Nhiều khách vô tư dùng điện thoại trên máy bay bị xử phạt

Nhà chức trách hàng không sân bay quốc tế  Tân Sơn Nhất vừa quyết định xử phạt một hành khách đi trên chuyến bay của Vietjet Air do người này có hành vi sử dụng điện thoại dù đã được tiếp viên nhắc nhở.

Theo đó, nhà chức trách hàng không đã phải đề nghị lực lượng an ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất ra tận sân đỗ máy bay để hỗ trợ hãng hàng không Vietjet Air đưa hành khách N.T.H.D đi trên chuyến bay VJ641 từ Đà Nẵng về TP.HCM về trụ sở Cảng vụ hàng không miền Nam để xử lý vi phạm.

Theo đó, dù đã được nhắc nhở nhưng hành khách D. vẫn cố tình sử dụng điện thoại di động trên máy bay.

Mới đó, một hành khách khác tên N.H.T đi từ Singapore về TP.HCM cũng bị lập biên bản xử phạt với lỗi tương tự.

ảnh 1

Nhiều hành khách vô tư dùng điện thoại trên máy bay đã bị xử phạt

Theo nhà chức trách hàng không, căn cứ vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, cá nhân “vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay”, khách đều bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Đầu tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam đã có Chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không chấn chỉnh đội ngũ tiếp viên hàng không phải nghiêm túc, kiên quyết nhắc nhở hành khách không sử dụng các thiết bị thu phát sóng, điện thoại di động, máy tính cá nhân, Ipad, tai nghe nhạc trên máy bay trong quá trình cất, hạ cánh.

Chỉ thị của Cục hàng không ban hành trong bối cảnh tình trạng hành khách sư dụng điện thoại khi máy bay chuẩn bị cất và hạ cánh diễn ra khá phổ biến.

Thậm chí, nhiều trường hợp, hành khách cố tình sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng khi máy bay chuẩn bị cất/hạ cánh dù tiếp viên biết nhưng cũng không nhắc nhở hay lập biên bản.

Được biết, một tổ tiếp viên hàng không trên chuyến bay VN1382 từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Liên Khương đã bị Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kiểm điểm vì để hành khách vô tư sử dụng điện thoại trong lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, dù tiếp viên ngồi gần đó biết nhưng lại không nhắc nhở.

Theo quy trình, trên máy bay, nếu phát hiện vi phạm, tiếp viên phát hiện sẽ báo cho cơ trưởng lập biên bản ngay trên máy bay. Sau đó, vụ việc sẽ được chuyển cho cảng vụ hàng không ở các sân bay để ra quyết định xử phạt.

Nguồn: anninhthudo.vn

Chú chó giúp hải quan Mỹ phát hiện hành khách giấu đầu heo quay trong vali

Thịt lợn và các sản phẩm làm từ thịt lợn bị cấm tự do đưa vào Mỹ để phòng tránh dịch bệnh.

Một con chó thuộc đội cảnh khuyển “Beagle Brigade” của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã phát hiện một chiếc đầu heo quay giấu trong vali của hành khách bay từ Ecuador. Người này tới sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, Fox đưa tin ngày 16/10.

Lực lượng hải quan thu giữ và tiêu huỷ con heo nặng gần một kg. Ảnh: Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ.

Lực lượng hải quan thu giữ và tiêu huỷ đầu heo nặng gần một kg. Ảnh: Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ.

Carey Davis, sĩ quan CBP, phát biểu: “Chúng tôi ngăn chặn những nông sản bị cấm vào Mỹ, phòng chống thuốc trừ sâu và mầm bệnh từ động vật truyền nhiễm. Vụ bắt giữ này thể hiện kỹ năng chuyên môn của những đồng sự bốn chân thuộc đội K-9 trong quá trình bảo vệ Mỹ”.

Chú cảnh khuyển lập công trong vụ này là Hardy, gia nhập CBP sau khoá huấn luyện tại trung tâm đào tạo chó nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Georgia.

Mỹ cấm nhập bất kỳ sản phẩm nào làm từ thịt heo từ các châu lục khác, để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm như lở mồm long móng hay cúm, theo Fox 5. Hành khách tới Mỹ được hỗ trợ khai hải quan và trình báo mọi loại trái cây, rau củ hay thức ăn với lực lượng CBP.

Nguồn: vnexpress.net

Những vật dụng thường bị khách lấy cắp trên máy bay

Trong các chuyến bay thương mại, những vật phẩm thường bị lấy đi gồm cốc cà phê, dao kéo, chăn và áo phao.

Joyce Kirby, cựu tiếp viên hàng không Mỹ, kể rằng các hành khách thường xuyên lấy trộm đồ cứu sinh dưới chỗ ngồi của mình trước khi rời khỏi máy bay. “Chúng tôi phải kiểm tra từng chỗ ngồi sau chuyến bay để đảm bảo mỗi hành khách có một chiếc áo phao cứu sinh trong trường hợp khẩn cấp”, Kirby nhớ lại.

Cựu tiếp viên hàng không Joyce Kirby nói hành khách thường xuyên lấy đi áo phao dưới ghế của họ. Ảnh: Independent.

Cựu tiếp viên hàng không Joyce Kirby nói hành khách thường xuyên đem áo phao dưới ghế về nhà. Ảnh: Independent.

Theo Washington Post, chưa có khảo sát nào thống kê tình trạng mất cắp trên máy bay và các hãng hàng không cũng không công bố những vụ trộm. Riêng United Airlines đã gửi một bản nhắc nhở phi hành đoàn về những đồ dùng dễ bị hành khách lấy. “Ngay cả khi chỉ một số ít các vật dụng này bị lấy khỏi mỗi chuyến bay, chúng ta có thể mất tới hàng triệu đô la một năm”, hãng này cảnh báo.

Những vật dụng thường bị khách lấy khỏi máy bay:

Túi nôn: Những hành khách như Clemens Sehi thích sưu tầm những thứ này. “Đó là một sở thích của tôi khi lấy những chiếc túi nôn làm quà lưu niệm”, anh nói. Sehi hiện là giám đốc sáng tạo và nhà văn làm việc ở Berlin (Đức). Anh không coi việc này là hành động trộm cắp.

Sehi đã thu thập được 250 chiếc túi nôn từ 50 nước, bao gồm cả túi của những hãng hàng không đã ngưng hoạt động. Chiếc túi nôn được anh đánh giá cao nhất là của hãng Aero Lloyd (Đức) đã ngừng bay từ năm 2003.

Đồ dùng trong ăn uống: Một số người thừa nhận đã lấy đi đĩa, dao, thìa, đồ thủy tinh, bình muối và hạt tiêu của các hãng hàng không.

Rõ ràng, tái sử dụng đồ nhựa là rất đúng đắn, nhưng tốt nhất bạn nên hỏi xin tiếp viên. Valerio Violo, kỹ sư xây dựng từ Copenhagen (Đan Mạch), đã làm vậy trên chuyến bay của hãng Lufthansa: “Khi tôi hỏi tiếp viên tôi có thể mua chiếc cốc cà phê này không, cô ấy đã cho tôi hai cái. Họ thực sự rất tốt bụng”.

Bàn ăn trên máy bay. Ảnh: SouthernLiving.

Bàn ăn trên máy bay. Ảnh: SouthernLiving.

Gối và chăn: Simah Etgar không cảm thấy có vấn đề gì khi lấy chăn trên các chuyến bay của mình. Theo cô, đây là một “việc làm tốt” bởi cô tặng những chiếc chăn này cho một trường học ở vùng Raisinghnagar, Ấn Độ. Đây là một khu vực thu nhập thấp, nơi cô dạy tiếng Anh.

Vé của một số hãng hàng không như JetBlue bao gồm chăn cho hành khách. Theo quy tắc chung, bạn không thể lấy chăn nếu tiếp viên hàng thông báo rằng bạn không được lấy nó, hoặc có loa thông báo “Tiếp viên sẽ thu lại gối và chăn của bạn” hoặc quy định in trên thẻ gắn với bộ đồ dùng.

Ngoài ra, nhiều người còn lấy những món đồ gây ngạc nhiên với phi hành đoàn và các hành khách khác. Chẳng hạn như biển báo “Life vest under your seat” (Áo phao đặt bên dưới), bàn ăn và phù hiệu trên áo đồng phục của tiếp viên.

Lý do tình trạng này xảy ra

Nếu hành khách lấy đi mọi thứ có thể khi họ rời khỏi máy bay, điều này nói lên nhiều thứ về ngành hàng không.

Cách đây không lâu, Christopher Elliott, phóng viên của tờ Washington Post đã xem xét kỹ vấn đề những vật dụng trong khách sạn bị biến mất. Các chuyên gia cho rằng chi phí đặt phòng khiến cho khách hàng nghĩ rằng giá đó đã bao gồm mọi thứ trong phòng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trộm đồ gia tăng. Vấn đề của hãng hàng không cũng tương tự. Bất cứ dịch vụ nào cũng tính phí, và hành khách không phải lúc nào cũng có cơ hội lựa chọn trả tiền hay không trả tiền cho một dịch vụ nào đó. Họ lấy cắp đồ vì tức giận.

Khi hãng hàng không tính giá “cắt cổ” cho một món ăn nhạt nhẽo, khách dễ lấy đó làm lý do biện minh cho việc lấy trộm một túi bánh quy từ bếp trên máy bay. Tương tự, khi hãng bay tính phí một chỗ ngồi cao cấp, khách có thể cho rằng mức giá đó đã gồm chăn, gối.

Andrew Mondia, diễn viên ở Toronto (Canada) nói: “Hầu hết hành khách biết mình được phép lấy gì. Nếu đó là đồ dùng một lần, bạn có thể lấy nó. Nếu không chắc, hãy hỏi tiếp viên”.

Không phải tất cả đều tiêu cực

Gối, chăn biến mất khiến hãng hàng không thiệt hại nhưng có một số mặt tích cực trong vấn đề này. Nick Richards, giám đốc chiến lược trải nghiệm khách hàng và dịch vụ cao cấp tại American Airlines, cho biết, anh tự hào vì hãng bay của anh đang sản xuất bộ chăn gối khiến hành khách muốn mang về nhà.

“Nó làm cho chúng tôi hạnh phúc khi thấy khách hàng thích chăn gối trên máy bay, đến nỗi họ muốn giữ lại chúng khi hạ cánh”, Jonathan Guerin, phát ngôn viên của United Airlines, nói. Hãng này bán các sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến, chăn bông giá 59,99 USD và gối giá 27,99 USD.

Bộ chăn gối trên máy bay. Ảnh: DevilsLakeJournal.

Bộ chăn gối trên máy bay. Ảnh: DevilsLakeJournal.

“Khi sản phẩm ở nhà của khách, dù được mua hay bị đánh cắp, các hãng lại coi đó là phương tiện quảng cáo cố định. Nó giống như một lời nhắc nhở khách hàng rằng họ có trải nghiệm tuyệt vời với một hãng hàng không, đủ để mang vật dụng trên máy bay về làm đồ lưu niệm. Có lẽ, nhiều khả năng họ sẽ đặt vé của chúng tôi một lần nữa”, Guerin nói thêm.

Theo Kiều Dương, vnexpress.net

Thử nhập vai nhân viên an ninh, phát hiện đồ cấm qua máy quét

Bạn có hơn 60 giây để tìm những vật dụng bị cấm mang lên máy bay trong hành lý xách tay của hành khách.

Ban quản lý an ninh sân bay Heathrow – cảng hàng không sầm uất nhất tại Anh, giới thiệu bài kiểm tra tương tác, để hành khách trải nghiệm công việc thường ngày của các nhân viên tại cửa an ninh sân bay.

Hãy bật video dưới đây để bắt đầu trò chơi.

Video: Heathrow Airport.

Dưới đây là thẻ trò chơi với những vật dụng khả nghi để bạn tự đánh giá chúng có bị cấm mang lên máy bay hay không, từ đó tìm ra đáp án chính xác.

Ảnh: Heathrow Airport.

Ảnh: Heathrow Airport.

Xem đáp án bên dưới


Continue reading “Thử nhập vai nhân viên an ninh, phát hiện đồ cấm qua máy quét”

Những lời phàn nàn không tưởng của du khách trên khắp thế giới

“Có một hòn đá trên bãi biển”, “bãi tắm nhiều cát quá” hay “đỉnh núi quá cao” là một số lời phê bình từ những vị khách khó tính.

Lusty Glaze được nhiều tờ báo uy tín như The Times và The Sunday Timesbình chọn là bãi biển đẹp nhất nước Anh năm 2017. Tuy nhiên điểm du lịch này từng hứng nhiều lời phàn nàn từ dư luận.

Đại diện của một bãi tắm tư nhân tại Lusty Glaze mới đây đăng tải lời phê bình của một vị khách đau chân vì vấp phải đá: “Ai đó cần xử lý hòn đá này đi, nó ẩn giữa những cơn sóng và chẳng ai có thể nhìn thấy cả!”.

Hơn 100 người đã bình luận về yêu cầu nực cười này, một tài khoản viết: “Điều gì đang xảy ra với những bãi biển của chúng ta vậy?”.

Bài biển Lusty Glaze. Ảnh: James Evans.

Bài biển Lusty Glaze. Ảnh: James Evans.

Theo Guardian, những nhân viên tại Lusty Glaze tiết lộ đây không phải lời phàn nàn kỳ cục nhất họ từng nhận trong nhiều năm trở lại. Điển hình là những câu hỏi như “Mấy giờ thì sóng bắt đầu vỗ vào bờ?” hay “Khi nào cá heo sẽ xuất hiện?”.

Năm 2014, một tài khoản TripAdvisor từng đánh giá một sao cho ngọn núi cao nhất của Vương quốc Anh – Ben Nevis, kèm lời kêu ca rằng “nó quá dốc và cao”. Người dùng GrimTraveller viết: “Mất quá nhiều thời gian để trèo lên. Đoạn trèo xuống thì chán ngắt và cũng tốn thời gian không kém… điểm tham quan này miễn phí nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi nếu có ai trả tiền để leo núi”.

Đỉnh Ben Nevis cao 1.345 m, cao nhất tại quần đảo Anh. Ảnh: BBC.

Đỉnh Ben Nevis cao hơn 1.300 m, cao nhất tại quần đảo Anh. Ảnh: BBC.

Không chỉ tại Anh, nhiều điểm đến trên khắp thế giới đều không thể chiều lòng các du khách khó tính nhất. Một du khách cho rằng thung lũng Grand Canyon trứ danh của Mỹ là nơi “không có gì đặc sắc”. Trong khi đó một người khác gọi nhà hát con sò Sydney Opera House của Australia là “hộp carton đựng trứng ngu ngốc”.

Thực tế, không có điểm tham quan nào trên thế giới chưa từng bị đánh giá một sao trên các mạng xã hội. Một khách tới bảo tàng Louvre (Pháp) tiết lộ mình mất tới 30 năm mới tận mắt chứng kiến phòng tranh Paris, nhưng cảm thấy “nó chẳng thú vị chút nào”.

Bảo tàng Louvre là điểm đến hàng đầu tại Paris. Ảnh: Global Times.

Bảo tàng Louvre là điểm đến hàng đầu tại Paris. Ảnh: Global Times.

Hãng hàng không Thomas Cook từng thực hiện khảo sát, thu thập nhiều lời chê hơn từ du khách. “Trên đường đến Goa ở Ấn Độ, tôi cảm thấy thật kinh khủng khi phát hiện ra rằng gần như mọi cửa hàng đều phục vụ cà ri. Tôi không thích đồ ăn cay”, một người chia sẻ. “Cần phải cấm để ngực trần tắm nắng trên bãi biển. Kỳ nghỉ hỏng bét, bởi chồng tôi dành cả ngày ngắm nhìn những phụ nữ khác”, một người cho hay.

Bãi biển gần như gây nhiều rắc rối hơn các điểm đến khác, bởi một du khách từng phàn nàn rằng: “Cát ở đây không giống trên tờ rơi”; hay “Bãi biển này nhiều cát quá”.

Thực tế, người dùng internet cũng có câu hỏi dành cho các du khách khó tính rằng nếu đã không thích, tại sao họ còn rời khỏi nhà, Guardian đưa tin.

Theo Chấn Lâm, vnexpress.net

Hết tiền, du khách Đài Loan phải ngủ ở sân bay một tuần

Người đàn ông không tắm, chỉ cố cầm cự bằng bánh mì và đồ hộp ở sân bay Perth, Australia, đợi đến ngày được bay về nhà.

Lee Chi Lin, 24 tuổi, đến Australia từ tháng 7. Theo Perth Now, người đàn ông không thể tìm việc ở Tây Australia và dần tiêu hết số tiền mình có.

Không thể đổi vé máy bay đã đặt trước ngày 5/10 để về nước, Lee quyết định dọn đồ tới sân bay Perth ngủ. Ban đầu anh lên kế hoạch ngủ trong công viên song trời quá lạnh.

Lee bị cảnh sát Australia tìm thấy khi đang lang thang ở sân bay. Ảnh: News.

Lee bị cảnh sát Australia tìm thấy khi đang lang thang ở sân bay. Ảnh: News.

Cuối tháng 8, khi bị cảnh sát liên bang Australia phát hiện, Lee đã ăn bánh mì, mì gói và cá ngừ suốt một tuần. Người này cũng không ngủ trọn giấc hay tắm rửa. Cảnh sát liên hệ với lực lượng biên giới Australia và nhân viên mặt đất của hãng hàng không để yêu cầu giúp đỡ.

Kathryn Weeks, quản lý dịch vụ khách hàng cho hãng hàng không Menzies, cho biết đã sắp xếp được chuyến bay cho Lee trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo. “Anh ta nói ổn. Anh ta khá khiêm tốn, nói tiếng Anh tốt và rất biết ơn khi được tôi giúp đỡ”, bà Weeks chia sẻ.

“Tôi rất vui khi có thể về nhà nhanh chóng. Thật tuyệt khi tôi được gặp những người tốt”, Lee nói và gửi lời cảm tới những người dân Australia.

Theo Vân Phạm, vnexpress.net

Giải mã những câu hỏi kinh điển của hành khách khi bay

Máy bay tự lái là chính hay phải có phi công, có thể mở cửa máy bay khi trên trời không là những câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Dưới đây là một số câu hỏi và đáp án trong bài phỏng vấn 2.135 hành khách của hãng Jet Cost, theo News.

Máy bay có xả chất thải bồn cầu trên không?

53% người tham gia phỏng vấn nghĩ rằng chất thải bồn cầu được dự trữ lại trên máy bay, trong khi 39% người cho rằng nó được xả thẳng trên không.

Đáp án: Chất thải bị hút qua chân không tới một bình chứa khổng lồ trên máy bay và được nhân viên mặt đất hút sạch ra ngoài ngay khi máy bay hạ cánh.

Nhà vệ sinh trên máy bay thường được xếp ở khu vực đuôi. Ảnh: News.

Nhà vệ sinh trên máy bay thường được xếp ở khu vực đuôi. Ảnh: News.

Bồn cầu có bị tắc trên máy bay?

12% hành khách cho rằng tình trạng này có thể xảy ra trên một chuyến bay.

Đáp án: Hệ thống chân không trong toilet máy bay chỉ hoạt động vào lúc ống xả mở. Những bồn cầu được thiết kế để ngăn chặn sự cố này. Bạn hãy yên tâm không bao giờ có chuyện này xảy ra.

Máy bay có thể bay ở độ cao bao nhiêu?

42% người tham gia phỏng vấn cho rằng máy bay thương mại bay được ở độ cao 9.000 -12.000 m. 11% cho rằng nó bay trên 18.500 m. 7% trả lời máy bay chỉ bay ở 3.000 m hoặc thấp hơn.

Đáp án: Độ cao hành trình của máy bay thương mại có thể chênh lệch trong khoảng 10.000- 12.800 m. Tuy nhiên, thông thường máy bay ở độ cao 10.600 m.

Máy bay có thể bay nhanh như thế nào?

21% số hành khách tham gia cho biết máy bay thương mại thường bay ở tốc độ 800-960 km/h, 51% cho rằng tốc độ này khoảng từ 320-480 km/h và 5% cho rằng nó từ 160 km/h đổ xuống.

Đáp án: Tốc độ bay trung bình của một máy bay thương mại thường 885-930 km/h, song có thể xuống 740 km/h.

Máy bay bay nhanh hơn nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: News.

Máy bay bay nhanh hơn nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: News.

Có thể mở cửa khi máy bay đang trên không?

Có đến 74% số người nghĩ rằng có thể mở cửa máy bay thương mại khi đang trên không trung.

Đáp án: Khi máy bay đang trên không trung, áp suất trong cabin và bên ngoài chênh lệch rất lớn, khiến cửa máy bay không thể mở, trừ một sức mạnh siêu nhiên nào đó.

Máy bay có thể tự bay?

Máy bay là những cỗ máy thông minh nên 15% người trả lời rằng chúng có thể tự bay.

Đáp án: Mặc dù máy bay có chế độ tự lái để giúp hạ cánh, song phi công vẫn cần lập trình và chế độ này chỉ hoạt động trong điều kiện không có gió. Phần lớn phi công hạ cánh theo cách thủ công. Các máy bay thương mại hiện hành cũng không được trang bị thiết bị cất cánh tự động.

Phi công là nghề mơ ước của nhiều người, vì lương cao và được đi khắp nơi trên thế giới miễn phí. Ảnh: News.

Phi công là nghề mơ ước của nhiều người, vì lương cao và được đi khắp nơi trên thế giới miễn phí. Ảnh: News.

Theo Vân Phạm, vnexpress.net

Hải quan Tân Sơn Nhất bắt 57 kg cần sa chuyển về từ Mỹ

 

Một đường dây vận chuyển cần sa từ Mỹ về Việt Nam qua đường hàng không vừa bị Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) triệt phá.

Ngày 26-8, thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết cơ quan này vừa đã triệt phá đường dây vận chuyển cần sa từ Mỹ về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Các đối tượng đã bị bắt giữ qua việc xác lập chuyên án và xây dựng kế hoạch trước đó.

Theo thông tin ban đầu, lô hàng cần sa trên được gửi từ California và Philadelphia (Mỹ) về Việt Nam cho các đối tượng T.T.P (51 tuổi), D.Q.D (42 tuổi, cùng ngụ quận Bình Thạnh); N.V.T (49 tuổi,  ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) và N.P.H (19 tuổi; ngụ huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).

Hải quan Tân Sơn Nhất bắt 57 kg cần sa chuyển về từ Mỹ - Ảnh 1.

Một phần trong số cần sa bị phát hiện, bắt giữ. Ảnh: Cơ quan hải quan cung cấp

Để qua mắt cơ quan hải quan, các đối tượng đã chia nhỏ số lượng cần sa trên, giấu trong nhiều lô hàng thực phẩm, mỹ phẩm và gửi về Việt Nam theo nhiều thời gian khác nhau.

Tuy nhiên, nhờ sử dụng hiệu quả các biện pháp thu thập thông tin kết hợp chó nghiệp vụ và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, cơ quan hải quan đã phát hiện, bắt giữ 5,24 kg cần sa được chia nhỏ thành nhiều phần, đóng gói rất kỹ trong các túi nylon hút chân không được giấu tinh vi trong nhiều kiện hàng thực phẩm, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã triệt phá 42 lô hàng trong đường dây vận chuyển trái phép cần sa từ Mỹ về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng trọng lượng lên đến gần 57kg.

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất, cần sa được người nhập cư trồng nhiều ở Canada bởi ở nước này việc trồng cần sa chỉ là một tội nhẹ. Ngay cả sau khi bị bắt và kết tội, chỉ có 10% người bị đi tù nên dân nhập cư ở Canada tranh nhau trồng cần sa, bán qua Mỹ.

Hiện nay, tại một số bang của Mỹ như Washinhton, California, Oregon, Colorado, Alaska, việc bán, sử dụng cần sa cho mục đích giải trí là hợp pháp, dù vẫn bị cấm ở mức liên bang.

Dân chuyên trồng cần sa ở Canada thay đổi chiến thuật, di chuyển sang Mỹ (Seattle, San Francisco, Houston, và ngay cả vùng San Gabriel Valley phía Đông của Los Angeles) để trồng cần sa. Từ đây, cần sa được đóng gói, cất giấu và vận chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.

Theo Thái Phương, nld.com.vn

Các nữ du khách ẩu đả để tranh góc selfie đẹp tại Italy

Hai nữ du khách không chịu nhường nhau chỗ chụp ảnh, kéo theo người thân của họ lao vào hỗn chiến ở đài phun nước tại Rome.

Sự việc xảy ra vào tối 8/8 ở đài phun nước Trevi, Rome, Italy. Một nữ du khách Hà Lan 19 tuổi và một người phụ nữ Mỹ 44 tuổi muốn chụp ảnh ở cùng một vị trí. Đó là nơi ánh đèn hắt sáng xuống đài phun nước tạo ra khung cảnh đẹp nhất.

Theo Guardian, cả hai bắt đầu to tiếng và nhanh chóng lao vào đấm đá nhau. Sáu người khác là người thân của họ cũng vào cuộc.

Video: News Leak.

Nhận thông báo, hai cảnh sát nhanh chóng có mặt để giải hòa. Tuy nhiên, vụ lộn xộn vẫn tiếp tục khiến hai cảnh sát nữa được điều tới hiện trường để can thiệp.

Sau trận ẩu đả, cả tám người tham gia đều bị thương và bầm tím. Cảnh sát cho biết, những du khách trên sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Đài phun nước Trevi là công trình do Nicola Salvi thiết kế và Giuseppe Pannini hoàn thiện vào năm 1762. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Rome.

Vụ ẩu đả trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ủy viên hội đồng thành phố Rome, Andrea Coia, tiết lộ kế hoạch hạn chế khách tới đài phun nước Trevi, để tránh tình trạng quá tải. Theo Telegraph, ý tưởng cho du khách xếp hàng vào tham quan đang được ban quản lý cân nhắc.

Nguồn: vnexpress.net

Những món ăn tồi tệ được phục vụ trên máy bay

Vị giác của khách bị thay đổi khi ở trên cao nhưng không thể phủ nhận nhiều hãng đã cẩu thả khi chuẩn bị các suất ăn.

Theo Insider, dưới đây là hình ảnh các bữa ăn bị khách hàng chê của một số hãng hàng không:

Bữa sáng của Safi Afghan Airlines năm 2012: Xúc xích và trứng tráng, bánh sừng bò, bánh mỳ và muffin chocolate.

Safi Afghan Airlines năm 2012: Xúc xích, trứng tráng, bánh sừng bò, bánh mì và muffin chocolate.

Bữa sáng Royal Brunei Airlines in 2009: Nấm, khoai tây nướng, xúc xích gà, cà chua và trứng tráng với phô mai.

Royal Brunei Airlines năm 2009: Nấm, khoai tây, xúc xích gà, cà chua, trứng tráng với phô mai.

Một bữa ăn Air Canada in 2014: Mì ống với nước sốt cà chua.

Air Canada năm 2014: Mì ống với nước sốt cà chua.

Aegean Airlines in 2011: Pasta với ô liu đen và phô mai feta

Aegean Airlines năm 2011: Pasta với ô liu và phô mai.

American Airlines năm 2014: Thịt bê nấu và nấm nấu nước xốt kem chua.

American Airlines năm 2014: Thịt bê và nấm nấu nước xốt kem chua.

Austrian Airlines năm 2015:

Austrian Airlines năm 2015: Mì sốt cà chua.

Lufthansa năm 2013: Cá hồi, cơm và thịt.

Lufthansa năm 2013: Cá hồi, cơm và thịt.

American Airlines năm 2013: Món súp.

American Airlines năm 2013: Món súp.

Malaysia Airlines năm 2010: Mì thịt gà.

Malaysia Airlines năm 2010: Mì thịt gà.

Emirates Airlines năm 2015: Cá với cơm, cà rốt và súp lơ.

Emirates Airlines năm 2015: Cơm, cá, cà rốt và súp lơ.

Ảnh: Insider

10 kiểu hành khách phá hỏng chuyến bay của bạn

Những người có cơ thể bốc mùi, ngả ghế quá nhiều, ngồi chắn cửa sổ… nằm trong danh sách thường bị ghét nhất.

Những chuyến bay dài có thể khiến bạn mệt mỏi, nhất là khi gặp phải những người ngồi gần khó chịu. Trang web xếp hạng sản phẩm và an toàn hàng không AirlineRatings đã tiến hành hỏi những người đi máy bay về các kiểu hành khách phiền toái nhất:

Hành khách có mùi cơ thểNhững hành khách có mùi thường không được chào đón trên một chuyến bay. Họ là những người bị phàn nàn nhiều nhất trên chuyến bay.

Có mùi cơ thể

Những hành khách có mùi thường không được chào đón trên một chuyến bay. Họ là những người bị phàn nàn nhiều nhất.

Những đứa trẻ nghịch ngợmKhông có gì ngạc nhiên khi hành khách không muốn giành thời gian giữ trẻ trong suốt chuyến bay của họ. Những du khách không quản con của họ là những người tiếp theo trong danh sách này.

Trẻ nghịch ngợm

Không có gì ngạc nhiên khi hành khách không muốn dành thời gian giữ trẻ trong suốt chuyến bay của họ. Những du khách không quản con của họ là những người tiếp theo trong danh sách này.

Hành khách ngả ghế ra sauHành  khách ngả ghế ra sau và chiếm chỗ để chân của người hàng xóm của họ  không bị coi thường như trước đây nhưng họ vẫn nằm trong số những người  gây phiền nhiễu nhất.

Ngả ghế ra sau

Việc ngả ghế và chiếm chỗ để chân của người ngồi phía sau không bị quá coi thường như trước đây nhưng những hành khách cư xử như vậy vẫn bị đánh giá thiếu lịch sự.

Hành khách chiếm tay vịn ghế ngồiHành  khách ngồi hàng ghế giữa là những người được dùng hai tay vịn, những  hành khách này lại thường chiếm gần hết tay vịn, điều đó gây khó chịu  cho những người ngồi cạnh họ.

Chiếm tay vịn ghế ngồi

Hành khách ngồi hàng ghế giữa là những người được dùng hai tay vịn. Một số người thường chiếm gần hết tay vịn, điều đó gây khó chịu cho những người ngồi cạnh họ.

Hành khách nhiều hành lý xách tayHành  khách ngày nay cũng cảm thấy khó chịu bởi số lượng hành lý xách tay  ngày càng tăng. Nếu bạn đang lên máy bay với hành lý quá mức hoặc cồng  kềnh, đừng ngạc nhiên khi bắt gặp một số ánh mắt không thiện cảm.

Nhiều hành lý xách tay

Nếu bạn lên máy bay với hành lý quá nhiều hoặc cồng kềnh, đừng ngạc nhiên khi bắt gặp một số ánh mắt không thiện cảm.

Hành khách yếu thậnMáy  bay hạng phổ thông thường hơi chật chội nên những hành khách thường  xuyên đi lại để sử dụng nhà vệ sinh là những người đứng top 6 gây bực  bội cho hành khách cùng chuyến bay.

“Chăm” dùng nhà vệ sinh

Khu vực ghế hạng phổ thông thường chật chội nên những hành khách thường xuyên đi lại để sử dụng nhà vệ sinh là những người đứng top 6 gây bực bội trên chuyến bay.

Hành khách nói nhiềuNói quá nhiều và quá lớn chắc chắn là một trong những điều làm người xung quanh khó chịu trong chuyến bay.

Nói nhiều

Nói quá nhiều và quá lớn chắc chắn là một trong những điều làm người xung quanh khó chịu trong chuyến bay.

Hành khách chiếm lối đi giữa tập thể dụcNhững  hành khách sử dụng lối đi giữa để tập thể dục trước chuyến bay, hoặc  thậm chí là giữa chuyến bay chắc chắn sẽ khiến những người bay cùng  không thoải mái.

Chiếm lối đi giữa tập thể dục

Những hành khách sử dụng lối đi giữa để tập thể dục trong chuyến bay khiến những người đi cùng không thoải mái.

Hành khách đòi hỏiHành  khách không chấp nhận những người bay cùng kiêu ngạo, đòi hỏi và liên  tục làm phiền tới các tiếp viên hàng không. Họ muốn nói rằng, đừng có  đối xử với phi hành đoàn như quản gia của riêng mình.

Hay đòi hỏi

Hành khách không chấp nhận những người bay cùng kiêu ngạo, đòi hỏi và liên tục làm phiền tới các tiếp viên hàng không. Bạn không nên đối xử với phi hành đoàn như quản gia của riêng mình.

Chắn cửa sổ máy bayMặc  dù điều này không phải là một hành vi xấu trong chuyến bay, nhưng theo  nhiều hành khách thì việc chắn cửa sổ vẫn là không nên. Hành khách không  nên chắn cửa sổ để người ngồi cạnh có thể nhìn ra ngoài và họ cũng nên  hỏi ý kiến người ngồi cạnh trước khi đóng cửa sổ lại.

Ngồi chắn cửa sổ máy bay

Điều này không phải là một hành vi xấu trong chuyến bay nhưng theo nhiều hành khách thì việc chắn cửa sổ vẫn là không nên. Bạn không nên chắn cửa sổ để người ngồi cạnh có thể nhìn ra ngoài và họ cũng nên hỏi ý kiến người ngồi cạnh trước khi đóng, mở cửa sổ.

Theo Lan Anh, vnexpress.net

Các lưu ý để không thành người khiếm nhã trên máy bay

Nếu bạn bay cùng con nhỏ, hãy kiểm soát những hành vi có thể gây ảnh hưởng đến người khác như trẻ quấy khóc, chạy nhảy…

Mùa hè là dịp cao điểm du lịch vì vậy lượng hành khách của các hãng hàng không đều rất lớn. Những ngày đông đúc như vậy thường nảy sinh nhiều chuyện… khiến một số người không kiểm soát được hành động cũng như cách ứng xử trên máy bay. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản giúp bạn giữ được hình ảnh lịch sự của bản thân:

Tập trung chú ý

Quan sát xung quanh giúp bạn đẩy nhanh quá trình làm thủ tục lên máy bay. Hãy đặt điện thoại xuống, để ý đến dòng người xếp hàng kiểm tra an ninh và khu vực lên máy bay. Bạn cần uống nước rồi vứt bỏ chai, lấy mọi chai lọ đựng chất lỏng và thiết bị điện tử khỏi túi trước khi đến quầy kiểm tra an ninh.

An ninh sân bay trên thế giới khác nhau như thế nào? Video: Business Insider.

Hiểu biết về chỗ ngồi 

Chỗ ngồi chật sẽ khiến bạn và những hành khách trên cùng chuyến bay cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, đừng cố lấn chiếm không gian của những người ngồi cạnh.

Khi bay với những hãng có chính sách mở về ghế ngồi, không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ chỗ trên máy bay cho bạn bè cùng chuyến. Gia đình có con nhỏ được ưu tiên xếp chỗ ngồi cùng nhau. Nếu tiếp viên hàng không yêu cầu bạn đổi chỗ cho một gia đình hoặc một người khác, bạn nên hợp tác với họ.

Trên những chuyến bay ngắn dưới 4 tiếng, bạn nên dựng thẳng lưng ghế. Trên các chuyến bay dài hơn, bạn có thể ngả một chút với sự cho phép của người ngồi sau và nên chỉnh ghế thẳng lại khi đến giờ ăn trên máy bay, để trả không gian cho hành khách phía sau bạn.

Nếu bạn bay cùng gia đình, hãy chú ý đến trẻ nhỏ. Bạn nên ngồi cạnh các bé để kiểm soát được những hành vi của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Đá chân lên ghế của người ngồi trước là hành động cần tuyệt đối tránh. Ảnh: Giphy.

Đá chân lên ghế của người ngồi trước là hành động cần tuyệt đối tránh. Ảnh: Giphy.

Biết không nên làm gì

Trên máy bay khá bí, những mùi lạ sẽ khiến mọi người khó chịu, nhất là mùi thức ăn. Bạn nên cân nhắc ăn trước hoặc sau chuyến bay, hay mang đồ ăn có mùi nhẹ lên máy bay. Ví dụ, bình thường một chiếc bánh burger sẽ có mùi rất thơm ngon, nhưng đa số hành khách sẽ thấy rất khó chịu khi ngửi thấy mùi burger trên máy bay, dù họ có thích ăn chúng hay không.

Đừng nói quá nhiều với những hành khách xung quanh bạn. Họ có thể sẽ không muốn nghe, hãy để ý đến những tín hiệu ngầm như họ không bao giờ hỏi lại, đeo tai nghe… Thay vào đó, bạn có thể đọc sách hoặc xem một bộ phim.

Giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh trên máy bay là phép lịch sự đối với những hành khách trên cùng chuyến với bạn. Bạn không nên cắt, sơn sửa móng tay trên khay đựng thức ăn. Bạn cũng không nên cởi giày dép.

Bạn cần tránh dùng nhà vệ sinh quá lâu. Bạn cũng không nên đi lại quá nhiều trên máy bay, đặc biệt khi ngồi ghế giữa hoặc cạnh cửa sổ.

Khách Tây “đứng hình” khi thấy hành khách cắt móng chân trên chuyến bay đến Việt Nam. Video: Sun.

Không can thiệp chuyện người khác

Bạn cần giữ bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra trên máy bay và báo lại với phi hành đoàn để họ xử lý. Dù có một cuộc cãi vã hay ẩu đả, phản ứng đầu tiên bạn cần tránh là rút điện thoại ra ghi hình.

Cuối cùng, một quy định bất thành văn nhưng vẫn cần phải nhắc đến chính là sex. Bạn đừng ân ái hoặc có bất cứ hành vi động chạm nhạy cảm nào trên máy bay.

Nguồn: vnexpress.net