Sân bay Đức phải hủy chuyến, cảnh sát vũ trang ập tới vì một món đồ chơi

Sân bay Schönefeld ở Đức được phen náo loạn sau khi nhân viên an ninh nhầm lẫn một món đồ chơi tình dục trong vali của hành khách là một quả lựu đạn.

Theo Daily Mail, sáng 7/8 sân bay Schönefeld phát đi thông báo hủy, hoãn tất cả các chuyến bay sau khi một nhân viên an ninh trong quá trình quét X-quang để kiểm tra hành lý của hành khách đã phát hiện một vật thể nghi là lựu đạn.

Sân bay Đức phải hủy chuyến, cảnh sát vũ trang ập tới vì một món đồ chơi - Ảnh 1.

Nhiều chuyến bay đã bị dời lịch do sự cố nhầm lẫn hy hữu tại sân bay Schönefeld. (Ảnh: EPA)

Cảnh sát ngay lập tức phong tỏa sân bay, đóng cửa tạm thời một nhà ga để phục vụ quá trình điều tra trong khi sơ tán khẩn các hành khách tới nơi an toàn.

Tuy nhiên, sau một giờ rà soát, cảnh sát phát hiện ra “quả lựu đạn” thực tế chỉ là một món đồ chơi tình dục.

Theo chủ nhân của món đồ này, anh ta và bạn gái đã mua nó vào 2 tuần trước.

“Khi tới sân bay Schönefeld và làm thủ tục kiểm tra hành lý, một số cảnh sát nói muốn kiểm tra túi xách của tôi. Anh ta hỏi tên và hộ chiếu của tôi trước khi nói vào bộ đàm. Sau đó một số cảnh sát vũ trang đầy mình tới vây quanh tôi”, hành khách này cho biết.

Sau khi xác nhận vụ việc chỉ là hiểu nhầm, nam hành khách tiếp tục hành trình bay đã định nhưng trên một chuyến bay khác do đã bị lỡ chuyến cũ. Nhà ga trong sân bay mở cửa vào buổi chiều và quay trở lại hoạt động bình thường.

 (Nguồn: kenh14.vn)

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Xinh đẹp, sở hữu chiều cao khủng và tài giỏi trong nhiều lĩnh vực, những nữ tiếp viên hàng không luôn thu hút mọi ánh nhìn. Cùng điểm qua một số nữ tiếp viên xuất sắc qua các thời kì của ngành hàng không Việt Nam nhé.

Đặng Tuyết Mai

Đặng Tuyết Mai – còn gọi là Madame Nguyễn Cao Kỳ, mẹ của nữ MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên – từng là một trong những chiêu đãi viên hàng không đầu tiên của Việt Nam. Ở tuổi 18, bà tham gia vào cuộc tuyển chọn gắt gao của Hãng Air Vietnam và may mắn cùng 3 người nữa trúng tuyển, trở thành 4 nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Hãng Air Vietnam.

Biểu tượng nhan sắc một thời của Sài Gòn trước năm 75

Biểu tượng nhan sắc một thời của Sài Gòn trước năm 75

Bà từng là một trong 4 nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Việt Nam có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Tuy đã qua đời ở tuổi 74 nhưng những hình ảnh còn lại của bà vẫn nói lên vẻ đẹp của mỹ nhân một thời. MC Kỳ Duyên từng chia sẻ mẹ của cô cũng chính là một người tri kỷ, luôn ở bên cạnh tâm sự, động viên con gái hàng chục năm qua.

Mẹ chồng Hà Tăng – nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Từng được khán giá biết đến như một nữ diễn viên với gương mặt khả ái nhất nhì của thập niên 90, sự thể hiện xuất sắc của cô đã giúp bộ phim Vị đắng tình yêu trở thành một trong những bộ phim đoạt doanh thu cao nhất thời điểm đó ở Việt Nam với khoảng 500 triệu đồng tiền bán vé.

Ít ai biết, 5 mỹ nhân nhan sắc hơn người trong showbiz Việt này từng là tiếp viên hàng không

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Nhưng sau một số bộ phim, Thủy Tiên quyết định ra khỏi showbiz, chuyển sang làm tiếp viên hàng không. Đây cũng chính là cơ duyên giúp cô gặp gỡ và kết hôn cùng chồng mình là doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn.

Doanh nhân thành đạt Thủy Tiên trẻ trung, sở hữu lượng tài sản khổng lồ đến từ việc kinh doanh của gia đình

Doanh nhân thành đạt Thủy Tiên trẻ trung, sở hữu lượng tài sản khổng lồ đến từ việc kinh doanh của gia đình

Sự nghiệp của cựu tiếp viên U50 này bắt đầu khởi sắc khi cô là nhà phân phối độc quyền các thương hiệu đình đám như Chanel, Salvatore Ferragamo, Burberry, Versace, Paul&Shark, Ferragamo, Ralph Lauren, Rolex, Bulgari…

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Đóng góp của Thủy Tiên được Forbes ghi nhận khi bình chọn là một trong những doanh nhân nữ đáng chú ý nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam.

Phạm Ngọc Linh

Một ứng cử viên sáng giá tại Hoa hậu Việt Nam năm nay chính là Phạm Ngọc Linh. Cô gái sinh năm 1995 này là cựu sinh viên Đại học Ngoại Thương, hiện đang là tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

Ứng viên nặng kí trong hành trình tìm kiếm Hoa hậu Việt Nam 2018

Ứng viên nặng kí trong hành trình tìm kiếm Hoa hậu Việt Nam 2018

 

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Ngọc Linh sở hữu gương mặt thuần Á Đông, chiều cao lí tưởng và nụ cười tươi tắn rạng rỡ. Cô đã từng tham dự cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương và đạt giải Hoa khôi Thương trường.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Ngọc Linh có thể giao tiếp bằng hai ngoại ngữ Anh và Nhật. Vào tháng 10/2017, cô được bầu là Đại sứ du lịch tại Việt Nam của tỉnh Yamanashi, Nhật Bản và còn được trao danh hiệu công chúa Koihime đầu tiên của Việt Nam – đây là một danh hiệu cao quý tại Nhật.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Vũ Ngọc Châm

Vũ Ngọc Châm sinh năm 1992 cũng là một cựu tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines và Korean Air. Khán giả ắt hẳn rất quen mặt vì cô từng xuất hiện trong MV “Chắc ai đó sẽ về” của ca sĩ Sơn Tùng MTP và một số phim ngắn.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

“Đốn tim” nhờ sở hữu gương mặt xinh đẹp cùng vóc dáng nuột nà, nóng bỏng, Ngọc Châm rất được chú ý trên mạng xã hội và nắm giữ lượng follower không thua kém các hot girl khác. Cô từng “gây bão” khi tham gia chương trình đồng hành cùng World Cup 2014 của VTV trong vai trò cổ động viên.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Cô còn gây ấn tượng khi tham gia cuộc thi hoa khôi Áo dài Việt Nam vào năm 2014, là một trong những ứng viên sáng giá trong việc tìm kiếm đại diện Việt Nam tham dự Miss World. Và mới đây, Ngọc Châm đã đăng quang Quán quân The Look 2017 mùa đầu tiên.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Loan Vương

Loan Vương (tên đầy đủ Vương Ngọc Loan) hiện là tiếp viên hàng không của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Cô sinh năm 1986, là đại diện Việt Nam trong cuộc thi Hoa hậu quý tộc thế giới diễn ra tại Myanmar vào năm ngoái

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Trước đây cô đã từng đăng kí tham dự cuộc thi Hoa hậu du lịch vào năm 2008 và lọt top 5 chung cuộc, đạt danh hiệu Thí sinh sở hữu gương mặt ấn tượng.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Hiện nay, Loan Vương thường xuyên nhận lời đóng quảng cáo và trở thành gương mặt được nhiều nhãn hàng yêu thích dù vẫn tiếp tục công việc của một tiếp viên hàng không.

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Những nữ tiếp viên hàng không xưa và nay của Việt Nam: Tài sắc, thành công và nổi tiếng

Nguồn: Saostar.vn

Nhiều sân bay sắp được mở rộng, xây dựng mới

Sân bay Vinh, Cát Bi, Phú Bài sẽ xây thêm nhà ga hành khách nhằm tăng gấp đôi công suất; sân bay Sa Pa được đề xuất xây mới.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có các cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An, thành phố Hải Phòng…, để triển khai việc nâng cấp, cải tạo sân bay trên địa bàn.

Theo lãnh đạo ACV, với tốc độ phát triển hiện nay, một số cảng hàng không đã đạt và vượt công suất thiết kế như sân bay Tân Sơn Nhất, Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Cát Bi (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Do vậy, doanh nghiệp đang lập báo cáo khả thi xây dựng thêm nhà ga mới tại nhiều cảng hàng không để đáp ứng nhu cầu của hành khách trong các năm tới.

Sân bay Cát Bi có tốc độ tăng trường hành khách cao sau 2 năm hoạt động. Ảnh minh họa: Xuân Hoa. 

Sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Ảnh: Xuân Hoa. 

Cụ thể, sân bay Vinh hiện có công suất 2 triệu hành khách song lượng khách đã đạt hơn 2 triệu mỗi năm, bắt đầu quá tải.

Theo đề xuất của ACV, dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Vinh có công suất thiết kế 5 triệu hành khách mỗi năm, tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 16.500 m2. Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.700 tỷ đồng, khởi công vào quý 3/2019 và đưa vào khai thác quý 4/2020.

Sân bay Cát Bi cũng có công suất 2 triệu hành khách mỗi năm. Với mức tăng trưởng đạt 17% đến 23% mỗi năm, nhà ga T1 tại Cảng hàng không này bắt đầu có dấu hiệu quá tải.

ACV dự kiến xây dựng nhà ga hành khách T2 cho Cát Bi đạt công suất 5 triệu hành khách mỗi năm; xây dựng nhà ga hàng hóa, công suất thiết kế 100.000 tấn hàng hóa; nâng cấp, cải tạo sân đỗ máy bay khu vực nhà ga cũ và đường lăn. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng bằng vốn tự có của doanh nghiệp; khởi công vào quý 3/2019, hoàn thành đưa vào khai thác quý 4/2020.

Sân bay Phú Bài cũng đang được ACV nghiên cứu xây dựng nhà ga công suất 5 triệu hành khách. Hiện sân bay này có công suất 1,5 triệu hành khách song lượng khách qua cảng đã đạt 1,75 triệu trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng khách trong giai đoạn 2014-2017 đạt 15% mỗi năm.

ACV dự kiến khởi công nhà ga hành khách T1 Phú Bài vào quý 3/2019 với tổng vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng.

Lãnh đạo ACV cho hay, nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo các sân bay nêu trên đều do doanh nghiệp tự  huy động song cần sự hỗ trợ của địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng. “Nếu giải phóng mặt bằng nhanh thì các dự án sẽ được hoàn thành trong khoảng 2-3 năm tới”, vị này nói.

Ngoài các sân bay địa phương, Bộ Giao thông đang khẩn trương quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất để mở rộng, đáp ứng công suất 50 triệu hành khách mỗi năm. Dự kiến, sân bay này sẽ xây dựng nhà ga hành khách T3 với diện tích 120.000 m2; xây dựng thêm sân đỗ máy bay, nhà ga hàng hóa, hệ thống kỹ thuật đi kèm.

Đường băng tại sân bay Vinh. Ảnh: Hải Bình.

Đường băng tại sân bay Vinh. Ảnh: Hải Bình.

Sân bay Sa Pa được tỉnh Lào Cai đã kiến nghị xây dựng trong tháng sáu vừa qua. Theo đó, đây là cảng hàng không dân dụng kết hợp quân sự, đặt tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng.

Dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một đến năm 2020 sẽ đầu tư 4.750 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), xây dựng sân bay công suất 560.000 hành khách mỗi năm với hai vị trí đỗ tàu bay, có thể khai thác các loại tàu A320, A321 và tương đương. Giai đoạn 2 đến năm 2030 sẽ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng nâng cấp để đạt công suất 1,5 triệu hành khách.

UBND tỉnh Lào Cai cũng đề xuất hai phương án đầu tư. Phương án một là Bộ Giao thông Vận tải xây dựng toàn bộ sân bay này bằng vốn ngân sách hay các nguồn vốn xã hội hóa.

Phương án 2, tỉnh Lào Cai sẽ kêu gọi xã hội hóa đầu tư kết hợp hỗ trợ từ ngân sách địa phương phần khu bay cùng với giải phóng mặt bằng, tái định cư; tổng kinh phí khoảng 2.861 tỷ đồng.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nghiên cứu đầu tư hạng mục quản lý bay, tổng kinh phí khoảng 160 tỷ đồng; ACV sẽ đầu tư các hạng mục còn lại với tổng kinh phí khoảng 1.724 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Lào Cai, việc đầu tư theo phương án 2 sẽ thu hút được nguồn lực từ xã hội hóa để xây dựng sân bay Sapa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Năm 2017, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của ACV đạt trên 94 triệu hành khách, tăng 16% so với 2016. Việt Nam đã đón 13 triệu du khách quốc tế, 73 triệu lượt khách nội địa; qua đó lần đầu tiên lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Bộ Giao thông ủng hộ xây dựng sân bay Sa Pa

Dự án xây dựng sân bay Sa Pa gần 5.000 tỷ đồng của Lào Cai được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ủng hộ.

Làm việc với UBND tỉnh Lào Cai ngày 7/8, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, ông ủng hộ dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa và nhận định đây là “dự án rất tiềm năng”.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông cho rằng “nếu trông vào ngân sách Nhà nước sẽ khó khăn” nên Bộ đề nghị giao dự án này cho tỉnh Lào Cai thực hiện, áp dụng mô hình xã hội hóa giống Cảng hàng không Vân Đồn (do doanh nghiệp tư nhân đầu tư); Bộ Giao thông sẽ phối hợp để kêu gọi các nhà đầu tư.

Theo Thứ trưởng Giao thông Lê Đình Thọ, dự án sân bay Sa Pa đã có quy hoạch, do vậy trên cơ sở tham mưu của Bộ, Chính phủ sẽ quyết định thời điểm xây dựng và quy mô sân bay sao cho phù hợp.

Ngoài sân bay Vân Đồn sắp đi vào hoạt động và đầu tư sân bay Long Thành, từ nay đến sau năm 2020, Việt Nam sẽ xem xét, xây dựng 5 cảng hàng không mới gồm Phan Thiết, Sơn La, Sa Pa, Quảng Trị và Lai Châu.

Nhận xét về dự án trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng cảng hàng không sẽ giúp phát triển du lịch ở Sa Pa. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, tỉnh Lào Cai cần làm rõ khả năng và dự báo khách du lịch đến địa phương này để tính toán thời điểm xây dựng hợp lý, tránh lãng phí khi xây sân bay với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng.

“Chúng ta phải xem xét cẩn trọng việc xây dựng sân bay mới khi nguồn lực có hạn, nhiều lĩnh vực cần quan tâm đầu tư”, ông Long nói.

Tháng 6, tỉnh Lào Cai kiến nghị xây dựng cảng hàng không Sa Pa dân dụng kết hợp quân sự, đặt tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng. Dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một đến năm 2020 sẽ đầu tư 4.750 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), xây dựng sân bay công suất 560.000 hành khách mỗi năm với hai vị trí đỗ tàu bay, có thể khai thác các loại tàu A320, A321 và tương đương. Giai đoạn 2 đến năm 2030 sẽ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để nâng công suất sân bay lên 1,5 triệu hành khách.

Nguồn: vnexpress.net

Chuyện ít người biết về đào tạo phi công: Quy trình khắc nghiệt và tốn kém

Phi công là nghề có thu nhập cao, mức lương lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng; nhưng để trở thành những phi công lành nghề, họ phải trải qua những khóa huấn luyện khắc nghiệt kéo dài hàng năm trời và phải tự bỏ số tiền rất lớn để đi học.

Quy trình đào tạo cực kỳ khắc nghiệt

Để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, các học viên trước tiên phải qua được khâu tuyển chọn vô cùng khó khăn về thể hình và thể lực.

Sau khi qua vòng sơ tuyển, các học viên sẽ tham gia khóa huấn luyện phi công dự khóa, các học viên sẽ được chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tiếp thu tốt chương trình huấn luyện phi công cơ bản. Giai đoạn này sẽ giúp các học viên hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về năng lực cũng như phẩm chất của nghề phi công. Khóa huấn luyện này sẽ kéo dài 6 tháng.

Giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo phi công là chương trình đào tạo phi công cơ bản. Để có thể tham gia khóa học dài 16 đến 18 tháng này, các học viên phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và vượt qua vòng phỏng vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ được cấp các chứng chỉ cần thiết theo đúng tiêu chuẩn về bằng cấp của người lái do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.

Chuyen it nguoi biet ve dao tao phi cong: Quy trinh khac nghiet va ton kem hinh anh 1

Học viên phi công phải đáp ứng điều kiện khắt khe về sức khỏe

Tiếp đó, các học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong khoảng 1 năm, rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Do đó, đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm.

Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ. Đến khi đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái, mỗi năm, các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.

Chuyen it nguoi biet ve dao tao phi cong: Quy trinh khac nghiet va ton kem hinh anh 2

Mỗi năm các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.

Tự bỏ tiền “khủng” học nghề

Ở nước ta hiện nay, nghề phi công là giấc mơ của nhiều người. Nhưng sự thực không nhiều người có thể với tới “giấc mơ bay”. Vì muốn trở thành phi công, ngoài các tiêu chuẩn về thể hình, thể lực, người học phải có một số tiền ít nhất là 4 tỷ đồng để đi học cho tới lúc thành nghề.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi nguồn nhân lực đã gần như đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, các hãng hàng không đang dần dần loại bỏ chương trình hỗ trợ dành cho học viên, buộc các học viên phải tự chi trả toàn bộ học phí đào tạo nếu muốn đi học trở thành phi công.

Cách đây chưa lâu, PV của VTC News đã khảo sát tại một số gia đình có con em đang theo học phi công dân dụng, thì chi phí đi học đào tạo phi công ở nước ngoài, đào tạo huấn luyện bay trong nước đến khi trở thành cơ phó các gia đình đều phải tự trả 100%. Tổng chi phí ước tính từ khi bắt đầu học đến khi lên được cơ phó khoảng 4 tỷ đồng.

Việt Nam hiện tại có trường Học viện Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, để tham gia vào các khóa học trở thành phi công, có bằng hàng không quốc tế, các học viên sẽ phải tới một số quốc gia có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không cho Việt Nam như: Mỹ, Úc, Anh, Pháp hoặc New Zealand, mới đây nhất có thêm Nam Phi.

Chuyen it nguoi biet ve dao tao phi cong: Quy trinh khac nghiet va ton kem hinh anh 3

Theo anh Louis Trần, chi phí ban đầu bỏ ra để đi du học tại Nam Phi là 77.000 USD
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Để trở thành phi công chuyên nghiệp, một học viên có thể đi theo 3 con đường. Một là học tại Việt Nam, sau đó xin đi du học nước ngoài. Hai là du học ngay từ đầu và thứ ba là được các hãng hàng không nội địa cử đi học.

Ở trường hợp thứ nhất, các học viên có thể học sơ cấp tại Học viện Hàng không Việt Nam trong 2 năm, sau đó, tùy vào năng lực và tài chính có thể học tiếp tại Nam Phi hoặc Úc.

Anh Louis Trần, một học viên phi công đang tham gia khóa học đào tạo phi công tại Nam Phi cho biết: “Học ở Việt Nam chủ yếu là học ngoại ngữ, và lý thuyết, sau đó khi đủ điều kiện bạn sẽ phải ra nước ngoài để tiếp tục học thực hành trong vòng 14 – 24 tháng, tùy vào năng lực của mỗi người”.

Chi phí đi học trong nước và nước ngoài do người học tự chi trả 100%. Đây là một số tiền không nhỏ.

Theo thông tin mà anh Louis cung cấp, chi phí ban đầu bỏ ra để đi du học tại Nam Phi là 77.000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng). Sau 2 năm, học viên có thể nhận được bằng hàng không quốc tế và trở về Việt Nam học tiếp.

Giai đoạn này gọi là học chuyển loại. Chi phí của giai đoạn này khoảng 30.000 USD (gần 700 triệu đồng). Tiếp tục, sau khi học chuyển loại xong, các học viên sẽ tốn thêm 75.000 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng) để được huấn luyện lên cơ phó tại một hãng hàng không nào đó trong nước.

Nguồn: vtc.vn

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không

Cặp song sinh hiện đều là nữ tiếp viên hàng không. Họ luôn chia sẻ mọi thứ với nhau trong cuộc sống, từ công việc tới đời thường và cùng chung sở thích du lịch.

Cặp song sinh Anna và Laura Perry cùng đến từ Sutton Coldfield, Birmingham, Anh, hiện đang là nữ tiếp viên hàng không của hãng Virgin Atlantic. Ở tuổi 23, họ luôn chia sẻ mọi thứ với nhau, gắn kết như hình với bóng từ khi sinh ra cho tới hiện tại. Do lối trang phục giống hệt nhau, đôi khi người khác vẫn nhầm lẫn giữa Anna và Laura Perry.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Vẻ cuốn hút của cặp đôi song sinh người Anh hiện đang là nữ tiếp viên hàng không của hãng Virgin Atlantic

 Hai chị em chia sẻ, họ trải qua từng giây phút bên nhau, luôn mặc đồ đôi giống hệt và thậm chí cả công việc hiện tại cũng giống nhau. Thậm chí, cả hai còn lựa chọn cùng 1 ca làm việc trên mỗi chuyến bay.

Cùng chung niềm đam mê du lịch và giấc mơ bay, cả hai quyết định nộp đơn làm việc tại Virgin Atlantic. “Khi phỏng vấn, chúng tôi nói với nhà tuyển dụng sẽ không nhận công việc này, trừ khi người chị em song sinh của mình cũng được nhận”, Laura và Anna kể lại.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Cả hai luôn gắn với nhau như hình với bóng suốt 23 năm qua

Cặp song sinh cho biết, họ hiện vẫn sống chung với gia đình và di chuyển tới sân bay Heathrow hàng tuần. Tại đây, cả hai thường đổi ca với những thành viên phi hành đoàn của hãng để đảm bảo họ luôn bay cùng một chuyến. Do luôn chọn ca làm việc cùng nhau, họ thường xuyên nhận được những ánh mắt bối rối pha chút thích thú từ du khách.

“Chúng tôi thích bay cùng nhau để có thể cùng đi du lịch, chia sẻ mọi trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cả hai đều thích tới San Francisco, thăm thú các điểm tham quan vào ngày nghỉ. Chúng tôi hãnh diện khi trở thành cặp song sinh được nhiều người chú ý và thấy may mắn khi có được công việc mơ ước này”, Anna nói.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Hình ảnh luôn gắn kết với nhau của họ đôi lúc khiến du khách trên các chuyến bay ngạc nhiên bối rối

Trong 2 năm làm việc cùng hãng hàng không Virgin, cặp đôi có nhiều cơ hội vi vu khắp thế giới. “Chúng tôi thích được khám phá nhiều nơi, nhưng điểm đến ưa thích hơn cả vẫn là Mỹ”, Laura khẳng định.

Vô tình chia sẻ cuộc sống của mình trên Instagram, cả hai không ngờ họ được chú ý nhiều đến vậy. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là cặp song sinh tiếp viên hàng không “hấp dẫn nhất thế giới”.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Nhờ làm việc trên cùng chuyến bay, cả hai có dịp chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, công việc và cả du lịch
Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Công việc tiếp viên hàng không giúp họ có cơ hội đặt chân tới nhiều điểm du lịch nổi tiếng
Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không

Hiện cả hai đang trở thành cặp đôi song sinh là tiếp viên hàng không được săn đón trên mạng xã hội

Nguồn: vietnamnet.vn

Con gái là phi công, mẹ làm tiếp viên cùng phục vụ trên một chuyến bay

Trước khi về nghỉ hưu, nữ tiếp viên lớn tuổi của một hãng hàng không Ấn Độ có chuyến bay đặc biệt nhất trong đời. Bà xuất hiện trên cùng chuyến bay với con gái, khi cô đảm nhiệm vai trò của một phi công.

Ashrrita Chinchankar, nữ phi công của hãng hàng không Air India, có một chuyến bay đặc biệt trong đời và đã chia sẻ hành trình này với người hâm mộ. Trước khi nghỉ hưu, bà Pooja, nữ tiếp viên lớn tuổi đã vô tình xuất hiện trên cùng chuyến bay với cô con gái là phi công của mình.

Được biết, bà c đã làm việc cho Air India suốt 38 năm qua. Bà chính thức nghỉ hưu kể từ ngày 1/8. Trước đó, bà và con gái cùng phục vụ trên chuyến bay nội địa từ Mumbai tới thành phố Bengaluru đúng vào ngày làm việc cuối cùng của mình.

Nữ tiếp viên Pooja chụp ảnh với các đồng nghiệp trên chuyến bay cuối cùng của đời mình, trước khi về nghỉ hưu

Nữ tiếp viên Pooja chụp ảnh với các đồng nghiệp trên chuyến bay cuối cùng của đời mình, trước khi về nghỉ hưu

Nữ phi công Ashrrita rất bất ngờ khi thấy mẹ cũng xuất hiện trên chuyến bay. “Tôi hạnh phúc và choáng ngợp. Thật vinh dự khi có thể đi cùng chuyến quan trọng này với mẹ. Chúng tôi đã hoàn thành ước mơ của mẹ là làm tiếp viên trên chuyến bay có tôi là phi công ”, nữ phi công xinh đẹp chia sẻ.

Theo đại diện từ hãng Air India, việc sắp xếp nhân sự trên chuyến bay này là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không hề được lên kế hoạch.

“Sau 38 năm liên tục cống hiến, mẹ sẽ nghỉ hưu, còn tôi vẫn tiếp tục kế nghiệp những gì bà để lại”, nữ phi công Ashrrita khẳng định.

Bà Pooja rất tự hào với cô con gái làm phi công của mình

Bà Pooja rất tự hào với cô con gái làm phi công của mình

Ngoài ra, Ashrrita cũng tiết lộ, sau khi nghỉ hưu, mẹ cô sẽ du lịch khắp thế giới khoảng 1 tháng trước khi làm những điều tiếp theo.

Trong đoạn video quay cảnh bà Pooja xuất hiện lần cuối trong chuyến bay của mình dưới vai trò một tiếp viên hàng không, toàn bộ hành khách đã vỗ tay chào mừng và gửi lời cảm ơn.

Bài chia sẻ của nữ phi công Ashrrita thu hút hàng chục nghìn lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ. Ông Patful Patel, Cựu Bộ trưởng Hàng không dân dụng tại Ấn Độ cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới bà Pooja và con gái. “Một số câu chuyện cảm động và dễ chịu nhất lại là những chuyện xảy ra ngoài đời thực”, ông viết.

Theo Hoàng Hà, dantri.com.vn

Bộ trưởng Malaysia bác ý kiến đồng phục tiếp viên quá hở hang

‘Nếu ông không thể chấp nhận, đừng nhìn’ – đó là lời khuyên từ Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia dành cho một nhà làm luật.

Trong buổi họp quốc hội ngày 1/8, ông Datuk Che Abdullah Mat Nawi, thuộc đảng Hồi giáo, Parti Islam SeMalaysia (PAS), bày tỏ băn khoăn, liệu Bộ trưởng Bộ Giao thông, Anthony Loke, có thấy đồng phục của tiếp viên hàng không Malaysia quá hở hang và thiếu đứng đắn hay không.

Ông Che Abdullah so sánh một số mẫu váy của tiếp viên Malaysia với kiểu quần áo đồng phục của các hãng hàng không tại Mỹ và những quốc gia khác, theo Straits Times.

Bộ trưởng Loke đáp: “Đây là một ý kiến chủ quan. Nếu ông nghĩ nó quá khêu gợi thì đừng nhìn vào những cô tiếp viên hàng không”.

Đồng phục của một hãng hàng không tại Malaysia. Ảnh: 

Đồng phục của một hãng hàng không tại Malaysia. Ảnh: Kakao.

Trước đó, Bộ trưởng Loke phát biểu rằng, các công ty hàng không cần tuân thủ những tiêu chuẩn do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia (CAAM) quy định. Để nhận chứng chỉ an toàn, đồng phục của phi hành đoàn không được cản trở quá trình tác nghiệp. “Các hãng có thể tự do lựa chọn đồng phục cho phi hành đoàn, miễn sao trang phục đáp ứng các quy định”, ông nói.

Ông lưu ý, những hãng hàng không tại Malaysia cũng cần thiết kế mẫu đồng phục phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Ví dụ, Malaysia Airlines có đồng phục kebaya thể hiện sắc nét văn hóa nước nhà.

Đồng phục kebaya của tiếp viên Malaysia Airlines. Ảnh: Facebook.

Đồng phục kebaya của tiếp viên Malaysia Airlines. Ảnh: Facebook.

Ông Anthony Loke cũng bổ sung, Bộ Giao thông không giới hạn tiếp viên hàng không người Hồi giáo lựa chọn trang phục kín đáo, chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn của CAAM.

Theo Phạm Huyền, vnexpress.net

Chân dung nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không giá rẻ, top 10 nữ phi công trẻ nhất Việt Nam

Sau 4.000 giờ bay, Lê Thị Bích Hồng (33 tuổi) vừa chính thức trở thành nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không Jetstar Pacific. “Hot girl” phi công này nằm trong top những cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam.

Ngày 2/8, Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho biết đã tổ chức trao chứng nhận nâng bậc lên cơ trưởng cho nữ phi công Lê Thị Bích Hồng (SN 1985), sau 4 năm gắn bó với vị trí cơ phó Airbus A320, tích lũy 4.000 giờ bay an toàn tuyệt đối và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của các chuyên gia theo quy chuẩn quốc tế.

Chân dung nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không giá rẻ, top 10 nữ phi công trẻ nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Nữ phi công Lê Thị Bích Hồng (SN 1985) trở thành nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không Jetstar Pacific

Tốt nghiệp lớp chuyên Anh ở bậc Phổ thông Trung học, Lê Thị Bích Hồng tiếp tục học khoa Ngữ văn Pháp tại ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP HCM. Sau khi ra trường, Hồng tiếp tục qua Australia học thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế.

Về nước làm việc một thời gian, Bích Hồng vô tình biết Jetstar Pacific có chương trình tuyển dụng phi công để “nội địa hóa nguồn nhân lực”. Ước mơ được làm phi công từ bé và mong muốn được thử sức khiến Hồng quyết định đăng ký thi tuyển.

Chân dung nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không giá rẻ, top 10 nữ phi công trẻ nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Nữ cơ trưởng 33 tuổi đã tích lũy 4.000 giờ bay an toàn tuyệt đối và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt

Trải qua các vòng phỏng vấn nghiêm ngặt, kiểm tra thể lực và kiến thức, kỹ năng, phản xạ, tư duy logic phức tạp…, cuối cùng Hồng được lựa chọn và đưa đi đào tạo phi công tại New Zealand. Sau quá trình đào tạo, ngày 22/12/2013 Bích Hồng chính thức lái máy bay thương mại trên chuyến bay BL794, từ Tp.Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội.

“Được bay trên bầu trời quê hương Việt Nam, nghiêng cánh chào quê cha Hà Tĩnh có ngã ba Đồng Lộc anh hùng, nơi quê mẹ Quảng Bình đứng đầu tuyến lửa, đưa đón hành khách đến mọi miền Tổ quốc thật không có hạnh phúc nào bằng.”, Bích Hồng chia sẻ niềm tự hào.

Chân dung nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không giá rẻ, top 10 nữ phi công trẻ nhất Việt Nam - Ảnh 3.

Ngày 1/8/2018 trở thành cột mốc mới trong sự nghiệp của Bích Hồng khi trở thành một trong những nữ cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 33. Được biết, hiện Jetstar Pacific có 41 phi công người Việt Nam đang bay cùng đội ngũ phi công người nước ngoài, trong đó 12 phi công do hãng tuyển dụng và cử đi đào tạo.

Chân dung nữ cơ trưởng đầu tiên của hãng hàng không giá rẻ, top 10 nữ phi công trẻ nhất Việt Nam - Ảnh 4.

Bích Hồng khi trở thành một trong nữ cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 33

Theo quy định, mỗi học viên phi công sau khóa học chính thức, sẽ phải trải qua 150 giờ bay kinh nghiệm cùng trợ giúp của chuyên gia bên cạnh trước khi trở thành cơ phó. Để trở thành cơ trưởng, đòi hỏi phi công phải tiếp tục rèn luyện, tích lũy tối thiểu 4.000 giờ bay và trải qua giai đoạn kiểm tra, đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Trong quá trình làm việc, cả cơ trưởng và cơ phó đều phải trải qua kiểm tra định kỳ về sức khỏe, kỹ năng, kiến thức,… để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chuyến bay.

Nguồn: kenh14.vn

‘2 năm Nhà nước chỉ sửa được phòng chờ, tư nhân xây xong sân bay’

Dẫn ra ví dụ trong ngành hàng không, CEO Vietjet Air đề nghị cần cởi bỏ cơ chế cho tư nhân phát triển, tham gia nhiều hơn, nhằm tăng tiến độ cũng như hiệu quả khai thác.

Tại một diễn đàn kinh tế chiều 26/7, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc hãng hàng không tư nhân Vietjet Air, cho rằng có nhiều việc nếu thoát khỏi cơ chế Nhà nước, giao cho tư nhân thì sẽ làm nhanh hơn, khai thác hiệu quả hơn.

Bà Thảo đưa ra ví dụ thực tế, để thay đổi một vách kính ở sân bay Tân Sơn Nhất nhằm tạo không gian thông thoáng cho hành khách thì Nhà nước làm mất 2 năm. Đồng thời sửa sang một phòng chờ theo cơ chế Nhà nước cũng mất 2 năm mới hoàn thành. Trong khi đó, trong 2 năm đó, doanh nghiệp tư nhân đã chủ động đầu tư cả một sân bay như Vân Đồn.

Tương tự, hãng bay Vietjet Air của bà làm nhà ga mới của sân bay Cam Ranh chỉ tốn 18 tháng.

'2 nam Nha nuoc chi sua duoc phong cho, tu nhan xay xong san bay' hinh anh 1
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng tư nhân làm được nhưng chưa được cởi trói về cơ chế. Ảnh: Lê Quân.

Nữ tỷ phú USD này nhấn mạnh, thông điệp của Chính phủ là sẽ giao cho tư nhân nhưng thực tế việc vẫn chưa giao tới tay.

“Thông điệp chỉ dừng lại ở chủ trương, đường lối, mong muốn của Chính phủ và còn vướng ở đâu đó chưa xuống tới các cấp để khai phá tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân.  2018 là năm bản lề trong chu kỳ 10 năm khủng hoảng một lần, hơn ai hết doanh nghiệp tư nhân cần hành lang đủ lớn, hành động cụ thể để đứng vững và phát huy mạnh hơn nữa” – bà Thảo chia sẻ.

Việt Nam hiện có khoảng 700.000 doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 40% GDP và tạo ra 1,2 triệu việc làm. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, khu vực tư nhân đóng góp tới 85% tăng trưởng.

Theo bà Thảo, để Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia kiến tạo, các doanh nghiệp tư nhân được đối xử công bằng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp thì từ chính phủ đến các cấp, ngành đều phải cùng chung nhận thức và hành động.

“Điều cần làm là lan tỏa tinh thần này cả về chiều sâu, chiều rộng xuống các bộ ngành, địa phương thì mới thực sự tạo nên hành lang về cơ chế, thể chế hợp lý cho doanh nghiệp tư nhân”, bà Thảo nói.

Nữ tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam đề nghị tốc độ tái cơ cấu, và cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp Nhà nước, và khu vực ngân hàng cần đẩy nhanh hơn, để hạn chế gây ảnh hưởng tới tài chính vĩ mô, giảm triển vọng tăng trưởng.

Để tạo môi trường cho doanh nghiệp tư nhân, Chính phủ cần có chính sách, biện pháp giảm các chi phí trong chuỗi cung ứng và phân phối, hình thành hệ thống logistic cạnh tranh, sự đồng bộ và phối hợp chính sách của các bộ ngành, điều hành theo tinh thần của Thủ tướng là “những gì tư nhân có thể làm thì để tư nhân làm”.

“Cuộc sống không bao giờ hết những thách thức, nền kinh tế tư nhân chưa bao giờ hết thách thức nhưng tôi tin chúng ta sẽ vượt qua năm 2018 với những chỉ số khả quan” bà Thảo nói.

'2 nam Nha nuoc chi sua duoc phong cho, tu nhan xay xong san bay' hinh anh 2

Hành trình trở thành tỷ phú đôla của 2 đại gia Việt Học và khởi nghiệp thành công tại Đông Âu, ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo về đầu tư trong nước ở các lĩnh vực khác nhau, và đều được Forbes ghi danh tỷ phú USD.

Theo Bình Nguyên, zing.vn

6 tháng, Vietjet có hơn 10.000 chuyến bay chậm giờ

6 tháng đầu năm, Vietjet Air có hơn 10.000 chuyến bay chậm giờ, chiếm gần một nửa tổng số chuyến bị chậm của 4 hãng hàng không. Còn Vietnam Airlines có số chuyến hủy nhiều nhất.

Theo số liệu từ Cục hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018, 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar, Vasco và Vietjet thực hiện hơn 150.000 chuyến bay, tăng 9% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là gần 130.000, hơn 20.500 chuyến chậm giờ và hủy hơn 400 chuyến.

6 thang, Vietjet co hon 10.000 chuyen bay cham gio hinh anh 1
Trong 6 tháng, Vietjet Air khai thác hơn 60.000 chuyến bay. Ảnh: Hoàng Hà.

Đứng “đầu bảng” chậm, hủy chuyến là Vietjet Air. Cụ thể, 6 tháng, hãng này khai thác hơn 60.000 chuyến, trong đó có hơn 10.000 chuyến bị chậm, gần 70 chuyến hủy. Tỷ lệ chậm, hủy chuyến là gần 17%.

Hãng VNA khai thác hơn 64.000 chuyến có gần 6.900 chuyến chậm, 140 chuyến hủy. Tỷ lệ chậm, hủy chuyến là 10,8%.

Cũng trong 6 tháng, hãng bay Jetstar khai thác gần 18.500 chuyến, chậm hơn 3.600 chuyến, hủy hơn 100 chuyến. Tỷ lệ chậm, hủy chuyến của hãng bay này đứng đầu cả nước với 19,8%.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ số bay đúng giờ sụt giảm là máy bay về muộn.

Trong khi đó, Cảng vụ hàng không miền Bắc cho biết trong 6 tháng đầu năm, tổng số chuyến bay bị chậm, hủy của các hãng là hơn 7.500 chuyến. Vietjet chiếm quá 50% với gần 3.700 chuyến chậm và huỷ 35 chuyến.

Thời gian qua, tại sân bay Nội Bài, Cảng vụ hàng không miền Bắc đã kiểm tra giám sát đặc biệt thời gian quay đầu máy bay khai thác của hãng Vietjet Air. Kết quả cho thấy 28/35 chuyến bay quay đầu của Vietjet có thời gian phục vụ máy bay vượt quá thời gian được Cục hàng không phê duyệt 5-10 phút.

Ngoài ra, việc chậm hủy chuyến còn do điều kiện thời tiết xấu. Từ tháng 1 đến tháng 4, các cảng hàng không như Nội Bài, Vinh, Điện Biên, Đồng Hới gặp phải thời tiết xấu kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt là sân bay Điện Biên không thể tiếp nhận các chuyến bay dẫn đến số lượng hủy chuyến tăng cao.

Cục Hàng không khẳng định 6 tháng đầu năm, số chuyến bay của các hãng tăng đáng kể, đặc biệt là hãng Vietjet tăng đột biến lên đến 21,8% so với cùng kỳ năm 2017. Để đảm bảo hoạt động khai thác đáp ứng các yêu cầu về an ninh, an toàn, Cục chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh… giãn cách giữa các chuyến bay hợp lý, tránh kẹt tàu bay, đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất.

Các sân bay phải xây dựng cơ sở dữ liệu lý do chậm hủy chuyến hàng ngày, hàng tuần để xác định nguyên nhân gốc, từ đó xây dựng kịch bản ứng phó bay khẩn cấp. Các hãng hàng không phải cải thiện chỉ số đúng giờ.

Theo Cục hàng không, hiện có 71 hãng hàng không nước ngoài từ gần 30 quốc gia/vùng lãnh thổ khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam.

6 thang, Vietjet co hon 10.000 chuyen bay cham gio hinh anh 2
Gần 21.000 chuyến bay chậm, hủy chuyến trong 6 tháng đầu năm. Đồ họa: Văn Chương.

Trước đó, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 1/2018, 4 hãng hàng không Việt Nam gồm VNA, Vietjet Air, Jetstar và Vasco đã thực hiện hơn 24.000 chuyến bay, trong đó có 21.400 chuyến bay đúng giờ, hơn 2.600 chuyến bay bị chậm, hủy chuyến.

Trong đó, VNA có hơn 1.000 chuyến bay bị chậm, hủy; Vietjet gần 1.200 chuyến; Jetstar có 440 chuyến; Vasco có 21 chuyến chậm, hủy.

Nguồn: zing.vn

Vietjet Air đang nhập về 17 máy bay mới từ Airbus

Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý II, đại diện Vietjet Air khẳng định đang ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2017, hãng cũng đang nhận về lượng lớn máy bay mới.

Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air cho biết doanh thu quý II của hãng dự kiến sẽ đạt 8.588 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ so với cùng kỳ năm 2017 (tăng hơn 52%). Với doanh thu này, lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế quý này đạt hơn 950 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 661 tỷ đồng).

Trong kỳ, hãng hàng không giá rẻ này cho biết đã vận chuyển hơn 5,8 triệu hành khách, trong đó 4,2 triệu khách nội địa và hơn 1,6 triệu khách quốc tế. Lượng vận chuyển khách quốc tế tăng đến 96% so với cùng kỳ năm 2017.

Vietjet Air dang nhap ve 17 may bay moi tu Airbus hinh anh 1

Về kế hoạch phát triển đội bay, đại diện hãng cho hay đang nhận 17 máy bay từ Airbus, nâng tổng đội bay lên 66 máy bay. Trong đó, từ đầu năm đến nay hãng đã nhận 4 máy bay Airbus A321, 13 chiếc còn lại sẽ nhận trong 6 tháng cuối năm.

Trong năm 2019, VietJet Air sẽ nhận tiếp 12 máy bay, đưa tổng đội bay đạt con số 78.

2019 cũng là năm hãng dự kiến mở thêm 21 đường bay mới. Trong đó 15 đường bay quốc tế, 6 đường bay nội địa, bao gồm cả các đường bay đến sân bay mới Vân Đồn.

Vietjet Air dang nhap ve 17 may bay moi tu Airbus hinh anh 2

Theo số liệu từ Cục Hàng không, trong 6 tháng đầu năm, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển đạt 25 triệu hành khách với hơn 150.000 chuyến bay. Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là khoảng 129.000 chuyến, chiếm tỷ lệ 86,1%. Tỷ lệ hủy chuyến của các hãng là 0,3%, giảm 0,2 điểm so với cùng kỳ năm 2017.

Nguồn: zing.vn