Trung Quốc: Mua một vé máy bay hạng nhất để ăn miễn phí cả năm

Một nam hành khách đã bị phát hiện sử dụng vé máy bay hạng nhất để ăn và uống miễn phí tại phòng chờ VIP của sân bay mỗi ngày trong suốt một năm.

Theo Indy100, người này đã thay đổi lịch bay hơn 300 lần trong một năm để có thể hưởng thụ miễn phí tiện ích được cung cấp ở sân bay Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

đi máy bay, phòng chờ VIP

Ảnh minh họa

Nam hành khách này hành động lặp đi lặp lại mỗi ngày, cho tới khi China Eastern Airlines biết được điều gì đang diễn ra và bắt đầu điều tra.Hành khách này mua vé của hãng China Eastern Airlines, sử dụng phòng chờ VIP, ăn uống ngon lành trước giờ lên máy bay và lại đổi vé sang lịch bay ngày hôm sau.

Sau khi đổi lịch trình bay hơn 300 lần, người này hoàn vé và nhận lại đầy đủ tiền.

Một phát ngôn viên của hãng hàng không cho hay, không có cách nào để ngăn chặn “hành động hiếm này”.

Nguồn: vietnamnet.vn

2 tuần 6 đường bay mới, hàng không Việt ồ ạt cạnh tranh

Cuộc đua mở đường bay quốc tế trở nên sôi động giữa các hãng hàng không. 2 tuần đầu tháng 7, 6 đường bay từ Việt Nam đi các nước khu vực được mở.

Chỉ trong vòng gần một năm trở lại đây, các tuyến bay thẳng từ những sân bay ngoài Nội Bài và Tân Sơn Nhất đi các điểm đến quốc tế trở thành cuộc đua mới giữa các hãng hàng không Việt. Liên tục các đường bay thẳng từ các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP.HCM đi Thái Lan, Hong Kong hay Nhật Bản…  được mở ra.

Ồ ạt mở đường bay quốc tế

Tính từ đầu năm tới nay, 3 hãng hàng không trong nước là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đã mở và thông báo mở nhiều đường bay quốc tế mới, trong đó có 7 đường bay đến các quốc gia trong khu vực châu Á.

Ngay từ đầu năm, Jetstar Pacific công bố mở đường bay Đà Nẵng – Hong Kong với tần suất 3 chuyến/tuần. Từ ngày 27/3, các chuyến bay chính thức đi vào hoạt động.

Cũng từ sân bay Đà Nẵng, Vietjet mở đường bay đi/đến Seoul khứ hồi hàng ngày, khai thác từ 31/5.

Trong 2 tháng là tháng 3 và tháng 4, Vietjet tiếp tục khai trương đường bay Hà Nội – Siem Reap (Campuchia) và Hà Nội – Singapore. Đường bay từ Hà Nội – Singapore là đường bay thứ 2 của hãng đến nước này, sau đường bay giữa TP.HCM và Singapore được khai thác từ tháng 5/2014.

 2 tuan 6 duong bay moi, hang khong Viet o at canh tranh hinh anh 1
Bên cạnh cuộc đua về giá, nhiều hãng tham gia vào cuộc đua… mở đường bay. Ảnh minh hoạ: Jetstar.

Chỉ trong tháng 7, nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước đều mở đường bay thẳng đi quốc tế từ các tỉnh thành như Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Các hãng bay trong nước có tuyến quốc tế mới là Jetstar Pacific và Vietjet Air, trong khi các hãng nước ngoài như Air Asia (Malaysia) hay T’way Air (Hàn Quốc) cũng bắt đầu nhảy vào phân khúc thị trường mới đầy tiềm năng này. Theo thống kê, 2 tuần đầu tháng 7 có 6 đường bay mới từ Việt Nam đi các nước trong khu vực.

Các điểm đến quốc tế phổ biến thường được các hãng lựa chọn là Thái Lan, Hong Kong, Malaysia, Myanmar hay Hàn Quốc. Đài Loan với việc nới lỏng thị thực cho công dân Việt Nam cũng đang là một điểm đến được nhiều hãng nhắm tới để mở đường bay thẳng từ các tỉnh.

Mức giá của các đường bay quốc tế mới này được các hãng giá rẻ trong nước cung ứng ở mức dưới 2 triệu đồng chưa bao gồm thuế phí, có chặng bay ngắn giá vé chỉ dưới 1 triệu đồng. Việc hàng loạt đường bay mới được mở giúp hành khách các tỉnh, đặc biệt là ở miền Trung, có thêm sự lựa chọn.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, nhu cầu của nhóm khách hàng này không đủ lớn để các hãng đua nhau mở đường bay quốc tế và thực chất đây là cuộc đua về danh tiếng, thành tích chứ không đơn thuần là chiến lược kinh doanh sinh lời.

Hiệu quả tuỳ hãng, thị trường, thời điểm

Đại diện Jetstar Pacific cho biết hãng thường chọn mở các đường bay ít có cạnh tranh. Các đường bay của hãng này cũng được tính toán kỹ lưỡng nhằm phát huy lợi thế của mạng bay.

“Hiệu quả hay không thì cũng tuỳ từng hãng, tuỳ thị trường, thời điểm. Nếu không, các hãng sẽ có kế hoạch điều chỉnh vì ai cũng mong mở ra sẽ phải có hiệu quả”, vị này chia sẻ.

Còn theo đại diện Vietjet Air, nếu không có lãi thì chắc chắn hãng sẽ không khai thác. Vị này cho hay là doanh nghiệp tư nhân, doanh thu và lợi nhuận là yếu tố sống còn nên không có chuyện hãng mở đường bay quốc tế để lấy tiếng.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp, hiện các đường bay quốc tế của Vietjet đang sinh lời rất tốt, tỷ lệ lấp chuyến trung bình khoảng 90%.

 2 tuan 6 duong bay moi, hang khong Viet o at canh tranh hinh anh 2

Tuy nhiên, một chuyên gia trong ngành cho biết năng lực khai thác các chuyến bay quốc tế có sự chênh lệch rõ ràng.

Hiện tại, các đường bay quốc tế của nhiều hãng hàng không chỉ được mở tại những sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, gần đây là Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 9 sân bay quốc tế nhưng các chuyến bay quốc tế từ sân Cát Bi, Cần Thơ, Chu Lai… gần như được khai thác rất ít.

Về đường bay quốc tế, Vietnam Airlines đang vượt trội so với các đơn vị còn lại cả về số lượng điểm đến cũng như độ dài đường bay. Hiện hai hãng giá rẻ là Vietjet Air và Jetstar Pacifics chủ yếu khai thác các điểm đến gần trong khu vực.

Trước đó, CEO của Thiên Minh Group, đơn vị sắp đưa Air Asia về Việt Nam, nhận định cạnh tranh tại phân khúc giá rẻ của hàng không Việt vẫn còn thấp khi mới chỉ có 2 hãng, trong khi ông nhận định thị trường cần khoảng 10 hãng.

Nguồn: zing.vn

Vì sao phi công không được có một vết sẹo nào trên người?

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe về quy định loại ứng viên có sẹo khi tuyển làm phi công. Đây là điều kiện của vòng loại sơ khảo đối với các ứng viên và các lí do dưới đây chính là lời giải thích cho quy định trớ trêu này.

Vết sẹo có khả năng toét ra

Có một thực tế là khi càng lên cao, áp lực không khí sẽ càng thấp. Trong điều kiện này, cơ thể người sẽ nở ra. Chính vì điều này, các vết sẹo dù cũ cách mấy cũng rất dễ bị xé rách trong hoàn cảnh như vậy. Đối với vết sẹo trên da, vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Do đó khi bị rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ sẽ gây vỡ và chảy máu. Tuy nhiên, cabin và khoang máy bay đều là phòng kín, áp lực khí trong khoang được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển nên không gây nguy hiểm cho người có vết sẹo.

Vì nhiều quy định nghiêm ngặt nên phi công không được có sẹo quá to ngoài da. (Ảnh: Zing.vn + Internet)

Khi bay lên độ cao từ 9 nghìn đến 12 nghìn mét, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất. Máy bay luôn phải chạy thiết bị nén khí ở độ cao này. Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao tầm cao, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ngành hàng không.

Hành khách có sẹo thì thế nào?

Đối với hành khách có vết sẹo trên người thì cũng không nên lo lắng khi đi máy bay. Trong tình huống khẩn cấp, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ là vết sẹo bị rách nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, tỉ lệ xảy ra sự cố như thế là vô cùng thấp.

Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra với phi công thì ảnh hưởng không thể lường hết được. Thời điểm này chính là lúc cần sự tập trung cao độ nhất, nếu bất ngờ bị xao lãng với vết thương, an toàn của chuyến bay và tính mạng hàng trăm hành khách sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

 
 
Ngoài những quy định gắt gao về chiều cao, cân nặng, sức khỏe thì phi công còn được kiểm tra kĩ lưỡng những vết sẹo trên người. (Ảnh: Internet)

Nói đi cũng phải nói lại. Không phải tất cả các trường hợp phi công có vết sẹo đều không được lái máy bay. Họ có quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo. Trong lĩnh vực dân sự, vết sẹo nhỏ hơn độ rộng của đồng tiền xu thì hoàn toàn có thể xử lý. Về lĩnh vực hàng không quân sự thì đòi hỏi nghiêm khắc hơn nhiều. Dù người đó chỉ có một vết sẹo nhỏ thôi cũng không được làm việc trong bộ phận cầm lái máy bay. Yêu cầu này không chỉ là lời nói mà đã đưa thành văn bản quy định. Vì đối với chiến lược bay quân sự còn cần sự phối hợp, lúc lên lúc xuống độ cao thay đổi cực nhanh và nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Vì vậy người có vết sẹo sẽ khó tham gia hành động trong điều kiện không có áp suất không khí.

Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình… mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo. Quá trình đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm. Chi phí đào tạo thường rất cao, ở Việt Nam, chi phí học sẽ lên tới 1,5 đến 2,5 tỉ đồng.
Nguồn: gotit.cool

Khách nước ngoài bỏ quên hơn 17.000 USD ở Tân Sơn Nhất

Một người nước ngoài đã nhận lại túi xách bỏ quên tại sân bay với số tiền mặt và tài sản có giá trị lớn.

Lực lượng an ninh Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) vừa phát hiện và trao trả tài sản trị giá hơn 400 triệu đồng cho một vị khách nước ngoài.

Trước đó, khi tuần tra tại băng chuyền ga đến quốc tế, một nhân viên an ninh hàng không đã nhận tin báo từ nhân viên bốc xếp về một túi xách không người nhận tại băng chuyền hành lý. Bên trong túi xách có hai điện thoại Iphone, hơn 17.000 USD (giá trị tài sản khoảng 408 triệu đồng) cùng nhiều đồ vật giá trị khác.

vi-khach-nuoc-ngoai-bo-quen-tui-xach-chua-hon-17000-usd-o-tan-son-nhat

Vị khách nước ngoài nhận lại túi xách chưa tài sản giá trị lớn. Ảnh: ACV

Xúc động khi nhận lại số tài sản, ông Moorman bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước hành động đẹp của lực lượng an ninh hàng không Việt Nam.Bằng biện pháp nghiệp vụ, Trung tâm An ninh hàng không Tân Sơn Nhất xác định được chủ túi xách là ông Moorman (Mỹ), lúc này đã rời sân bay. Lực lượng chức năng đã liên hệ đến khách sạn nơi ông lưu trú để mời đến sân bay.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công thường làm gì trong buồng lái khi đang bay

Nhiều hành khách ngạc nhiên khi biết rằng, sự thật phi công không phải lúc nào cũng lái máy bay khi đang bay.

Trang News vừa liệt kê những việc mà cơ trưởng, cơ phó thường làm trong buồng lái để giết thời gian khi bay.

Phi công không lái máy bay

Nhiều người khi được hỏi: “Công việc chính của phi công trong buồng lái là gì?”, đều trả lời rằng: “Tất nhiên là họ lái máy bay”. Nhưng thực tế, phi công không phải làm điều này. Máy bay hiện đại ngày nay thường có chế độ lái tự động, và phi công chỉ cần can thiệp lúc cất, hạ cánh nếu chuyến bay diễn ra bình thường, không có sự cố.

Theo các chuyên gia của Cục Quản lý Hàng không Mỹ, hành khách không nên quá lo lắng về việc máy bay tự lái. Phi công vẫn luôn ngồi bên cạnh theo dõi để đảm bảo chuyến bay an toàn.

Ngoài ra, công việc của các phi công cũng bao gồm: giám sát radar thời tiết để đánh giá tình hình, điền vào các thủ tục giấy tờ cần thiết, liên lạc qua radio với không lưu và thay đổi độ cao, đường bay theo hướng dẫn.

phi-cong-thuong-lam-gi-trong-buong-lai-khi-dang-bay

Có thể đôi tay họ không trực tiếp lái máy bay, nhưng đôi mắt chim ưng của họ đang dõi theo tiến trình chuyến bay rất sát sao. Ảnh: News.

Đọc báo, nhưng không được đọc sách

Tùy thuộc vào các hãng hàng không, phần lớn phi công đều được phép xem qua một vài tờ báo trong hành trình. Nhưng họ không được phép đọc một cuốn sách. 

Lý do là tin tức trên báo thường ngắn, và nó không làm sao nhãng nhiệm vụ của phi công. Nhưng nếu đó là một cuốn sách hay tiểu thuyết, cơ trưởng có thể bị cuốn hút vào nội dung câu chuyện và lơ là việc lái máy bay trong thời gian đủ dài để gây nguy hiểm. Do vậy, sách luôn bị cấm mang vào buồng lái.

Có thể bạn muốn biết:

Không “buôn” chuyện

Người ta tin rằng các phi công có thể dễ dàng bị cuốn vào các câu chuyện, và lơ là việc giám sát chuyến bay. Tại độ cao thấp hơn 10.000 m (thường là lúc cất, hạ cánh), tiếp viên hàng không không được phép điện đàm với phi công. Đây là thời điểm phi công cần tập trung nhất.

Ngày nay, phần lớn phi công chỉ đọc tài liệu liên quan đến chuyến bay và làm công việc của mình khi ngồi trong khoang lái. 

Một số hãng hàng không, như Delta của Mỹ, đã đưa ra các chính sách trong đó có việc cấm phi công làm những công việc không liên quan đến máy bay khi đang ở trên trời.

Tuy nhiên, trên các diễn đàn, độc giả vẫn đọc được rất nhiều các giai thoại kể về việc phi công có thể đọc báo, nghe nhạc và thậm chí là chơi game trên các chuyến bay.

Ngủ

Một trong những hoạt động mà phi công được phép làm trên máy bay là ngủ. Họ được quyền chợp mắt, dù là các chuyến bay ngắn. Khi cơ trưởng ra khỏi buồng lái để nghỉ ngơi theo quy định, họ phải thông báo với phi hành đoàn. Tại Mỹ, phi công chỉ giới hạn làm việc trong 8 tiếng liên tiếp, sau đó họ phải được nghỉ ngơi.

Trong các chuyến bay đường dài, các phi công và tiếp viên hàng không được thay phiên nhau nghỉ ngơi. Phi công cũng phải thông báo với mọi người trong đoàn về việc họ sắp ngủ trưa và chỉ được nghỉ nếu phi công còn lại đang tỉnh táo.

Ăn

Cũng giống như hành khách, phi công cũng phải ăn. Nhưng cơ trưởng và cơ phó không bao giờ ăn cùng một loại đồ ăn. Điều này nhằm tránh trường hợp cả hai phi công cùng bị ngộ độc thực phẩm do ăn cùng những món giống nhau.

Nguồn: vnexpress.net

Hệ thống bí mật giúp phi công tránh ngồi cùng kình địch

Các phi công đều có cảm xúc yêu ghét riêng với đồng nghiệp, và khó chịu được nhiều giờ trong một không gian hẹp với người mình không ưa.

Buồng lái giống như văn phòng của phi công, nên việc tạo ra môi trường bình tĩnh, tôn trọng và tương tác tốt là điều thiết yếu. Vì vậy, các hãng hàng không đã phát triển một hệ thống giúp tránh cho hai người ghét nhau phải ngồi chung buồng lái.

Hệ thống có tên là “Do Not Pair” (không bắt cặp). Mỗi cơ trưởng, cơ phó và cơ phó thứ hai có một danh sách điện tử được đưa vào hệ thống lập kế hoạch của hãng hàng không. Họ có thể điền tên bất cứ ai họ không muốn ngồi cạnh nhiều giờ liên tiếp. Sau đó bảng phân công sẽ tránh để cho hai cái tên nằm trong danh sách của nhau ở chung buồng lái.

He thong bi mat giup phi cong tranh ngoi cung kinh dich hinh anh 1

Hệ thống Do Not Pair giúp các phi công tránh ngồi cùng buồng lái với người mình không ưa.

Tiếp viên hàng không Elliot Hester kể anh từng chứng kiến một phi công ẩu đả với cơ phó thứ ba chỉ vài phút trước chuyến bay cất cánh từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Miami (Mỹ). Nguyên nhân là cơ phó này đã đăng nhập vào website của nhân viên và điền tên cơ trưởng vào danh sách Do Not Pair.Đây là khía cạnh ít được biết đến của cuộc đời phi công. Một vài sự cố khiến họ phải điền tên đồng nghiệp vào danh sách Do Not Pair. Năm 2008, một cơ trưởng của hãng American Airlines đã châm ngòi vụ lộn xộn sau khi nộp đơn khiếu nại về phi công của một chuyến bay khác vì di chuyển quá chậm. Hậu quả là cả hai người bị đình chỉ không lương 15 ngày và có mặt trong danh sách Do Not Pair của nhau.

He thong bi mat giup phi cong tranh ngoi cung kinh dich hinh anh 2

 Nhiều chuyến bay kéo dài tới 17 tiếng, nên các phi công khó có thể chịu đựng
việc ngồi chung với người mình không ưa.

Giải pháp khác với những phi công không ưa nhau là một quy định có tên “Sterile Cockpit Rule”. Theo đó, các phi công không được trao đổi bất cứ điều gì ngoài những việc thiết yếu liên quan đến chuyến bay khi máy bay ở độ cao dưới 3.048 m, để đảm bảo sự tập trung tối đa trong buồng lái. Vì vậy, ít nhất những cuộc trò chuyện không vui vẻ của họ bị hạn chế vì độ cao.

Nguồn: news.zing.vn

Hàng không “đốt” trăm tỉ vì phải bay vòng chờ ở Tân Sơn Nhất

Mỗi chuyến bay đi/đến từ Tân Sơn Nhất vào khung giờ đẹp phải chờ 15-30 phút, không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách mà còn “đốt” tiền của các hãng hàng không nội địa.

Máy bay xếp hàng ở đường lăn chờ cất cánh tại Tân Sơn Nhất. Ảnh minh hoạ

Thông tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết năm 2016, sự quá tải tại các sân bay, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất đã làm tăng giờ bay thực tế so với kế hoạch khoảng 1.392 giờ, đẩy chi phí khai thác của hãng tăng thêm khoảng 188 tỉ đồng.

Tình trạng này vẫn không được cải thiện trong năm 2017 vì nhà chức trách hàng không đã có dự kiến cuối năm sẽ tiến hành các đợt sửa chữa, nâng cấp tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo đó, giới hạn khai thác ở sân bay Nội Bài có thể chỉ bằng khoảng 70% so với hiện tại, tức là chỉ được tiếp nhận 22-24 chuyến bay/giờ thay vì tần suất 35 chuyến/giờ như hiện tại. Tương tự, tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng giảm năng lực tiếp nhận 40-42 chuyến/giờ xuống còn 28-30 chuyến/giờ.

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2017, Vietnam Airlines và các hãng hàng không nội địa khác dự kiến phải giảm tối thiểu 15% tổng số chuyến bay đi/đến Tân Sơn Nhất trong giờ bay ban ngày.

Không nêu con số thiệt hại cụ thể nhưng hãng hàng không Vietjet Air cũng đánh giá cơ sở hạ tầng tại sân bay và kiểm soát không lưu tại Việt Nam hiện còn những hạn chế. Mọi sự chậm trễ trong việc nâng cao năng lực khai thác ở các sân bay có thể ảnh hưởng đến khả năng tối đa hóa hiệu suất sử dụng máy bay, tăng thời gian quay vòng máy bay và có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả tài chính của hãng. Một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Vietjet là duy trì hiệu suất sử dụng máy bay hàng ngày cao, tạo thêm doanh thu từ máy bay. Thời gian quay đầu tại sân bay càng ngắn thì hiệu quả khai thác càng cao và ngược lại.

Lý giải vấn đề này, một phi công cho biết cơ trưởng là người ra quyết định số lượng dầu cấp cho máy bay trong phạm vi định mức của hãng. Trước mỗi chuyến bay, cơ trưởng đánh giá thấy có khả năng phải bay vòng chờ hoặc chậm khởi hành thì phải lấy thêm dầu dự phòng. “Đốt” thêm nhiên liệu đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào, trong khi đó nguồn thu có thể giảm nếu số dầu lấy thêm lớn đến mức phải giảm sản lượng hành khách và hàng hoá trên chuyến bay. Trung bình mỗi ngày, một máy bay có lịch khai thác 4 chuyến nội địa. Nếu một chuyến phải vòng chờ quá lâu trên trời sẽ làm chậm giờ của chuyến tiếp theo. Đây là một trong những lý do khiến khách hàng ở sân bay thường nhận được thông báo của hãng hàng không “trễ chuyến vì máy bay về muộn”.

Nguồn: cafef.vn

Tiêu chuẩn khắt khe của tiếp viên hàng không: cao và xinh chưa đủ

Một số hãng hàng không lớn trên thế giới đưa ra khá nhiều tiêu chuẩn khắt khe với đội ngũ tiếp viên phi hành đoàn. Theo đó, yếu tố ngoại hình như cao và xinh là cần thiết, nhưng chưa đủ.

Đội ngũ phi hành đoàn của nhiều hãng hàng không trên thế giới được đánh giá cao vì sự chuyên nghiệp, ngoại hình hấp dẫn, lịch sự. Để trở thành một tiếp viên đáp ứng yêu cầu của hãng, nhiều người phải trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt với những nguyên tắc khắt khe. Không chỉ đảm bảo yếu tố ngoại hình, họ còn phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn để có thể làm việc trong môi trường đặc thù, khác hẳn những ngành nghề khác.

Chiều cao

Mỗi hãng hàng không đều đưa ra những tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng nhất định với đội ngũ phi hành đoàn. Ví dụ, hãng Qatar Airways quy định, các tiếp viên khi kiễng chân phải có tầm với tối thiểu 2,13m để xử lý hành lý trong khoang chứa. Trong khi đó, hãng bay Emirates lại yêu cầu thấp hơn.

Qatar Airways quy định nghiêm ngặt về chiều cao của tiếp viên
Qatar Airways quy định nghiêm ngặt về chiều cao của tiếp viên

Hãng Ryanair đưa ra tiêu chuẩn với phi hành đoàn có chiều cao hợp lý với cân nặng, từ 1,58m tới 1,8m.

Cân nặng

Đội ngũ nhân viên làm việc cho hãng hàng không Malaysia Airlines cần có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) đạt ngưỡng 22-25 với nữ giới, và 25-28 với nam giới.

Bất cứ tiếp viên nào có chỉ số nằm ngoài tiêu chuẩn này sẽ phải nghỉ phép trong vòng 2 tuần để giảm cân. Đều đặn 2 tháng một lần, đội ngũ phi hành đoàn đều phải kiểm tra số đo.

Thị lực

Tiếp viên của AirAsia phải đảm bảo thị lực tốt
Tiếp viên của AirAsia phải đảm bảo thị lực tốt

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia yêu cầu các ứng viên phi hành đoàn phải đạt thị lực xuất sắc. Tuy nhiên, các ứng viên thi tuyển vẫn có thể đeo kính áp tròng nếu cần thiết, nhưng họ bắt buộc không đeo kính có gọng.

Đào tạo tăng cường

Tiếp viên hãng hàng không TAM Airlines của Brazil được đào tạo nghiêm ngặt về kỹ năng sinh tồn
Tiếp viên hãng hàng không TAM Airlines của Brazil được đào tạo nghiêm ngặt về kỹ năng sinh tồn

Hãng hàng không TAM của Brazil yêu cầu tất cả các tiếp viên đều phải trải qua khóa đào tạo tăng cường để rèn luyện kỹ năng sinh tồn tại rừng rậm Amazon. Với hãng, điều này rất quan trọng khi hơn 1 nửa diện tích Brazil được bao phủ bởi rừng nhiệt đới.

Họ chuẩn bị sẵn cho tiếp viên mọi khả năng xấu nhất xảy ra khi máy bay hạ cánh khẩn cấp ở nơi dày đặc cây cối. Trên thực tế, chính phủ Brazil yêu cầu tất cả các hãng hàng không trong nước đều yêu cầu tiếp viên trải qua các khóa huấn luyện này.

Tiếp viên của TAM thậm chí còn được đào tạo cả phương pháp dùng các mảnh vỡ máy bay để dựng một nhà vệ sinh tạm thời.

Sức khỏe

Hãng West Jet yêu cầu phi hành đoàn của họ phải nâng được vật nặng chừng 22 kg từ sàn nhà tới thắt lưng và 10 kg phía trên đầu.

Khả năng bơi lội

Những ứng viên nộp đơn vào hãng EasyJet cần đảm bảo có thể đi bộ dưới nước ngập quá vai ít nhất 1 phút. Trong khi đó, hãng Ryanair yêu cầu tiếp viên của mình “đều biết bơi lội”.

Sức khỏe tổng quát

Hãng Alaska Airlines yêu cầu ứng viên nộp đơn không dùng nicotine ít nhất trong 6 tháng trước khi ứng tuyển.

Ngoại hình

Đội ngũ tiếp viên của Virgin Atlantic phải dự khóa học tại cơ sở hàng không của hãng tại Crawley, gần sân bay Gatwick, tìm hiểu về những quy định nghiêm ngặt về diện mạo khi xuất hiện, bao gồm cả cách trang điểm tối thiểu.

Các hãng hàng không Anh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng về ngoại hình của đội ngũ tiếp viên. Họ yêu cầu về trang phục khắt khe, thậm chí sơn móng tay phải là màu đỏ hoặc rất nhạt.

Malaysia Airlines yêu cầu phụ nữ mặc trang điểm để phù hợp với trang phục, sử dụng tối thiểu 3 màu phấn mắt. Nữ tiếp viên của hãng hàng không Emirates dùng màu sơn móng tay theo quy định, màu sắc tương đương với màu son môi hoặc màu mũ đồng phục.

Nguồn: dantri.com.vn

Hành trình trở thành nữ cơ trưởng trẻ nhất thế giới

Câu chuyện của Anny Divya là minh chứng cho việc không bao giờ nên từ bỏ giấc mơ của mình, dù nó có viển vông đến đâu.

Anny Divya là nữ cơ trưởng trẻ nhất thế giới, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha là quân nhân tại Vijayawada, Pathankot, Ấn Độ. Ngay từ khi còn nhỏ, Anny đã có giấc mơ lái những chiếc máy bay. Điều này được cho là khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa, khi những đứa trẻ lúc bấy giờ chỉ thích làm kỹ sư, bác sĩ theo định hướng của bố mẹ.

hanh-trinh-tro-thanh-co-truong-tre-nhat-the-gioi

Anny là cơ trưởng trẻ nhất thế giới lái Boeing 777, hiện 30 tuổi. Ảnh: Hindustantimes.

Dù bị họ hàng, người thân phản đối vì ước mơ lái máy bay, Anny cho biết cô cảm thấy may mắn vì được bố mẹ ủng hộ nhiệt tình. 17 tuổi, Anny đã thi đỗ vào trường dạy bay danh tiếng Indira Gandhi Rashtriya Uran Akademi ở Uttar Pradesh. Gia đình Anny không giàu có, trong khi tiền học để trở thành phi công lại đắt đỏ. Do vậy, cô đã phải vay tiền để học.

Sự khác biệt về lối sống giữa thị trấn nhỏ nơi Anny sinh ra và nơi học, tiếng Anh kém cũng là những cản trở khiến cô gái trẻ cảm thấy bị tổn thương nhiều. Cuối cùng, gạt bỏ mọi lời trêu chọc, sự coi thường của mọi người, Anny đã giành được học bổng của trường bay.

Khi 19 tuổi, cô gái xinh đẹp này đã phần nào chạm gần tới ước mơ của mình khi hoàn thành chương trình học và làm việc tại Air India.

Sau đó, Anny được hãng gửi đến Tây Ban Nha để đào tạo thêm và khi trở về quê nhà, cô đã có cơ hội được bay trên chiếc Boeing 737. Hai năm sau, Anny được cử tới London để nâng cao trình độ. Sau khóa học, cô có thể điều khiển thành thạo một chiếc Boeing 777. “Kể từ đó, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi có cơ hội được đi du lịch các nước. Tôi cũng học được nhiều điều”.

Ngày nay, tại Ấn Độ nghề phi công vẫn do nam giới thống trị. Tuy vậy Anny cho biết cô thấy rất tự hào khi tỷ lệ nữ giới làm phi công ở đất nước mình chiếm 15%. Trong khi đó, con số này trên toàn thế giới mới chỉ là 5%.

Câu chuyện về “nàng Lọ Lem” thời hiện đại Anny Divya là nguồn cảm hứng cho nhiều bé gái ở Ấn Độ. Cô là minh chứng cho việc không bao giờ nên từ bỏ giấc mơ, và chỉ cần phấn đấu hết sức vì mục tiêu đó thì bạn sẽ thành công.

Nguồn: vnexpress.net

Đây có lẽ là trang phục tiếp viên hàng không xa xỉ nhất từ trước đến giờ

Hãng hàng không Hải Nam vừa hợp tác với một thương hiệu Haute Couture để mang đến cho đội ngũ nhân viên của mình những bộ đồng phục vô cùng sang xịn.

Đội ngũ tiếp viên được coi là bộ mặt của một hãng hàng không, do đó không lạ khi khoản đồng phục luôn được các hãng chú trọng. Đồng phục của nhân viên hàng không thường được thiết kế kỹ lưỡng để vừa đảm bảo được tính chuyên nghiệp mà lại vừa đẹp mắt, phản ánh được hình ảnh mà hãng hàng không muốn hướng đến. Mặc dù phần lớn các hãng hàng không cao cấp đều không tiếc tiền của để đầu tư vào đồng phục của tiếp viên nhưng chịu chơi đến mức đặt cả thiết kế Haute Couture cho dàn nhân viên trai xinh gái đẹp thì có lẽ chỉ có mỗi Hainan Airlines – Hãng hàng không Hải Nam, TQ.

Đây chính là đồng phục mới của Hainan Airlines, những thiết kế haute couture của Laurence Xu.

Vừa qua, Hainan Airlines đã “chơi lớn” khi hợp tác với Laurence Xu, NTK Haute Couture nổi tiếng nhất nhì TQ và cũng là một trong số ít những NTK của nước này từng tham dự Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris. Theo đó, Laurence Xu đã sáng tạo riêng cho Hainan Airlines những bộ đồng phục vô cùng sang xịn pha trộn hài hòa văn hóa Trung Hoa với âm hưởng Tây phương.

Trong đó đồng phục cho tiếp viên nữ được lấy cảm hứng từ xường xám, trang phục truyền thống nổi tiếng của người Hoa và được diện cùng với blazer rất kiểu cách nhưng vẫn không kém phần tinh tế. Ngoài set đồ này, tiếp viên nữ còn có thêm một chiếc áo choàng dáng cape vô cùng sang trọng, đẳng cấp để diện khi trời lạnh. Đồng phục của tiếp viên nam có phần đơn giản hơn, bao gồm suit và áo măng tô màu ghi lịch thiệp.


Những thiết kế đồng phục mà Laurence Xu thực hiện riêng cho Hainan Airlines cũng vừa được giới thiệu trong BST Haute Couture mà NTK này vừa ra mắt tại Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu 2017 mới đây.

Đồng phục của Hainan Airlines được trình diễn trong show Laurence Xu thuộc khuôn khổ Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu 2017.



Đây có lẽ là lần đầu tiên đồng phục của một hãng hàng không được ra mắt trong một show diễn Haute Couture tầm cỡ.

Được biết, lý do Hainan Airlines đầu tư “khủng” cho đồng phục nhân viên là để nâng tầm hình ảnh của hãng và cũng là để phục vụ cho mục tiêu vươn ra thế giới của hãng hàng không này. ‘Chúng tôi không chỉ đơn thuần tạo ra một bộ đồng phục mới mà còn là để thể hiện hình ảnh quốc tế của Hainan Airlines. Đặc biệt là trên những chặng bay quốc tế, chúng tôi muốn các hành khách biết rằng TQ rất hiện đại và trendy’ – XuFei, giám đốc thương hiệu của Hainan Airlines chia sẻ.

Các tiếp viên của Hainan Airlines rạng rỡ trong bộ đồng phục sang xịn.
Nguồn: gotit.cool

Doanh nghiệp cho thuê nhà kho, chỗ đậu máy bay thu tiền tỷ mỗi ngày

Trung bình cứ 10 đồng doanh thu thì Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn thu về 5,5 đồng lợi nhuận trước thuế.

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) vừa được giao dịch trên thị trường UPCoM thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 12/7, cổ phiếu SCS đã tăng tối đa 40% lên 72.800 đồng một cổ phiếu, đồng thời đưa vốn hóa của doanh nghiệp này lên gần 3.400 tỷ.

Cung cấp dịch vụ tại các sân bay, vốn chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận, được đánh giá là “con gà đẻ trứng vàng” trong bối cảnh ngành hàng không đang phát triển nhanh, với khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp hiện tại.

Hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là cho thuê sân đậu máy bay, khai thác nhà ga hàng hóa và cho thuê văn phòng, bãi đỗ xe, năm 2016 SCSC đạt gần 500 tỷ đồng doanh thu, tương đương gần 1,4 tỷ đồng mỗi ngày. Lợi nhuận trước thuế đạt 275 tỷ, với biên lợi nhuận 55%.

doanh-nghiep-cho-thue-nha-kho-cho-dau-may-bay-thu-tien-ty-moi-ngay

Cho thuê sân đậu máy bay, khai thác nhà ga hàng hóa và cho thuê văn phòng là 3 lĩnh vực kinh doanh chính của Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn.

Hàng không đang trở thành một lĩnh vực phát triển nhanh vượt qua nhiều loại hình khác trong thời gian gần đây, không chỉ trong vận chuyển hành khách mà còn cả lĩnh vực hàng hóa.

Là lĩnh vực kinh doanh “béo bở”, nhưng thị trường cung cấp dịch vụ tại hai sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài chỉ có sự hiện diện một số công ty như Công ty Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất, Công ty Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, Công ty Dịch vụ hàng hóa Nội Bài, Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội… Trong số này, riêng Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn là công ty duy nhất được Cục Hàng không công nhận là nhà ga hàng hóa (Air Cargo Terminal).

Được triển khai từ tháng 6/2009 và hoàn thành vào cuối năm 2010, dự án Ga hàng hóa Tân Sơn Nhất là dự án trọng điểm của SCSC có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Dự án được bố trí phía Tây Nam ga hành khách với diện tích 143.000 m2, trong đó chia làm 3 khu vực: sân đậu máy bay (hơn 52.400 m2), nhà ga hàng hóa (26.670 m2) và khu vực nhà kho, nhà đậu xe, công trình phụ trợ (64.000 m2).

Với công suất giai đoạn 1 đạt 200.000 tấn, khai thác nhà ga hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh đem về doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho SCSC trong những năm gần đây. Năm 2016, hoạt động này đem về hơn 455 tỷ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu, với biên lợi nhuận đạt gần 73%.

Lợi thế của SCSC là giá vốn rất thấp chỉ chiếm hơn 27%, khả năng mở rộng hoạt động và sự hỗ trợ của các cổ đông lớn, đều là những doanh nghiệp nắm thị phần cao trong lĩnh vực logistics.

Trong bản cáo bạch mới công bố, doanh nghiệp này cũng cho biết đã có 23 hãng hàng không là khách hàng trong tổng số 45 hãng hàng không có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó có những hãng lớn như Lufthansa, Cargolux, Singapore Airlines, Cathay Pacific…

Hiện tại cơ cấu cổ đông của SCSC gồm 3 cổ đông lớn nắm giữ trên 55% vốn điều lệ và hơn 1.200 cổ đông khác. Trong đó, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Công ty cổ phần Gemadept là 2 cổ đông lớn nhất sở hữu lần lượt 14,05% và 34,55% vốn của SCSC.

Nguồn: vnexpress.net