Tăng tàu hỏa, máy bay từ 23/4

Tăng tàu hỏa, máy bay từ 23/4

Từ 0h ngày 23/4, tất cả tỉnh thành được tăng tần suất hoạt động máy bay, tàu hỏa và xe khách, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.

Đường bay Hà Nội – TP HCM và ngược lại sẽ có 20 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Trong đó, Vietnam Airlines, Vietjet Air mỗi hãng 6 chuyến; Jetstar Pacific, Bamboo Airways mỗi hãng 4 chuyến. Trong thời gian giãn cách xã hội, các hãng khai thác 6 chuyến mỗi ngày.

Các đường bay Hà Nội/TP HCM – Đà Nẵng và ngược lại sẽ có 6 chuyến mỗi ngày, tăng thêm 4 chuyến so với trước đây.

Đường bay Hà Nội/TP HCM đi các địa phương khác, mỗi hãng hàng không trong nước được khai thác một chuyến khứ hồi mỗi ngày. Chặng TP HCM – Côn Đảo sẽ có một chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Các đường bay giữa các địa phương khác không phải từ Hà Nội hoặc TP HCM, Bộ Giao thông Vận tải cũng cấp phép cho mỗi hãng hàng không khai thác một chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Ngành đường sắt sẽ khai thác 3 đôi tàu khách Thống Nhất mỗi ngày (3 chuyến Hà Nội đi TP HCM và 3 chuyến ngược lại). Các chặng địa phương sẽ duy trì một đôi tàu mỗi ngày. Trước đó, ngành đường sắt chỉ vận hành 2 đôi tàu Thống Nhất mỗi ngày, dừng khai thác tàu địa phương.

Máy bay đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Trần. 

Máy bay đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Trần. 

Với xe khách liên tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải cho phép các hãng hoạt động tối đa đến 30% theo biểu đồ với các tỉnh nhóm “nguy cơ” và tối đa 50% theo biểu đồ với các tỉnh nhóm “nguy cơ thấp”; tương tự với xe hợp đồng, xe du lịch. Vận tải hành khách nội tỉnh sẽ do các địa phương tự quyết định.

Các hãng tàu thủy được phép vận hành tàu thủy liên tỉnh với tần suất một chuyến mỗi ngày, tàu nội tỉnh do địa phương tự quyết.

Hành khách đi các phương tiện vận tải vẫn được khuyến cáo rửa tay bằng dung dịch khử trùng, đeo khẩu trang suốt chuyến đi và khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, hạn chế nói chuyện. Các hãng xe, tàu, hàng không bố trí khách ngồi giãn cách (không quá 50% số ghế và cách một ghế) hoặc cách nhau một mét.

Đến nay, cả nước không còn tỉnh, thành thuộc nhóm “nguy cơ cao”.

Nguồn: vnexpress.net

Không còn lo chuyến bay bị hoãn, đổi chuyến nữa nhé!

Không còn lo chuyến bay bị hoãn, đổi chuyến nữa nhé!

Đây là chính sách bảo hiểm trễ chuyến, đổi chuyến mới thay cho chính sách cũ đã hết hiệu lực từ 30.03.2020.

Bạn nghĩ sao nếu có một dịch vụ bảo hiểm cho phép bạn được nhận bồi thường khi chuyến bay bị delay mà không cần bất cứ một thủ tục khiếu nại nào, với chi phí chỉ bằng một ly cà phê vợt?

Với gói “bảo hiểm trễ chuyến, đổi chuyến“, điều đó đã trở thành hiện thực. Theo đó, khi bạn mua gói bảo hiểm này cho chuyến bay của mình, nếu chuyến bay đó bị trễ hoặc bị đổi sang chuyến bay khác (thỏa mãn khung thời gian trễ theo quy định của bảo hiểm), bạn sẽ nhận được tiền bồi thường một cách hoàn toàn tự động mà không cần bất cứ thủ tục khiếu nại nào.

Điểm ưu việt của bảo hiểm này, đó là trong vòng 48h trước giờ khởi hành, nếu hành khách được hãng thông báo chuyến bay sẽ bị hoãn/ đổi, thì vẫn đủ điều kiện để được bồi thường, chứ không phải ra sân bay ngồi đợi thì mới được bồi thường. Bên cạnh đó, các lý do dẫn đến hoãn/ đổi chuyến như lý do thời tiết, lý do thương mại,… đều được chấp nhận bồi thường. Cần lưu ý rằng, những điểm này chính là sự khác biệt lớn của bảo hiểm delay ATADI đang phân phối so với các bảo hiểm khác trên thị trường. ATADI luôn tiên phong tìm kiếm những giải pháp nhằm bảo vệ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Về phí bảo hiểm, hãy ngồi vững đừng để “té ghế” nhé, khi mà: bạn chỉ cần bỏ ra 16.500 đồng/ 1 chiều (bằng một ly cà phê vợt) để được hưởng tất cả những quyền lợi nói trên. Đặc biệt, nếu bạn đi 2 chiều, mức phí bảo hiểm chỉ 30.000 đồng/ 2 chiều. (*)

Mức phí và khoản tiền bồi thường chi tiết tính như sau:

Lưu ý:

  • Đối với chuyến bay chậm trễ, được bồi thường tối đa 8 lần số tiền bảo hiểm. Bảo hiểm áp dụng cho hầu hết các đường bay nội địa của các hãng hàng không trong nước (danh sách bên dưới).
  • Từ ngày 14/09/2020, tên chủ tài khoản nhận bồi thường cần trùng khớp với tên người được bảo hiểm (NĐBH), hoặc NĐBH có thể ủy quyền cho thân nhân nhận thay. Xem thêm quy định người nhận bảo hiểm tại đây!

Như vậy, nếu chuyến bay của bạn bị chậm đến 24 tiếng, bạn sẽ được nhận bồi thường lên tới 2.000.000 đồng sau khi hoàn thành chuyến bay (**). Số tiền bồi thường sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Tất cả những quyền lợi này do đối tác bảo hiểm của ATADI chi trả, chưa bao gồm những quyền lợi mà bạn còn được hưởng từ hãng hàng không đối với những chuyến bay chậm chuyến, đổi chuyến nữa đấy.

Chuyến bay bị delay là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, với dịch vụ bảo vệ toàn diện cho khách hàng này, ATADI mong muốn giúp bạn có được những trải nghiệm ngày càng tuyệt vời và an tâm hơn.

(*),(**): Mức phí và bồi thường áp dụng đối với hãng Vietnam Airlines. Các hãng khác xem bảng chi tiết bên trên.

Xem chi tiết về CHÍNH SÁCH ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM (Cập nhật 17.04.2020). Lưu ý: Chính sách điều khoản là chính sách chung

Xem thêm: Tài khoản thành viên ATADI


Hiện tại, bảo hiểm trễ, hủy chuyến bay đươc áp dụng với những chuyến bay KHỞI HÀNH TỪ các sân bay trong danh sách dưới đây:

ATADI chuyển sang hoạt động online và tạm ngưng hỗ trợ ca khuya

ATADI chuyển sang hoạt động online và tạm ngưng hỗ trợ ca khuya

Quý khách hàng thân mến!

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm chung tay cùng cộng đồng ứng phó với dịch bệnh, ATADI xin thông báo đến khách hàng như sau:

1. Toàn bộ Công ty chuyển sang làm việc dưới hình thức online.

Nhằm hạn chế tiếp xúc đông người, cũng như đảm bảo duy trì liên tục hoạt động của Công ty, toàn thể nhân viên ATADI chuyển sang làm việc dưới hình thức online (làm việc tại nhà, không đến văn phòng). Trong thời gian này, mọi hoạt động của ATADI vẫn diễn ra bình thường.

2. Tạm ngưng ca trực hỗ trợ khách hàng vào giờ khuya (từ 10h00 tối đến 7h00 sáng).

ATADI tạm ngưng hỗ trợ khách hàng vào khung giờ từ 10h00 tối đến 7h00 sáng. Quý khách lưu ý trong khung giờ này:

  • Hạn chế tối đa việc chuyển khoản thanh toán vé máy bay trong khung giờ này, vì đây là thời điểm các giao dịch ngân hàng diễn ra rất chậm.
  • Riêng ngân hàng Techcombank: Không giao dịch qua Techcombank trong khung giờ nói trên. Nếu quý khách chuyển tiền vào khung giờ nói trên, số tiền sẽ bị treo và ATADI sẽ tiến hành tra soát, hỗ trợ từ 7h00 sáng ngày kế tiếp.

Kế hoạch này sẽ được áp dụng đến khi ATADI ra thông báo mới.

ATADI rất mong nhận được sự thông cảm từ Quý khách, vì một Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch.

Trân trọng!

Hơn 20 loại phí ‘đè’ máy bay

Hơn 20 loại phí ‘đè’ máy bay

Bị ảnh hưởng nặng và gánh vác trách nhiệm lớn vì dịch covid-19, các hãng hàng không liên tục đề nghị cơ quan quản lý miễn giảm thuế, phí. Một chiếc máy bay cất cánh đang phải gánh hơn 20 loại phí (còn gọi là giá dịch vụ).

 

Hơn 20 loại phí đè máy bay - Ảnh 1.

Ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vắng hành khách sáng 18-3 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người tiêu dùng cũng có thể hưởng lợi nếu được giảm các loại phí này và giảm độc quyền.

Phí chục ngàn tỉ

Tuần trước, tại cuộc gặp giữa Thủ tướng với lãnh đạo các tập đoàn lớn ở Việt Nam, ngoài lắng nghe đề xuất các giải pháp cho nền kinh tế, người đứng đầu Chính phủ còn chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương xem xét miễn giảm thuế, phí cho các hãng hàng không.

Thông thường, phí là những khoản đóng góp rất nhỏ so với nghĩa vụ thuế. Phải chăng các hãng đang ngửa tay xin từng “củ dưa hành”?

Không phải vậy. Chuyên gia hàng không, TS Lương Hoài Nam cho biết hàng không có nhiều loại phí, trong đó có những khoản phí rất lớn.

Theo thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do Nhà nước quy định.

Trong đó có 5 loại dịch vụ do Nhà nước quy định mức giá, 8 loại dịch vụ do Nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do Nhà nước quy định khung giá.

Ước tính sơ bộ, tổng nộp 16 loại phí nói trên của các hãng hàng không lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Chẳng hạn, phí phục vụ tại nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỉ đồng, phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỉ đồng, phí điều hành bay trên 1.500 tỉ đồng, hay phí đỗ máy bay cũng lên tới hàng chục tỉ đồng/năm…

Các hãng hàng không phải nộp 16 loại phí này cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các cảng vụ hàng không.

Ngoài 16 khoản phí trên, các hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không, như phí thuê quầy bán vé giờ chót; phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối (cute)…

Tính chung một chiếc máy bay đang phải gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

Theo đại diện một hãng bay, mỗi chiếc máy bay cũng phải cùng gánh các loại thuế: nhập khẩu nhiên liệu bay, bảo vệ môi trường, VAT, thu nhập doanh nghiệp… Trong đó, các hãng hàng không nộp tới vài ngàn tỉ thuế bảo vệ môi trường mỗi năm.

Vấn đề là thuế này không áp theo tỉ lệ trên giá xăng mà theo con số cố định ở mức cao, là 3.000 đồng/lít. Vì vậy, khi kinh tế khó khăn, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh thì thuế môi trường không giảm tương ứng như ở các nước.

Hơn 20 loại phí ‘đè’ máy bay

Đồ họa: TUẤN ANH

Trước miễn giảm phí, sau bớt độc quyền

Trong khi hàng trăm máy bay “trùm mền” thì hiện các hãng hàng không vẫn phải trả hàng loạt khoản phí tốn kém. Chẳng hạn phí đậu máy bay. Đáng lưu ý, các cảng hàng không thu phí theo tấn mỗi giờ hoặc ngày, mà máy bay thì phổ biến trọng lượng từ 73-150 tấn/chiếc.

Cùng với đó là phí thuê quầy làm thủ tục, phí thuê mặt bằng đặt máy làm thủ tục tự động cho khách có khi lên tới 30 triệu đồng/máy/tháng…

Theo ghi nhận, hiện nay đối với những khoản phí dịch vụ hàng không Nhà nước quy định khung giá, phí thường bị áp mức kịch khung. Phí càng đè nặng lên hãng hàng không thì ACV càng lãi lớn (năm 2019 ACV đạt doanh thu 18.200 tỉ đồng, lãi trước thuế 10.000 tỉ đồng).

“Chính vì các dịch vụ và phí tạo nên siêu lợi nhuận bất hợp lý như hiện nay nên các hãng hàng không đề nghị miễn giảm phí là có cơ sở, dễ thực hiện.

Vì chỉ cần các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh cảng hàng không giảm bớt lãi là hỗ trợ được ngay các hãng hàng không – khách hàng và cũng để nuôi dưỡng nguồn thu chính của các cảng” – ông Lương Hoài Nam nói.

Chung quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần khẩn trương trình văn bản miễn giảm thuế, phí để “giải cứu” những doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách, là mũi nhọn, là bệ đỡ cho nền kinh tế như hàng không, du lịch…

Từ sự bất hợp lý trong ngành hàng không, theo ông Ánh, càng phải đẩy nhanh việc xã hội hóa, thay đổi thế độc quyền cảng hàng không. Có cạnh tranh như vậy, thuế, phí mới giảm, chất lượng phục vụ ở cảng hàng không mới cải thiện, người tiêu dùng hưởng lợi.

Đặc biệt là vốn nhà nước sẽ bớt phải chi cho hạ tầng hàng không (thông qua ACV), thay vào đó sẽ huy động vốn đầu tư từ các nguồn lực xã hội hóa làm sân bay, nhà ga.

Đây cũng là cách biến cảng hàng không thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và đa dạng hóa nguồn thu, giảm rủi ro cho hãng bay và cho nền kinh tế.

8 dịch vụ Nhà nước quy định khung giá:

1. Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay.

2. Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách.

3. Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý.

4. Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay.

5. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói).

6. Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.

7. Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay.

8. Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không. (Nguồn: Thông tư 53/2019 của Bộ GTVT)

5 dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá:

Dịch vụ điều hành bay đi, đến: quốc tế: từ 80-425 USD/lượt hạ cánh hoặc cất cánh; quốc nội: 586.500-9.568.000 đồng/lượt cất hoặc hạ cánh.

Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý: 54-520 USD/chuyến.

Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: quốc tế: 94-1.295 USD/lần; quốc nội: 765.000-11.600.000 đồng/lần.

Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: quốc tế: 2 USD/khách; quốc nội: 18.100 đồng/khách.

Dịch vụ phục vụ hành khách: quốc tế: 16-25 USD/khách; quốc nội: 72.000-91.000 đồng/khách.

Nguồn: tuoitre.vn

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào?

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào?

Bên cạnh các chuyến bay quốc tế được y tế phun khử trùng, các chuyến bay nội địa cũng được Vietnam Airlines chủ động vệ sinh bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng được các nhà sản xuất máy bay Airbus, Boeing chấp thuận.

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 1.

Toàn bộ khoang hành khách, phòng vệ sinh, bếp… trên máy bay đều được vệ sinh khử trùng. Các nhân viên vệ sinh được bảo hộ bằng khẩu trang kháng khuẩn, găng tay hai lớp và mũ – Ảnh: VNA

Theo Vietnam Airlines, quy trình vệ sinh, khử trùng máy bay thực hiện các chuyến bay nội địa được hãng tiến hành ngay từ thời điểm dịch có xu hướng gia tăng, giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe hành khách, phi hành đoàn.

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 2.

Với quy trình vệ sinh, có 3 loại khăn vệ sinh được dùng. Khăn trắng vệ sinh các bề mặt khoang hành khách, hành lý; Khăn vàng vệ sinh nhà bếp và khăn hồng vệ sinh toilet – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 3.

Nhân viên vệ sinh sử dụng hóa chất Netbiokem DSAM, một dung dịch khử trùng chuyên dụng được nhà sản xuất Airbus và Boeing chấp thuận để vệ sinh vật dụng cũng như bề mặt nội thất trên máy bay – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào?

Việc vệ sinh được tập trung đặc biệt các vật dụng, vị trí khách tiếp xúc bằng tay như bàn ăn, thanh để tay, màn hình giải trí, tai nghe… – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 5.

Nút bấm vòi nước, bồn rửa mặt, bếp… đều được vệ sinh, khử trùng – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 6.

Xe phục vụ hành khách hạn chế di chuyển cũng được vệ sinh khử trùng bằng Chloramin B – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 7.

Khử trùng lan can, mui che ống lồng xe thang – vị trí hàng trăm khách tiếp xúc trên chuyến bay mỗi ngày – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 8.

Mỗi ngày Vietnam Airlines vệ sinh hàng chục máy bay nội địa ngay sau khi hạ cánh. Mỗi máy bay được vệ sinh khử trùng trong 20-30 phút, tùy độ lớn của máy bay, trước khi đưa trở lại khai thác – Ảnh: VNA

Nguồn: tuoitre.vn

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế

Những khoảnh khắc đời sống và phong cảnh Việt Nam được vào vòng chung kết cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 17 của tạp chí Smithsonian (Mỹ).

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Bức ảnh Blooming (Bung nở) của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (TP HCM) vào chung kết chủ đề Du lịch, chụp cảnh một thuyền đánh cá đang kéo lưới trong mùa đánh bắt cá cơm tại vùng biển Hòn Yến, Phú Yên. Một phần cá tươi thu hoạch được bán tại chợ, số còn lại đem phơi khô rồi phân phối cho các chủ kinh doanh làm nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm cá cơm.
Tạp chí Smithsonian đã công bố 60 ảnh nghệ thuật vào chung kết ở 6 chủ đề: Thế giới tự nhiên, Con người, Du lịch, Ảnh chỉnh sửa, Trải nghiệm nước Mỹ và Ảnh chụp bằng điện thoại di động. Những hình ảnh vào chung kết được đăng tải trên trang web chính thức của cuộc thi.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Tác phẩm Harvesting Water Lilies (Thu hoạch hoa súng) của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) vào chung kết chủ đề Du lịch, chụp những người phụ nữ rửa hoa súng trên cánh đồng ngập nước ở Mộc Hóa, Long An.
Những tác phẩm vào vòng chung kết được lựa chọn từ 36.000 ảnh gửi dự thi của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên đến từ 145 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả chung cuộc của từng chủ đề và ảnh được bạn đọc bình chọn nhiều nhất sẽ công bố vào ngày 31/3. Người thắng “Giải thưởng lớn” sẽ nhận 2.500 USD.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“Follow the Herd” (Theo đàn) của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn vào chung kết chủ đề Ảnh chỉnh sửa, chụp một đàn trâu nước di chuyển tìm nguồn cỏ mới trên khu vực hồ Dầu Tiếng mùa nước cạn ở Tây Ninh.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“Cave Fishing” (Bắt cá trong hang động) của tác giả Natnattcha Chaturapitamorn (Thái Lan) vào chung kết chủ đề ảnh Du lịch, chụp hai cha con dùng nơm bắt cá tại một hang động ở Kiên Lương, Kiên Giang, Việt Nam.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“A Fish Seller Displays His Goods” (tạm dịch Người bán cá cảnh) của tác giả Jon Enoch (Anh) vào chung kết chủ đề ảnh Du lịch, chụp những bịch cá cảnh đặt trên chiếc khung trên yên xe máy. Enoch cho biết anh đã dành một tuần để theo sát quá trình người bán vận chuyển cá trên đường phố Hà Nội và thuyết phục họ để tác nghiệp.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Bức ảnh “Foggy Morning in Amish Country” (tạm dịch Sáng mù sương ở vùng đất của người Amish), chụp bởi tác giả Juan Osorio. Tác phẩm vào chung kết chủ đề ảnh Trải nghiệm nước Mỹ chụp cảnh chiếc xe ngựa kéo chở gia đình người Amish đến dự lễ nhà thờ tại làng Strasburg, hạt Lancaster, bang Pennsylvania, Mỹ, ngang qua một trang trại phủ đầy sương sớm.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Tác phẩm “Fan Dancers” (tạm dịch Những người múa quạt) của tác giả Andre Legaspi vào chung kết chủ đề ảnh Trải nghiệm nước Mỹ, chụp nhóm người cao tuổi tập thể dục buổi sáng bằng cách múa quạt trong thời tiết giá lạnh tại khu vực bờ sông Đông, gần cầu Brooklyn và cầu Manhattan thuộc khu phố Two Bridges, bang New York, Mỹ.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
“Reaching for the Egg Basket” (tạm dịch Bỏ trứng vào rổ) của tác giả Kelley Dallas vào chung kết chủ đề ảnh Trải nghiệm nước Mỹ, chụp bé gái phụ giúp việc thu hoạch trứng gà tại một gia đình có truyền thống chăn nuôi trên 100 năm tại đảo Whidbey, bang Washington, Mỹ.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế
Bức ảnh Black Swan (Thiên nga đen) của tác giả Kuang Zhen vào chung kết chủ đề ảnh Thế giới tự nhiên, chụp một đàn thiên nga đen soi bóng khi bơi trên mặt hồ tại Trung Quốc.

Vẻ đẹp Việt Nam trong cuộc thi ảnh quốc tế

Tác phẩm Dungan Wedding (Lễ cưới của người Đông Can), chụp bởi tác giả Yam G-Jun (Malaysia) vào chung kết chủ đề Con người, ghi lại nghi thức cưới truyền thống của người dân tộc Đông Can, lúc cô dâu che tấm khăn voan màu đỏ khi rời nhà chú rễ tại làng Milyanfan, Kyrgyzstan.

Nguồn: vnexpress.net

Công văn Vietnam Airlines ban hành tháng 3/2020

Công văn Vietnam Airlines ban hành tháng 3/2020

Vietnam Airlines vừa ban hành các công văn dưới đây, Quý khách hàng vui lòng lưu ý nắm thông tin để thuận tiện cho việc đi lại trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trong đó, có 2 nội dung quan trọng ATADI muốn lưu ý đến bạn:

  • Thay đổi nguyên tắc xử lý khi Hãng thay đổi lịch bay (Công văn số 541)
  • Thay đổi về thời gian hoàn tiền đối với việc hoàn vé không tự nguyện (Công văn số 546)

1. Công văn số 541

2. Công văn số 543

3. Công văn số 544

4. Công văn số 545

5. Công văn số 546

Vì sao những chuyến bay rỗng vẫn cất cánh?

Vì sao những chuyến bay rỗng vẫn cất cánh?

Sụt giảm khách nghiêm trọng vì Covid-19 nhưng các hãng bay vẫn cất – hạ cánh những chuyến không người, hoặc rất ít khách.

Nhiều hành khách đã đăng những bức ảnh về các chuyến bay vắng người mà họ gặp phải. “Tôi chưa từng nghĩ đến việc mình sẽ ngồi trên một chuyến bay quá trống chỗ như thế này”, “Trước đây tôi từng bay những chuyến bay vắng khách, nhưng không trống rỗng đến vậy”… là những dòng thông tin được hành khách ghi lại.

Hành khách Zain Jaffer đăng lên mạng hình ảnh nhiều ghế trống trên chuyến bay của hãng United Airlines ngày 25/2, từ San Francisco, Mỹ đến London, Anh. Ảnh: Twitter.

Hành khách Zain Jaffer đăng tải hình ảnh nhiều ghế trống trên chuyến bay của hãng United Airlines ngày 25/2, từ San Francisco, Mỹ đến London, Anh. Các ghế sậm màu đã có người ngồi. Ảnh: Twitter.

Các hãng hàng không khắp châu Âu phải đối mặt với một vấn đề lớn – đó là phải khởi hành các chuyến bay “ma” (các chuyến bay không có khách, hoặc rất ít hành khách). Những chuyến bay này nhiều hơn so với những gì từng xảy ra, vì Covid-19.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: Tại sao các hãng vẫn thực hiện những chuyến bay mà họ biết trước sẽ “lỗ nặng”? Câu trả lời là họ “bắt buộc” phải làm thế. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vị trí hạ cánh tại các sân bay, theo quy tắc quản lý không gian tại các sân bay ở châu Âu – “sử dụng hoặc mất chỗ”.

Vì sao những chuyến bay rỗng vẫn cất cánh?

Hành khách Melisa Herold đăng lên Twitter ngày 6/3 hình ảnh một chuyến bay quốc tế vắng khách, kéo dài 11 tiếng mà cô vừa trải qua. Theo các chuyên gia, Covid-19 có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất đối với ngành công nghiệp du lịch, kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ. Ảnh: Twitter.

Theo luật của Liên minh châu Âu, các hãng bay phải sử dụng 80% các vị trí tại sân bay mà họ được phân. Nếu không sẽ mất chúng vào tay các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

Tim Alderlade, CEO của Airlines UK, cho biết việc tuân theo luật này trong thời điểm hiện tại là bất hợp lý. “Chúng ta cần khẩn cấp dừng áp dụng quy tắc trên để cho phép các hãng sử dụng máy bay một cách hiệu quả”, ông nói. Ý kiến này được Shai Weiss, CEO của Virgin Airlines đồng tình. Các hãng muốn quy tắc này được hoãn lại cho đến ít nhất là sau mùa hè – thời điểm kỳ vọng hành khách sẽ quay lại sau khi Covid-19 được kiểm soát.

Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps đã gửi thư tới Cơ quan điều phối bay, Airport Coordinator Limited (ACL) hôm 5/3, kêu gọi nới lỏng quy tắc trên. Các hãng bay chỉ ra rằng, việc vận hành các chuyến bay trống lãng phí nhiên liệu, không chỉ tăng khí thải nhà kính mà còn tổn hại tài chính của các hãng bay vốn đang phải chịu nhiều áp lực từ dịch bệnh.

Rob Burgess, biên tập của trang Headforpoint giải thích, các chuyến bay “ma” là bí mật tồi tệ của ngành hàng không. Chúng diễn ra từ lâu tại sân bay Heathrow, Anh nhưng chỉ với số lượng nhỏ. Trong trường hợp các hãng bay không sử dụng hết các chỗ cất hạ cánh của mình trước dịch, họ có thể cho các hãng khác thuê. Hãng Flybe từng thuê vị trí cất – hạ cánh của hãng Air France, KLM, Delta và Virgin Atlantic. Hãng Etihad gần đây cũng thuê chỗ của Air Serbia.

Giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch toàn cầu Scott Solombrino cho biết,  sau vụ 11/9, Covid-19 lại đặt mọi người vào một thách thức mới, khi số lượng các ca lây nhiễm ngày một tăng. Về cơ bản, mọi người chỉ muốn tránh xa máy bay để phòng ngừa sự lây lan, dẫn đến một mối đe dọa chưa từng có đối với ngành này. Các chuyên gia ước tính, ngành hàng không toàn cầu có thể mất từ 63 đến 113 tỷ USD trong năm 2020. Sự sụt giảm hành khách đột ngột dẫn đến số lượng hủy chuyến ngày càng tăng.

“Có rất ít người bay trong tuần này so với tuần trước. Các chuyến bay đang giảm dần vì mọi người không đi máy bay nữa”, Nicholas E. Calio, CEO của Airlines for America nói trên New York Times.

“Chúng tôi bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm rất mạnh vào tuần trước. Thật lòng, tôi nghĩ rằng sợ hãi chính là những gì mọi người đang trải qua trong lúc này. Nó gợi cho tôi tới cảm giác của sự kiện 11/9”, Gary Kelly, CEO của Southwest Airlines nói.

Vào cuối tuần trước, Qantas trở thành hãng hàng không mới nhất của Australia cắt giảm các chuyến bay trên những chặng phổ biến như Nhật Bản, Hong Kong, New Zealand.. Đầu tháng 3, hãng bay giá rẻ Jetstar tuyên bố tạm dừng các chuyến đến Seoul, Hàn Quốc cho đến sớm nhất là vào tháng 7. Trong khi đó, Virgin Australia rút mọi chuyến bay khỏi Hong Kong.

Sáng 5/3, hãng hàng không Flybe đã tuyên bố phá sản. Sự sụp đổ của hãng một phần được cho có tác động từ Covid-19, khiến số lượng khách giảm đáng kể. Lufthansa của Đức và một số hãng ở Áo, Thụy Sĩ cho biết họ sẽ hủy mọi chuyến bay đến và đi từ Israel trong ba tuần, tính từ ngày 8/3.

Cathay Pacific của Hong Kong cho biết trong các biện pháp cắt giảm chi phí sẽ có 75% nhân viên, tương đương 25.000 người, nghỉ phép không lương vì số lượng các chuyến bay giảm mạnh. Tại Mỹ, Southwest Airlines đã cắt giảm kỳ vọng doanh thu trong quý này, từ 200 đến 300 triệu USD. Hãng hàng không quốc gia Finnair đang tạm cho thôi việc nhân viên tại trụ sở Phần Lan từ hai tuần đến một tháng.

Nguồn: vnexpress.net

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

LẠNG SƠN – Sắc hồng của hoa đào rừng nở muộn phủ khắp núi đồi Mẫu Sơn trong những ngày cuối tháng tháng 3.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những vạt hoa đào rừng khoe sắc theo triền núi Mẫu Sơn, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km.

Tại độ cao 1.000 m của vùng núi Mẫu Sơn mùa này đang ngập tràn các loài hoa như đỗ quyên trắng, đỏ, đào chuông, hoa lê rừng… Trong đó ấn tượng nhất là hoa đào rừng.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào tại đây ra hoa muộn hơn một tháng so với các giống hoa đào khác, phân bố chủ yếu tại các thôn Ngàn Pặc, Thán Dìu thuộc xã Công Sơn, huyện Cao Lộc.

Nhiếp ảnh gia Bùi Vinh Thuận (TP Lạng Sơn), tác giả bộ ảnh cho biết, đào rừng Mẫu Sơn thích nghi với khí hậu giá rét, trơ thân cành và chờ đến tiết trời xuân nắng ấm mới bung nở, được xem là “nét đẹp rất riêng” của vùng núi Mẫu Sơn.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào rừng cổ thụ trên 20 năm tuổi có gốc to, thân cây phủ đầy rêu, cao đến 7 m.

Tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh luôn lên Mẫu Sơn mỗi mùa xuân về, để được khám phá phong cảnh khắp các nẻo đường và nếp sinh hoạt của người dân tộc ở vùng núi này.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Nhánh hoa đào rừng có màu hồng nhạt. Đối với các nhiếp ảnh gia, thời gian này đang là lúc lý tưởng để chụp ảnh mùa hoa nở rực rỡ nhất.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Đào rừng Mẫu Sơn có năm cánh to, với hai màu đặc trưng là hồng đậm (ảnh) và hồng nhạt. Cây sẽ trổ lá non sau mùa hoa nở và cho quả vào tháng 5 – 6 hằng năm.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Mùa xuân Mẫu Sơn cùng nụ cười của người phụ nữ dân tộc Dao Lù Gang. Vùng đất này có trên 95% người Dao định cư. Họ có trang phục rực rỡ sắc màu, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào rừng cổ thụ bên khối đất đá phủ đầy rêu và dương xỉ.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Một tổ chim trên cành đào mùa xuân. Những cây đào rừng cổ thụ không còn nhiều trên vùng núi này. Chính quyền xã Công Sơn đang có chính sách bảo tồn và nhân giống đào rừng để người dân và du khách được ngắm sắc hoa hồng thắm mỗi khi xuân về. Du khách tới đây nên lưu ý không hái hoa, bẻ cành để bảo vệ cảnh quan.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Bùi Vinh Thuận

Nhiều nơi dừng đón khách

Nhiều nơi dừng đón khách

Sau Lý Sơn, một số đảo tạm ngừng đón khách để đề phòng Covid-19.

UBND TP Hải Phòng ngừng đón khách du lịch ra đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) kể từ ngày 10/3, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Cùng ngày, đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) dừng đón khách tham quan cho đến khi có thông báo mới; đồng thời khuyến khích du khách đang ở đảo sớm trở về đất liền. Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, mọi hoạt động giao thương trên đảo vẫn diễn ra bình thường nhưng nếu không có việc thật sự cần thiết, người dân nên hạn chế vào đất liền.

Du khách ở Côn Đảo có thể sẽ phải trở lại đất liền. Ảnh: Tâm Linh 

Du khách ở Côn Đảo sẽ phải trở lại đất liền. Ảnh: Tiep Nguyen.

Trong khi đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động tham quan di tích, du lịch sinh thái tại huyện Côn Đảo, trong đó có khu vực Vườn Quốc gia. Khách phải khai báo y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế trước khi xuất phát đi Côn Đảo từ các bến cảng, sân bay… Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển nếu không cần thiết.

Trước đó, 9/3, Quảng Ngãi tạm ngừng đón khách nước ngoài ra đảo Lý Sơn. Theo ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đây là một trong những biện pháp để phòng ngừa Covid-19. Chính quyền địa phương khuyến khích người nước ngoài đang ở đảo Lý Sơn sớm trở lại đất liền. Tỉnh sẽ thực hiện việc này cho đến khi dịch bệnh được khống chế.

Nhiều nơi dừng đón khách

Du khách rời đảo Lý Sơn và khai báo y tế sáng 9/3. Ảnh: Phạm Linh.

Tại Hà Nội, 2 du khách người Anh đi cùng chuyến bay VN54, trong đó có người dương tính nCoV, đã tới di tích Nhà tù Hỏa Lò. Do đó, từ 13h ngày 9/3, điểm tham quan này ngừng đón khách.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng thông báo sẽ tạm dừng mọi hoạt động tham quan từ 10/3, nhằm phục vụ công tác vệ sinh, khử trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nguồn: vnexpress.net

Mẹo tránh nhiễm bệnh trên máy bay

Mẹo tránh nhiễm bệnh trên máy bay

Nếu vẫn bay trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, hành khách nên hạn chế tiếp xúc tối đa để bảo vệ bản thân.

Từ những kinh nghiệm cá nhân, chị Linh Trần, cựu hướng dẫn viên du lịch, đưa ra một số điểm lưu ý cần thiết khi phải di chuyển bằng máy bay.

Đầu tiên, bạn nên chọn hãng hàng không uy tín, có trách nhiệm với cộng đồng để mua vé. Chọn chuyến sử dụng mẫu máy bay mới nhất có thể để đảm bảo nội thất được vệ sinh sạch sẽ hơn, hệ thống điều hòa không khí hiện đại…

Làm thủ tục trực tuyến trong 24h trước giờ khởi hành. Trong khoảng thời gian này, hãng máy bay sẽ có sơ đồ chỗ ngồi tương đối chuẩn để hành khách chọn chỗ. Nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận, ghế tiếp xúc với nhiều người nhất là ghế giữa và ghế ít tiếp xúc nhất là ghế cạnh cửa sổ.

Bạn nên mang đầy đủ dụng cụ bảo vệ như khẩu trang, xịt diệt khuẩn, khăn giấy kháng khuẩn, găng tay y tế, thuốc men… Cố gắng chỉ mang hành lý xách tay, để hạn chế tiếp xúc tại quầy check-in hay đảo hành lý khi hạ cánh. Trong trường hợp bắt buộc phải gửi hành lý, bạn nhớ mang theo khăn kháng khuẩn và găng tay khi phải tiếp xúc tại quầy. Sau đó phải rửa tay bằng xà phòng và nước ngay lập tức.

Khi hành khách đã check-in online, thẻ lên máy bay điện tử (E-Boarding Pass) hoàn toàn có thể được lưu trên điện thoại hay máy tính bảng. Nếu hãng hàng không yêu cầu thẻ lên máy bay bằng giấy, bạn không có thể yêu cầu tự scan. Nếu để người khác chạm vào điện thoại, hãy dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tay và thiết bị.

Nhiều người vẫn đang sử dụng phương tiện hàng không để di chuyển khắp nơi trên thế giới trong dịch Covid-19, câu hỏi là, làm gì để an toàn khi trên máy bay được quan tâm. Ảnh: Shutterstock.

Nhiều người vẫn đang sử dụng phương tiện hàng không để di chuyển khắp nơi trên thế giới trong dịch Covid-19, câu hỏi là, làm gì để an toàn khi trên máy bay được quan tâm. Ảnh: Shutterstock.

Khi vào khu vực kiểm tra, bạn càng ít cầm chạm vào khay đựng đồ càng tốt. Tất cả những thứ có thể cất trong túi lớn gồm đồng hồ, kính, thắt lưng… hoặc trong túi áo như ví tiền, khăn… đều không ảnh hưởng đến thủ tục soi chiếu an ninh. Nếu được yêu cầu đặt máy ảnh, laptop, đồ điện tử… riêng ra khay, bạn có thể xịt dung dịch sát khuẩn lên khay, hoặc lau chùi bề mặt của những thiết bị này và rửa tay sau khi hoàn tất thủ tục an ninh.

Hạn chế tối đa ăn uống hay sử dụng dịch vụ công cộng trong sân bay. Thanh toán online qua internet banking hay ví điện tử, tự quẹt thẻ khi bạn phải mua hàng miễn thuế ở sân bay.

Dùng khăn kháng khuẩn lau sạch những chỗ có khả năng chạm vào trong phòng chờ sân bay, xe bus ra máy bay, ghế ngồi trên máy bay. Nếu máy bay vắng người, bạn nên xin đổi sang chỗ ít người hoặc hàng trống để ngồi.

Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh tối đa có thể. Toilet là nơi có khả năng lây nhiễm cao nhất trên máy bay. Bạn hạn chế đụng chạm trực tiếp vào các vật dụng và bề mặt, thao tác nhanh và khử khuẩn tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh.

Uống thật nhiều nước sẽ giúp ích cho cơ thể bạn trong điều kiện không khí khô trên máy bay. Nước cam, chanh… tốt hơn cà phê, chất có cồn hay nước có ga. Hãy ngủ nếu có thể để giảm căng thẳng, mệt mỏi trong suốt chuyến bay.

Nguồn: vnexpress.net

Hàng loạt điểm đến dừng đón du khách

Hàng loạt điểm đến dừng đón du khách

Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, phòng lây nhiễm Covid-19, nhiều địa phương quyết định “đóng cửa” điểm du lịch, dừng lễ hội.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19, để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, Quảng Ninh hôm nay quyết định tạm dừng hoạt động du lịch trên địa bàn. Cụ thể, dừng dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long; tạm dừng đón khách tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Vân Đồn, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và các di tích, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kể từ 12 giờ ngày 12/3 đến hết ngày 26/3.

Hàng loạt điểm đến dừng đón du khách

Nhiều điểm đến ở tỉnh Quảng Ninh tạm dừng đón du khách, trong đó có dịch vụ ngủ đêm trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Shutterstock.

Đến trưa ngày 11/3 tỉnh Quảng Ninh chưa phát hiện thêm bệnh nhân dương tính với Covid-19, ngoài 4 ca đi cùng chuyến bay VN54 với “bệnh nhân 17” đã được công bố trước đó.

Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mở rộng rà soát toàn bộ danh sách khách trên chuyến bay VN54 có đến địa phương. Ngoài ra, “bệnh nhân 31” và “bệnh nhân 33” trước đó có lưu trú tại Quảng Ninh nên tỉnh đã khoanh vùng để tiến hành khử trùng.

Trước đó, ngày 10/3, UBND huyện đảo Phú Quý cũng đề xuất tỉnh Bình Thuận không cho khách du lịch ra đảo. Các đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam)… cũng đã dừng đón du khách.

Cồn Sơn có 78 hộ dân sinh sống nhưng có 16 hộ tham gia vào tổ hợp kinh doanh du lịch theo hướng cộng đồng. Nhằm đảo bảo an toàn cho người dân và nâng cấp dịch vụ, Cồn Sơn quyết định tạm ngưng đón khách từ ngày 10/3. Ảnh: Nguyễn Nam.

Cồn Sơn có 78 hộ dân sinh sống nhưng có 16 hộ tham gia vào tổ hợp kinh doanh du lịch theo hướng cộng đồng. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và nâng cấp dịch vụ, Cồn Sơn quyết định tạm ngưng đón khách từ ngày 10/3. Ảnh: Nguyễn Nam.

Tại miền Tây, nhóm du lịch cộng đồng Cồn Sơn (Cần Thơ) cũng quyết định ngưng đón và phục vụ khách từ ngày 10/3 cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Trần Đình Dũng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, cho biết sẽ dừng tổ chức Lễ hội Am Chúa (diễn ra từ ngày 24 – 26/3) và Lễ hội tháp Bà Ponagar (diễn ra từ ngày 12 – 15/4) để phòng chống dịch Covid-19.

Nguồn: vnexpress.net