Hãng bay tiết kiệm 38.000 tấn nhiên liệu một năm

Hãng bay tiết kiệm 38.000 tấn nhiên liệu một năm

Chương trình tối ưu hoá nhiên liệu toàn diện của hãng hàng không có trụ sở tại Dubai giúp giảm khoảng 120.000 tấn CO2 thải ra môi trường một năm.

Giảm lượng khí thải carbon là trọng tâm của chiến lược bền vững môi trường của Emirates, được hỗ trợ bởi đội tàu bay mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, với số năm được đưa vào hoạt động trung bình là 6,8 năm.

Chương trình tối ưu hóa nhiên liệu toàn diện của hãng hàng không này nhằm phân tích và thực hiện những phương thức giảm thiểu nhiên liệu và khí thải không cần thiết ra không khí trong hoạt động khai thác. Chương trình này đã giúp hãng tiết kiệm 1,9% nhiên liệu trong hoạt động vận chuyển hành khách của cả năm: tức khoảng 38.000 tấn nhiên liệu – tương đương với khoảng 120.000 tấn CO2 thải ra không khí.

Khi hạn chế đi lại bị thắt chặt và biên giới đóng cửa do đại dịch Covid-19, hãng đã giảm phần lớn số chuyến bay vào tháng 3/2020 so với năm ngoái. Từ đó, hoạt động đốt cháy nhiên liệu và khí thải liên quan cũng sụt giảm, nhưng cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Trong năm tài chính 2019-20, hãng tiếp tục
tăng cường và mở rộng các sáng kiến để giảm tiêu thụ nhiên liệu, với mục tiêu giảm tiêu thụ 71.000 tấn, tương đương với 224.000 tấn CO2 thải ra môi trường.

Nỗ lực giảm tiêu thụ nhiên liệu được hỗ trợ bởi chương trình nâng cao nhận thức cho phi công.

Nỗ lực giảm tiêu thụ nhiên liệu được hỗ trợ bởi chương trình nâng cao nhận thức cho phi công.

Bên cạnh đó, năm ngoái, lãnh đạo của Tập đoàn Emirates đã thông qua và cập nhật Khung chính sách Môi trường. Tập đoàn này cam kết ngăn chặn nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã làm thú cưng, lấy da, ngà hoặc các bộ phận cơ thể khác làm thực phẩm, chế biến thuốc, đồ da, đồ trang sức và đồ trang trí – ước tính giá trị lên tới khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.

Hãng hàng không này còn góp phần bảo tồn hệ động thực vật đặc biệt của Australia trong hơn 10 năm qua tại Emirates Wolgan Valley, khu nghỉ dưỡng bảo tồn thiên nhiên ở New South Wales. Năm 2019, khi nạn cháy rừng quét qua Australia, khu nghỉ dưỡng phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương để sơ tán các loài động vật trong khu vực. Nhằm thu hút những vị khách muốn làm tình nguyện viên, khu nghỉ dưỡng đã tạo ra một ngân hàng với hơn một triệu hạt giống, đại diện cho 25 loài sinh sống tại địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các khu vực bị thiệt hại. Các loài động vật hoang dã bản địa như kangaroo, wallaby, gấu túi, bò sát và các loài chim chóc cũng đã quay trở lại khu vực này.

Nguồn: vnexpress.net

Chuỗi khách sạn tiêu chuẩn quốc tế ATADI đang triển khai trong combo giá rẻ

Chuỗi khách sạn tiêu chuẩn quốc tế ATADI – VNTRIP đang triển khai trong combo giá rẻ

ATADI – VNTRIP vừa ra mắt sản phẩm combo giá siêu rẻ cho trọn gói vé máy bay, 3 ngày 2 đêm nghỉ tại khách sạn chuẩn quốc tế và 27kg hành lý mang theo thỏa thích. Combo giá rẻ nhưng chất lượng thì không hề rẻ một chút nào.

Sản phẩm này của ATADI – VNTRIP những ngày qua đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng. Thắc mắc lớn nhất của khách chính là việc giá rẻ có đi kèm với chất lượng hay không.

ATADI – VNTRIP tự hào giới thiệu, OYO, chuỗi khách sạn lớn nhất Ấn Độ có mặt tại thị trường Việt Nam năm ngoái, chính là đối tác cung cấp khách sạn nằm trong sản phẩm combo mà ATADI – VNTRIP đang triển khai. Cách thức hoạt động của OYO là biến các khách sạn hoạt động độc lập riêng lẻ trước đây, thành một chuỗi các khách sạn hoạt động chuyên nghiệp, được nâng cấp toàn bộ trang thiết bị nhà tắm, nội thất, chăn ga gối đệm… nhằm đồng bộ hóa toàn hệ thống, kể cả nghiệp vụ cho nhân viên. Khi một khách sạn nhỏ lẻ đã trở thành thành viên của OYO, khách sạn đó sẽ có logo OYO màu đỏ đặc trưng treo bên ngoài. Bạn sẽ được tận mắt kiểm chứng điều này khi sử dụng combo của ATADI – VNTRIP nhé!

Như vậy, các khách sạn bạn ở sẽ luôn được OYO đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sạch sẽ, thơm tho, mát mẻ. Với mô hình kinh doanh của OYO, đến gần ngày đi, hệ thống sẽ tối ưu hóa để sắp xếp một khách sạn phù hợp nhất cho bạn trong số những khách sạn bên dưới đây, bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé!

1. Eden Hotel

Địa chỉ: 1617-1619 Nguyễn Tất Thành, P.Thanh Khê, Đà Nẵng

Eden Hotel nằm gần các địa danh nổi tiếng: Bãi Nam Ô, Rạn Nam Ô, Ghềnh Đá Nam Ô và Bãi Rêu Nam Ô.

2. An Duc Hotel Danang

Địa chỉ: 117 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Khách sạn An Đức nằm gần nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng như Ngũ Hành Sơn, Bãi biển Mỹ Khê và Hang Hoa Nghiêm.

3. Mimosa Hotel Danang

Địa chỉ: 313 Trần Hưng Đạo, Sơn Trà, Đà Nẵng

Mimosa Hotel nằm trên trục đường chạy dọc sông Hàn, rất gần Cầu Sông Hàn. Ở đây bạn sẽ được thỏa sức ngắm những cây cầu mang tính biểu tượng của Đà Nẵng.

Hãng bay kiếm đậm nhờ chở lợn, khẩu trang mùa dịch

Hãng bay kiếm đậm nhờ chở lợn, khẩu trang mùa dịch

Doanh thu 4 tháng đầu năm của Volga-Dnepr tăng hơn 30% lên 630 triệu USD nhờ chở lợn đến Trung Quốc và đưa khẩu trang đến châu Âu.

Covid-19 đã tàn phá ngành hàng không thương mại. Tuy nhiên, với Volga-Dnepr Group, các chuyến bay chở hàng của hãng này vẫn kín khoang.

Volga-Dnepr đã chở hơn 3.000 con lợn giống từ Pháp tới Trung Quốc năm nay để bù đắp nguồn cung thiếu hụt tại thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới sau dịch tả lợn châu Phi. Những con lợn này được đặt trong thùng gỗ, vượt qua quãng đường dài 10.400 km trong khoang của máy bay Boeing 747.

Lợn nằm trong thùng gỗ, được đặt trong bụng máy bay chở hàng. Ảnh: Bloomberg

Lợn nằm trong thùng gỗ, được đặt trong bụng máy bay chở hàng. Ảnh: Bloomberg.

Các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 cũng làm gia tăng tình trạng thiếu thịt lợn và khiến Trung Quốc phải đẩy nhanh tốc độ tái đàn. 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập hơn 250.000 tấn thịt lợn từ Mỹ, trong khi cả năm ngoái chỉ nhập 245.000 tấn.

Đại dịch đang định hình lại ngành vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Theo Alexey Isaykin, Chủ tịch Volga-Dnepr Group, trước đây hơn một nửa lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không được chở bằng các máy bay thương mại.

Tuy nhiên, từ khi dịch bùng phát mạnh, các hãng bay thương mại phải dừng hoạt động cũng là lúc nhu cầu với các máy bay chuyên chở hàng gia tăng và đẩy giá tăng gấp hơn 2 lần.

Ngoài lợn, Volga-Dnepr còn chở cả khẩu trang, đồ bảo hộ, thiết bị y tế và các phương tiện để khử trùng đến Nga, Pháp, Đức… Trước đây, hãng bay của Isaykin chuyên chở những sản phẩm liên quan đến hàng không – nguồn thu chính của hãng. Năm nay nguồn thu này giảm hơn 30% nhưng tổng doanh thu của Volga-Dnepr vẫn tăng rất mạnh. 4 tháng đầu năm, doanh thu của hãng đã tăng 32% lên 630 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019.

“Hàng không toàn cầu đang trải qua giai đoạn thách thức lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, với các hãng bay chở hàng như chúng tôi, đây lại là một cơ hội” Alexey Isaykin nói.

Ông dự báo doanh thu năm nay của Volga-Dnepr có thể tăng một phần ba lên 2 tỷ USD. Theo Bloomberg Billionaires Index, số cổ phần Isaykin đang sở hữu tại hãng bay chở hàng của Nga trị giá khoảng 700 triệu USD.

Một máy bay chờ hàng của Volga-Dnepr. Ảnh: Bloomberg

Một máy bay chở hàng của Volga-Dnepr. Ảnh: Bloomberg.

Các loại hàng hoá liên quan đến y tế đang chiếm hơn một nửa tổng lượng hàng vận chuyển bằng đường hàng không trên toàn cầu. Phạm vi hoạt động của Volga-Dnepr cũng đang phải mở rộng vì sự lây lan của Covid-19. “Ban đầu, chúng tôi chỉ chở thiết bị y tế từ Trung Quốc tới châu Phi và đang có thêm những yêu cầu đầu tiên từ Mỹ Latinh. Tôi nghĩ sắp tới sẽ bay thêm đến Ấn Độ”, Isaykin nói.

Doanh nhân người Nga cho rằng thị trường vận chuyển các sản phẩm y tế có thể đi xuống trong nửa cuối năm nay khi giá cước chở hàng bắt đầu giảm. Dù vậy, ông vẫn dự đoán khối lượng và giá sẽ vẫn ở mức cao hơn lúc trước dịch vì ít máy bay thương mại hoạt động hơn.

Nguồn: vnexpress.net

Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

THỪA THIÊN – HUẾ- Công viên nước hồ Thủy Tiên bị bỏ hoang nhiều năm, được du khách khen đẹp bí ẩn, như “pha trộn truyện cổ tích và một bộ phim kinh dị”.

Ảnh: Weeatfish.

Khu vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên tọa lạc ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. Năm 2001, Công ty du lịch Cố đô Huế đầu tư 70 tỷ xây dựng nơi đây thành điểm vui chơi, kích cầu du lịch. Năm 2004, công viên đi vào hoạt động nhưng được 3 năm thì bỏ hoang.
Dù chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nghiêm cấm tham quan, nhiều du khách trong và ngoài nước vẫn băng rừng thông vào xem bởi tò mò vẻ ma mị. Nơi đây càng nổi tiếng hơn trong mắt những người thích xê dịch khi xuất hiện trên tờ Dailymail, Lonelyplanet... Trên Instagram, blog cá nhân của các blogger và du khách, khung cảnh nơi đây hiện lên bí ẩn. Ảnh: Weeatfish.

Khi nhìn thấy con rồng đứng một mình giữa nước, tức là bạn đang ở công viên nước bỏ hoang của Huế, Việt Nam. Ảnh: GoAsiaDayTrip.

Nhiều du khách nước ngoài truyền tai nhau hồ Thủy Tiên có sức hút không tưởng, là điểm đến không nên bỏ lỡ khi ghé Huế. Chuyên trang du lịch GoAsiaDayTrip viết trên Instagram: “Khi nhìn thấy con rồng đứng một mình giữa hồ nước, tức là bạn đang ở công viên nước bỏ hoang của Huế, Việt Nam”. Ảnh: GoAsiaDayTrip.

Săn vé máy bay đi HUẾ giá chỉ từ 49k
Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

Hannah – blogger du lịch – cho biết ngay khi đặt chân đến Huế, cô liền thuê xe đạp đến công viên nước – nơi trước đó nghe nhiều người khen đẹp và bí ẩn. Tiết trời u ám, chuyển mưa khiến nơi đây đặc biệt hơn trong mắt cô. Blogger khuyên các tín đồ thích xê dịch nên đi giày thể thao hoặc loại dép kín mũi lẫn gót vì đôi khi gặp phải kính vỡ và rác. Ảnh: Hannah.

Vẻ đẹp hồ Thủy Tiên được nhiều tín đồ du lịch quốc tế khen đẹp “đáng kinh ngạc” qua góc quay flycam. Bao bọc hồ là thảm cây xanh trải dài tận chân trời. Video: Emm Yee

Khung cảnh ảnh lồng ảnh của chàng trai 9x thích xê dịch và chụp ảnh - Phạm Quốc Cường - được nhiều người khen sáng tạo, độc đáo. Trên trang cá nhân, anh gợi ý mọi người các điểm check-in không nên bỏ lỡ tại hồ Thủy Tiên gồm: hành lang dẫn vào đầu rồng (như ảnh), leo lên tầng cao chui vào miệng rồng, hàng ghế bạc màu ở sân khấu nhạc nước và đường ống trượt nước. Quốc Cường nổi tiếng với tài khoản Instagram Cuongkhii, thường chia sẻ những góc ảnh đẹp và địa điểm du lịch, khám phá thiên nhiên, văn hóa... Ảnh: Cuongkhii.

Khung cảnh “ảnh lồng ảnh” của chàng trai 9x mê du lịch và chụp ảnh – Phạm Quốc Cường – được nhiều người khen sáng tạo, độc đáo. Trên trang cá nhân, anh gợi ý mọi người các điểm check-in không nên bỏ lỡ tại hồ Thủy Tiên gồm: hành lang dẫn vào đầu rồng (trong ảnh), leo lên tầng cao chui vào miệng rồng, hàng ghế bạc màu ở sân khấu nhạc nước và đường ống trượt nước. Quốc Cường nổi tiếng với tài khoản Instagram “Cuongkhii”, thường chia sẻ những góc ảnh đẹp và địa điểm du lịch, khám phá thiên nhiên, văn hóa… Ảnh: Cuongkhii.

Đôi tình nhân ghi lại khoảnh khắc tình yêu trước công trình rồng. Instagra: Traveling Or Nothing.

Đôi tình nhân ghi lại khoảnh khắc tình yêu trước công trình rồng. Instagra: Traveling Or Nothing.

Ảnh: Ayda June.

Nhiều du khách thích chụp ảnh từ trên miệng rồng, ngắm cảnh sắc thiên nhiên quanh công viên. Ảnh: Ayda June.

Nhiều du khách ghi lại cảnh quan ben hồ nước nổi tiếng ở Huế. Cuối cùng chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những nơi kỳ diệu nhất Việt Nam - công viên nước bỏ hoang Thủy Tiên. Nơi đây pha trộn giữa câu chuyện cổ tích và một bộ phim kinh dị, chính điều đó khiến nó trở nên đặc biệt hơn, tài khoản Soulfultravellers viết. Ảnh: Soulfultravellers.

Các nhóm bạn nước ngoài ghi lại cảnh quan bên hồ nước nổi tiếng ở Huế. “Cuối cùng chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những nơi kỳ diệu nhất Việt Nam – công viên nước bỏ hoang Thủy Tiên. Nơi đây pha trộn giữa câu chuyện cổ tích và một bộ phim kinh dị, chính điều đó khiến nó trở nên đặc biệt hơn”, tài khoản Soulfultravellers viết trên Instagram. Ảnh: Soulfultravellers.

Mắc võng bên những gốc cây nghỉ ngơi, ngắm kiến trúc hình rồng uốn lượn trên mặt hồ... là trải nghiệm thú vị của nhiều khách nước ngoài. Ảnh: Diogo Lopes.

Mắc võng bên những gốc cây nghỉ ngơi, ngắm kiến trúc hình rồng uốn lượn trên mặt hồ… là trải nghiệm thú vị của nhiều khách nước ngoài. Ảnh: Diogo Lopes.

Arijana Tkalčec - blogger du lịch Croatia - thích thú khi trải nghiệm cầu trượt nước. Trên trang cá nhân, cô cho biết sau khi xem tất cả bức ảnh và nghe những câu chuyện về công viên nước bỏ hoang ở Huế, cô tự nhủ nhất định phải ghé đây nếu đến Việt Nam... Đây là nơi đáng kinh ngạc và tôi buồn khi thấy nó bị bỏ rơi....  Arijana nói công viên có chút đáng sợ, đường dẫn đến các đường trượt hoàn toàn nằm trong bụi rậm, mọi thứ đều yên tĩnh và bao quanh là màu xanh. Nó thật đẹp nhưng kỳ lạ... Rất nhiều người dân địa phương tập thể dục quanh hồ vào buổi sáng, vì vậy đừng lo lắng, cô viết. Ảnh: Instagram Shipped Away. 

Arijana Tkalčec – blogger du lịch Croatia – thích thú khi trải nghiệm cầu trượt nước. Trên trang cá nhân, cô cho biết sau khi xem tất cả bức ảnh và nghe những câu chuyện về công viên nước bỏ hoang ở Huế, cô tự nhủ nhất định phải ghé đây nếu đến Việt Nam… “Đây là nơi đáng kinh ngạc và tôi buồn khi thấy nó bị bỏ rơi…”, Arijana nói công viên có chút đáng sợ, đường dẫn đến các đường trượt hoàn toàn nằm trong bụi rậm, mọi thứ đều yên tĩnh và bao quanh là màu xanh. “Nó thật đẹp nhưng kỳ lạ… Rất nhiều người dân địa phương tập thể dục quanh hồ vào buổi sáng, vì vậy đừng lo lắng”, cô viết. Ảnh: Instagram Shipped Away.

Ảnh: Adeline Brault.

Khung cảnh cầu trượt nước nhìn từ dưới lên. Những hình vẽ nham nhở trở thành điểm nhấn thú vị trong mắt du khách. Ảnh: Adeline Brault.

Toàn cảnh khu cầu trượt nước dưới ống kinh của tiiiibenvadrouille.

Toàn cảnh khu cầu trượt nước dưới ống kính của Thibault Boutin – chàng trai Pháp mê khám phá thiên nhiên. Ảnh: Tiiiibenvadrouille.

Ảnh: Edu0010.

Edu0010 – du khách từ châu Âu – ấn tượng với chiếc ôtô cũ đặt ở công viên. Theo anh, kiểu sơn và viết chữ mang màu sắc ma mị gợi nhiều liên tưởng. Ảnh: Edu0010.

Săn vé máy bay đi HUẾ giá chỉ từ 49k

Nguồn: vnexpress.net

Phố cổ mùa hoa vàng

Phố cổ mùa hoa vàng

QUẢNG NAM – Những cây muồng hoàng yến trổ hoa vàng rực, mang lại vẻ đẹp bừng sáng cho phố Hội, thu hút du khách đến chụp ảnh.

Du khách chụp ảnh tại góc đường Nguyễn Phúc Chu với phông nền cây muồng hoàng yến.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (sống và làm việc tại Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết Hội An có các tuyến đường trồng nhiều muồng hoàng yến là Nguyễn Phúc Chu, Huyền Trân Công Chúa và Hoàng Văn Thụ.

Cụ ông đạp xe trên đường rợp sắc hoa. Mùa hoa nở vàng rực vào thời điểm sau Covid-19, góp phần tô điểm vẻ đẹp phố Hội.

Một góc tuyến phố đi bộ Nguyễn Phúc Chu buôn bán nhộn nhịp trở lại, sau khi du lịch trong nước khởi sắc. Tuyến đường này nằm ở bờ nam sông Hoài, chạy dọc theo Công viên Vườn tượng An Hội và khu chợ đêm Nguyễn Hoàng.

Cây muồng hoàng yến còn gọi cây muồng hoàng hậu, bò cạp vàng hay osaka vàng, dễ trồng và phát triển cao 10 – 20 m.

Phố cổ mùa hoa vàng

Tháng 5 – 6 là mùa hoa nở, kết thành từng chùm, sai hoa và buông rủ dài 20 – 70 cm.

Chùm hoa muồng hoàng yến màu vàng óng trong nắng, làm sáng không gian, thu hút du khách và người đi đường.

Con chim nghỉ ngơi dưới bóng mát của chùm hoa muồng hoàng yến.

Nữ du khách tạo dáng bên nhánh hoa rủ xuống bên mảng tường vàng đặc trưng của phố cổ.

Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Đô thị cổ này cũng được tạp chí Travel and Leisure bình chọn đứng đầu 15 thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019.

Một đoạn đường Hoàng Văn Thụ rợp vàng muồng hoàng yến, khoe sắc thắm bên một cửa hàng thời trang được trang trí bởi các lồng đèn đỏ, vàng đặc trưng.

Cây muồng hoàng yến tại góc công viên Vườn tượng An Hội.

Loài hoa này có mặt bên bờ sông Hoài. Bắt đầu từ 1/6, Hội An hoạt động du lịch trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát tốt. Thành phố tổ chức lại các hoạt động bán vé tham quan, phố đêm, phố đi bộ và xe không động cơ; các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật hay trình diễn nghề.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Lên đến độ cao ổn định và mọi thứ đều bình thường, Jim Thurber với tay đặt chuông đồng hồ báo thức cứ 10 phút một lần.

Trên Quora, diễn đàn dành cho những người tò mò nhất thế giới, một câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm: “Phi công thường làm gì trong khoảng thời gian sau cất cánh và trước lúc hạ cánh?”. Câu hỏi đã được nhiều cơ trưởng hào hứng vào trả lời.

Jim Thurber, cựu phi công Hải quân Mỹ, cho biết: “Cách đây nhiều năm, trước khi gia nhập Hải quân năm 1980, tôi đã thực hiện nhiều chuyến bay chở hàng. Khi tôi ở độ cao trên 5.000 m, chỉ có một mình với máy bay và mọi thứ đều bình thường thì việc tiếp theo của tôi đơn giản chỉ là đọc một cuốn sách. Nếu buồn ngủ, tôi sẽ đặt đồng hồ báo thức cứ 10 phút mỗi lần. Người anh em họ của tôi cũng vậy, sẽ luôn mang theo một cuốn sách mỗi khi bay”.

Thurber cho biết thêm, sau những trải nghiệm ở hàng không của Hải quân Mỹ, anh phát hiện ra rằng mình không phù hợp với cuộc sống của một phi công. Do đó, anh giải nghệ và trở thành giáo viên để tận hưởng những điều thú vị khác của cuộc sống. Và Thurber đã được toại nguyện khi hàng ngày phải đối mặt với các học sinh lớp 7 – 8, đang ở độ tuổi “siêu quậy”.

Nhiều người nói rằng phi công là người có văn phòng làm việc đẹp nhất thế giới. Ảnh: 

Nhiều người nói rằng phi công là người có văn phòng làm việc đẹp nhất thế giới. Còn với nhiều phi công, điều họ thích được khen nhất khi nói về nghề nghiệp chính là: Hạ cánh đẹp lắm! Ảnh: Shutterstock.

Tuy nhiên, với một chuyến bay đường dài, theo CnTraveller, trong khi các hành khách ngủ say hoặc nằm thư giãn đắp mặt nạ, tai nghe, thì phi công lại có nhiều việc để làm.

Tony Daly, một cựu phi công khác, cho biết sẽ phải đảm bảo rằng máy bay đang đi đúng hướng và báo cáo vị trí của họ tại các điểm được chỉ định dọc theo lộ trình bay. Đây là thời gian các phi công ít bận rộn, một số người sẽ trò chuyện với nhau về chủ đề yêu thích của họ. Một trong những điều Daly đã làm là trò chuyện với cơ phó về tác dụng của mỗi công tắc và mỗi chiếc đèn trong buồng lái.

Dù đường bay thường được lên kế hoạch trước giờ khởi hành, các phi công tùy từng tình huống cụ thể vẫn có thể thay đổi hay định tuyến lại một chút nếu cảm thấy cần. Với Anderson, cơ trưởng sống tại London, thời tiết là vấn đề lớn đối với các phi công trong những chuyến bay đường dài. Một chiếc máy bay thường đi qua 3 hoặc 4 loại thời tiết khác nhau. Thời tiết ở từng đoạn đường cũng không giống nhau, chúng khác nhau về tính chất, cường độ và mức độ khó. Và do di chuyển với tốc độ nhanh, nên việc máy bay đang ở vùng có thời tiết đẹp sẽ lao vào một cơn giông lớn trong thời gian ngắn. Khi ấy, máy bay sẽ gặp hiện tượng gọi là nhiễu động không khí. Đó là lý do phi công thường cảnh báo hành khách thắt dây an toàn khi đi vào vùng nhiễu động.

Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các hãng bay phần lớn đều cài đặt các công nghệ thời tiết mới, giúp phi công nắm được nhiều thông tin hơn. Kết hợp với thông tin từ kiểm soát không lưu, phi công của các máy bay khác đi trước họ trên cùng một tuyến đường, các phi công có thể dự đoán được khu vực nhiễu loạn mình sắp đi vào.

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Phi công là một trong những nghề luôn nằm đầu danh sách mơ ước của nhiều người. Ảnh: l3 commercial aviation.

Ngoài việc lái máy bay, khi cửa máy bay đóng lại, cơ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về mọi vấn đề nhân sự có thể phát sinh. Quyền hạn của cơ trưởng được duy trì bởi nhiều thỏa thuận quốc tế, như công ước Tokyo 1963 và Montreal năm 1999. Họ sẽ là người có thẩm quyền chính trên một chuyến bay và sẽ quyết định việc máy bay quay đầu, chuyển hướng hay tiếp tục hành trình vì lý do an toàn bay hay có hành khách gây rối.

Các phi công đều làm việc như những chiến lược gia. Máy bay là những cỗ máy phức tạp, và các phi công phải đảm bảo rằng họ có đủ nhiên liệu để đến đích, dù có sự cố phát sinh. Trong trường hợp không đủ nhiên liệu, họ sẽ chuyển hướng đến một sân bay gần hơn để tiếp nhiên liệu trước khi cất cánh cho điểm đến cuối cùng. Và trong khi một phi công đang giám sát các hệ thống trên máy bay nhằm đảm bảo chuyến bay an toàn, thì phi công còn lại hoàn tất các thủ tục giấy tờ. Họ được cung cấp kế hoạch bay trước khi khởi hành, và một phi công sẽ chịu trách nhiệm ghi chú trên bản kế hoạch đó về bất kỳ thay đổi nào. Những ghi chú này chi tiết đến mức có thể dựa vào đó để phác thảo lại chính xác đường bay mà máy bay đã bay trên thực tế, theo Anderson.

Các phi công thường ăn sau khi hành khách được phục vụ. Họ có thể ăn trong buồng lái, nhưng sẽ không ăn cùng một lúc. Ít nhất trong buồng lái luôn có một người tập trung kiểm soát mọi thứ. Và khi mọi thứ đều bình thường, máy bay bay êm và trong cabin không có hành khách gây rối, các phi công thường sẽ được nghỉ ngơi. Các chuyến bay dài, từ 12 tiếng trở lên sẽ có từ 3 – 4 phi công. Điều này cho phép phi công có thời gian nghỉ ngơi trong khu vực dành riêng cho phi hành đoàn để ngủ hoặc đọc sách, báo thư giãn.

Với các chuyến bay quốc tế ngắn hơn, máy bay có thể chỉ có hai phi công. Theo Anderson, những chuyến bay đó thực sự khó khăn hơn vì các phi công gần như dành toàn bộ thời gian để ở trong buồng lái. Anderson cho biết, anh thường cười khi nghe mọi người nói rằng các phi công dành toàn bộ thời gian trên máy bay chỉ để tán gẫu, đọc báo. “Khi bạn được giao trách nhiệm lái một chiếc máy bay đi khắp thế giới, và bạn biết mọi thứ bất lợi có thể xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều thứ để quan tâm và lo lắng”, Anderson nói.

Nguồn: vnexpress.net

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

PAPUA NEW GUINEA – Chưa bao giờ Taino để sự nghèo khó, thiếu thốn trong cuộc sống làm chùn bước việc anh thực hiện mơ ước của mình.

Luke Mondi Taino là học viên khóa đào tạo phi công thương mại của học viện bay Royhle nằm ở thành phố Dumaguete, Philippines từ năm 2017. Khi tốt nghiệp, anh sẽ được Cục Hàng không Dân dụng Philippines cấp bằng. Niềm đam mê với bầu trời của Taino bắt đầu từ ngày còn thơ bé, khi anh nhìn thấy những chiếc trực thăng hạ cánh trên ngọn núi thuộc tỉnh Kerema, một vùng nông thôn của Papua New Guinea.

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

Lý do để Taino chọn trường bay Royhle, trong khi có nhiều trường dạy bay ở Philippines là vì mức giá học phí vừa phải nhưng lại được tận hưởng môi trường bay tuyệt vời. Ảnh: Royhle flight training academy.

Taino sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 7 người con ở ngôi làng nhỏ nằm ở phía bắc thị trấn Kerema, tỉnh Kerema. Bố mẹ của Taino mất sớm vì bệnh tật, nên sau khi học xong tiểu học, chàng trai trẻ buộc phải dừng việc học vì không có tiền. Với số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày, việc mua thức ăn với Taino rất khó khăn. Và để mua được đồ ăn, Taino phải đi chân trần xuống phía nam, băng qua rừng rậm và những dòng suối chảy xiết. Mỗi chuyến đi như thế, anh mất 3 ngày 3 đêm để đến được thị trấn gần nhất. Việc đi bộ về nhà thậm chí còn tồi tệ hơn, khi anh phải mang theo trên lưng lương thực nặng nề. Với Taino, cuộc sống có thể rất khó khăn nhưng anh luôn tự nhủ phải luôn mạnh mẽ.

Cái nghèo khiến giấc mơ phi công của Taino gác sang một bên. Và khao khát bay đó lại một lần nữa được khơi dậy trong anh, khi Taino gặp phi công kiêm nhà truyền giáo, Matthew Allen. Allen đến làng của anh bằng một chiếc Cessna 172 để xây dựng nhà thờ trong vùng. Chính Allen là người khuyến khích Taino theo đuổi giấc mơ bay lên bầu trời.

Tại tỉnh của Taino có một chương trình học bổng và khi biết được điều đó, anh đã mạnh dạn viết thư xin học bổng. Khi gửi thư đi, Taino không hy vọng nhiều. Nhưng với sự giúp đỡ của nghị sĩ Richard Mendani và hai trợ lý của ông, Issac Henry và  Julius Tinataea, cuối cùng Taino đã nhận được học bổng và thực hiện giấc mơ của mình.

Câu chuyện của Taino đã gợi cảm hứng cho rất nhiều người. Nó khuyến khích mọi người thực hiện mơ ước của mình và không nên bỏ cuộc vì những khó khăn giữa đường. Ảnh: Royhle flight training academy.

Câu chuyện của Taino đã gợi cảm hứng cho rất nhiều người. Nó khuyến khích mọi người thực hiện mơ ước của mình và không nên bỏ cuộc vì những khó khăn giữa đường. Ảnh: Royhle flight training academy.

Đầu năm 2017, Taino lần đầu tiên được đi máy bay. Đó là chuyến đi tới Philippines. Anh đến thành phố Dumaguete để nhập học tại trường đào tạo bay Royhle. Khi Taino đặt chân đến trường, anh được chào đón bởi những quản lý cấp cao của trường như cơ trưởng Madhu Puliyankalath, cán bộ kiểm soát chất lượng Catherine Cabalatugan với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Tại đây, anh được mọi người giới thiệu về thành phố thân thiện Dumaguete cũng như triển vọng về khóa học bay ở đây. Taino đã cảm thấy vô cùng vui và may mắn khi gặp được những người tốt như thế. Và anh cũng gặp rất nhiều những học viên khác ở học viện. Mọi người đều chào đón anh với thái độ cởi mở, chân tình khi Taino vào ở trong ký túc xá.

Taino trong trang phục học viên phi công. Thông thường, các hãng bay sẽ chia vạch trên cầu vai để phân biệt. Với những người đeo một hoặc hai vạch trên cầu vai, đó là học viên. Người có 3 vạch trên cầu vai là cơ phó và 4 vạch là cơ trưởng. 

Taino trong trang phục học viên phi công. Thông thường, các hãng bay sẽ chia vạch trên cầu vai để phân biệt. Với những người đeo một hoặc hai vạch trên cầu vai, đó là học viên. Người có 3 vạch trên cầu vai là cơ phó và 4 vạch là cơ trưởng. Ảnh: Royhle flight training academy.

Taino bắt đầu học từ ngày 28/2/2017. Các khóa học mang lại cho anh niềm vui, sự hứng khởi. Tháng 5 cùng năm, Taino bắt đầu khóa huấn luyện bay đầu tiên. Anh được cơ trưởng người Philippines Michael Regalado hướng dẫn. Đó là một trong những phi công dạn dày kinh nghiệm trong tổ bay. Hãy hình dung rằng, trước đó Taino thậm chí còn chưa bao giờ chạy xe đạp hay ô tô. “Phương tiện” di chuyển duy nhất của anh là đi bộ. Do đó, trải nghiệm được lái máy bay với Tain thực sự ấn tượng và khó quên hơn những người khác rất nhiều.

Tuy nhiên, anh cũng phải đối mặt với thử thách khó khăn như bao người khác. Taino phải mất một thời gian để nắm bắt bài học và hạ cánh đúng cách nhưng cuối cùng Taino cũng được bay. Đó là chuyến bay một mình đầu tiên của anh. Chàng học viên trẻ rất lo lắng, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh để hoàn thành tốt bài tập. Khi hạ cánh xuống đường băng, Taino cảm giác như mình là Tom Cruise trong bộ phim Maverick (Phi công siêu đẳng). “Điều đó thật tuyệt vời”, Taino nói.

Taino cho biết nhiều người đã nghi ngờ việc anh có thể trở thành phi công và anh muốn phá vỡ những định kiến đó để chứng minh rằng họ đã sai. “Nếu bạn quyết tâm, bạn luôn có cách”, anh nói. Taino tin vào bản thân mình, và cảm thấy may mắn vì đang trên đường đạt tới ước mơ. Anh đã trải qua thời gian khó khăn trong cuộc sống, nhưng điều đó không ngăn cản Taino thực hiện mơ ước. Và đó là lý do anh muốn chia sẻ câu chuyện của mình để tạo cảm hứng cho những người khác có thêm động lực đạt được điều mình mơ ước.

Nguồn: vnexpress.net

Chuyến đi 3 ngày trốn nóng ở Sa Pa

Chuyến đi 3 ngày trốn nóng ở Sa Pa

LÀO CAI – Đến Sa Pa hè này, bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm check-in thung lũng hoa hồng đang rộ nở và các bản làng Lao Chải – Tả Van yên bình.

Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, với khí hậu quanh năm mát mẻ và chỉ cách Hà Nội 5 – 6 giờ di chuyển bằng đường cao tốc, Sa Pa là điểm đến lý tưởng vào mỗi mùa hè. Ngoài những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, Sa Pa còn hút khách nhờ vẻ đẹp của nhiều điểm đến khác đủ để bạn lên lịch trình 3 ngày “trốn nóng” mùa hè.

Thung lũng hoa hồng

Trải rộng trên 50.000 m2, thung lũng hoa hồng nằm dọc theo đường tàu hỏa leo núi Mường Hoa từ thị trấn Sa Pa đến ga đi cáp treo với hơn 300.000 gốc hồng. Bên cạnh vườn hồng khổng lồ là ngọn đồi hoa tím bạt ngàn cũng là điểm check-in thu hút nhất ở Sa Pa. Du khách hiện chưa lên Sa Pa quá đông, nên khung cảnh nơi đây còn rất đẹp và vắng, dễ dàng để bạn có những bức hình một mình giữa đồi hoa. Dự tính các loài hoa còn nở rộ tới tháng 7. Trong thung lũng hoa hồng và đồi hoa tím cũng có nhiều điểm check-in như cổng hoa, xích đu, tổ chim…

Cáp treo Fansipan

Mua vé đi cáp treo Fansipan, bạn sẽ có cơ hội ngắm thung lũng hoa từ ngay cửa sổ tàu hỏa leo núi, ngồi cabin có thể phóng tầm mắt nhìn ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín, hay cảnh núi non trùng điệp bao quanh. Đường lên Fansipan không chỉ là ngồi cabin hay tàu hỏa mà bạn vẫn được leo bộ lên những bậc thang đá cao ngút, dẫn tới quần thể tâm linh và đặc biệt là check-in Fansipan – nóc nhà Đông Dương.

Để kích cầu thị trường, hiện khu du lịch này giảm giá vé cáp treo khứ hồi từ 750.000 đồng xuống 500.000 đồng/ người. Vé tàu hỏa leo núi Mường Hoa 100.000 đồng/ người. Vé tàu hỏa leo núi Fansipan 70.000 đồng/ người.

Lưu ý: nên đi giày đế thấp, mang theo áo khoác, áo mưa, hoặc ô đề phòng tiết trời trên đỉnh núi lạnh đột ngột và nhiều sương mây.

Swing Sa Pa

Đây là một tổ hợp “check-in” mới hấp dẫn nhiều du khách nằm ở số 87 Nguyễn Chí Thanh (cạnh Vườn quốc gia Hoàng Liên). Swing Sa Pa ở gần trung tâm thị trấn, cách nhà thờ Đá hướng cáp treo khoảng 2 km.

Du khách chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thúy Hà.

Với nhiều công trình đẹp và lạ như tượng chàng và nàng, bàn tay đá khổng lồ, tượng Phật, “nấc thang lên thiên đường”, xích đu… nơi này trở thành địa điểm có vô vàn góc chụp tạo nên những bức hình độc đáo.

Lưu ý, trước khi đi nên chuẩn bị trang phục chụp hình, hoặc bạn phải thuê tại chỗ với giá 50.000 đồng/ bộ, nên sạc đầy pin máy ảnh, điện thoại. Nếu du lịch theo nhóm, bạn có thể tổ chức cắm trại hoặc tiệc dã ngoại nhỏ ngay ở đây. Giá vé vào cửa 80.000 đồng/ người.

Lao Chải – Tả Van

Từ thị trấn bạn đi theo con đường dài 10 km tới Tả Van bằng xe máy, taxi hoặc trekking. Đường vào Lao Chải – Tả Van nhỏ hẹp, hai bên phủ một màu xanh mát của ruộng bậc thang lúa và ngô. Tuy không còn hoang sơ, hẻo lánh, Lao Chải – Tả Van vẫn là một bản làng yên bình với nhiều dân tộc cư trú như Mông, Dao, Giáy… Ấn tượng nhất ở đây ngoài đời sống dân tộc địa phương còn là những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các sườn đồi núi. Cuối hè là thời điểm lúa chín nhuộm vàng cả một vùng sơn cước. Vì thế nếu bạn có nhiều thời gian hãy dành một ngày ở đây để trải nghiệm nếp sống bản địa. Vé vào bản 70.000 đồng/ người.

Cánh đồng lúa chín ở Tả Van. Ảnh: Trần Việt Anh.

Hồ Séo Mý Tỷ

Để tới được hồ Séo Mý Tỷ, thuộc xã Tả Van, bạn phải băng qua con đường dài 20 km nhiều sỏi đá lớn nhỏ nên khá thử thách với các tay lái yếu. Hồ được tạo nên do ngăn đập xây dựng thủy điện Séo Mý Tỷ và cũng là hồ nhân tạo cao nhất Việt Nam. Nhìn từ trên cao, hồ như dải lụa bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn. Tới đây, bạn có thể xin phép những người đi đánh cá ngồi cùng thuyền, bè để ngắm cảnh hồ và tìm hiểu nghề nuôi cá hồi của người dân nơi đây.

Cổng Trời

Từ trung tâm Sa Pa chạy men theo QL 4D khoảng 15 km, tới đoạn cao nhất của đèo Ô Quy Hồ bạn sẽ tới Cổng Trời. Đứng từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng rộng lớn phía dưới, những thửa ruộng bậc thang xen lẫn các cung đường quanh co uốn lượn. Hiện ở đây có khá nhiều công trình mới được xây lên như nhà hàng, quán cà phê, khách sạn …  Cổng Trời thu vé 80.000 đồng/ người, kèm một đồ uống.

Đèo Ô Quy Hồ

Ô Quy Hồ được mệnh danh là “Vua của những cung đèo” với một bên là thung lũng sâu, một bên vách núi cheo leo. Ô Quy Hồ kéo dài khoảng 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Gợi ý cho những bạn muốn chụp ảnh đẹp trên đường đèo này là đến vào thời điểm hoàng hôn, khoảng 17 – 17h30. Khi mặt trời dần nấp sau dãy núi, toàn bộ cung đèo được phủ một sắc vàng đẹp mơ màng. Tuy nhiên, thời tiết Sa Pa thay đổi rất nhanh, có thể chỉ 10 phút sau khi nắng và hoàng hôn xuống thì mây đen đã bao phủ.

Dọc đường đèo tới các thác Bạc, thác Tình Yêu có nhiều lán hàng bán đặc sản địa phương, đồ ăn, thức uống, cung cấp chỗ ngồi cho khách nghỉ chân. Đi đèo Ô Quy Hồ bạn nên mang theo áo mưa và áo khoác dày, đi xe máy số, nhớ đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát mỗi đoạn cua.

Thác Bạc – Thác Tình Yêu 

Nằm trên trục đường đèo Ô Quy Hồ, cách đỉnh đèo 3 km, thác Bạc và thác Tình Yêu cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ. Thác Bạc có bậc thang lên đỉnh thác nhưng càng lên sẽ càng lạnh và nước chảy mạnh, cần chú ý tránh trơn trượt. Thác Tình Yêu tuy đường từ cổng vào thác 1,5 km và phải đi bộ nhưng đường đi rừng thơ mộng. Vé vào thác Bạc 20.000 đồng/ người, vé thác Tình Yêu 75.000 đồng/ người.

Di chuyển: Nếu đi ô tô bạn nên đặt xe limousine Hà Nội – Sa Pa hoặc xe khách từ bến Mỹ Đình với giá 230.000 – 350.000 đồng/ người tùy hạng ghế. Thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 tiếng.

Do ảnh hưởng của Covid-19, lượng du khách giảm nhiều nên tuyến tàu Hà Nội – Lào Cai hiện đang dừng hoạt động. Khi tàu hỏa chạy lại, bạn chọn chuyến Hà Nội – Lào Cai, sau khoảng 7 – 9 tiếng di chuyển phải đón tiếp xe bus, taxi lên trung tâm Sa Pa. Giá vé tàu từ 160.000 đến 800.000 đồng tùy hạng ghế và loại tàu.

Ở Sa Pa, bạn có thể thuê xe máy để di chuyển tự do hơn. Tuy nhiên đường Sa Pa nhiều đèo dốc, hãy nhớ kiểm tra kỹ xe và hạn chế thuê xe ga. Giá thuê xe 100.000 – 200.000 đồng/ ngày.

Nơi ở: Sa Pa có đủ loại hình lưu trú cho bạn chọn từ nhà nghỉ, homestay ở bản, hostel, khách sạn giá rẻ, cho tới các khách sạn 4-5 sao, resort cao cấp nằm biệt lập.  Với resort ở Sa Pa có những nơi đáng chú ý là Topas Ecolodge, Sapa Jade Hill, Hôtel de la Coupole – MGallery, Silk Path Grand…

Nếu chọn homestay, hostel hãy tìm tới các bản như Cát Cát, Lao Chải, Tả Van để được tận hưởng không gian thanh bình của núi rừng Tây Bắc. Giá phòng dorm từ 100.000 đồng một người, giá phòng đôi dạng bungalow từ 500.000 đồng. Một số homestay được yêu thích là Eco Palms House, Heaven Sapa, Viettrekking, Phơri’s House, Sapa Heavenly…

Ăn uống: Đến Sa Pa phải ăn đồ nướng, bởi đây là món ăn có mặt khắp nơi và nhiều loại từ các xiên thịt lợn, gà, rau củ cuốn cho tới trứng, ngô, khoai, cơm lam. Giá đồ nướng chỉ từ 20.000 – 100.000 đồng mỗi loại. Ngoài ra, cá hồi, cá tầm nấu lẩu hoặc ăn sống cũng rất được ưa chuộng. Một nồi lẩu giá 300.000 – 600.000 đồng phù hợp cho 3 – 6 người ăn.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công mong khách mua vé như gom giấy vệ sinh

Phi công mong khách mua vé như gom giấy vệ sinh

Một phi công Australia nảy ra kế hoạch táo bạo để giúp ngành hàng không hồi phục sau thời gian đóng băng vì Covid-19.

Chris Pohl, phi công lái A350 của Virgin Atlantic, mới đăng tải một bức ảnh trên Instagram với tấm biển mang thông điệp: “Hãy mua vé máy bay như bạn đi mua giấy vệ sinh”.

Phi công mong khách mua vé như gom giấy vệ sinh

Bài đăng nhận được hơn 4.900 lượt quan tâm từ ngày 1/6. Ảnh: @captainchris/IG.

Chris bày tỏ: “Chúng tôi cần thế giới bắt đầu mua vé bay, cho phép các hãng hàng không lấp đầy chỗ trên máy bay và tất cả đều có thể trở lại bầu trời. Điều duy nhất đang kìm chân chúng tôi là các bạn, những hành khách thân thiết. Nếu không có các bạn, cả phi đội bay đều không thể làm gì. Hãy đưa cả thế giới đi máy bay trở lại”.

Phi công này, người đang sống tại Pháp, tiết lộ mình lấy cảm hứng từ những bức ảnh của tài khoản @dudewithsign và một tài khoản của phi công nổi tiếng Charlotte Dielman. Phi công Charlotte từng cầm những tấm biển tương tự để hỗ trợ ngành hàng không trong thời kỳ khủng hoảng.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính ngành công nghiệp phải đối mặt với khoản lỗ 496 tỷ USD trong năm nay, và có thể phải đến năm 2023, những chặng bay đường dài mới được hồi phục như trước Covid-19.

Alexandre de Juniac, Giám đốc điều hành của IATA, nhận định với ABC rằng nếu chính phủ không hỗ trợ, nhiều hãng hàng không trên thế giới sẽ phá sản. “Chúng tôi đang dựa vào các gói hỗ trợ và kế hoạch giải cứu từ chính phủ. Nếu không có kế hoạch này, một nửa số hãng hàng không có thể bị phá sản vào tháng 6 và 80% có thể bị phá sản vào tháng 7”.

Nguồn: vnexpress.net

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Reader’s Digest phiên bản Canada xếp vịnh Hạ Long vào danh sách 10 điểm đến ở Đông Nam Á du khách phải đến trước khi chết.

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có hơn 2.000 đảo đá vôi lớn, nhỏ. Các hòn đảo nhô lên trên mặt nước xanh lục và được phủ xanh bởi thảm thực vật tươi tốt. Du khách tới đây nên trải nghiệm du thuyền, đi qua những đảo đá vôi và khám phá vùng vịnh trong một hoặc nhiều ngày. Các gói du thuyền bao gồm hoạt động tham quan các hòn đảo, hang động, leo núi, chèo thuyền kayak…

Du khách không nên tới đây vào thời điểm gió mùa, từ tháng 6 – 9 và 1 – 3. Một trải nghiệm khác mà bạn có thể lựa chọn là đi thuyền tới những hòn đảo xa xôi, ít du khách hơn để khám phá thiên nhiên hoang sơ. Ảnh: Shutterstock.

Luang Prabang, vùng di sản của Lào, mang vẻ đẹp hòa quyện giữa kiến trúc truyền thống và thuộc địa, được xây dựng bởi người châu Âu thế kỷ 19, 20. Ngoài những ngôi đền, nơi đây nổi tiếng nhất với ẩm thực và lễ rước kiệu, một nghi thức buổi sáng diễn ra hàng ngày. Trong đó các nhà sư mặc áo choàng đi khất thực. Bên ngoài thị trấn là khu vực rừng rậm với những thác nước dữ dội và hang động rộng lớn. Ảnh: Shutterstock.

Angkor, Campuchia, là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên 400 km2, công viên bao gồm rừng, những di tích tráng lệ của Đế quốc Khmer, trong suốt thế kỷ 9 đến 15. Trong đó bao gồm đền thờ Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và vô số đồ trang trí, điêu khắc. Ảnh: Shutterstock.

Tỉnh Krabi, Thái Lan thu hút du khách với các bãi biển hoang sơ, những hòn đảo hẻo lánh. Trong đó có Ko Phi Phi, hòn đảo với bãi cát trắng dài và nước biển xanh trong, nơi làm bối cảnh cho phim The Beach. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm lặn bình khí ở đảo Ko Lanta và Rai Leh gần đó. Ảnh: Shutterstock.

Nằm ở bang Sabah, trên đảo Borneo, Kinabalu là ngọn núi cao nhất ở Malaysia. Đỉnh Low’s Peak có độ cao 4.095 m so với mực nước biển. Đây cũng được coi là một trong những đỉnh núi an toàn và dễ chinh phục nhất thế giới, nếu người leo có điều kiện sức khỏe tốt. Ảnh: Shutterstock.

Penang, Malaysia là sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Một trong những điểm thu hút của khu vực là ẩm thực giá rẻ. Ở đây, du khách có thể thưởng thức cà ri cay, mì laksas, súp mặn. Ngoài ra, bạn cũng nên ghé thăm thành phố Georgetown, Di sản thế giới UNESCO, nơi có những ngôi đền, nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà thuộc địa 200 năm tuổi. Ảnh: Shutterstock.

Vườn quốc gia Bromo – Tengger – Semeru, Indonesia có diện tích 800 km2 nằm ở trung tâm Đông Java. Đây là khu vực bảo tồn duy nhất trên cả nước có biển cát dài 10 km gọi là Tengger, nơi xuất hiện 4 núi lửa Batok, Kursi, Watangan và Widodaren. Tuy nhiên, ở đây chỉ có một núi lửa còn hoạt động là Bromo. Ở phía nam của công viên là cao nguyên được phân chia bởi thung lũng và sở hữu những hồ nước đẹp. Ảnh: Shutterstock.

Được mệnh danh là Vùng đất của các vị thần, Bali thu hút du khách với vẻ đẹp tự nhiên của những ngọn núi trùng điệp, ruộng bậc thang tươi tốt toát lên vẻ yên bình. Nơi đây cũng nổi tiếng là thiên đường lướt sóng với những bãi biển và khu nghỉ mát sang trọng. Dạo quanh Bali, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi đền chạm khắc cầu kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Rất hiếm nơi nào trên thế giới có hoàng hôn ấn tượng như ở đồng bằng Bagan, Myanmar, nơi có hàng nghìn ngôi đền cổ kính. Những ngôi đền, chùa ở đây không quá kỳ vĩ hay uy nghi nhưng xuất hiện dày đặc. Có khoảng 13.000 ngôi đền có mặt ở thành phố Bagan, thủ đô của Vương quốc Pagan cổ đại. Đến nay còn khoảng 2.000 di tích còn xót lại và bảo tồn. Ảnh: Shutterstock.

Những sườn đồi ở Ifugao, Phillipines được bao phủ bởi ruộng bậc thang được hình thành từ hàng nghìn năm trước, khi những người Vân Nam, Trung Quốc di cư tới đây. Trong mùa thu hoạch ở làng Banaue và Batad, khi cây lúa có màu vàng ruộm, thung lũng như phát sáng dưới ánh mặt trời. Ảnh: Shutterstock.

Nguồn: vnexpress.net

Khách đến các điểm du lịch tăng mạnh

Khách đến các điểm du lịch tăng mạnh

Lượng du khách tham quan vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Phú Quốc… đều tăng vào tuần qua.

Trong 3 ngày cuối tuần (29 – 31/5), có khoảng 6.000 lượt du khách đến huyện đảo Cô Tô tham quan, nghỉ dưỡng; lượng khách tới bảo tàng tỉnh trong ngày 31/5 khoảng 9.000 lượt. Trong tháng 5, lượng khách tới Quảng Ninh đạt trên 346.000 lượt. Trong đó, khách tham quan vịnh Hạ Long khoảng 111.000 lượt; thăm và nghỉ dưỡng tại khu di tích danh thắng Yên Tử khoảng 10.000 lượt.

Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, chỉ tính riêng ngày 31/5, tổng lượng khách đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 68.000 lượt, cao nhất trong tháng 5/2020. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy du lịch địa phương bắt đầu phục hồi.

Ông Phạm Hà, CEO Luxury Travel, doanh nghiệp khai thác du thuyền trên Vịnh cho biết: “Hành trình quần đảo Cát Bà vào các ngày cuối tuần, đặc biệt là ngủ một đêm trên du thuyền được khách lựa chọn nhiều, đã đầy chỗ đến hết tháng 8”. Ông cho biết thêm, tàu Emperor Cruises mà công ty đang khai thác cũng bắt đầu hoạt động trở lại với tín hiệu bán chỗ rất tốt. Lượng khách trong tháng 5 chủ yếu đến từ miền Bắc, sang tháng 6 đã bắt đầu có đoàn từ TP HCM.

Ông Lê Chiêu Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng tại Quảng Bình, cũng cho biết, trong hai ngày 30 – 31/5, lượng khách tới Phong Nha – Kẻ Bàng đạt hơn 3.000 lượt, tăng 4,6% so với tuần trước đó.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên – Huế cho biết, trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, lượng khách tham quan các điểm di tích trên địa bàn đạt gần 6.000 lượt, tăng khoảng 1.000 lượt so với thời điểm tuần trước đó; khách lưu trú trong 3 ngày cuối tuần đạt khoảng 1.500 lượt.

Khách đến các điểm du lịch tăng mạnh

Khách xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Phù Cát chiều 30/5. Ảnh: Phạm Huyền.

Tại Quy Nhơn, Bình Định, đại diện tập đoàn FLC cũng cho biết, sau thời gian hết giãn cách xã hội, lượng khách tới lưu trú lại quần thể nghĩ dưỡng này vào dịp cuối tuần khoảng 1.000 khách mỗi ngày và lúc cao điểm tới 1.300. Vào những ngày trong tuần, lượng khách đạt khoảng vài trăm người mỗi ngày.

Đại diện Vietravel cũng cho biết, hiện nay, khách hàng đăng ký mua tour trọn gói đi Sa Pa, Quy Nhơn, Phú Quốc, miền Trung (khởi hành từ TP HCM) và tour đi Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sa Pa (khởi hành từ đầu Hà Nội) khá nhiều.

“Mỗi ngày, có khoảng hơn 1.000 lượt khách mua tour. Có ngày cao điểm, lượng khách mua tour lên đến gần 2.000 lượt. Chỉ tính riêng thị trường TP HCM, mỗi ngày có khoảng 100 lượt khách mua một đường tour”, đại diện Vietravel cho biết thêm, các đường tour free & easy đi Vũng Tàu, Đà Lạt, miền Tây cũng được khá nhiều du khách lựa chọn.

Tại TP HCM, tuần vừa qua, lượng khách tới Đầm Sen khoảng 6.000 lượt. Trong đó, chỉ tính riêng 31/5 đã gần 3.000 lượt khách, tăng gần 30% so với chủ nhật tuần trước. Từ ngày 1/7 – 15/7, nơi này áp dụng chương trình miễn vé vào cổng hoặc giảm 50% vé trọn gói cho khách có sinh nhật trong tháng 6, 7 và một người đi cùng.

Năm nay, do dịch bệnh, KDL Suối Tiên (Q.9, TP HCM) chỉ tổ chức Chợ nổi trái cây chứ không làm Lễ hội như mọi năm. Tuy nhiên, cũng thu hút khá đông người dân và du khách tới tham quan. Ảnh: Ngọc Ánh.

Năm nay, do dịch bệnh, KDL Suối Tiên (Q.9, TP HCM) chỉ tổ chức Chợ nổi trái cây chứ không làm Lễ hội như mọi năm. Chương trình vẫn thu hút khá đông người dân và du khách tới tham quan. Ảnh: Ngọc Ánh.

Trong khi đó, lượng khách tới Khu du lịch (KDL) Suối Tiên trong hai ngày cuối tuần khoảng 3.000 lượt. Riêng ngày chủ nhật (31/5) trên 2.200 lượt khách, tăng gần gấp đôi so với chủ nhật trước đó. “Dịp cuối tuần qua, chúng tôi cũng khai mạc Chợ nổi trái cây (kéo dài đến 28/6). Đây cũng là một trong những lý do thu hút du khách”, đại diện KDL Suối Tiên nói.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách, các hãng bay trong nước cũng khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa. Trong ngày 29/5, Vietnam Airlines khai thác các chuyến bay nội địa chở khách tăng 36% và đạt trên 300 chuyến bay. Từ sau ngày 23/4, thời điểm hết giãn cách xã hội, hãng đã vận chuyển hơn nửa triệu lượt khách bay nội địa. Công suất trên các đường bay Hà Nội – TP HCM, Hà Nội  TP HCM – Đà Nẵng luôn đạt khoảng 90%.

“Hiện nay, chúng tôi đang khai thác 46 đường bay nội địa. Trong tháng 6, Hãng có kế hoạch mở thêm 6 đường nội địa, nâng tổng số lên 52 đường bay nội địa. Dự báo tháng 6, Vietnam Airlines sẽ phục vụ khoảng 1,2 triệu lượt khách nội địa và sang tháng 7 sẽ phục vụ khoảng 1,5 triệu lượt khách nội địa”, đại diện hãng nói.

Vietjet Air cũng cho biết đã khai thác toàn bộ mạng bay nội địa như trước, công suất ghế đạt khoảng 90%. “Trong tháng 6, hãng vẫn khai thác hơn 300 chuyến bay/ngày. Sang tháng 7, bước vào du lịch hè nên tần suất khai thác có thể sẽ được nâng lên”, đại diện hãng cho biết.

Trong khi đó, Bamboo Airways cũng mở lại các đường bay nội địa. Hiện hãng khai thác gần 100 chuyến bay mỗi ngày. Trong tháng 6 khả năng sẽ tăng từ 120 – 150 chuyến một ngày. Sắp tới, hãng cũng tăng các chuyến tới Vinh, Quy Nhơn để phục vụ nhu cầu du lịch mùa hè.

Nguồn: vnexpress.net

3 ngày khám phá Quy Nhơn

3 ngày khám phá Quy Nhơn

BÌNH ĐỊNH – Ngoài Kỳ Co – Eo Gió, du khách đến Quy Nhơn nên ghé thêm làng chài Nhơn Hải, đi tour trong ngày ở Hòn Khô.

Ngày 1: Tháp Bánh Ít – Ghềnh Ráng – núi Vũng Chua

Buổi sáng:

Chọn giờ bay sớm bạn sẽ có thêm thời gian tham quan tháp Bánh Ít khi đi từ sân bay về trung tâm Quy Nhơn. Phương tiện đi lại thuận lợi nhất là taxi với giá 200.000 – 300.000 đồng/ chuyến. Nếu không thăm tháp Bánh Ít có thể đi xe buýt sân bay giá 50.000 đồng/ người.

Tháp nằm ở thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 17 km. Đây là khu đền tháp lớn nhất còn lại của Vương quốc Chăm Pa nằm ở Bình Định. Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận tháp Bánh Ít vào Top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất vào năm 2014.

Buổi chiều:

Tháp Đôi nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa, nay là đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Quy mô tháp còn lại nhỏ hơn tháp Bánh Ít nhưng đây cũng là điểm dừng không nên bỏ qua với người yêu thích lịch sử – văn hóa Chăm. Vé tham quan tháp 20.000 đồng/ người.

Ghềnh Ráng – Tiên Sa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4 km về phía đông nam. Ở đây bạn được thăm mộ Hàn Mặc Tử, Bãi Trứng, bãi tắm Tiên Sa. Trong đó bãi Trứng với hàng nghìn hòn đá, sỏi lớn tròn nhẵn như trứng là nơi thu hút nhiều tay máy đến sáng tác.

Khi trời chưa tắt nắng, bạn hãy lên đường Mộng Cầm đi qua quốc lộ 1D sẽ có một đoạn đường nhỏ dẫn lên núi Vũng Chua. Đường quanh co và dốc cao, bạn nên đi xe số, kiểm tra kỹ xe trước khi đi, và chắc tay lái. Từ đỉnh núi, bạn sẽ được ngắm toàn cảnh thành phố Quy Nhơn, cả bán đảo Phương Mai và cầu Thị Nại.

SĂN VÉ MÁY BAY ĐI QUY NHƠN GIÁ CHỈ TỪ 49K

Ngày 2: Đồi cát Phương Mai – Kỳ Co – Eo Gió

Buổi sáng:

Từ trung tâm thành phố đi đường Võ Nguyên Giáp tới cầu Thị Nại (từng là cầu vượt biển dài nhất Đông Dương). Qua cầu chính là bán đảo Phương Mai, nơi có những đồi cát vàng mịn trải dài dọc đường đi. Phong cảnh hai bên đường đi Kỳ Co – Eo Gió rất đẹp.

Buổi sáng trời còn mát mẻ thích hợp để bạn trượt cát và chụp hình ở khu đồi cát Phương Mai. Vì đồi cát còn khá hoang sơ và chưa được khai thác hết nên dịch vụ ở đồi cát rất ít, bạn nên tự trang bị vật dụng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Buổi Chiều:

Phần lớn khách đến Kỳ Co bằng cách đi thuyền, cano từ Eo Gió, nhưng tuyến đường bộ tới Kỳ Co đã phổ biến hơn nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ thích tự lái xe máy. Qua cổng khu du lịch Kỳ Co, bạn mua vé tham quan 100.000 đồng/ người và vé xe trung chuyển chặng cuối 40.000 đồng/ người. Ngoài dịch vụ tắm biển khách ở Kỳ Co có thể thuê moto nước, lặn ngắm san hô, chèo kayak, đi bộ dưới đáy biển, hoặc đơn giản hơn là thuê chòi nghỉ mát…

Đến Eo Gió, mua vé 25.000 đồng bạn sẽ tới con đường đi bộ ven biển độc đáo, leo lên các ngọn đồi để ngắm cảnh biển bao la, vui chơi ở các bãi đá… Rời Eo Gió, bạn có thể kết hợp đi làng chài Nhơn Lý, thăm Tịnh xá Ngọc Hòa, chùa Linh Phong – nơi có tượng Phật Thích Ca ngồi lớn nhất Đông Nam Á…

Ngoài cách tự đi, các tour một ngày đi Kỳ Co – Eo Gió là lựa chọn thích hợp nhất. Tour một ngày bao gồm các hoạt động đi cano, lặn ngắm san hô, ăn trưa hải sản, xe đưa đón tại khách sạn… giá khoảng 700.000 đồng/người.

Ngày 3: Làng chài Nhơn Hải – Hòn Khô

Hướng đi làng chài Nhơn Hải chính là lối rẽ ngược với đường đi Kỳ Co – Eo Gió. Tại đây dân địa phương thường tổ chức tour trong ngày, đi cano ra đảo chỉ 10 phút và giá chỉ 300.000 đồng/ người. Ở Hòn Khô, khách có thể lặn ngắm san hô, thuê phao bơi, moto nước, ăn hải sản.

Lưu ý thêm:

Di chuyển:

Hiện tại, các hãng bay Việt Nam đều có chương trình giảm giá vé kích cầu du lịch nội địa nên dù vào hè, vé Hà Nội hoặc TP HCM đến Quy Nhơn chỉ từ 1,1 – 1,5 triệu đồng/ vé khứ hồi. Để đi lại trong thành phố, bạn có thể thuê xe máy giá chỉ 100.000 – 150.000 đồng/ ngày.

Ăn uống:

Các món ngon Quy Nhơn phải thử là: bánh xèo tôm nhảy, bánh căn, bánh hỏi cháo lòng, nem nướng hải sản như tôm hùm, mực, cua, ghẹ, các loại ốc… Những con đường để bạn tìm được các quán ngon là Xuân Diệu, Ngọc Hân Công Chúa, Nguyễn Huệ…

Nơi nghỉ:

Khách sạn, homestay, hostel tại Quy Nhơn có giá nghỉ rất mềm, chỉ từ 130.000 – 500.000 đồng/ đêm bạn cũng có thể kiếm được chỗ ở ngay trung tâm thành phố, gần biển.

Nguồn: vnexpress.net