Hàng loạt đường bay quốc tế đến Việt Nam khai trương

Lucky Air, AirAsia, Jetstar bắt đầu khai thác các chuyến bay quốc tế vào tháng 9, trong khi VietJet Air, Jeju Air công bố đường bay mới.

Việc mở tuyến đường bay thẳng này giúp giảm thời gian bay từ Nam Xương đến Hà Nội từ hơn 6 tiếng xuống còn 3 tiếng, do không phải trung chuyển qua các thành phố khác của Trung Quốc như Hạ Môn hay Vũ Hán. Trước đó, hãng hàng không này từng khai thác các chuyến bay charter Côn Minh – Nha Trang.

hang-loat-duong-bay-quoc-te-den-viet-nam-khai-truong

Các đường bay hàng không Việt Nam hoạt động ngày càng nhộn nhịp. Ảnh minh họa.

Đầu tháng 9, hãng hàng không Jetstar Pacific khai trương hai đường bay thẳng từ Đà Nẵng và Hà Nội đi Osaka, Nhật Bản. Cả hai đường bay hoạt động với tần suất 4 chuyến mỗi tuần từ Hà Nội và Đà Nẵng. Thời gian bay đến Osaka từ 2 thành phố trên lần lượt là là 4h30 và 4h45.Trước đó 3 ngày, AirAsia tiếp tục mở rộng kết nối Đông Nam Á với chuyến bay thẳng từ Kuala Lumpur đến Nha Trang. Đây là hãng hàng không đầu tiên có đường bay thẳng đến Nha Trang từ Malaysia. Đường bay mới này sẽ được khai thác với tần suất mỗi ngày một chuyến (đi và đến). Máy bay khởi hành từ Kuala Lumpur lúc 10h30, hạ cánh lúc 11h35; từ sân bay Cam Ranh lúc 12h và hạ cánh lúc 15h15.

Sắp tới, một số hãng hàng không cũng lên kế hoạch đưa vào khai thác các chuyến bay quốc tế. Trong đó, VietJet Air bắt đầu chuyến bay đầu tiên giữa TP HCM – Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 24/11. Trong giai đoạn đầu, hãng sẽ khai thác một chuyến bay khứ hồi mỗi ngày, vào lúc 17h35 từ TP HCM và 19h30 từ Phnom Penh. Thời gian bay khoảng 45 phút.

Dự kiến, hãng cũng sẽ khai thác đường bay TP HCM – Jakarta (Indonesia) các chuyến khứ hồi hàng ngày từ 20/12. Chuyến bay sẽ khởi hành từ TP HCM lúc 20h40, từ Jakarta lúc 1h40, thời gian bay khoảng 3 tiếng.

Theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang (Khánh Hòa), hãng hàng không Jeju Air của Hàn Quốc vừa ký kết hợp tác mở đường bay du lịch nối Cam Ranh với thành phố Seoul. Dự kiến đường bay sẽ được mở vào cuối năm 2017, với tần suất một chuyến mỗi ngày và thời gian bay khoảng 5 giờ. Trước đó, Jeju Air từng mở đường bay thẳng từ Incheon đến Hà Nội và TP HCM.

Nguồn: vnexpress.net

Dọa sử dụng mìn, nam hành khách bị cấm bay 9 tháng

Trong quá trình làm tục an ninh trước chuyến bay, nam hành khách đã có hành vi đe dọa sử dụng mìn, uy hiếp an ninh hàng không. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa ra quyết định cấm bay 9 tháng đối với hành khách này.

Hành khách có hành vi vi phạm nói trên tên là Lê. T. H (26 tuổi), thường trú tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

Theo Cục HKVN, ông Lê. T. H. có vé đi chuyến bay VN1565 từ Hà Nội đi Cam Ranh ngày 16/8. Trong quá trình làm thủ tục kiểm tra an ninh tại khu C, nhà ga hành khách T1, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, ông H đã có phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng mìn.

Với phát ngôn đe dọa sử dụng mìn, ông Lê. T. H. đã bị Cảng vụ Hàng không miền Bắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo Quyết định số 231/QĐ-XPVPHC ngày 16/8/2017.

Cục HKVN xác định, ông Lê. T. H đã có hành vi vi phạm quy định an ninh hàng không, vì vậy cơ quan này đã ra quyết định cấm vận chuyển có thời hạn bằng đường hàng không (cấm bay) đối với ông Lê. T. H.

Thời gian ông Lê. T. H. bị cấm vận chuyển là 9 tháng, tính từ ngày 16/9/2017 đến hết ngày 15/6/2018 và kiểm tra trực quan bắt buộc 6 tháng tiếp theo tính từ ngày 16/6/2018 đến hết ngày 15/12/2018.

Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không của Việt Nam và nước ngoài khai thác tại Việt Nam trên các chuyến bay nội địa và quốc tế xuất phát từ Việt Nam không được vận chuyển hành khách Lê Tuấn Hữu theo thời hạn nêu trên.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ giấy tờ về nhân thân hành khách sử dụng đi tàu bay để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành khách Lê Tuấn Hữu và kiểm tra trực quan bắt buộc theo thời hạn nêu trên.

Cục HKVN yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam có văn bản thông báo đến Công an, Hải quan cửa khẩu hàng không và các hãng hàng không nước ngoài thuộc địa bàn quản lý để biết và thực hiện; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quyết định cấm bay đối với ông Lê. T. H.

Nguồn: laodong.vn

Phí tăng đẩy giá vé máy bay lên đồng loạt từ đầu tháng 10

Vé máy bay sẽ tăng do phí phục vụ hành khách và bảo đảm an ninh hành khách, trong khi cước vận chuyển không thay đổi. Đại diện Jetstar Pacific cho biết việc tăng phí này không ảnh hưởng nhiều đến giá vé bán ra của hãng.

Theo đó, cả ba hãng hàng không đều áp dụng mức thu phí mới cho các vé xuất mới và vé đổi từ ngày 1/10. Đây là các khoản thu hộ theo quy định được thực hiện từ trước đến nay.

Trong đó, phí đảm bảo an ninh hàng không đối với một hành khách quốc nội tăng từ 9.090 đồng lên 11.818 đồng; phí phục vụ hành khách từ trung bình 47.727 đồng lên 68.181 đồng. Trung bình tổng phí sẽ tăng là 23.181 đồng một khách đi chuyến quốc nội.

Với chuyến quốc tế, tùy từng sân bay mức tăng khác nhau. Như phí tại sân bay Nội Bài tăng 6 USD, tại sân bay Tân Sơn Nhất là 5 USD mỗi hành khách. Phí an ninh hàng không là 2 USD, trước đó là 1,5 USD. Như vậy, tổng phí sẽ tăng 5,5 – 6,5 USD một khách đi chuyến quốc tế tại hai sân bay trên.

phi-tang-dy-gia-ve-may-bay-len-dong-loat-tu-dau-thang-10

Giá vé máy bay được điều chỉnh theo 3 giai đoạn, giai đoạn đầu từ 1/10 đến 31/12.

Đại diện Vietnam Airlines khẳng định ngoài việc điều chỉnh mức thu phí trên, hãng không tăng giá cước vận chuyển. Đại diện Jetstar Pacific cho biết việc tăng phí này không ảnh hưởng nhiều đến giá vé bán ra của hãng. Tuy nhiên, ngoài mức phí mới với hành khách, Bộ Giao thông Vận tải cũng áp dụng mức phí cho các dịch vụ ở sân bay với các hãng hàng không. Điều này khiến nhiều du khách lo ngại sẽ tác động đến giá vé máy bay.

“Hãng đang bán 12-13 mức giá, từ thấp đến cao cho mỗi chuyến bay. Các chi phí trực tiếp liên quan đến giá thành vé máy bay, hãng có thể tính toán để có giá phù hợp, như điều chỉnh giá vé bình quân, trong đó có cơ cấu lại tỷ lệ vé theo mỗi mức giá từ thấp đến cao. Tuy nhiên, hành khách vẫn có thể tìm được cho mình các tấm vé rẻ”, đại diện hãng nói.

Đại diện Vietjet Air cũng cho biết giá vé là cấu thành của các loại thuế, phí. Do đó, khi thuế, phí tăng thì giá vé phải tăng theo. “Tuy nhiên, tùy từng thời điểm, hãng có thể giảm hoặc tăng giá vé để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường”, đại diện hãng cho biết.

Chia sẻ với báo chí, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Lại Xuân Thanh đánh giá khả năng tăng giá vé máy bay sau đợt điều chỉnh này là rất thấp.

“Ước tính, các hãng hàng không dự kiến sẽ phải tăng chi hơn 161,53 tỷ đồng/năm, tương đương 4.531 đồng/hành khách. Tổng chi phí hành khách phải trả thêm cho một vé máy bay khoảng 30.300 đồng”, ông Thanh nói.

Các hãng hàng không cũng khuyến cáo, tất cả khoản mục giá cước vận chuyển, thuế, phí, lệ phí được thể hiện chi tiết trên mặt vé. Hành khách nên kiểm tra kỹ các thông tin này khi xuất vé để đảm bảo không bị thu sai, thu các khoản ngoài quy định.

Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải, giá dịch vụ hàng không tại các sân bay sẽ tăng nhằm bù đắp chi phí đầu tư hệ thống sân bay, nâng cao chất lượng dịch vụ. Các mức phí điều chỉnh được áp dụng theo lộ trình 3 giai đoạn: 1/10/2017- 31/12/2017, 1/1/2018-31/3/2018, từ 1/4/2018.

Trước đó, ba hãng hàng không lớn trong nước đều thực hiện tăng giá vé hoặc phí dịch vụ trong giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4. Mức tăng từ 40.000 đến 500.000 đồng tùy chặng, hạng ghế.

Nguồn: vnexpress.net

Vietjet Air Thái Lan bị ngừng bay chặng quốc tế

Bangkok Post đưa tin Thai Vietjet Air là một trong 12 hãng hàng không vừa bị chính quyền Thái Lan yêu cầu dừng khai thác đường bay quốc tế, do đợi hoàn thành thủ tục tái cấp phép.

Vietjet Air Thai Lan bi ngung bay chang quoc te hinh anh 1

12 hãng hàng không bị ngừng khai thác chuyến quốc tế ở Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post.

Quyết định này được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ký hôm thứ ba (12/9). Theo đó, 12 hãng hàng không bị dừng khai thác các chuyến bay quốc tế do chưa nhận được giấy phép mới của Cơ quan hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT).

12 hãng này chiếm 2% thị phần hàng không của Thái Lan. Các hãng vẫn có thể khai thác các chặng bay nội địa Thái Lan nhưng không được vận hành chặng quốc tế từ Thái.

Bangkok Post cũng dẫn lời quan chức nước này cho biết không phải các hãng không đảm bảo an toàn bay mà vì chưa hoàn thành phần đánh giá an toàn bay theo tiêu chuẩn khắt khe mới của Thái Lan, nên chưa được cấp phép mới.

Các hãng có thể khai thác trở lại sau khi hoàn thành đánh giá an toàn bay, vị này cho biết. Hai hãng hàng không dự kiến nối lại các chặng bay quốc tế của mình sớm nhất vào tháng sau. Các hãng khác dự kiến được gỡ bỏ lệnh cấm này vào ngày 31 tháng 1 năm 2018.

Thai Vietjet Air là công ty liên kết của hãng hàng không Vietjet Air với hãng hàng không Thái Kan Air. Hãng này được cấp phép bay lần đầu vào tháng 11 năm 2014, và được đưa vào khai thác năm 2015.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện hãng Vietjet Air xác nhận thông tin này. Hãng cho biết các tuyến nội địa Thái Lan bao gồm Bangkok – Phuket, Bangkok – Chiangmai và Phu Ket – Chiang Rai vẫn hoạt động bình thường. Tần suất khai thác các chuyến nội địa cũng sẽ tăng thêm vào tháng 10 năm nay.

Các chuyến bay giữa Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Bangkok, Thái Lan sẽ do Vietjet Việt Nam vận hành.

Hãng cũng cho biết Thai Vietjet dự kiến được tái cấp phép cho các chặng bay quốc tế vào tháng 10 năm nay. Thời điểm cụ thể nối lại việc khai thác các tuyến quốc tế của Thai Vietjet sẽ dược hãng thông tin sau khi được tái cấp phép. Hãng cũng dự kiến mở thêm đường bay quốc tế mới trong tháng 10/2017.

Hiện nay, ngoài chặng từ Bangkok về Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng của Việt Nam, Thai Vietjet còn khai thác chặng đi Ấn Độ và Trung Quốc.

Nguồn: Zing.vn

Khám phá phòng ngủ bí mật trên máy bay dành riêng cho phi công

Khám phá phòng ngủ bí mật trên máy bay dành riêng cho phi công

Hành khách không phải những người duy nhất cần ngủ trong những chuyến bay dài. Tiếp viên hàng không và cả phi công cũng cần nơi để nghỉ ngơi nhưng hành khách hiếm có cơ hội nhìn thấy điều đó.

 Trên hầu hết các loại máy bay được dùng cho những hành trình dài, chỗ ngủ của phi công sẽ được bố trí phía trên khoang hạng nhất, ngay phía sau buồng lái. Đây là cách các nhà thiết kế chiếc Boeing 777 chuẩn bị chỗ ngủ cho phi công trong những chuyến bay kéo dài nhiều giờ.

Trên hầu hết các loại máy bay được dùng cho những hành trình dài, chỗ ngủ của phi công sẽ được bố trí phía trên khoang hạng nhất, ngay phía sau buồng lái. Đây là cách các nhà thiết kế chiếc Boeing 777 chuẩn bị chỗ ngủ cho phi công trong những chuyến bay kéo dài nhiều giờ.

 Phi công có thể trèo lên chỗ ngủ thông qua những bậc thang nhỏ được thiết kế kín đáo, tránh xa tầm quan sát của hành khách.

Phi công có thể trèo lên chỗ ngủ thông qua những bậc thang nhỏ được thiết kế kín đáo, tránh xa tầm quan sát của hành khách.

 Phòng nghỉ của phi công trên máy bay Boeing 777 thường được bố trí 2 ghế khoang hạng nhất và hai chiếc giường nhỏ có rèm che.

Phòng nghỉ của phi công trên máy bay Boeing 777 thường được bố trí 2 ghế khoang hạng nhất và hai chiếc giường nhỏ có rèm che.

 Giường của phi công nhìn khá rộng rãi và thoải mái. Nhà sản xuất cũng bố trí hệ thống cách âm để đảm bảo sự yên tĩnh. Trong khu vực này cũng có điện thoại để gọi các phi công trong trường hợp cần thiết.

Giường của phi công nhìn khá rộng rãi và thoải mái. Nhà sản xuất cũng bố trí hệ thống cách âm để đảm bảo sự yên tĩnh. Trong khu vực này cũng có điện thoại để gọi các phi công trong trường hợp cần thiết.

 Thậm chí, trên những chiếc Airbus A380, phòng nghỉ của phi công còn có nhà vệ sinh riêng. Nó trông giống với nhà vệ sinh bên trong khoang phổ thông dành cho hành khách nhưng có thể sạch sẽ hơn vì ít được sử dụng.

Thậm chí, trên những chiếc Airbus A380, phòng nghỉ của phi công còn có nhà vệ sinh riêng. Nó trông giống với nhà vệ sinh bên trong khoang phổ thông dành cho hành khách nhưng có thể sạch sẽ hơn vì ít được sử dụng.

 Trên chiếc Boeing 777 của hãng hàng không American Airlines, phòng nghỉ của phi công còn được bố trí một chiếc TV. Nó to hơn so với những chiếc được bố trí trong khoang ghế phổ thông của hành khách.

Trên chiếc Boeing 777 của hãng hàng không American Airlines, phòng nghỉ của phi công còn được bố trí một chiếc TV. Nó to hơn so với những chiếc được bố trí trong khoang ghế phổ thông của hành khách.

 Trong khoang nghỉ trên những chiếc Boeing 777 của Air New Zealand, ghế của phi công có thể gập lại trong khi gường ngủ nằm ngay phía sau.

Trong khoang nghỉ trên những chiếc Boeing 777 của Air New Zealand, ghế của phi công có thể gập lại trong khi gường ngủ nằm ngay phía sau.

 Phòng ngủ của phi công trên chiếc Airbus A380 của hãng Lufthansa.

Phòng ngủ của phi công trên chiếc Airbus A380 của hãng Lufthansa.

 Trên chiếc Boeing 767 của hãng Condor Airlines, nơi nghỉ ngơi của phi công là những chiếc ghế riêng ở khoang hạng nhất. Nó kém thoải mái và ít riêng tư hơn so với loại phòng nghỉ riêng biệt.

Trên chiếc Boeing 767 của hãng Condor Airlines, nơi nghỉ ngơi của phi công là những chiếc ghế riêng ở khoang hạng nhất. Nó kém thoải mái và ít riêng tư hơn so với loại phòng nghỉ riêng biệt.

 Trên máy bay Airbus A380 của Singapore Airlines, giường ngủ của phi công được thiết kế hiện đại, với những tiện nghi sang trọng và thoải mái. Với những chặng bay dài nhiều giờ, phi công cũng cần nghỉ ngơi để đảm bảo sự tỉnh táo khi điều khiển chiếc máy bay hàng trăm triệu USD cùng tính mạng hành khách và phi hành đoàn.

Trên máy bay Airbus A380 của Singapore Airlines, giường ngủ của phi công được thiết kế hiện đại, với những tiện nghi sang trọng và thoải mái. Với những chặng bay dài nhiều giờ, phi công cũng cần nghỉ ngơi để đảm bảo sự tỉnh táo khi điều khiển chiếc máy bay hàng trăm triệu USD cùng tính mạng hành khách và phi hành đoàn.

Nguồn: cafef.vn

Tu-144, huyền thoại máy bay siêu thanh của Liên Xô

Vào ngày 3/6/1973, một chiếc máy bay siêu thanh Tupolev Tu-144 của Liên Xô bị rơi khi đang trình diễn tại Pháp, báo hiệu tương lai ngắn ngủi của thế hệ máy bay chở khách nhanh nhất thế giới này. 

s

Tupolev Tu-144 thời còn tung hoành. Ảnh: Geocities.

Chiếc máy bay siêu thanh đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1960, cùng thời điểm với dự án Concorde của Anh và Pháp. Hãng Tupolev bị chỉ trích là đã sử dụng tình báo công nghiệp để copy các công nghệ mang tính quyết định của máy bay siêu thanh Concorde. Nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, sự tương đồng giữa hai loại máy bay này là do các công trình sư cùng tìm ra giải pháp giống nhau cho những vấn đề họ đều gặp phải.

Tu-144 bay lần đầu vào ngày 31/12/1968, trước hai tháng so với chuyến bay mở màn của Concorde. Đúng 5 tháng sau vào ngày 5/6/1969, Tu-144 cũng trở thành chiếc máy bay chở khách đầu tiên trong lịch sử đạt tốc độ vượt bức tường âm thanh. Nhìn chung, Tu-144 có chất lượng ngang với đối thủ đến từ Tây Âu, nhưng vượt trội hơn về tốc độ tối đa và trần bay. Điều này giúp Tu-144 giảm tiếng ồn hơn cho những thành phố bên dưới mà nó bay qua so với Concorde.

Tuy nhiên, Tu-144 vẫn mang một nhược điểm truyền thống của ngành chế tạo máy bay Liên Xô, đó là sức “uống” nhiên liệu quá lớn. Điều này được bù đắp phần nào bởi thiết kế có tính khí động học rất cao, đảm bảo cho nó có thể bay xa 6.500 km với 70 tấn nhiên liệu. Trong khi Concorde tiêu tốn hết 95 tấn nhiên liệu cho quãng đường 7.500 km.

Nhưng chiếc máy bay siêu thanh của Liên Xô đã thiếu may mắn hơn so với người anh em cùng thế hệ. Sự cố nghiêm trọng đầu tiên của Tu-144 chính là thảm kịch tại sân bay Le Bourget, Paris vào ngày 3/6/1973, khi nó đang bay trình diễn. Nguyên nhân của tai nạn này là do một chiếc phi cơ chiến đấu Mirage của Pháp xuất hiện tại khu vực bay với mục đích chụp ảnh “con chim sắt” siêu tốc của Liên Xô. Việc phải thao tác đột ngột để tránh va chạm đã khiến Tu-144 bị mất kiểm soát và đâm xuống đất làm 13 người thiệt mạng, gồm 7 người dưới mặt đất và phi hành đoàn 6 người.

Thảm kịch tại Pháp đã không thể ngăn được Tu-144 thực hiện các chuyến bay thương mại đầu tiên từ Matxcơva đi Alma-Ata (Kazakhstan) bắt đầu từ ngày 26/12/1975. Nhưng sứ mệnh của chiếc máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên trên thế giới này đã kết thúc bởi một thảm kịch thứ hai ngày 23/5/1978. Khi đó, một chiếc Tu-144D phiên bản tiên tiến đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Yegoryevsky, gần Matxcơva, do một trong những ống dẫn nhiên liệu bị nổ gây cháy. Hai trong số phi hành đoàn 7 người của chuyến bay định mệnh này thiệt mạng.

Tới ngày 1/6/1978, ban giám đốc hãng hàng không quốc gia Liên Xô Aeroflot quyết định hủy các chuyến bay chở khách của Tu-144. Sau đó, một trong những chiếc Tu-144D cải tiến còn được sử dụng trong một thời gian ngắn để chở hàng khẩn cấp giữa Matxcơva và Khabarovsk. Trong những năm từ 1995 đến 1999, một chiếc Tu-144 khác còn được khai thác như một phòng thí nghiệm bay trong dự án chung Nga-Mỹ, tìm hiểu tương lai của việc đi lại bằng máy bay siêu thanh.

Bên cạnh những thảm kịch tai nạn, một nhân tố khác góp phần kết liễu niềm tự hào Tu-144 chính là tiềm năng thương mại quá thấp. Trong khi máy bay Concorde của Anh và Pháp, vốn cũng ngốn chi phí cao khi khai thác, nhưng nhờ sự ủng hộ của số đông người phương Tây coi thời gian là tiền bạc và cần di chuyển nhanh liên lục địa, nên nó vẫn tồn tại và sinh lợi.

Còn tại Liên Xô thì không có nhiều người “khát” thời gian như vậy và điều này đồng nghĩa với việc tốc độ chóng mặt của Tu-144 chỉ là điều không cần thiết. Do nhu cầu thấp nên trong suốt 8 năm sản xuất, Liên Xô chỉ cho ra lò 16 chiếc máy bay siêu thanh loại này. Bẩy chiếc trong số đó đang nằm trong các bảo tàng hàng không ở Nga và nước ngoài.

“Gương mặt” mang ấn tượng khí động học của Tu-144. Ảnh: Airliners.

Còn Concorde khai thác thương mại từ năm 1976 và hai hãng hàng không khổng lồ của châu Âu là British Airways và Air France thường xuyên sử dụng máy bay siêu thanh này cho đường bay bận rộn Paris – New York và London – New York. Thời gian bay thông thường dài 7 tiếng để vượt Đại Tây Dương đã được rút ngắn xuống còn 3 tiếng rưỡi với Concorde. Tổng cộng có 14 chiếc Concorde được xuất xưởng, trong đó British Airways khai thác 5 chiếc và Air France 4 chiếc. Số còn lại dùng làm máy bay dự phòng và sau đó trở thành nguồn cung cấp phụ tùng.

Nhưng cho dù có thời gian tung cánh dài hơn so với Tu-144 thì Concorde cũng không tránh khỏi số phận như người anh em của nó khi phải chấm dứt sứ mệnh bởi một tai nạn thảm khốc. Ngày 25/7/2000, chiếc Concorde mang số hiệu 203 của hãng Air France cất cánh từ phi trường Charles de Gaulle Paris để đi New York. Trong khi đang ngóc đầu rời đường băng, bộ càng bánh của nó đã đâm phải một mảnh kim loại dài 40 cm văng ra từ động cơ của một chiếc DC-10 cất cánh trước đó vài phút.

Miếng kim loại trên bật mạnh và tạo ra lỗ thủng trên một trong những bình chứa nhiên liệu của Concorde. Dầu lập tức phun trào và nhanh chóng bắt lửa vào chiếc động cơ phản lực đang hoạt động hết tốc lực. Tổ lái cố gắng tiếp tục chu trình cất cánh, để sau đó sẽ quay đầu và hạ cánh xuống sân bay Le Bourget gần đó nhưng kế hoạch này bất thành. Chiếc Concorde lao xuống đất làm chết toàn bộ 109 người trên khoang cùng 4 người dưới mặt đất.

Có một điều thật trớ trêu là nơi chiếc Concorde đâm xuống chỉ cách vài km nơi chiếc máy bay siêu thanh Tu-144 của Liên Xô lâm nạn năm 1973. Thảm kịch năm 2000 đòi hòi một khoản chi phí nâng cấp khổng lồ, để đảm bảo những chiếc Concorde khác có thể an toàn hơn. Nhưng cũng từ đây nhu cầu đi lại bằng máy bay siêu thanh không còn nữa và hoạt động của Concorde trở nên thua nỗ nặng. Trong bối cảnh khó khăn này vụ tấn công 11/9/2001 khiến ngành hàng không dân dụng rơi vào khủng hoảng và năm 2003, toàn bộ các máy bay Concorde chấm dứt hoạt động.

Các thông số kỹ thuật của TU-144D
Tổ lái: 3 người
Số ghế: 120 đến 140 nhưng thường chở từ 70 đến 80 hành khách
Chiều dài: 65,50 mét
Sải cánh: 28,80 mét
Chiều cao: 10,50 mét
Tốc độ tối đa: 2.500 km/h (Mach 2.35)
Tốc độ hành trình: 2.300 km/h (Mach 2.16)
Tầm bay tối đa: 6.500 km
Trần bay tối đa: 18.000 mét

Nguồn: vnexpress.net

Giá vé máy bay sẽ tăng ra sao?

Sau khi lộ trình tăng giá dịch vụ tại sân bay được công bố (từ 1/10), một số đại lý đã đòi tăng giá vé máy bay, có đại lý tăng giá thêm khoảng 500 nghìn đồng/vé. Trong khi đó, cơ quan chức năng hàng không cho hay, giá vé có tăng nhưng chỉ vài chục nghìn đồng/vé, đồng thời cảnh báo khách cần tránh bị các đại lý lợi dụng tăng giá.

Tăng tối đa 30 nghìn đồng/khách

Bộ GTVT vừa quyết định tăng giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không (các mức giá này đã được duy trì 5 năm) để bù đắp chi phí đầu tư hệ thống sân bay, nâng cao chất lượng dịch vụ… Theo đó, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng trong giai đoạn từ 1/10/2017 – 30/6/2018 được điều chỉnh tăng 5% so với quy định hiện hành. Từ ngày 1/7/2018, sẽ tăng thêm 10%. Mức giá thu trong khung giờ cao điểm, sẽ bằng 115% giờ bình thường trong khi đó, tại khung giờ thấp điểm, con số này chỉ còn 85%.

Cũng từ 1/10 tới, giá dịch vụ hàng không với từng hành khách cũng biến động. Theo đó, giá dịch vụ hành khách bay chuyến quốc tế cơ bản giữ nguyên. Với các chuyến bay quốc nội, giá phục vụ hành khách sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 giai đoạn.

Trong giai đoạn 1 (từ 1/10/2017 đến hết 31/12/2017), mức thu áp dụng cho sân bay nhóm A là 75.000 đồng/khách, nhóm B là 70.000 đồng/khách (tăng khoảng 7% so với hiện hành); nhóm C giữ nguyên như hiện nay là 60.000 đồng/khách. Giai đoạn cuối (sau 30/6/2018), mức giá cao nhất áp tại cảng hàng không nhóm A là 100.000 đồng/khách, nhóm B là 80.000 đồng/khách và nhóm C là 60.000 đồng/khách.

Ngoài ra, từ 1/10 tới, giá dịch vụ soi chiếu an ninh hàng không được áp mức 2 USD/khách quốc tế (mức hiện nay 1,5 USD); với khách bay quốc nội, từ 1/10/2017 đến hết 31/12/2017, mức giá mới sẽ là 11.818 đồng/khách so với mức giá hiện hành là 9.090 đồng.

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho hay, lâu nay các hãng hàng không hưởng lợi lớn từ việc sử dụng hạ tầng, dịch vụ giá rẻ được đầu tư bằng ngân sách. Và việc thay đổi giá nhằm phân phối lợi nhuận giữa các bên.

Theo đó, với mức giá hàng không mới, Vietnam Airlines sẽ phải tăng chi phí 87,75 tỷ đồng, Vietjet Air 55,41 tỷ đồng và Jetstar Pacific Airlines là 18,38 tỷ đồng. Nếu toàn bộ chi phí tăng thêm này (161,53 tỷ đồng), các hãng “phân bổ” vào giá vé, chi phí cho một vé sẽ chỉ tăng 4.531 đồng. Giá phục vụ hành khách và bảo đảm an ninh hành khách quốc nội bình quân của 1 hành khách tăng 25.854 đồng. Như vậy, tổng chi phí hành khách phải trả thêm cho 1 vé tàu bay là 30.385 đồng.

Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, sau khi điều chỉnh các dịch vụ, các hãng hàng không phải tính toán lại, cơ cấu lại dải giá vé máy bay cho phù hợp nhưng vẫn không được vượt trần giá vé hiện hành để hạn chế ảnh hưởng đến khách.

Cần tỉnh táo trước chiêu làm giá của đại lý

Dù chưa chính thức áp dụng nhưng từ vài tháng nay, nhiều đại lý thông báo với khách tại quầy, thậm chí công khai trên internet việc tăng giá vé và đề nghị khách mua vé sớm để tránh tăng giá. Mức tăng giá các đại lý công bố dao động ở mức 100 nghìn đồng/vé bay phổ thông, giá rẻ; vé hạng thương gia có đại lý “dọa” tăng đến 500 nghìn đồng.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 20/8, các hãng hàng không cho hay chưa ban hành kế hoạch tăng giá vé. Đại diện Vietjet cho hay, vé được cấu thành của tất cả các loại thuế, phí sân bay. Do đó, khi thuế, phí tăng, giá vé sẽ đương nhiên tăng. “Các hãng khi tăng giá vé chẳng qua là chỉ thu hộ cho nhà chức năng. Hãng khuyến khích hành khách nên mua vé trực tiếp qua mạng tránh mua ở những đại lý vé không chính thức của hãng để không bị mua vé với giá cao so với quy định của hãng”, đại diện Vietjet cho hay.

Đại diện Jetstar Pacific cũng cho rằng “tăng cái này thì dẫn đến tăng cái khác” đúng theo nguyên tắc thị trường. “Với cách bán vé như hiện nay của hãng, việc phí hàng không tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mức giá vé bán ra của hãng. Cụ thể, Jetstar Pacific đang bán 12 -13 mức giá, từ thấp đến cao cho mỗi chuyến bay. Trong đó sẽ có những giá vé bán dưới giá thành và có những giá vé bán trên giá thành. Việc tăng phí này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến giá vé nhưng không nhiều, hãng có thể chỉ điều chỉnh giá vé bình quân lên một chút. Trong đó dải vé rẻ có thể sẽ bị điều chỉnh số lượng bán ít đi”- vị này nói.

Với việc “thổi” giá của các đại lý, các hãng hàng không cho hay sẽ tăng cường kiểm tra. Tuy nhiên, kiểm soát việc thoả thuận giữa đại lý, nhất là đại lý nhỏ lẻ rất khó khăn. Đại diện một hãng hàng không bật mí: “Trong giá vé, phí hàng không được tách bạch và thể hiện trên hệ thống bán vé của các hãng và mức này chỉ tăng tối đa như Bộ GTVT phê duyệt. Nếu đại lý “thổi” giá, khách hàng kiểm tra sẽ biết ngay”. Ngoài ra, khách hàng cần kiểm tra kỹ lưỡng loại vé mình đặt bởi tình trạng đại lý đặt vé hạn chế điều kiện bay (không thể đổi giờ bay, hành lý ký gửi hạn chế… ) nhưng lại bán cho khách với giá vé có nhiều điều kiện mở và giá cao đang rất phổ biến.

Nguồn: cafef.vn

Điểm danh 15 máy bay chở khách nhanh nhất thế giới

Tupolev TU 144, Cessna Citation X hay Airbus A380,… nằm trong danh sách những chiếc máy bay chở khách nhanh nhất thế giới.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 1

Tupolev TU 144, do Liên Xô chế tạo, là chiếc máy bay vận tải siêu thanh đầu tiên và cũng là một trong những chiếc máy bay chở khách nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tối đa có thể lên tới 2.430 km/h. Được biết, Tupolev TU 144 hiện không còn được sử dụng cho mục đích thương mại.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 2

Máy bay Boom đang được phát triển sẽ có khả năng bay với vận tốc lên tới 2.335 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 3

Máy bay chở khách siêu thanh Concorde có thể đạt tốc độ lớn nhất là 2.179 km/h. Được biết, máy bay này không còn được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 4

Cessna Citation X+ là loại máy bay nâng cấp của Cessna Citation X, có thể đạt tốc độ lên tới 1.153 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 5

Cessna Citation X cũng là một trong những phi cơ chở khách nhanh nhất thế giới, với vận tốc 1.126 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 6

Airbus A380 có khả năng bay với vận tốc lên tới 1.087 km/h. Được biết, A380 là máy bay hành khách lớn nhất thế giới. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 7

Chiếc máy bay Dassault Falcon 7X được thiết kế ở Canada có thể đạt vận tốc 1.110 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 8

Với vận tốc đạt 1.097 km/h, chiếc phi cơ Bombardier Global 6000 sẽ giúp hành khách có thể tới địa điểm mong muốn một cách nhanh chóng. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 9

Vận tốc tối đa của chiếc máy bay Dassault Falcon 900 EX đạt được là 1.065 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 10

Máy bay Boeing 787 có thể đạt tốc độ lên tới 1.049 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 11

Boeing 777 được cho là một trong những chiếc máy bay chở khách tốt nhất hiện nay. Chiếc phi cơ này có thể bay với vận tốc 1.036 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 12

Convair 880 là loại máy bay chở khách phản lực thân hẹp, có thể đạt tốc độ lên tới 969 km/h. Ảnh: L25.

Theo List25, Boeing 747-8 là chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới và có thể đạt tốc độ tối đa 988 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 14

Tốc độ tối đa của chiếc máy bay Gulfstream G650 là 981 km/h. Ảnh: L25.

Diem danh 15 may bay cho khach nhanh nhat the gioi - Anh 15

Chiếc máy bay Hawker-Siddeley HS.121 Trident 2 có thể đạt vận tốc 973 km/h. Ảnh: L25. Ảnh: L25.

Bộ Giao thông tăng giá dịch vụ sân bay

Đại diện một hãng hàng không cho rằng, việc tăng giá dịch vụ sân bay sẽ ảnh hưởng đến giá vé của hành khách.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành mức giá, khung giá một số dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam, áp dụng từ 1/10.

Theo đó, giá cất, hạ cánh các chuyến bay được được điều chỉnh tăng 5% với lộ trình đến 30/6/2018, sau đó sẽ tăng thêm 10%. Ngoài ra, mức giá trong khung giờ cao điểm sẽ tăng 115% so với giờ bình thường, còn tại khung giờ thấp điểm giảm còn 85%.

Như vậy, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng với máy bay ATR 70 là gần 700 nghìn đồng mỗi lần; máy bay A320, A321 là hơn 1,5 triệu đồng; máy bay A350, B787, B777, A330 khoảng hơn 5,8 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Cục hàng không, việc quá tải vào các giờ cao điểm tại một số cảng hàng không hiện nay chủ yếu do sản lượng và tốc độ tăng các chuyến bay quốc nội. Áp chính sách giá cất, hạ cánh với chuyến bay quốc nội theo khung giờ sẽ giúp các hãng hàng không nội địa điều chỉnh giờ bay, đảm bảo phù hợp với năng lực khai thác của các sân bay.

bo-giao-thong-tang-gia-dich-vu-san-bay

Các hãng hàng không đang cạnh tranh mạnh mẽ về giá vé máy bay. Ảnh: Xuân Hoa. 

Về giá dịch vụ hành khách bay quốc tế, Bộ Giao thông điều chỉnh tăng tại một số cảng mới được đầu tư nâng cấp như Đà Nẵng, Cát Bi và Vinh. Theo đó, giá dịch vụ tại sân bay Đà Nẵng là 20 USD mỗi khách so với mức giá hiện hữu là 16 USD. Mức giá này tại sân bay Vinh và Cát Bi là 14 USD mỗi khách so với 8 USD hiện nay.Ngoài ra, Cục hàng không cho rằng việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ cất, hạ cánh là nhằm đảm bảo đủ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời có nguồn tích lũy để nâng cấp, đầu tư mới đường băng, đường lăn trong bối cảnh ngân sách hạn chế.

Với các chuyến bay quốc nội, giá dịch vụ hành khách sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 7% so với hiện hành.

Cũng theo quyết định mới, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được áp mức 2 USD mỗi khách đối với khách bay quốc tế, so với mức 1,5 USD hiện nay. Đối với khách bay quốc nội, việc điều chỉnh tăng lên từ trên 11 nghìn đồng đến trên 18 nghìn đồng theo từng giai đoạn, so với giá hiện hành là hơn 9 nghìn đồng.

Đáng chú ý, Bộ Giao thông bổ sung quy định mức giá dịch vụ đảm bảo an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trên 24 giờ. Theo đó, nhà vận chuyển có hành khách bị lưu lại từ 24 giờ trở lên sẽ phải nộp 9 USD/khách/giờ hoặc 90 USD/khách/ngày.

Theo đại diện một hãng hàng không trong nước, các quyết định trên làm tăng thêm chi phí tương ứng của các hãng hàng không, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hành khách vì phí sân bay đương nhiên phải tính vào giá vé.

Vị này cho biết, trước mắt, hãng có thể chấp nhận giảm lợi nhuận, chưa tính đến việc tăng giá vé máy bay vì phải đảm bảo tính cạnh tranh theo thị trường. Thời gian tới, hãng sẽ tính toán điều chỉnh giá vé nếu thấy cần thiết.

Nguồn: vnexpress.net

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

10 hãng bay tốt nhất thế giới năm 2017 theo đánh giá của hành khách được Tạp chí Travel And Leisure công bố cho thấy đứng đầu danh sách vẫn là Singapore Airlines.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Singapores Airlines – Ảnh: Reuters

Tạp chí Travel And Leisure (T+L Magazine) vừa công bố danh sách bình chọn 10 hãng bay tốt nhất thế giới năm 2017 theo đánh giá của hành khách.

Theo trang web Travelandleisure, hành khách được yêu cầu đưa ra đánh giá của họ về chất lượng các hãng bay căn cứ vào trải nghiệm của bản thân ở các tiêu chí như sự thoải mái trên khoang khách, dịch vụ, thức ăn, dịch vụ khách hàng và giá cả.

Có một thực tế là năm qua, nhờ đồng USD mạnh và nhiều hãng bay tung ra nhiều loại vé giảm giá đáng kể nên du khách khắp nơi có dịp di chuyển và du lịch nhiều hơn trên máy bay của các hãng hàng không ở châu Á và Trung Đông.

Điều này lý giải một phần thực tế trong danh sách 10 hãng bay quốc tế tốt nhất thế giới năm 2017 có tới 8 hãng bay thuộc hai khu vực này.

Theo đó đứng đầu danh sách vẫn là Singapore Airlines, hãng bay duy nhất “độc chiếm” vị trí quán quân trong danh sách bình chọn của T+L Magazine trong 22 năm liên tiếp.

Nhiều hành khách ca ngợi chất lượng của hạng ghế phổ thông đặc biệt (premium-economy) của hãng bay này tương đương với hạng thương gia (business-class) của nhiều hãng bay nhỏ hơn.

Mùa thu năm ngoái hãng bay của Singapore đã mở đường bay thẳng hàng này tới San Francisco bằng máy bay A350. Tới năm 2018, Singapore Airlines dự kiến sẽ vận hành chuyến bay dài nhất thế giới nối giữa Singapore và thành phố New York của Mỹ.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Emirates – Ảnh: Reuters

Đứng ở vị trí số 2 và 3 là hãng bay Emirates và Qatar Airways. Đây cũng là thứ hạng của họ năm ngoái. Một ví dụ cho thấy rõ nhất sự quan tâm, săn sóc khách hàng của hai hãng bay Trung Đông này là phản ứng cực kỳ linh hoạt của họ trong đợt Mỹ cấm laptop vừa qua.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Qatar Airways – Ảnh; Reuters

Để ứng phó với lệnh cấm của chính quyền Mỹ, cả Emirates và Qatar Airways đã cho hành khách mượn laptop của họ để không bị ngắt quãng công việc trong hành trình bay.

Trong khi đó Cathay Pacifi Airways được bình chọn ở vị trí thứ 4 trong danh sách năm nay. Hãng bay này đang tiếp tục mở rộng đường bay tới Mỹ với các lộ trình hàng ngày từ Hong Kong tới San Francisco và Boston.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Cathay Pacifi Airways – Ảnh: Reuters

Đứng ở vị trí số 5, hãng bay Japan Airlines gây ấn tượng với hành khách ở hạng ghế phổ thông đặc biệt với nhiều dịch vụ ăn uống đáp ứng “gu” ẩm thực cả cả khách Nhật lẫn khách phương Tây. Một hành khách là K. Firth nức nở: “Một hãng hàng không đáng yêu với dàn tiếp viên thật tuyệt vời”.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Japan Airlines – Ảnh: Reuters

Ngoài ra trong danh sách còn lại theo thứ tự tăng dần là các hãng bay Virgin Atlantic, Air New Zealand, Korean Air, All Nippon Airways và Eva Air.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Virgin Atlantic – Ảnh: Reuters

Nếu xếp hạng theo quy mô chỉ riêng tại Mỹ thì hãng bay Virgin America lại tiếp tục là hãng bay tốt nhất nước Mỹ trong năm thứ 10 liên tiếp, cũng theo bình chọn của Travel + Leisure magazine.

Nguồn: tuoitre.vn

Gặp anh chàng kỹ sư đáp máy bay đi làm hàng ngày

Curt von Badinski, một kỹ sư cơ khí kiêm người đồng sáng lập một công ty công nghệ tại San Francisco (Mỹ), mất 6 tiếng – chủ yếu là di chuyển bằng máy bay – để đi làm mỗi ngày.

Cứ 5 ngày một tuần, Badinski lại dậy từ 5h30 sáng và mất 15 phút để lái xe tới sân bay Bob Hope Burbank tại Los Angeles và đáp chuyến bay kéo dài 90 phút tới Oakland (San Francisco), cách nhà gần 600km về phía tây bắc.

Curt von Badinski lên máy bay đi làm. (Ảnh: BBC)

Trong lúc di chuyển trên không, anh tranh thủ thời gian để trao đổi với các hành khách khác, bao gồm những người khởi nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm.Với mức phí 2.300USD (hơn 50 triệu đồng)/tháng, anh có thể đi bao nhiêu chuyến tùy thích trên một chiếc máy bay phản lực. Badinski cũng được ưu tiên bỏ qua các thủ tục an ninh và lên máy bay chỉ trong vòng vài phút.

Sau khi hạ cánh xuống sân bay Oakland, Badinski tiếp tục lái một chiếc xe khác tới San Francisco.

Ngoài tốn thời gian, công sức, hành trình đi làm kéo dài như vậy còn gây ra nhiều phiền toái về thời tiết đối với anh chàng kỹ sư này. Trời có thể nắng ở Los Angeles nhưng tới San Fracisco lại lạnh hơn và có sương mù.

“Những tháng đầu tiên tôi đã chủ quan”, anh nói với BBC.

Badinski tới văn phòng vào lúc 8h30 và ra về lúc 17h để có thể bắt kịp chuyến bay khứ hồi vào lúc 19h15. Anh có mặt tại nhà ở Burbank lúc 21h.

“Động lực để tôi có thể chấp nhận di chuyển 6 tiếng một ngày đó là có thể có được mọi thứ mà mình muốn. Tôi luôn hào hứng để bắt đầu một ngày mới”, Badinski tâm sự.

Nguồn: vietnamnet.vn