Lo ngại về an toàn trên chuyến bay, một số hãng hàng không đã tìm đến các nhà thiết kế để cho ra đời đồng phục phòng ngừa nCoV.
Nguồn: vnexpress.net
Du lịch cùng atadi.vn
Lo ngại về an toàn trên chuyến bay, một số hãng hàng không đã tìm đến các nhà thiết kế để cho ra đời đồng phục phòng ngừa nCoV.
Nguồn: vnexpress.net
Thành phố Nha Trang rực rỡ màu hoa giấy giữa những ngày vắng vẻ trong và sau cách ly xã hội.
Nguồn: Ngô Đồng – Tâm Linh, vnexpress.net
Phố núi Đà Lạt và các vùng lân cận chìm trong sương giăng huyền ảo tựa miền cổ tích.
Nguồn: Trần Quang Anh – Huỳnh Phương, vnexpress.net
Cập nhật: 17h00 ngày 24.04.2020.
Lưu ý: Quy định có thể thay đổi tùy thời điểm, Quý khách vui lòng liên hệ ATADI để được cung cấp thông tin cập nhật mới nhất.
—
Do dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, các chuyến bay có thể bị HỦY khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng. Quý khách tham khảo Quy định của các Hãng đối với vé hủy trong giai đoạn này:
I. Vietjet Air:
Nhằm hỗ trợ hành khách trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh Covid19, Vietjet Air trân trọng thông báo phương án hỗ trợ áp dụng từ 17h00 ngày 24.04.2020 như sau:
1. Phạm vi áp dụng: Các chuyến bay Nội Địa của Vietjet Air hoãn hủy do dịch bệnh Covid19 và quy định của Chính Phủ được Vietjet Air thông báo chính thức.
2. Phương án hỗ trợ: Khách hàng lựa chọn 1 trong các phương án sau:
– Hỗ trợ CHUYẾN CHUYẾN giai đoạn từ 24.4.2020 – 31.5.2020 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ (Không áp dụng Chênh lệch giá vé – Trừ giai đoạn lễ 29.4.2020 – 3.5.2020). Không áp dụng cho việc đổi chặng bay (VD: SGN-HAN chuyển sang SGN-DAD)
– Tự động ghi nhận HOÀN BẢO LƯU cho các chuyến hoãn hủy đến hết ngày 30.4.2020 trong trường hợp khách hàng không lựa chọn chuyển chuyến bay. Khoản hoàn bảo lưu được sử dụng trong vòng 360 ngày như chính sách hiện hành.
II. Vietnam Airlines:
III. Jetstar Pacific:
Đối với vé hủy của Jetstar Pacific, khách hàng sẽ được Hãng hoàn vé dưới dạng voucher có giá trị tương đương số tiền hoàn. Voucher này sử dụng để thanh toán khi mua vé Jetstar cho lần sau.
Chạy dọc các tuyến đường Điện Biên Phủ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Quý Đôn… thời gian này không khó nhìn thấy những cánh hoa chò xoay trong gió, đáp xuống mặt đất, nằm yên trên những con đường thanh vắng giữa mùa COVID-19.
Đường phố Sài Gòn thời gian này không còn hối hả, những con đường vắng bóng xe cộ ngược xuôi vì người dân đang thực hiện cách ly xã hội để cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19. Hoa chò năm nay vì thế được dịp rơi phủ kín khắp mặt đường.
Hoa chò, còn gọi hoa dầu, hoa chong chóng xoay, thường nở rộ những ngày tháng 4. Hoa 2 cách lá, khi khô ngả màu vàng nâu, gặp gió rơi xuống xoay thành nhiều vòng như chiếc chong chóng rồi đáp xuống, rải thành thảm trên đường.
Mỗi lần có xe vụt qua, những cánh hoa chò lại “giật mình” nảy lên, tạo thành mảng màu riêng chỉ có ở Sài Gòn.
Cô Nguyễn Thị Dung (56 tuổi, quận 4) chia sẻ: “Lúc còn nhỏ, không có nhiều đồ chơi, tôi và các bạn trong xóm hay đợi mùa hoa chò để làm chong chóng chơi hoặc thả vào nước cho hoa nổi bồng bềnh. Giờ lớn tuổi nhưng tôi vẫn thích mùa hoa này vì khi hoa rơi nhìn thành phố yên bình lắm”.
Đây là chính sách bảo hiểm trễ chuyến, đổi chuyến mới thay cho chính sách cũ đã hết hiệu lực từ 30.03.2020.
Bạn nghĩ sao nếu có một dịch vụ bảo hiểm cho phép bạn được nhận bồi thường khi chuyến bay bị delay mà không cần bất cứ một thủ tục khiếu nại nào, với chi phí chỉ bằng một ly cà phê vợt?
Với gói “bảo hiểm trễ chuyến, đổi chuyến“, điều đó đã trở thành hiện thực. Theo đó, khi bạn mua gói bảo hiểm này cho chuyến bay của mình, nếu chuyến bay đó bị trễ hoặc bị đổi sang chuyến bay khác (thỏa mãn khung thời gian trễ theo quy định của bảo hiểm), bạn sẽ nhận được tiền bồi thường một cách hoàn toàn tự động mà không cần bất cứ thủ tục khiếu nại nào.
Điểm ưu việt của bảo hiểm này, đó là trong vòng 48h trước giờ khởi hành, nếu hành khách được hãng thông báo chuyến bay sẽ bị hoãn/ đổi, thì vẫn đủ điều kiện để được bồi thường, chứ không phải ra sân bay ngồi đợi thì mới được bồi thường. Bên cạnh đó, các lý do dẫn đến hoãn/ đổi chuyến như lý do thời tiết, lý do thương mại,… đều được chấp nhận bồi thường. Cần lưu ý rằng, những điểm này chính là sự khác biệt lớn của bảo hiểm delay ATADI đang phân phối so với các bảo hiểm khác trên thị trường. ATADI luôn tiên phong tìm kiếm những giải pháp nhằm bảo vệ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Về phí bảo hiểm, hãy ngồi vững đừng để “té ghế” nhé, khi mà: bạn chỉ cần bỏ ra 16.500 đồng/ 1 chiều (bằng một ly cà phê vợt) để được hưởng tất cả những quyền lợi nói trên. Đặc biệt, nếu bạn đi 2 chiều, mức phí bảo hiểm chỉ 30.000 đồng/ 2 chiều. (*)
Lưu ý:
Như vậy, nếu chuyến bay của bạn bị chậm đến 24 tiếng, bạn sẽ được nhận bồi thường lên tới 2.000.000 đồng sau khi hoàn thành chuyến bay (**). Số tiền bồi thường sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Tất cả những quyền lợi này do đối tác bảo hiểm của ATADI chi trả, chưa bao gồm những quyền lợi mà bạn còn được hưởng từ hãng hàng không đối với những chuyến bay chậm chuyến, đổi chuyến nữa đấy.
Chuyến bay bị delay là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, với dịch vụ bảo vệ toàn diện cho khách hàng này, ATADI mong muốn giúp bạn có được những trải nghiệm ngày càng tuyệt vời và an tâm hơn.
(*),(**): Mức phí và bồi thường áp dụng đối với hãng Vietnam Airlines. Các hãng khác xem bảng chi tiết bên trên.
Xem chi tiết về CHÍNH SÁCH ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM (Cập nhật 17.04.2020). Lưu ý: Chính sách điều khoản là chính sách chung
Xem thêm: Tài khoản thành viên ATADI
Hiện tại, bảo hiểm trễ, hủy chuyến bay đươc áp dụng với những chuyến bay KHỞI HÀNH TỪ các sân bay trong danh sách dưới đây:
Bên cạnh các chuyến bay quốc tế được y tế phun khử trùng, các chuyến bay nội địa cũng được Vietnam Airlines chủ động vệ sinh bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng được các nhà sản xuất máy bay Airbus, Boeing chấp thuận.
Những khoảnh khắc đời sống và phong cảnh Việt Nam được vào vòng chung kết cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 17 của tạp chí Smithsonian (Mỹ).
Sụt giảm khách nghiêm trọng vì Covid-19 nhưng các hãng bay vẫn cất – hạ cánh những chuyến không người, hoặc rất ít khách.
Nhiều hành khách đã đăng những bức ảnh về các chuyến bay vắng người mà họ gặp phải. “Tôi chưa từng nghĩ đến việc mình sẽ ngồi trên một chuyến bay quá trống chỗ như thế này”, “Trước đây tôi từng bay những chuyến bay vắng khách, nhưng không trống rỗng đến vậy”… là những dòng thông tin được hành khách ghi lại.
Hành khách Zain Jaffer đăng tải hình ảnh nhiều ghế trống trên chuyến bay của hãng United Airlines ngày 25/2, từ San Francisco, Mỹ đến London, Anh. Các ghế sậm màu đã có người ngồi. Ảnh: Twitter. |
Các hãng hàng không khắp châu Âu phải đối mặt với một vấn đề lớn – đó là phải khởi hành các chuyến bay “ma” (các chuyến bay không có khách, hoặc rất ít hành khách). Những chuyến bay này nhiều hơn so với những gì từng xảy ra, vì Covid-19.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: Tại sao các hãng vẫn thực hiện những chuyến bay mà họ biết trước sẽ “lỗ nặng”? Câu trả lời là họ “bắt buộc” phải làm thế. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vị trí hạ cánh tại các sân bay, theo quy tắc quản lý không gian tại các sân bay ở châu Âu – “sử dụng hoặc mất chỗ”.
Hành khách Melisa Herold đăng lên Twitter ngày 6/3 hình ảnh một chuyến bay quốc tế vắng khách, kéo dài 11 tiếng mà cô vừa trải qua. Theo các chuyên gia, Covid-19 có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất đối với ngành công nghiệp du lịch, kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ. Ảnh: Twitter. |
Theo luật của Liên minh châu Âu, các hãng bay phải sử dụng 80% các vị trí tại sân bay mà họ được phân. Nếu không sẽ mất chúng vào tay các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
Tim Alderlade, CEO của Airlines UK, cho biết việc tuân theo luật này trong thời điểm hiện tại là bất hợp lý. “Chúng ta cần khẩn cấp dừng áp dụng quy tắc trên để cho phép các hãng sử dụng máy bay một cách hiệu quả”, ông nói. Ý kiến này được Shai Weiss, CEO của Virgin Airlines đồng tình. Các hãng muốn quy tắc này được hoãn lại cho đến ít nhất là sau mùa hè – thời điểm kỳ vọng hành khách sẽ quay lại sau khi Covid-19 được kiểm soát.
Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps đã gửi thư tới Cơ quan điều phối bay, Airport Coordinator Limited (ACL) hôm 5/3, kêu gọi nới lỏng quy tắc trên. Các hãng bay chỉ ra rằng, việc vận hành các chuyến bay trống lãng phí nhiên liệu, không chỉ tăng khí thải nhà kính mà còn tổn hại tài chính của các hãng bay vốn đang phải chịu nhiều áp lực từ dịch bệnh.
Rob Burgess, biên tập của trang Headforpoint giải thích, các chuyến bay “ma” là bí mật tồi tệ của ngành hàng không. Chúng diễn ra từ lâu tại sân bay Heathrow, Anh nhưng chỉ với số lượng nhỏ. Trong trường hợp các hãng bay không sử dụng hết các chỗ cất hạ cánh của mình trước dịch, họ có thể cho các hãng khác thuê. Hãng Flybe từng thuê vị trí cất – hạ cánh của hãng Air France, KLM, Delta và Virgin Atlantic. Hãng Etihad gần đây cũng thuê chỗ của Air Serbia.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch toàn cầu Scott Solombrino cho biết, sau vụ 11/9, Covid-19 lại đặt mọi người vào một thách thức mới, khi số lượng các ca lây nhiễm ngày một tăng. Về cơ bản, mọi người chỉ muốn tránh xa máy bay để phòng ngừa sự lây lan, dẫn đến một mối đe dọa chưa từng có đối với ngành này. Các chuyên gia ước tính, ngành hàng không toàn cầu có thể mất từ 63 đến 113 tỷ USD trong năm 2020. Sự sụt giảm hành khách đột ngột dẫn đến số lượng hủy chuyến ngày càng tăng.
“Có rất ít người bay trong tuần này so với tuần trước. Các chuyến bay đang giảm dần vì mọi người không đi máy bay nữa”, Nicholas E. Calio, CEO của Airlines for America nói trên New York Times.
“Chúng tôi bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm rất mạnh vào tuần trước. Thật lòng, tôi nghĩ rằng sợ hãi chính là những gì mọi người đang trải qua trong lúc này. Nó gợi cho tôi tới cảm giác của sự kiện 11/9”, Gary Kelly, CEO của Southwest Airlines nói.
Vào cuối tuần trước, Qantas trở thành hãng hàng không mới nhất của Australia cắt giảm các chuyến bay trên những chặng phổ biến như Nhật Bản, Hong Kong, New Zealand.. Đầu tháng 3, hãng bay giá rẻ Jetstar tuyên bố tạm dừng các chuyến đến Seoul, Hàn Quốc cho đến sớm nhất là vào tháng 7. Trong khi đó, Virgin Australia rút mọi chuyến bay khỏi Hong Kong.
Sáng 5/3, hãng hàng không Flybe đã tuyên bố phá sản. Sự sụp đổ của hãng một phần được cho có tác động từ Covid-19, khiến số lượng khách giảm đáng kể. Lufthansa của Đức và một số hãng ở Áo, Thụy Sĩ cho biết họ sẽ hủy mọi chuyến bay đến và đi từ Israel trong ba tuần, tính từ ngày 8/3.
Cathay Pacific của Hong Kong cho biết trong các biện pháp cắt giảm chi phí sẽ có 75% nhân viên, tương đương 25.000 người, nghỉ phép không lương vì số lượng các chuyến bay giảm mạnh. Tại Mỹ, Southwest Airlines đã cắt giảm kỳ vọng doanh thu trong quý này, từ 200 đến 300 triệu USD. Hãng hàng không quốc gia Finnair đang tạm cho thôi việc nhân viên tại trụ sở Phần Lan từ hai tuần đến một tháng.
Nguồn: vnexpress.net
LẠNG SƠN – Sắc hồng của hoa đào rừng nở muộn phủ khắp núi đồi Mẫu Sơn trong những ngày cuối tháng tháng 3.
Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Bùi Vinh Thuận
Sau Lý Sơn, một số đảo tạm ngừng đón khách để đề phòng Covid-19.
UBND TP Hải Phòng ngừng đón khách du lịch ra đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) kể từ ngày 10/3, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Cùng ngày, đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) dừng đón khách tham quan cho đến khi có thông báo mới; đồng thời khuyến khích du khách đang ở đảo sớm trở về đất liền. Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, mọi hoạt động giao thương trên đảo vẫn diễn ra bình thường nhưng nếu không có việc thật sự cần thiết, người dân nên hạn chế vào đất liền.
Du khách ở Côn Đảo sẽ phải trở lại đất liền. Ảnh: Tiep Nguyen. |
Trong khi đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động tham quan di tích, du lịch sinh thái tại huyện Côn Đảo, trong đó có khu vực Vườn Quốc gia. Khách phải khai báo y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế trước khi xuất phát đi Côn Đảo từ các bến cảng, sân bay… Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển nếu không cần thiết.
Trước đó, 9/3, Quảng Ngãi tạm ngừng đón khách nước ngoài ra đảo Lý Sơn. Theo ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đây là một trong những biện pháp để phòng ngừa Covid-19. Chính quyền địa phương khuyến khích người nước ngoài đang ở đảo Lý Sơn sớm trở lại đất liền. Tỉnh sẽ thực hiện việc này cho đến khi dịch bệnh được khống chế.
Du khách rời đảo Lý Sơn và khai báo y tế sáng 9/3. Ảnh: Phạm Linh. |
Tại Hà Nội, 2 du khách người Anh đi cùng chuyến bay VN54, trong đó có người dương tính nCoV, đã tới di tích Nhà tù Hỏa Lò. Do đó, từ 13h ngày 9/3, điểm tham quan này ngừng đón khách.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng thông báo sẽ tạm dừng mọi hoạt động tham quan từ 10/3, nhằm phục vụ công tác vệ sinh, khử trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nguồn: vnexpress.net
Nếu vẫn bay trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, hành khách nên hạn chế tiếp xúc tối đa để bảo vệ bản thân.
Từ những kinh nghiệm cá nhân, chị Linh Trần, cựu hướng dẫn viên du lịch, đưa ra một số điểm lưu ý cần thiết khi phải di chuyển bằng máy bay.
Đầu tiên, bạn nên chọn hãng hàng không uy tín, có trách nhiệm với cộng đồng để mua vé. Chọn chuyến sử dụng mẫu máy bay mới nhất có thể để đảm bảo nội thất được vệ sinh sạch sẽ hơn, hệ thống điều hòa không khí hiện đại…
Làm thủ tục trực tuyến trong 24h trước giờ khởi hành. Trong khoảng thời gian này, hãng máy bay sẽ có sơ đồ chỗ ngồi tương đối chuẩn để hành khách chọn chỗ. Nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận, ghế tiếp xúc với nhiều người nhất là ghế giữa và ghế ít tiếp xúc nhất là ghế cạnh cửa sổ.
Bạn nên mang đầy đủ dụng cụ bảo vệ như khẩu trang, xịt diệt khuẩn, khăn giấy kháng khuẩn, găng tay y tế, thuốc men… Cố gắng chỉ mang hành lý xách tay, để hạn chế tiếp xúc tại quầy check-in hay đảo hành lý khi hạ cánh. Trong trường hợp bắt buộc phải gửi hành lý, bạn nhớ mang theo khăn kháng khuẩn và găng tay khi phải tiếp xúc tại quầy. Sau đó phải rửa tay bằng xà phòng và nước ngay lập tức.
Khi hành khách đã check-in online, thẻ lên máy bay điện tử (E-Boarding Pass) hoàn toàn có thể được lưu trên điện thoại hay máy tính bảng. Nếu hãng hàng không yêu cầu thẻ lên máy bay bằng giấy, bạn không có thể yêu cầu tự scan. Nếu để người khác chạm vào điện thoại, hãy dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tay và thiết bị.
Nhiều người vẫn đang sử dụng phương tiện hàng không để di chuyển khắp nơi trên thế giới trong dịch Covid-19, câu hỏi là, làm gì để an toàn khi trên máy bay được quan tâm. Ảnh: Shutterstock. |
Khi vào khu vực kiểm tra, bạn càng ít cầm chạm vào khay đựng đồ càng tốt. Tất cả những thứ có thể cất trong túi lớn gồm đồng hồ, kính, thắt lưng… hoặc trong túi áo như ví tiền, khăn… đều không ảnh hưởng đến thủ tục soi chiếu an ninh. Nếu được yêu cầu đặt máy ảnh, laptop, đồ điện tử… riêng ra khay, bạn có thể xịt dung dịch sát khuẩn lên khay, hoặc lau chùi bề mặt của những thiết bị này và rửa tay sau khi hoàn tất thủ tục an ninh.
Hạn chế tối đa ăn uống hay sử dụng dịch vụ công cộng trong sân bay. Thanh toán online qua internet banking hay ví điện tử, tự quẹt thẻ khi bạn phải mua hàng miễn thuế ở sân bay.
Dùng khăn kháng khuẩn lau sạch những chỗ có khả năng chạm vào trong phòng chờ sân bay, xe bus ra máy bay, ghế ngồi trên máy bay. Nếu máy bay vắng người, bạn nên xin đổi sang chỗ ít người hoặc hàng trống để ngồi.
Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh tối đa có thể. Toilet là nơi có khả năng lây nhiễm cao nhất trên máy bay. Bạn hạn chế đụng chạm trực tiếp vào các vật dụng và bề mặt, thao tác nhanh và khử khuẩn tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh.
Uống thật nhiều nước sẽ giúp ích cho cơ thể bạn trong điều kiện không khí khô trên máy bay. Nước cam, chanh… tốt hơn cà phê, chất có cồn hay nước có ga. Hãy ngủ nếu có thể để giảm căng thẳng, mệt mỏi trong suốt chuyến bay.
Nguồn: vnexpress.net