạn nhận được vào đây để được giảm giá trực tiếp trên đầu vé. Lưu ý: Mã voucher có giá trị trên mỗi đầu vé, trong thời gian voucher còn hiệu lực, bạn có thể sử dụng nhiều lần. Quá hấp dẫn phải không!

 

Những vị trí lương vài trăm triệu đồng trong ngành hàng không

Vì là ngành đặc thù, lại khan hiếm nguồn nhân lực nên nhiều vị trí được trả lương tới gần 300 triệu đồng.

Những số liệu từ kết luận thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng thông tin tự công bố bởi các doanh nghiệp hàng không hé lộ mức lương hàng trăm triệu đồng của một số vị trí đặc thù (xem bảng dưới).

Vị trí công việc Thu Nhập
Giáo viên kiểm tra năng định DPE 200-300
Phi công 70-260
Bảo dưỡng máy bay 27-250
Kiểm soát viên không lưu 50-120
Phục vụ mặt đất 15-120

Đvt: triệu đồng

Như tại Công ty TNHH Dịch vụ bảo dưỡng máy bay cảng hàng không miền Nam – một công ty liên kết với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), thu nhập (tính theo tháng) trong năm 2017 cao nhất là 245,7 triệu đồng, trong đó 93% là lương. Mỗi năm, người có thu nhập cao nhất tại đây được nhận 3 tỷ đồng và mức này đã tăng 18% so với năm 2016.

Cũng tại công ty chuyên bảo dưỡng máy bay, thu nhập bình quân của lao động lên tới 33,6 triệu đồng một người một tháng. Đây đồng thời là mức thu nhập bình quân cao nhất trong số các công ty thành viên thuộc ACV. Đặc biệt, mức này còn cao hơn cả bình quân tại ACV là 23,5 triệu đồng một tháng.

Ngoài nhân viên bảo dưỡng, nhóm nhân viên tại các công ty phục vụ mặt đất cũng nhận lương cao. Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Hà Nội (ACV đang nắm giữ 20% vốn) có khoảng 864 lao động với mức thu nhập bình quân theo tháng hơn 12,3 triệu đồng. Đây chỉ là con số bình quân, còn thực tế kết luận thanh tra cho thấy, mức thu nhập cao nhất lên tới 156 triệu đồng một tháng, còn thấp nhất là 6,8 triệu đồng.

Phi công là một trong những vị trí nhận lương cao nhất trong ngành hàng không. Ảnh: VNA.

Phi công là một trong những vị trí nhận lương cao nhất trong ngành hàng không. Ảnh: VNA.

Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (chi nhánh của ACV), thu nhập bình quân của lao động mỗi tháng là 25,6 triệu đồng. Trong đó, người có thu nhập cao nhất được chi trả tới 115 triệu đồng một tháng, thấp nhất 20 triệu đồng.

Còn thu nhập bình quân tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 24,7 triệu một tháng. Người lao động có thu nhập cao nhất là 107 triệu (tăng hơn 27 triệu đồng so với năm 2016) và thấp nhất là 15,5 triệu đồng.

Lương của nhóm dịch vụ phụ trợ hàng không được đánh giá là cao nhưng vẫn thấp hơn nhóm phi công trong các hãng hàng không. Với những hãng có lịch bay dày đặc, theo lãnh đạo một đơn vị, thu nhập của phi công còn cao hơn cả giám đốc.

Báo cáo thường niên 2017 của Vietjet Air cho biết, lương bình quân của nhân viên là 15 triệu đồng nhưng lương phi công là 180 triệu đồng. Trong đó, mức lương cơ phó của Vietjet khoảng 120 -140 triệu đồng, còn cơ trưởng 180 – 240 triệu đồng (tùy vào hiệu quả làm việc, thâm niên). Thậm chí có những phi công bay liên tục, thu nhập có thể lên tới 260 triệu đồng một tháng.

Tại Vietnam Airlines, năm 2017, lương bình quân của phi công cũng trên 120 triệu đồng. Sau khi hàng loạt phi công gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng, ngày 1/6 năm nay, hãng đã quyết định tăng lương cho nhóm này. Nhờ vậy, mức lương mới với phi công dao động 75-250 triệu đồng (tùy chức vụ và máy bay lái). Ngoài ra, họ còn được thưởng và hưởng các phúc lợi khác.

Không chỉ phi công, giáo viên trong ngành hàng không cũng đang có thu nhập hấp dẫn. Với giáo viên kiểm tra năng định DPE (giáo viên đánh giá bay), mức lương tháng dao động 210 – 297 triệu đồng, giáo viên năng định TRI (giáo viên  huấn luyện bay) lương 198 – 284 triệu. Dự kiến, năm 2019, mức lương phi công của Vietnam Airlines được tăng thêm 1-6 triệu đồng một tháng (tùy vào loại máy bay phi công lái).

Bên cạnh nhân viên bảo dưỡng, phi công, giáo viên kiểm tra DPE và TRI, nhóm kiểm soát viên không lưu cũng có mức lương từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng một tháng.

Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo trong ngành hàng không cho biết, phi công, nhân viên bảo dưỡng máy bay, giáo viên kiểm định, kiểm soát viên không lưu đều là nhóm ngành đặc thù. Họ làm việc trong môi trường căng thẳng và mức độ phức tạp cao. Để tuyển được kiểm soát viên không lưu nhạy bén, xử lý tình huống tốt không dễ dàng. Còn phi công, họ phải trải qua khổ luyện nhưng không phải người nào học xong cũng có thể làm được nghề nếu sức khỏe kém, kỹ năng yếu.

Riêng với nhóm bảo dưỡng máy bay, lãnh đạo ACV cũng cho biết, mức thu nhập 245,7 triệu đồng là cho người nước ngoài do đây là công ty liên kết với đối tác Singapore. Theo vị này, mức chi trả như vậy vẫn thấp nếu so với thị trường nước ngoài.

Trên thực tế, nguồn lực nhân sự bảo dưỡng máy bay khan hiếm và để làm công việc này, họ phải mất nhiều thời gian, chi phí để học tập. Hàng năm nhóm này phải thi chứng chỉ do các hãng như Boeing, Airbus cấp. Tại các công ty bảo dưỡng trên thế giới, giám đốc nhóm này còn được trả lương cả triệu USD một tháng.

“Hiện nay các hãng hàng không Việt muốn xây cơ sở bảo dưỡng thì cũng ‘đỏ mắt’ tìm nhân lực vì ngành này đào tạo lâu, đòi hỏi sự nhạy bén và kỹ lưỡng trong xử lý”, lãnh đạo này cho biết.

Theo Thi Hà, vnexpress.net