Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này

Hãng sản xuất ghế hàng không Aviointeriors của Ý đã đưa ra một thiết kế mới cho ghế ngồi trên máy bay mà hãng tuyên bố sẽ khiến các chuyến bay rẻ hơn rất nhiều.

Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này

Theo Business Insider, thiết kế chỗ ngồi mới này đi kèm với một điều kiện: Hành khách về cơ bản sẽ phải đứng trong suốt thời gian bay.

Ý tưởng ghế ngồi mới của nhà sản xuất mang tên Skyrider 2.0, đã được giới thiệu tại Triển lãm Nội thất Máy bay tại Hamburg vào đầu tháng Tư vừa qua.

Một đại diện của Aviointeriors cho biết chiếc ghế có đáy “đảm bảo tư thế của hành khách luôn thẳng đứng trong chuyến bay”.

Theo Aviointeriors, tư thế thẳng đứng của hành khách trên ghế Skyrider 2.0 sẽ cho phép các hãng hàng không lắp đặt chỗ ngồi gọn gàng – giảm bớt khoảng cách giữa hàng các ghế trước và sau nó. Mặc dù việc giảm khoảng cách này nghĩa là chỗ để chân cho hành khách sẽ ít hơn, song đại diện nhà sản xuất nói với rằng thiết kế ghế vẫn sẽ “duy trì một sự thoải mái đầy đủ” cho hành khách.

Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này - Ảnh 1.

Theo nhà sản xuất, thiết kế nhỏ gọn của ghế sẽ cho phép các hãng hàng không chở thêm 20% hành khách trên máy bay. Skyrider 2.0 cũng nhẹ, nhẹ hơn 50% so với ghế hạng phổ thông tiêu chuẩn.

Điều đó có nghĩa là các hãng hàng không có thể cắt giảm chi phí nhiên liệu và bảo trì, và có khả năng cung cấp các chuyến bay với giá rẻ hơn nhiều.

Aviointeriors tin rằng thiết kế của hãng “mang đến sự cân bằng mới giữa vé giá rẻ và trải nghiệm hành khách”, và trong khi thiết kế này có vẻ sẽ thay đổi cách chúng ta bay trong tương lai, nhưng nó sẽ không thực sự thay đổi nhiều khi thiết kế này đi vào hiện thực.

Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này - Ảnh 2.

Ghế Skyrider 2.0 nhìn từ phía trước

Dù rất thích bay giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn bày tỏ sự hoài nghi về thiết kế ghế ngồi mới trên máy bay. Nhiều người đã bày tỏ trên Twitter rằng kiểu ghế ngồi này khiến họ “càng có lý do ghét bay”, hay băn khoăn về những người già hoặc người khuyết tật, hay trẻ em. Thậm chí, có người nói những ghế ngồi này “trông chẳng khác gì ghế tàu siêu tốc trong công viên giải trí”.

Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này - Ảnh 3.

Sau khi thử ngồi trên chiếc ghế này ở Triển lãm, tác giả JT Genter của trang The Point Guyđã viết: “Ngồi 10 phút trên chiếc ghế này cho thấy nó không thực sự quá tệ”. Tuy nhiên, ở chiều cao 5 foot 11 inch (hơn 1,8 mét), ông nhận thấy “đầu gối bị thúc vào phần sau của dãy ghế”.

Khi được hỏi về những lo ngại liên quan đến sự thoải mái khi ngồi, đại diện Aviointeriors nói rằng Skyrider 2.0 trưng bày tại triển lãm chỉ là mô phỏng.

“Ghế thành phẩm cuối cùng sẽ có khả năng điều chỉnh chiều cao thỏa mãn các hạng mục quan trọng”, đại diện Aviointeriors cho biết. “Chúng tôi cảm thấy rằng đối với các chuyến bay ngắn (dưới 90 phút), những chiếc ghế mang đến đủ sự thoải mái. Chúng tôi nghĩ rằng phiên bản cuối cùng sẽ có thể phù hợp cho cả người cao tuổi cũng như trẻ em”.

Bất chấp những lời chỉ trích về Skyrider 2.0, một số hãng hàng không đã bày tỏ sự quan tâm đến loại “ghế đứng” trên máy bay. Hãng hàng không giá rẻ châu Âu Ryanair đã vạch ra ý tưởng về “chỗ ngồi đứng” từ năm 2010 và hãng hàng không giá rẻ VivaColombia của Colombia cũng đã bắt đầu nghiên cứu liệu hành khách có thể bay “đứng” không.

Aviointeriors nói rằng Skyrider 2.0 nhận được ” nhiều sự quan tâm”. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu mọi người có thực sự sẵn sàng đứng trong toàn bộ thời gian bay để giảm bớt một phần tiền vé hay không.

Nguồn: cafebiz.vn

Nhà hàng máy bay ‘có 1 không 2’ ở Ấn Độ

Một máy bay Airbus A320 được thiết kế lại thành nhà hàng chay sang trọng với khu ăn uống, cà phê và quầy bánh tại Ấn Độ.

“Nhà hàng” chay độc đáo này nằm ở thành phố Ludhiana, phía tây bắc Ấn Độ

“Nhà hàng” chay độc đáo này nằm ở thành phố Ludhiana, phía tây bắc Ấn Độ, khai trương hồi tháng 12-2016 và bắt đầu được thế giới biết đến gần đây.

Nội thất máy bay được giữ gần như nguyên vẹn nhằm mang lại cho thực khách trải nghiệm chân thực nhất khi ngồi ăn bên trong.

Hãng hàng không Ấn Độ dành hơn một năm để cùng đội ngũ các nhà thiết kế tạo nên nhà hàng Hawai Adda, có sức chứa khoảng 72 khách.

Parampreet Singh Luthra, giám đốc công ty Hands Hospitality, đơn vị thực hiện dự án này cho biết họ phải thuê các kỹ sư giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên hỗ trợ hãng hàng không để đảm bảo không phá hủy các cấu trúc ban đầu của máy bay, bao gồm khoảng một triệu sợi dây nối bên trong.

Nhà hàng này khai trương hồi tháng 12-2016.

Nội thất được giữ gần như nguyên vẹn nhằm mang lại cho thực khách trải nghiệm chân thực nhất

 

Hãng hàng không Ấn Độ dành hơn một năm tạo nên nhà hàng Hawai Adda

 

Nhà hàng có sức chứa khoảng 72 khách

 

 

Bên trong “nhà hàng”

Nguồn: tuoitre.vn

Hãng bay Mỹ bồi thường cho khách vì tiếp viên say rượu

Tất cả khách trên chuyến bay của hãng United Airlines được hoàn tiền vì một tiếp viên say rượu không thể kiểm soát.

Sự việc xảy ra trên chuyến bay nội địa cất cánh từ Denver, Colorado tới Williston, North Dakota, Mỹ của Trans States Airlines, hãng hàng không địa phương của United Airlines vào ngày 3/5, Mirror đưa tin.

Bức ảnh ghi cảnh tiếp viên say xỉn nằm gục trong góc máy bay đăng tải trên mạng được xóa đi sau đó. Ảnh: Mirror.

Bức ảnh ghi cảnh tiếp viên say xỉn nằm gục trong góc máy bay đăng tải trên mạng được xóa đi sau đó. Ảnh: Mirror.

Theo lời kể của hành khách Erika Gorman, một nữ tiếp viên xuất hiện trong tình trạng say xỉn và bất động. Nữ tiếp viên còn chửi thề và dọa khách: “Nếu dây an toàn của mọi người không chắc, mọi người chết chắc”, khiến nhiều hành khách hoảng hốt. Tình huống đã được báo cáo với phi công để xử lý kịp thời.

Ngay khi máy bay hạ cánh, nhân viên cảnh sát và xe cứu thương đã có mặt để đưa nữ tiếp viên đi. Hướng xử lý tiếp viên chưa được tiết lộ.

United Airlines nhanh chóng lên tiếng xin lỗi hành khách và khẳng định sẽ đền tiền tất cả hành khách có mặt trong chuyến bay. Đại diện hãng cho biết: “An toàn của hành khách và phi hành đoàn của United cũng như Trans States là ưu tiên hàng đầu”.

Đây là hãng hàng không có nhiều vụ lùm xum nhất của Mỹ. Tháng 4/2017, hãng phải hứng chỉ trích dữ dội và chịu nhiều tổn thất sau vụ bác sĩ gốc Việt bị lôi ra khỏi máy bay một cách rất thậm tệ.

Gần đây nhất, tháng 3, United Airlines phải nhận toàn bộ trách nhiệm sau khi tiếp viên của hãng đặt một chú chó vào khoang đựng hành lý trên máy bay khiến nó chết.

Nguồn: vnexpress.net

Nạn trộm chăn gối đắt tiền của khách ngồi khoang hạng nhất

Hàng loạt hãng hàng không báo cáo về tình trạng hành khách lấy chăn gối đắt tiền trong khoang hạng nhất.

Phi hành đoàn của United Airlines, American Airlines hay British Airways xác nhận gần đây lượng chăn gối đắt tiền bị đánh cắp ngày càng tăng, khiến các hãng phải sắm mới toàn bộ từ các công ty dệt may cao cấp, Fox News đưa tin ngày 27/4.

Nick Richards, giám đốc dịch vụ cao cấp và chiến lược trải nghiệm khách hàng của American Airlines, khẳng định đây là vấn đề đáng lưu ý. Ông nói: “Sản phẩm mới có nhiều điểm mới lạ. Mọi người đều muốn mang chúng về nhà”.

Bộ ga gối, chăn, quần áo ngủ cùng dép đi trong nhà của khoang hạng nhất. Ảnh: American Airlines.

Bộ ga gối, chăn, quần áo ngủ cùng dép đi trong nhà của khoang hạng nhất. Ảnh: American Airlines.

Năm ngoái, United đưa ra bản ghi nhớ nội bộ cho các tiếp viên hàng không, yêu cầu họ giữ gìn những chiếc giường sang trọng. Bản thông báo ghi: “Để giúp chúng ta có thể tiếp tục cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, việc nhắc nhở khách hàng để lại đồ dùng sau mỗi chuyến bay rất quan trọng”. Hãng này thậm chí còn đề xuất các gian hàng trực tuyến bán chăn lông với giá 59,99 USD (1,4 triệu đồng) dành riêng cho khách yêu thích sản phẩm này.

Tương tự, British Airways đầu tư 565 triệu USD cho bộ ga gối giường của White Co. gồm một “chăn len siêu mềm, gối lớn sang trọng”, giúp hành khách hạng cao cấp có trải nghiệm tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, những bộ ga gối đắt tiền liên tục biến mất khi khách rời máy bay.

Trong khi những hãng hàng không đang tính toán khoản lỗ triệu USD để tìm giải pháp, United đã có hành động. Hãng này đưa ra bản thông báo trước khi khởi hành cho khách: “Chúng tôi hy vọng bạn thích bộ ga gối giường trong chuyến bay. Làm ơn để lại những đồ vật này khi xuống máy bay”.

6 khoang hạng nhất sang trọng nhất trên thế giới.

Nguồn: vnexpress.net

Khách Trung Quốc mở cửa thoát hiểm máy bay để hóng gió

Nam hành khách gây thiệt hại lên tới hơn 100.000 tệ (khoảng 358,6 triệu đồng) sau khi kéo rời cửa thoát hiểm trên máy bay.

Sự cố xảy ra vào ngày 27/4, tại sân bay Mianyang, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lúc đó, máy bay mang số hiệu 8L9720 của hãng Lucky Air khởi hành từ đảo Hải Nam vừa hạ cánh sau hành trình dài 2 tiếng 40 phút, SCMP đưa tin.

Đại diện hãng hàng không cho biết, khi hành khách chuẩn bị xuống máy bay, một khách họ Chen bất ngờ kéo cửa thoát hiểm khiến nó đổ xuống sàn, đường trượt thoát hiểm cũng mở tung.

Cánh cửa thoát hiểm bị nam du khách kéo rời ra trên máy bay. Ảnh: AsiaWire.

Phát biểu về sự cố trên, đại diện Lucky Air nhấn mạnh rằng trước mỗi chuyến bay, tiếp viên đều thông báo quy định an toàn bay cho hành khách, với hướng dẫn về cửa thoát hiểm.

Hiện người đàn ông được giao cho Sở Cảnh sát Mianyang để thẩm vấn. Chen phải thừa nhận hành vi trái phép và chi tiền bồi thường cho hãng hàng không.

Chen làm việc với cảnh sát. Ảnh: Asia Wire.

Chen làm việc với cảnh sát. Ảnh: Asia Wire.

Ban Quản lý Hàng không Dân sự Mianyang đánh giá hành động của Chen khiến hãng phải hủy nhiều chuyến cũng như tốn chi phí về thiết bị và nhân lực. Số tiền thiệt hại lên tới hơn 100.000 tệ (khoảng 358,6 triệu đồng).

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp khách Trung Quốc mở cửa thoát hiểm trên máy bay. Tháng 4/2016, một người đàn ông 30 tuổi đã phớt lờ cảnh báo của phi hành đoàn, mở cửa thoát hiểm để hít khí trời trước giờ khởi hành từ sân bay Thâm Quyến. Anh ta cho biết mình bị say máy bay. Người này phải ngồi tù một tuần và nộp 500 tệ (1,8 triệu đồng) vì khiến chuyến bay bị hoãn một tiếng.

Nguồn: vnexpress.net

Lý do ghế máy bay không quay ngược về phía sau dù an toàn hơn

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao ghế máy bay lại được thiết kế hướng về phía trước mà không phải về phía sau?

Vì sao ghế máy bay lại quay về phía trước? Câu hỏi này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng theo các nhà nghiên cứu, ghế hướng về phía sau mới thực sự an toàn cho hành khách trong trường hợp bất trắc.

Theo Travel and Leisure, kết quả nghiên cứu của một số trường đại học khẳng định rằng, trong các tình huống va chạm, ghế ngồi hướng ra sau sẽ bảo vệ đầu, cổ và lưng tốt hơn.

Hành khách khó có thể tìm được một chiếc máy bay thông thường nào có hàng ghế đặc biệt như vậy: quay về phía đuôi máy bay. Ảnh: T&L.

Hành khách khó có thể tìm được một chiếc máy bay thông thường nào có hàng ghế đặc biệt như vậy: quay về phía đuôi máy bay. Ảnh: T&L.

Lý do đầu tiên là hành khách mặc nhiên coi ghế hướng phía trước là bình thường và rất khó thay đổi. Đây là điều đã in sâu trong tâm trí mọi người từ khi ngành hàng không thương mại ra đời.

Lý do lớn nhất ngăn cản các hãng hàng không lắp đặt hàng ghế kiểu này là vấn đề chi phí. “Khi va chạm, trọng tâm của hành khách dồn vào ghế sẽ cao hơn, và nó sẽ chịu nhiều lực hơn. Do đó, bản thân chiếc ghế, điểm kết nối và sàn máy bay sẽ cần phải được gia cố nhiều hơn”, David Learmount, biên tập viên về an toàn và hoạt động bay của FlightGlobal, cho biết. “Điều này sẽ làm gia tăng trọng lượng của máy bay, dẫn tới tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn”.

Trên thực tế, ghế hướng ra sau vẫn được lắp đặt trên một số máy bay, tuy nhiên bạn sẽ phải trả thêm phí cho vị trí này. Các khoang hạng nhất của British Airway, American Airlines, Etihad hay United Airlines đều có ghế hướng ra sau. Một số khách hàng chịu chi cho chúng vì tính riêng tư – họ có thể tránh được ánh nhìn từ những người di chuyển trên lối đi.

Bên cạnh đó, quan niệm của hành khách cũng ảnh hưởng lớn đến việc các hãng hàng không từ chối áp dụng thiết kế này. Rất nhiều người nghĩ rằng họ dễ bị say máy bay hơn khi ngồi quay mặt phía sau. Thực tế là ghế hướng ra sau trên máy bay lại không dễ bị say như trên xe buýt hay tàu điện.

“Khi máy bay đạt độ cao ổn định, cảm nhận chuyển động lên phía trước không rõ ràng như ở các phương tiện mặt đất khác”, Brian Dunlap, một phi công chia sẻ trên Quora. “Chỉ khi nào máy bay di chuyển trên mặt đất, cất cánh và hạ cánh, hành khách mới cảm nhận được”.

Nguồn: vnexpress.net

Quả táo miễn phí trên máy bay Mỹ khiến khách bị phạt 500 USD

Người phụ nữ đến từ Colorado, Mỹ, không ngờ mình sẽ mất 500 USD vì một quả táo được tiếp viên tặng trên máy bay.

Trên chuyến bay của hãng Delta từ Paris về nhà vào 18/4, Crystal Tadlock được tiếp viên tặng một quả táo, vốn là đồ ăn nhẹ miễn phí cho hành khách. Vì chưa đói, Crystal cất quả táo vào hành lý xách tay và quên mất.

Rắc rối xảy đến khi máy bay hạ cánh, nhân viên hải quan ngẫu nhiên kiểm tra túi của cô và tìm thấy một quả táo, theo ABC13 ngày 22/4.

Crystal chia sẻ câu chuyện trên truyền hình. Video: CBS Philly.

Cô bị sốc vì khoản tiền phạt và tức giận khi hãng bay không hề đưa ra quy định nào về việc lấy đồ ăn nhẹ trên máy bay. Theo cô, ít nhất hãng phải cảnh báo hành khách không được đem theo đồ ăn trong hành lý xách tay khi rời máy bay: “Tôi hiểu luật và Bộ Nông nghiệp không muốn loài sâu bệnh nào được đưa vào Mỹ. Nhưng vấn đề là quả táo của Delta, và đó là phần quan trọng nhất trong câu chuyện này”.

“Thật không may khi ai đó phải trải qua chuyện này và bị đối xử như một tên tội phạm vì một quả táo”, cô bày tỏ. Crystal cũng cho rằng nhân viên hải quan đã xử lý sự việc theo cách khác thường vì nhìn thấy quả táo đựng trong túi có dấu của hãng bay.

Chiếc túi đựng quả táo. Ảnh: Fox.

Chiếc túi đựng quả táo. Ảnh: Fox.

Đại diện hãng hàng không cho hay: “Chúng tôi khuyến khích khách hàng tuân thủ luật pháp của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP)”.

Trong khi đó, phát ngôn viên của CBP cho hay: “Chính sách bảo mật của chính phủ cấm nhân viên CBP thảo luận chi tiết về đời tư của bất kỳ cá nhân nào, tuy nhiên mọi mặt hàng nông sản đều phải được khai báo”.

Crystal dự định kháng lại cáo buộc của CBP trước tòa.

Nguồn: vnexpress.net

Bên trong “lò” huấn luyện tiếp viên của hãng hàng không tốt nhất thế giới

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Theo công bố danh sách 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới 2018 TripAdvisor vừa công bố, Singapore Airlines đứng vị trí thứ nhất.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Ngoài ra, Singapore Airlines còn được đánh giá là hãng bay có dịch vụ tốt nhất.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Đóng góp vào thành công này của Singapore Airlines phải kể đến đội ngũ tiếp viên hàng không nổi tiếng với tên gọi Singapore Girl.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Nổi tiếng thế giới từ đầu thập niên 1970, những cô gái Singapore Girl phải trải qua khóa đào tạo thực sự “khổ luyện”.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Một phần trong chương trình đào tạo dành cho các cô gái là về nghi thức và nghi lễ. Họ phải học cách đi bộ và ngồi xuống sao cho nhẹ nhàng, chuẩn mực nhất.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Các cô gái Singapore Girl xuất hiện trong bộ kebaya – đồng phục nổi tiếng của Singapore Airlines. Và họ phải học cách cuộn chiếc xà rông kebaya nhanh nhất khi máy bay lao xuống nước.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Để đối phó với các trường hợp khẩn cấp trên máy bay, các nữ tiếp viên hàng không phải nhảy vào hồ tạo sóng, tìm cách leo vào chiếc bè an toàn và sơ tán 380 người trong 90 giây trong khi vẫn mặc nguyên bộ đồng phục trên người.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Các tiếp viên của Singapore Airlines không được đánh son môi quá đậm, không sơn móng tay, bông tai không để quá dài, tóc phải đen hoặc nâu đậm và không có điểm nổi bật.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Các cô gái phải đội tóc theo một trong 3 kiểu quy định: bob, búi và búi con sò.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Sau ba tháng đào tạo, những cô gái trẻ mới bước đầu trở thành một Singapore Girl. Tuy nhiên, họ chỉ được phục vụ hành khách ở khoang hạng phổ thông.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Sau một năm, các Singapore Girl mới được đi học thêm về cung cách phục vụ ở hạng thương gia.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Các tiếp viên hàng không của Singapore Airlines không chỉ được học cách pha chế Singapore Sling, món cocktail nổi tiếng của đảo quốc Sư tử mà còn phải giới thiệu đủ loại champagne, vang ngon.

Ben trong "lo" huan luyen tiep vien cua hang hang khong tot nhat the gioi

Sau khi sinh con, muốn tái nhập đội ngũ Singapore Girl, các cô gái phải kinh qua một cuộc khảo sát khác. Nguồn ảnh: Traveller.

Nguồn: vietbao.vn

10 chuyến bay dài nhất thế giới

Nếu không thể chịu đựng nổi việc ngồi yên hàng tiếng trên máy bay, có lẽ bạn không nên đặt vé cho một trong những hành trình dưới đây.

10 chuyến bay dài nhất thế giới

Trên thực tế, không có chuyến bay nào giống hệt nhau về thời gian và quãng đường. Các yếu tố như gió thời tiết, hoặc việc phải đi vòng qua các vùng cấm bay đều làm thay đổi chiều dài của hành trình. Việc tính toán chính xác khoảng cách trong chuyến bay thường không đem lại kết quả đồng nhất.

Do đó để xác định chuyến bay nào là dài nhất, cách thông dụng là sử dụng Bản đồ Cung vòng lớn (Great Circle Mapper), bằng cách đo khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến.

Dưới đây là danh sách những tuyến bay thương mại có quãng đường dài nhất theo News. Ảnh: Wikimedia Commons

10 chuyến bay dài nhất thế giới

1. Auckland, New Zealand tới Doha, Qatar (Qatar Airlines)

Quãng đường: 14.535 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 40 phút
Máy bay: Boeing 777-200 LR
Chuyến bay đầu tiên: 5/2/2017

10 chuyến bay dài nhất thế giới

2. Perth, Australia tới London, Anh Quốc (Qantas Airlines)

Quãng đường: 14.500 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 20 phút
Máy bay: Boeing 787
Chuyến bay đầu tiên: 24/3/2018

10 chuyến bay dài nhất thế giới

3. Auckland, New Zealand tới Dubai, UAE (Emirates Airlines)

Quãng đường: 14.201 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 5 phút
Máy bay: Airbus A380
Chuyến bay đầu tiên: 2/3/2016

10 chuyến bay dài nhất thế giới

4. Los Angeles, Mỹ tới Singapore (United Airlines)

Quãng đường: 14.114 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 55 phút
Máy bay: Boeing 787
Chuyến bay đầu tiên: 27/10/2017

10 chuyến bay dài nhất thế giới

5. Houston, Mỹ tới Sydney, Australia (United Airlines)

Quãng đường: 13.834 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 30 phút
Máy bay: Boeing 787
Chuyến bay đầu tiên: 18/1/2018

10 chuyến bay dài nhất thế giới

6. Dallas, Mỹ tới Sydney, Australia (Qantas Airlines)

Quãng đường: 13.805 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 15 phút
Máy bay: Airbus A380
Chuyến bay đầu tiên: 29/9/2014

10 chuyến bay dài nhất thế giới

7. San Francisco, Mỹ tới Singapore (United Airlines và Singapore Airlines)

Quãng đường: 13.593 km
Thời gian bay ước tính: 17 giờ 15 phút
Máy bay: Boeing 787 – Airbus A350
Chuyến bay đầu tiên: 1/6/2016

10 chuyến bay dài nhất thế giới

8. Johannesburg, Nam Phi tới Atlanta, Mỹ (Delta Airlines)

Quãng đường: 13.582 km
Thời gian bay ước tính: 16 giờ 27 phút
Máy bay: Boeing 777-200 LR
Chuyến bay đầu tiên: 1/6/2009

10 chuyến bay dài nhất thế giới

9. Abu Dhabi, UAE tới Los Angeles, Mỹ (Etihad Airlines)

Quãng đường: 13.503 km
Thời gian bay ước tính: 16 giờ 30 phút
Máy bay: Boeing 777-300 ER
Chuyến bay đầu tiên: 1/6/2014

10 chuyến bay dài nhất thế giới

10. Dubai, UAE tới Los Angeles, Mỹ (Emirates Airlines)

Quãng đường: 13.420 km
Thời gian bay ước tính: 16 giờ 20 phút
Máy bay: Airbus A380
Chuyến bay đầu tiên: 26/10/2008

Hãng hàng không nào bay đúng giờ nhất Việt Nam?

Hãng hàng không chuyên các chặng ngắn VASCO có tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cao nhất Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay.

VASCO khai thác tổng cộng 3.415 chuyến bay trong quý 1. Trong đó, 79 chuyến khởi hành không đúng giờ, chiếm tỷ lệ 2,3% số chuyến khai thác, theo báo cáo của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (CAAV) công bố ngày 5/4. Tuy nhiên đây cũng là hãng có tỷ lệ chuyến bị hủy nhiều nhất, 2%, chủ yếu do thời tiết và kỹ thuật.

VASCO là hãng duy nhất bay giữa TP HCM với Côn Đảo.

VASCO khai thác các chặng ngắn đến và đi sân bay Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới… và hiện là hãng hàng không duy nhất bay giữa TP HCM với Côn Đảo. Ảnh: Duy Khoa.

Ba ông lớn còn lại đều có tỷ lệ không đúng giờ từ gần 10% tổng chuyến bay khai thác. Vietnam Airlines thực hiện 32.504 chuyến bay, trong đó số chuyến đúng giờ là 29.321. Tỷ lệ bay chậm, hủy là 9,8%.

Hãng hàng không Vietjet Air có 4.844 chuyến chậm, hủy trong 29.261 chuyến khai thác, tỷ lệ 16,6%. Đây là hãng có số chuyến bay phải hủy ít nhất, 28 chuyến, chỉ chiếm 0,1%.

Jetstar Pacific Airlines khai thác 8.985 chuyến bay thì có đến 1.898 chuyến bay không đúng giờ, chiếm tỷ lệ 21,1%.

Trong 3 tháng đầu năm, bốn hãng hàng không của Việt Nam đã thực hiện 74.165 chuyến bay; số chuyến bay chậm, hủy là hơn 10.000, chiếm tỷ lệ 13,5%.

“Tàu bay về muộn” là lý do chủ yếu được các hãng đưa ra, chiếm đến 65,8%. Các lý do còn lại là trang thiết bị và dịch vụ tại cảng, quản lý, điều hành bay, do hãng hàng không, thời tiết hay lý do khác.

Cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng trưởng khai thác các chuyến bay trong quý 1 tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2017. Vietjet Air tăng mạnh nhất tương đương 26,6%.

Nguồn: vnexpress.net

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Bếp của hãng bay chỉ có 5 tiếng để hoàn thiện 1.500 suất ăn cho một chuyến bay với đầy đủ các món Á, Âu và thực đơn đặc biệt.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Trong seri phim tài liệu “Mega Food” của kênh Netflix, hãng hàng không của Singapore được giới thiệu là phục vụ tới 50.000 suất ăn một ngày. Trên chiếc Airbus A380 (máy bay chở khách lớn nhất thế giới) của hãng, hành khách có hơn 50 lựa chọn đồ ăn mà thức ăn hầu hết đều làm từ nguyên liệu tươi ngon.

Hãng bay hợp tác với Gate Gourmet, công ty làm đồ ăn hàng không độc lập lớn nhất thế giới có trụ sở ở sân bay Zurich, Thụy Sĩ. Công ty có 122 bếp nấu phục vụ cho cả 5 châu lục và sản xuất 250 triệu suất ăn mỗi năm. Để cung cấp đồ ăn cho hãng bay Singapore, công ty có 30 người làm hàng ngày. Nhà bếp chỉ có 5 tiếng để nấu 1.500 suất ăn cho một chuyến bay với các thực đơn bao gồm các món Á, Âu, đồ ăn kiêng (mỗi thực đơn có một bếp trưởng riêng).

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Để chắc chắn đồ ăn thuần chất của từng vùng miền, công thức nấu ăn của Gate Gourmet luôn có gia vị, nguyên liệu được đong đếm lượng chính xác. Chỉ một sai lầm hoặc chênh lệch trong công thức là có thể phải bỏ đi rất nhiều lượng thực phẩm và thời gian chế biến.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Tổng phụ trách bếp của công ty này, đầu bếp Fisher cho biết, những món ăn phức tạp nhất là các món mang tính dân tộc, tôn giáo khi bị hạn chế một số thành phần, nguyên liệu. “Bạn cần phải hiểu biết về văn hóa”, Fisher nói.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Trung bình trong một tuần bếp cần tới 590 kg thịt thăn bò, 760 lít sữa và 96.150 ổ bánh mì. Hầu như các món trong thực đơn đều được chuẩn bị và chế biến bằng tay tại bếp, trừ những loại hạt đóng hộp sẵn.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Hãng bay Singapore thường thay đổi thực đơn mỗi tháng hoặc cách hai tháng. Các đầu bếp phải mất khoảng 1-3 tháng để lên các mục cho thực đơn mới.

Nhà bếp sử dụng một lò vi sóng chuyên dụng của hãng hàng không để mô phỏng điều kiện trên máy bay. Có điều không thể mô phỏng được là áp suất trên máy bay. Áp suất làm giảm khả năng nếm đồ ăn mặn và ngọt. Ngoài ra, thức ăn hâm nóng cũng sẽ giảm lượng muối. Nhà bếp cần phải bù lại bằng cách thêm gia vị đậm hơn trong các món ăn.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Thức ăn cần phải làm nóng lại nhưng vẫn đủ độ ẩm, người phụ trách đồ ăn và uống Hermann Freidanck cho hay. Điều đó có nghĩa là thức ăn chưa cần nấu thật kỹ để lúc hâm nóng lại sẽ không bị khô và sống. Cần có sự cân bằng nhất định. Một số món hâm nóng lại rất tốt như là cá, nhất là những loại cá béo.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Các nguyên liệu đều phải có mùi thơm ngon. Phomat Fondue và raclette có thể có vị ngon nhưng nặng mùi nên không xuất hiện trên máy bay. Một khi thức ăn được chuẩn bị xong, nhà bếp có 4 tiếng để làm lạnh ở 10 độ C. Vì an toàn thực phẩm mà các món cần phải làm lạnh nhanh chóng vì vi khuẩn có thể sản sinh ở nhiệt độ 26 – 60 độ C. Nếu công đoạn này mất hơn 4 tiếng thì đồ ăn sẽ bị hỏng hết và Gate Gourmet phải đổ hết đi để làm lại từ đầu.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Hãng bay sử dụng tới 70.000 dụng cụ ăn mỗi ngày. Để rửa sạch tất cả các loại dao, thìa, nĩa… họ dùng máy rửa chuyên dụng, kết hợp cả các loại khoáng và nước thay vì xà phòng để làm sạch bong chúng. Trong khi đó người làm phải phân loại các khay ăn bẩn, cốc, đĩa và dụng cụ thìa dĩa dao… riêng rẽ.
Một nhóm nhân viên riêng được phân công chuyên chia đồ ăn cho từng suất. Họ chỉ có 45 phút để sắp xếp 1.500 suất ăn mà đồ ăn vẫn được giữ ở mức dưới 15 độ C trong suốt thời gian đó.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Mỗi hạng bay có một kiểu bọc đồ ăn khác nhau. Với khách ngồi ghế tiết kiệm, suất ăn gói trong giấy bạc và được hâm nóng lại trước khi phục vụ. Với khách mua vé thương gia hoặc hạng nhất, đồ ăn được để riêng rẽ với sốt và các nguyên liệu khác. Tiếp viên hàng không sẽ hâm nóng trong chính ngăn chứa rồi chuyển ra đặt lên đĩa trước khi đem cho khách.

Nơi làm 50.000 suất ăn hàng không mỗi ngày của Singapore

Vì lý do an toàn, phi hành đoàn của hãng bay Singapore cũng có phần ăn riêng. Cơ trưởng, cơ phó được phục vụ suất ăn khác với hành khách cũng như với các thành viên khác của phi hành đoàn. Họ không được ăn các món làm từ những động vật có vỏ như sò, ốc…

Nguồn: vnexpress.net