Muộn giờ lên máy bay, khách Trung Quốc dọa tát tiếp viên

Người phụ nữ nói với nhân viên hãng bay mình là giáo sư tại một trường đại học Trung Quốc, dọa đánh cô nếu không được lên máy bay.

Video ghi lại cảnh một hành khách dọa đánh tiếp viên được ghi lại tại sân bay Zhongchuan, thành phố Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc sau khi người này không được phép lên máy bay.

Theo đó, hành khách trung niên đuổi theo một nữ tiếp viên mặc đồng phục China Eastern Airlines và hét lên rằng: “Tôi đã nói rằng học trò của tôi đều trong ngành dịch vụ hàng không. Tôi là giáo sư đại học. Cô nói gì với tôi thế? Cô có tin cô mà nói lại lần nữa tôi sẽ tát vào mặt không?”.

Một nhân viên bộ phận mặt đất và cảnh sát sân bay phải can thiệp, trong khi một người khác giải thích rằng hành khách này đã muộn giờ lên máy bay.

Video: Pearl.

Người dùng mạng xã hội nhanh chóng nhận ra người phụ nữ này là giảng viên tại Đại học Northwest Normal trong thành phố, nhưng phía nhà trường không phản hồi yêu cầu xác nhận danh tính, theo SCMP ngày 17/5.

Một sinh viên khoa du lịch tiết lộ video đang được học sinh trong trường lan truyền rộng rãi: “Chúng tôi đều xem video và ai cũng biết”. Song người này không xác nhận phụ nữ đó có phải giáo sư trong trường hay không.

Cảnh sát sân bay cho rằng phản ứng của hành khách trên hoàn toàn vô lý. Một sĩ quan trả lời trên Thepaper.cn: “Đồng nghiệp của chúng tôi không biết chính xác họ nói gì với nhau trước khi anh ấy đến… nhưng vấn đề là lúc ấy đã quá giờ lên máy bay. Một khi cửa lên máy bay đã đóng, họ không thể làm gì khác dù cô ấy có là giáo sư hay không”.

Người này cũng cho biết thêm, hai bên đã xin lỗi nhau và cảnh sát không can thiệp sâu hơn. Phía trường đại học cho hay, họ sẽ làm việc với cảnh sát trước khi quyết định phản hồi gì về sự cố này.

Nguồn: vnexpress.net

Máy bay quay đầu để cấp cứu sản phụ người nước ngoài

Nhận tin một phụ nữ bị xuất huyết, cơ trưởng đã quay đầu máy bay trên đường băng sân bay Đà Nẵng để cấp cứu bệnh nhân.

Khoảng 7h55 sáng 16/5, máy bay BL581 của hãng hàng không Jetstar Pacific chở gần 150 khách từ Đà Nẵng đi TP HCM lăn bánh chuẩn bị cất cánh. Đúng lúc này, một nữ hành khách quốc tịch Czech đứng dậy khỏi ghế, ra hiệu muốn đi vệ sinh.

Cơ trưởng đã quyết định không tiếp tục cất cánh để cấp cứu cho sản phụ.

Một sản phụ được cấp cứu kịp thời khi máy bay quay đầu. Ảnh minh họa.

Theo quy định, cửa buồng vệ sinh không được mở khi máy bay cất cánh. Khách không biết tiếng Anh, chỉ nói được hai từ “baby” và có biểu hiện căng thẳng, nên tiếp viên đã liên lạc tổ lái cho phép chị sử dụng buồng vệ sinh.

Nữ hành khách sau đó gọi tiếp viên và liên tục ra dấu chỉ về thai nhi. Phát hiện khách bị xuất huyết, tiếp viên trưởng lập tức thông báo cho cơ trưởng dừng máy bay.

Cơ trưởng đã quyết định quay đầu máy bay trở lại, đồng thời liên lạc với sân bay yêu cầu được cập vào ống lồng thay vì sân đỗ như thường lệ, để cấp cứu hành khách bằng cáng cứu thương.

Bệnh nhân sau đó được chuyển vào Bệnh viện Hoàn Mỹ gần sân bay. Các bác sĩ cho biết, nữ hành khách đang mang thai tuần thứ 11 và có dấu hiệu dọa sảy thai.

Chuyến bay cất cánh trở lại lúc 9h43 cùng ngày. Hãng đã hỗ trợ chuyển đổi vé miễn phí cho nữ hành khách cùng chồng ở lại chăm sóc.

Ngày 17/5, bác sĩ cho biết sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, tình trạng thai nhi đang tiếp tục được theo dõi.

Năm 2016, sản phụ người Quảng Nam đã hạ sinh bé trai trên máy bay ở độ cao 10.000m, dưới sự giúp đỡ của nữ bác sĩ người Anh đi cùng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Năm 2016, sản phụ người Quảng Nam đã hạ sinh bé trai trên máy bay ở độ cao 10.000 m, dưới sự giúp đỡ của nữ bác sĩ người Anh đi cùng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cơ trưởng, phi hành đoàn và đội ngũ phục vụ hành khách tại sân bay Đà Nẵng cũng được hãng này biểu dương. “Dù việc sử dụng ống lồng sẽ phát sinh thêm chi phí, tuy nhiên tính mạng của hành khách phải được ưu tiên số một”, đại diện hãng cho biết.

Tháng 3/2016, một sản phụ đã sinh hạ thành công bé trai ở độ cao 10.000 m với sự trợ giúp của phi hành đoàn BL590 và nữ bác sĩ người Anh Fiona Sutton tình cờ đi cùng chuyến bay từ TP HCM ra Đà Nẵng.

Nguồn: vnexpress.net

Hãng bay đặc cách cho khách nhí lên ghế hạng sang vì một lá thư

Lá thư viết tay dài chưa tới 10 dòng giúp cậu bé 9 tuổi đến từ Australia được ngồi ghế hạng thương gia trong chuyến đi Thái Lan hè này.

Jasper Francis rất mong chờ chuyến bay từ Melbourne, Australia tới Bangkok, Thái Lan nhưng cậu bé lo lắng không biết mình sẽ được xếp chỗ ngồi đâu. Jasper liền viết một lá thư gửi cho hãng bay với mong muốn ngồi khoang hạng thương gia, theo Fox ngày 11/4.

Cậu bé viết trong thư: Tên cháu là Jasper Francis, cháu 9 tuổi và đang sống cách Melbourne một giờ. Cháu muốn hỏi liệu trẻ con có được ngồi khoang hạng thương gia khi bay một mình không ạ? Cháu đang tiết kiệm tiền tiêu vặt để nâng hạng ghế trong chuyến MEL-BKK trên máy bay Boeing 787 Dreamliner. Tới giờ cháu dành dụm được 85 đôla Australia, cháu cần phải tích góp bao nhiêu nữa ạ. Ảnh: News.

Cậu bé viết trong thư: “Tên cháu là Jasper Francis, cháu 9 tuổi và đang sống cách Melbourne một giờ. Cháu muốn hỏi liệu trẻ con có được ngồi khoang hạng thương gia khi bay một mình không ạ? Cháu đang tiết kiệm tiền tiêu vặt để nâng hạng ghế trong chuyến MEL-BKK trên máy bay Boeing 787 Dreamliner. Tới giờ cháu dành dụm được 85 đôla Australia (1,5 triệu đồng), cháu cần phải tích góp bao nhiêu nữa ạ”. Ảnh: News.

Lá thư của Jasper được chuyển đến tay nhân viên của hãng hàng không, những người này quyết định giúp cậu bé thực hiện giấc mơ. 20 nhân viên hãng bay đã góp voucher ưu đãi Giáng sinh trị giá 50 AUD (880.000 đồng) mỗi chiếc, thêm vào khoản của Jasper cho đủ 1.000 AUD để nâng hạng ghế (hơn 17,7 triệu đồng).

Jasper được mời tới trụ sở của hãng bay, theo chân một cơ trưởng vào buồng lái. “Vậy là giấc mơ của cháu đã thành sự thật”, cậu bé nói. Vì chưa đủ tuổi ngồi ghế hạng thương gia một mình, Jasper sẽ được đi cùng cha trong chuyến bay vào tháng 6 tới.

Chuyến tham quan buồng lái đầu tiên của Jasper, cậu bé mơ ước trở thành phi công. Video: Today.
Nguồn: vnexpress.net

Cơ trưởng được phong ‘người hùng’ sau vụ cơ phó bị hút ra ngoài

Xử lý của cơ trưởng được đánh giá là chính xác, giúp máy bay hạ cánh an toàn sau khi cửa sổ buồng lái vỡ khiến cơ phó bị hút nửa người ra ngoài.

Sáng 14/5, chuyến bay mang số hiệu 3U8633 của hãng Sichuan Airlines khởi hành lúc 6h27, từ Trùng Khánh với 119 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn. Chuyến bay dự kiến tới Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng phía tây nam Trung Quốc vào 9h27, giờ địa phương.

Khi máy bay tới Thành Đô, tấm kính chắn gió bên phải buồng lái bất ngờ vỡ tung, hút nửa người cơ phó Xu Ruichen ra ngoài, may mắn được đai an toàn giữ lại. Cơ trưởng Liu Chuanjian gửi mã khẩn cấp “Squawk 7700” để thông báo tình hình nguy hiểm cho trạm kiểm soát không lưu, theo Xinhua.

Ông Liu chuyển hướng và hạ cánh khẩn chiếc Airbus A319 từ độ cao hơn 9.750 m tới sân bay quốc tế Shuangliu tại Thành Đô, toàn bộ hành khách an toàn. Màn hạ cánh khẩn diễn ra trong vòng 20 phút.

Những hình ảnh trên chuyến bay 3U8633 khi sự cố xảy ra. Video: CGTN.

Trả lời Chengdu Business Daily, cơ trưởng Liu Chuanjian cho hay, không có dấu hiệu cảnh báo nào trước khi vụ tai nạn xảy ra. “Tấm kính bật ra khiến buồng lái giảm áp ngay lập tức, mọi thứ trôi nổi trong không khí. Tôi không thể nghe tiếng radio còn nhiệt độ đột ngột giảm xuống -40 độ C”, Liu nói.

Zeng Jun, một hành khách trên chuyến bay, tiết lộ: “Máy bay bỗng giảm độ cao trong vòng 5 đến 6 giây khi bay được khoảng một giờ. Mọi người gào thét, túi rơi từ trên khoang hành lý phía trên trong khi những hộp thức ăn văng tứ tung xuống lối đi”.

Cơ phó Xu bị xước nhiều vết trên mặt và ngực trong khi một nữ tiếp viên bị thương nhẹ phần hông. Họ đều được cấp cứu tại bệnh viện Nhân dân Thành Đô I, theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Hành khách đeo mặt nạ oxy khi máy bay hạ cánh khẩn. Ảnh: Chengdu Business Daily. 

Hành khách đeo mặt nạ oxy khi máy bay hạ cánh khẩn. Ảnh: Chengdu Business Daily. 

27 hành khách báo không khỏe sau sự cố và được đưa tới bệnh viện, phần lớn số còn lại rời máy bay ngay sau cú tiếp đất an toàn. 59 người tiếp tục lên chuyến bay khác vào trưa 14/5 để tới Lhasa theo lịch trình, trong khi những người còn lại tìm phương tiện thay thế như tàu cao tốc.

Cơ phó Xu Ruichen đang hồi phục trong viện. Ảnh: Twitter.

Cơ phó Xu Ruichen đang hồi phục trong viện. Ảnh: Twitter.

Hãng Sichuan Airlines gửi lời xin lỗi chính thức tới toàn thể hành khách trên chuyến bay 3U8633 về sự cố đáng tiếc. Đại diện hãng cũng cho hay, sức khỏe của các thành viên trong phi hành đoàn đều ổn định song không đưa thông tin về quá trình điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Một viên chức ngành hàng không nhận định: “Phi hành đoàn bình tĩnh khi đối mặt với nguy hiểm, xử lý tình huống quyết đoán và chính xác để tránh thảm họa nghiêm trọng”. Trên mạng xã hội, cơ trưởng Liu Chuanjian cũng được nhiều người gọi là “anh hùng” khi hạ cánh máy bay an toàn.

Nhiều người khen ngợi cơ trưởng Liu Chuanjian với màn xử trí chính xác, cứu sống 128 người trên máy bay. Ảnh: Chengdu Business Daily. 

Nhiều người khen ngợi cơ trưởng Liu Chuanjian với màn xử trí chính xác, cứu sống 128 người trên máy bay. Ảnh: Chengdu Business Daily. 

Đại diện Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc phát biểu trong buổi họp báo ngày 15/5 rằng tấm kính bị vỡ là bộ phận nguyên bản của máy bay, không có dấu hiệu hư hại hay từng phải sửa chữa. Quá trình điều tra sơ bộ cho thấy máy bay có thể bị lỗi trong quá trình thiết kế và sản xuất.

Nguồn: vnexpress.net

Người phụ nữ không phi công nào dám trái lời ở sân bay

Nguyên tắc của Jules, kiểm soát viên không lưu, là ai đến trước, phục vụ trước, máy bay đôi khi phải bay lượn vòng để đợi hạ cánh.

Jules Tarr, 52 tuổi, là một kiểm soát viên không lưu tại sân bay Heathrow của London, Anh. Cô đã có 27 năm gắn bó với nghề. Nơi làm việc của Jules là trong tháp điều khiển Heathrow, một nơi yên tĩnh nhưng lúc nào cũng bận rộn và đầy áp lực.

Jules cho biết, đó cũng là lý do nhiều người khi đến thăm nơi làm việc của cô cảm thấy thất vọng. “Họ nghĩ rằng, trung tâm kiểm soát không lưu sẽ là một nơi ồn ào và chúng tôi làm việc với những mẩu thuốc lá gắn trên môi”.

Jules Tarr đang ngồi bên bàn làm việc, mỗi ca của cô thường kéo dài 1-1,5 tiếng và nghỉ bắt buộc 30 phút để có đủ minh mẫn hướng dẫn phi công bay an toàn. Hiện Jules sống với chồng ở Cotswolds. Ảnh: Heathrow.

Mỗi ca của Jules Tarr thường kéo dài 1-1,5 tiếng và nghỉ bắt buộc 30 phút để có đủ minh mẫn hướng dẫn phi công bay an toàn. Hiện Jules sống với chồng ở Cotswolds. Ảnh: Heathrow.

Heathrow là một trong những cảng hàng không đông đúc nhất thế giới. Mỗi ngày, nơi đây tiếp đón khoảng 1.300 chuyến bay cất và hạ cánh. Do đó, công việc của các kiểm soát viên không lưu ở đây luôn bận rộn.

Tuy vậy, hiếm ai ngồi trong căn phòng chỉ huy này cảm thấy lo lắng về công việc đầy áp lực và đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối này. Jules cho biết, cô không còn nhớ cái ngày mà cô cảm thấy lo lắng khi hướng dẫn phi công.

Lý giải điều này, Jules cho biết mọi người đều đã được huấn luyện rất tốt. Mỗi giờ, cô tiếp nhận rất nhiều yêu cầu chỉ đường của các phi công đang làm nhiệm vụ và phải nhanh chóng hướng dẫn họ di chuyển một cách nhanh chóng và an toàn nhất. “Bạn không thể có suy nghĩ một phút nào đó mình đưa ra chỉ dẫn sai. Đó không phải là tâm lý của một người làm nghề kiểm soát không lưu”, Jules cho biết.

Tháp Heathrow - nơi làm việc của 3 đội kiểm soát không lưu. 

Tháp Heathrow – nơi làm việc của 3 đội kiểm soát không lưu. Một đội chuyên hướng dẫn phi công cất cánh, một đội chuyên hướng dẫn hạ cánh và đội còn lại làm nhiệm vụ xử lý các hoạt động dưới mặt đất. Ảnh: Heathrow. 

Dù mỗi ngày phải chỉ dẫn cho một lượng lớn máy bay, Jules vẫn không bị rối. Nguyên tắc của cô là ai đến trước, phục vụ trước. Các máy bay khi tới sân bay sẽ đứng chờ ở trên không và được Jules hướng dẫn bay lượn vòng đợi hạ cánh.

Thông thường, các phi công sẽ liên lạc với Jules khi máy bay của họ còn cách Heathrow khoảng 16-24 km. Họ sẽ chào hỏi nhau một cách lịch sự và ngắn gọn. Sau đó, phi công thông báo về việc họ đang ở trên đường băng số bao nhiêu. Việc của Jules là tiếp tục chỉ dẫn phi công tiến tới gần mục tiêu và hạ cánh, hoặc là bay vòng trên không để chờ đợi đến lượt. Sau khi phi công hạ cánh an toàn xuống mặt đất, Jules sẽ chuyển tiếp họ sang bộ phận kiểm soát dưới mặt đất để được hỗ trợ tiếp.

Sân bay Heathrow luôn nằm trong danh sách top các sân bay bận rộn nhất thế giới. Ảnh: Heathrow.

Sân bay Heathrow luôn nằm trong danh sách top các sân bay bận rộn nhất thế giới. Ảnh:Heathrow.

Đôi khi, giữa Jules và các phi công quen cũng trò chuyện ngắn với nhau trước khi hạ cánh. Trước đây, cô từng làm trong Không lực Hoàng gia. Một số phi công hiện lái máy bay thương mại, trước đây cũng làm chung với Jules và họ biết nhau. Do đó, với những người quen này, các phi công sẽ chào cô một cách thân thiện như “Chào Jules” (Hi, Jules) thay vì “Good morning” (chào buổi sáng).

Tuy nhiên, dù quen biết, kiểm soát viên không lưu và phi công cũng không thể “buôn” chuyện trong khi làm nhiệm vụ. Vì vậy, Jules chỉ đáp lại ngắn gọn bằng hai từ “xin chào”. “Chúng tôi phải tuân theo các cụm từ chuẩn của mình”, nữ kiểm soát không lưu cho biết.

Dứt khoát trong công việc nhưng ngoài đời, Jules không phải người khô khan. Khi là một hành khách, cô cũng thường trò chuyện với phi hành đoàn để hiểu hơn về lý do máy bay thường hạ cánh trễ.

Jules thừa nhận rằng, lý do khiến nhiều chuyến bay bị trễ so với giờ quy định là do kiểm soát viên không lưu bắt phi công đợi. “Thỉnh thoảng, có phi công cũng gọi cho chúng tôi và nói họ vừa bị trễ 10 phút do kiểm soát không lưu chưa kịp hướng dẫn. Tuy nhiên, việc này không xảy ra thường xuyên”.

Theo Jules, với những ai mong muốn được làm nghề này, cánh cửa của tòa tháp tại sân bay Heathrow luôn rộng mở. Nếu bạn chịu được áp lực và làm việc nghiêm túc, bạn hoàn toàn có cơ hội kiếm được khoảng 135.000 USD mỗi năm từ nghề này.

Nguồn: vnexpress.net

Hãng bay giá rẻ tốt nhất thế giới từng đón bao nhiêu khách

Hãng bay có trụ sở tại Malaysia xác nhận đón hành khách thứ 500 triệu từ giữa tháng 3, tại sân bay Don Muang, Bangkok (Thái Lan).

Panut Oprasertsawat, 34 tuổi, trở thành hành khách thứ 500 triệu của AirAsia, từ Phuket đến Bangkok, Thái Lan.

Trả lời VnExpress, Oprasertsawat nói: “10 năm qua, tôi thường xuyên đi lại giữa Bangkok và Phuket để làm việc. Tôi luôn chọn hãng hàng không này vì tần suất cao, giá cả phải chăng và dịch vụ tốt. Tôi thực sự vui mừng khi trở thành một phần của cột mốc này”.

Bác sĩ Panut Oprasertsawat (thứ ba từ phải sang) được ông Tony Fernandes chúc mừng. Ảnh: Phong Vinh.

Anh Oprasertsawat (thứ ba, từ phải sang) nhận 3 triệu điểm tích lũy từ hãng bay, tương đương 15.500 chuyến bay khứ hồi Sài Gòn – Bangkok. Số chuyến này có thể quy đổi sang các chặng bay khác theo yêu cầu. Ảnh: Phong Vinh.

Hiện AirAsia có đường bay tới hơn 130 điểm đến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tony Fernandes, Giám đốc điều hành tập đoàn tiết lộ đội ngũ của hãng vào năm 2001 chỉ có 200 nhân viên và 2 máy bay tại Malaysia.

“Chúng tôi hiện có hơn 200 máy bay với hơn 20.000 nhân viên đến từ 50 quốc gia khác nhau và 500 triệu hành khách. Chúng tôi rất vui mừng khi đồng hành cùng những trải nghiệm bay, tạo nên nhiều kỷ niệm đẹp cho cộng đồng trên khắp thế giới”, ông Tony chia sẻ.

Về Việt Nam, ông Tony cho biết đây là thị trường tiềm năng để phát triển du lịch với bề dày văn hoá và sự đa dạng trải dài từ bắc tới nam. Hãng từng ba lần lên kế hoạch liên doanh mở hãng bay giá rẻ tại Việt Nam nhưng đều chưa thành công.

Nguồn: vnexpress.net

Hành khách uống cạn rượu vì không muốn bị tịch thu

Chuyến du lịch Thái Lan của nam hành khách bị phá hỏng ngay từ đầu, khi ông quyết định uống cả hai chai rượu không qua cửa an ninh.

Ngày 8/3, một người đàn ông mang quốc tịch Đức đang chuẩn bị bắt chuyến bay tới Thái Lan từ sân bay Frankfurt, Đức thì gặp rắc rối tại cửa an ninh.

Hành khách 67 tuổi này mang theo hai chai rượu vang làm quà tặng chủ nhà ở Thái Lan, báo Đức Presse Portal đưa tin ngày 12/3. Nhưng vì cất rượu trong hành lý xách tay, ông không thể mang lên máy bay do vi phạm quy định an toàn bay. Theo hành khách trên, hai chai rượu rất đắt tiền nên không đành bỏ phí. Ông ta quyết định uống hết rượu trước khi qua cửa an ninh.

Đồ uống có nồng độ cồn trên 70% là một trong những thứ bị cấm mang theo trong hành lý xách tay. Ảnh: The Local.

Đồ uống có nồng độ cồn trên 70% là một trong những thứ bị cấm mang theo trong hành lý xách tay. Ảnh minh hoạ: The Local.

Tuy nhiên, khi đi tìm toilet trong sân bay, người này vô tình nhấn một nút khẩn cấp dùng để mở lối đi dành riêng cho nhân viên. An ninh sân bay phải ngăn ông ra ngoài đường băng, với cáo buộc xâm phạm trái phép, có thể cấu thành hành vi phạm tội.

Khi kiểm tra hơi thở, cảnh sát phát hiện nồng độ cồn trong máu của hành khách này vượt quá mức cho phép và giữ ông ta lại sân bay khoảng 3 tiếng. Sau đó, cảnh sát đã hộ tống người đàn ông ra cửa sân bay và bắt taxi đưa về nhà tại Baden-Württemberg. Song chuyến đi hết khoảng 150 euro, cảnh sát gợi ý ông ta nên sử dụng phương tiện công cộng. “Tôi đã mất quá nhiều tiền cho ngày hôm nay, ngần ấy tiền trả cho một cuốc taxi cũng chẳng đáng bao nhiêu”, ông nói với cảnh sát.

Người đàn ông này đối mặt với mức phạt lên tới 10.000 euro, chuyến du lịch Thái Lan cũng phải hủy bỏ.

Mẹo xếp rượu trong hành lý ký gửi không lo hỏng vỡ.

Nguồn: vnexpress.net

25.000 tỷ đồng đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Đơn vị tư vấn trong nước đề xuất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với chi phí thấp hơn Tư vấn Pháp khoảng 10.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp ngày 9/5, ông Nguyễn Bách Tùng – Giám đốc Công ty tư vấn và thiết kế công trình hàng không (ADCC), cho biết trên cơ sở phương án quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do Tư vấn Pháp (ADPi) lập và đã được Thủ tướng thông qua, đơn vị đang triển khai quy hoạch chi tiết có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Về tổng thể, tại khu phía bắc, ADCC cơ bản giữ toàn bộ quy hoạch của ADPi trên khu vực sân golf, có điều chỉnh lại một số diện tích đất quốc phòng; quy hoạch lại sân đỗ theo hướng tuyến tính để tiết kiệm diện tích đất mà không giảm số vị trí đỗ so với phương án của ADPi, đồng thời giữ phương án đầu tư đường lăn như của Tư vấn Pháp.

Ngoài ra, ở phía bắc do toàn bộ là sân golf, mặt cỏ và nhiều hồ nên khả năng thoát nước tốt, thay vì bê tông hóa, đơn vị tư vấn đề nghị xây công viên và hồ điều hòa. Tại khu vực phía nam, tư vấn đề nghị điều chỉnh quy mô nhà ga T3, chỉ xây dựng trên diện tích 120.000m2 thay vì 200.000m2 như phương án của ADPi song vẫn đảm bảo năng lực khai thác 20 triệu khách mỗi năm.

Bộ Giao thông được yêu cầu báo cáo phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên Chính phủ vào cuối tháng 3. Ảnh minh họa: TSN

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: TSN

Về giao thông tiếp cận, tư vấn trong nước thống nhất với phương án của ADPi đã lập cũng như dự án của TP HCM, đồng thời đề xuất xây dựng thêm cầu vượt từ đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, qua đường Thăng Long xuống đường Phan Thúc Diện và cầu vượt từ đường C12 theo quy hoạch qua đường Cộng Hoà, Trường Chinh sang đường Lê Trọng Tấn.

ADCC dự kiến chi phí triển khai quy hoạch trên khoảng 25.000 tỷ đồng, trong đó xây dựng nhà ga T3 là hơn 7.600 tỷ, sân đường máy bay hơn 5.200 tỷ, nhà ga hàng hoá hơn 3.000 tỷ, còn lại là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm; tổng chi phí thấp hơn phương án của ADPi (hơn 35.700 tỷ đồng).

Thứ trưởng Giao thông Lê Đình Thọ đã yêu cầu, đồ án quy hoạch phải thực hiện hiệu quả khai thác cao nhất, ít ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng, với người dân, thể hiện tính bền vững cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông chỉ đạo Tư vấn ADCC cập nhật bản vẽ thuyết minh, Cục Hàng không thẩm định lại đồ án để trình Bộ Giao thông, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan trước ngày 21/5.

Trước đó tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 28/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định chủ trương mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đề xuất của Công ty Tư vấn ADPi (Pháp). Theo phương án này, nhà ga hành khách sẽ được xây dựng thêm ở phía nam với diện tích sàn 200.000 m2.

Diện tích đất phía bắc, trong đó có sân golf và 16 ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý, sẽ được sử dụng để xây dựng công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi.

Chính phủ giao Bộ Giao thông phối hợp với Công ty Tư vấn Pháp rà soát để chỉnh sửa quy hoạch hiện hữu, hoàn thiện phương án của đơn vị tư vấn.

Bộ có trách nhiệm tìm nguồn vốn và hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nhanh chóng khởi công xây dựng nhà ga mới sớm nhất, nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã vượt 44% công suất quy hoạch đến năm 2020.

Nguồn: vnexpress.net

Khách phải thêm phí để mua vé máy bay vì tên quá dài

Không thể ghi tên đầy đủ khi đặt vé, nam du khách phải trả thêm 3.000 baht tại quầy check-in sau khi tên trên vé không giống với hộ chiếu.

Một người đàn ông mua vé trực tuyến của hãng Thai Airways. Tuy nhiên, hệ thống của hãng không cho phép anh gõ họ tên đầy đủ. Do vậy, nam hành khách đã cố thu gọn tên của mình để đặt được vé.

Hiện tại, Thai Airways cho biết nếu du khách nào gặp phải vấn đề này có thể liên hệ với trung tâm khách hàng của hãng hàng không để nhân viên có thể ghi tên lên vé bằng tay. Ảnh: Travelwerke.

Hiện tại, Thai Airways cho biết nếu du khách nào gặp phải vấn đề này có thể liên hệ với trung tâm khách hàng của hãng để nhân viên có thể ghi tên lên vé bằng tay. Ảnh: Travelwerke.

Khi đến sân bay, anh gặp rắc rối vì hành động của mình. Nhân viên hãng hàng không cho biết, để được phép lên máy bay, anh trả phí đổi tên trên vé hoặc mua vé mới. Do vậy, anh đã phải nộp thêm 3.000 baht (94 USD), Bangkok Post đưa tin ngày 5/5.

Người đàn ông cho biết mình là thành viên của Royal Orchid Plus, chương trình bay tích điểm của Thai Airways nên việc xác định danh tính là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nhân viên từ chối và yêu cầu nam hành khách gửi phàn nàn tới hãng hàng không.

Thai Airways sau đó lên tiếng: “Chúng tôi xin lỗi về sự bất tiện này, vì hệ thống đặt vé chỉ cho phép tối đa 25 chữ cái cho tên riêng và họ khi đặt vé”, Wiwat Piyawiroj, phó chủ tịch điều hành của Thai Airways, cho biết sẽ có hướng dẫn rõ ràng về việc giới hạn ký tự trên website đặt vé.

Nguồn: vnexpress.net

Ngành hàng không hiện đại đang có quy mô phát triển khá ổn định nhưng cũng vấp phải nhiều rắc rối vô cùng lớn

Trong năm 2017, ngành hàng không thế giới vẫn đang giữ đà tăng trưởng ổn định ở mức 6.6%. Theo số liệu thống kê thì chỉ tính riêng tại 20 sân bay lớn nhất trên thế giới đã đón tiếp 1,5 tỷ lượt hành khách theo số liệu thống kê từ ACI.

Lượng khách đi máy bay ngày càng gia tăng, kết hợp với giá nhiên liệu giảm, cải thiện hệ thống quản lý… đã giúp ngành hàng không đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm 2017. Dự kiến tổng lợi nhuận toàn ngành trong năm 2018 sẽ đạt tới ngưỡng kỉ lục 34,8 tỷ USD trong năm 2018 tới đây.

Những tưởng sự phát triển này là một tín hiệu đáng mừng nhưng theo chia sẻ của các hãng hàng không thì dù tăng trưởng về quy mô của doanh thu cũng như lợi nhuận, ngành hàng không thế giới lại đang rất đau đầu trước những vấn đề liên tục gia tăng đi kèm với sự phát triển trong lĩnh vực hàng không.

Sự tắc nghẽn đường bay

Vấn đề tắc nghẽn không chỉ xảy ra trong việc sắp xếp đường bay trên không mà còn xuất hiện tại ngay chính các sân bay khi mà lượng khách hàng ngày một đông khiến cho các hãng phải gia tăng tần suất các chuyến bay. Tình trạng bị trễ chuyến, delay thời gian bay từ đó cũng xuất hiện nhiều hơn.

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 1.

Theo chia sẻ của Patrick Smith, một phi công kì cựu thì “chưa bao giờ tình hình thời tiết xấu có thể gây ảnh hưởng lớn tới ngành hàng không như hiện nay. Nếu như vài năm trước, một trận tuyết hay giông bão sẽ chỉ gây ra tình trạng delay nhẹ, cùng lắm là hủy một hai chuyến bay. Nhưng ngày nay chỉ cần rơi vài cm tuyết thôi hay có chút mây giông là cũng đủ khiến tất cả lao đao.”

Vấn nạn khủng bố

Mặc dù hiện tại, theo thống kê thì tần suất của những vụ khủng bố liên quan tới ngành hàng không đã giảm đi đáng kể nhưng những vụ việc như vụ khủng bố ngày 11/09 vẫn luôn là bài học đắt giá khiến các hãng hàng không phải đặt mình trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 2.
Kết quả là hệ thống an ninh của sân bay phải được gia tăng, kèm theo đó là các thủ tục kiểm tra an ninh đối với hành khách và thời gian kiểm tra trước khi lên máy bay cũng gia tăng lên đáng kể. Dẫu vậy nhưng hiện tại vẫn chưa có một giải pháp khả thi nào giúp rút ngắn thủ tục an ninh trước khi lên máy bay.

Giảm sự thoải mái dành cho khách hàng

Để tối đa hóa lợi nhuận có thể đạt được, ngành hàng không đã áp dụng rất nhiều biện pháp từ giảm thiểu chi phí vận hành, cải tiến kĩ thuật cho tới cả việc… giảm sự thoải mái, tiện nghi cho khách trên chuyến bay.

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 3.

Điển hình nhất của việc này đó là việc gia tăng các chuyến bay dày đặc cũng như tăng số lượng ghế trên các chuyến bay. Nhiều ghế hơn đồng nghía với việc không gian cho mỗi khách hàng giảm đi và theo đó, sự tiện nghi, thoải mái cũng không còn được như xưa.

Rắc rối về chính trị

Các đường bay là cầu nối nhanh nhất để đi từ quốc gia này tới quốc gia khác nên yếu tố chính trị cũng là thứ gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển của ngành hàng không.

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 4.

Một ví dụ điển hình nhất chính là việc tổng thống Donald Trump giới hạn và cấm bay đối với người dân tại một số quốc gia Hồi Giáo, cấm sử dụng laptop trong các cabin của những chuyến bay đến từ Trung Đông hay Bắc Phi… Hay như trong tình hình căng thẳng giữa Qatar và nước láng giềng tại Vịnh Ba Tư đã dẫn tới việc cấm các chuyến bay nối giữa hai quốc gia gây thiệt hại cho hãng hàng không tại nước này.

Rào cản công nghệ

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 5.

Hanh khách xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Narita, Tokyo

Để phát triển, ngành hàng không thế giới đang đứng trước việc phải phát triển mạnh mẽ về công nghệ, đặc biệt là về sinh trắc học để giảm thời gian làm thủ tục trước chuyến bay  bởi phương pháp quản lý truyền thống đang cho thấy những sự bất cập khi mà lượng hành khách đi máy bay ngày càng gia tăng.

Thiếu hụt phi công

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 6.

Các hãng hàng không trên thế giới liên tục mở rộng trong những năm qua khiến cho nhu cầu tuyển dụng phi công cũng theo đó tăng lên. Tuy nhiên, để đào tạo được một phi công có kinh nghiệm đòi hỏi thời gian và chi phí tương đối lớn nên dù có cố gắng đến mấy, việc thiếu hụt phi công vẫn luôn xảy ra và là vấn đề đau đầu đối với các hãng hàng không.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo của các hãng hàng không thì sự thiếu hụt về phi công hiện tại là thiếu hụt phi công giỏi chứ không thiếu về số lượng.

Giá nhiên liệu

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 7.

Giá nhiên liệu là một yếu tố khá lớn ảnh hưởng tới ngành hàng không. Hiện tại, sự tăng trưởng về lợi nhuận của các hãng hàng không có một phần tác động của giá dầu giảm từ năm 2014. Do đó, một khi giá dầu quay trở lại quỹ đạo, thậm chí vượt ngưỡng thì ngành hàng không sẽ phải chịu tác động khá lớn.

Cách đối xử với vật nuôi của khách hàng

Ngành hàng không hiện đại kiếm tiền ngày càng nhiều, rắc rối ngày càng lớn - Ảnh 8.

Trong những năm gần đây, đã có một số lượng gia tăng về các vụ khiếu nại liên quan đến vật nuôi trên các chuyến bay, lên tới 84% theo số liệu thống kê của Delta Air Lines vào năm 2016.

Nhiều hãng hàng không đã phải ra mắt dịch vụ riêng kí gửi cho các vật nuôi, thú cưng của khách hàng đi cùng trên các chuyến bay nhưng gần đây, ngành dịch vụ này đang vấp phải khá nhiều rắc rối. Điển hình như vụ hãng hàng không Delta làm chết một chú chó của khách hàng trên chuyến bay của United Airlines.

Nguồn: cafebiz.vn

Những ý tưởng này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành công nghiệp hàng không

Và ngày đưa chúng áp dụng vào hiện thực đã tới rất gần rồi…

Những cải tiến luôn là điều tất yếu giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, và điều này lại càng đặc biệt đúng đối với lĩnh vực hàng không. Có những ý tưởng thất bại, có những điều đã được hiện thực hóa, và những ý tưởng dưới đây, nếu được áp dụng thành công, sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực hàng không.

1. Nhận diện sinh trắc học giúp loại bỏ các thủ tục rườm rà tại sân bay

Những ý tưởng này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành công nghiệp hàng không - Ảnh 1.

Ý tưởng này đã được hãng hàng không SITA đưa vào áp dụng tại một số sân bay trên địa phận Hoa Kỳ. Các nhân viên tại đây sẽ được trang bị các thiết bị nhận diện nhỏ gọn như đồng hồ thông minh và mắt kính thông minh có gắn camera, và tất cả đều được đồng bộ về cơ sở dữ liệu của khách hàng. Trong tương lai không xa, họ sẽ chỉ cần vài giây nhìn bạn để thu thập toàn bộ mọi thông tin cần thiết, từ hộ chiếu, thẻ lên máy bay, số hiệu chuyến bay, số ghế trên máy bay… Ngoài việc đơn giản hóa quy trình làm thủ tục tại sân bay, đây cũng là một bước tiến giúp họ có thể cung cấp cho bạn toàn bộ các dịch vụ khác trên chuyến bay, mà không cần tốn quá nhiều thời gian truy cập vào dữ liệu trung tâm như hiện nay.

2. Các khoang bay tối ưu hóa theo nhu cầu khách hàng.

Những ý tưởng này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành công nghiệp hàng không - Ảnh 2.

Không đơn giản chỉ là phân hạng thương gia, khoang hạng nhất, hay khoang bình dân như trước, giờ đây, các hãng hàng không sẽ tìm cách tối ưu hóa thời gian chuyến bay của bạn. Đó có thể sẽ là khán phòng cho những cuộc họp quan trọng, hay một buổi trình diễn âm nhạc hoành tráng, hay cũng có thể là một không gian thực tế ảo giúp bạn thực sự có những trải nghiệm hoàn toàn mới. 30 tiếng đồng hồ trên chuyến bay sẽ không còn là những khoảng thời gian dài vô tận nữa, mà rất có thể, đó sẽ là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ và đáng tận hưởng với bạn.

3. Sử dụng mạng xã hội để lựa chọn người ngồi cạnh bạn trên chuyến bay

Những ý tưởng này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành công nghiệp hàng không - Ảnh 3.

Đây thực sự đã là thời đại của các loại hình mạng xã hội – Facebook, Twitter, Instagram… Và như mọi loại hình kinh doanh khác, các hãng hàng không không thể nào bỏ qua lợi thế ưu việt đến từ mạng lưới kết nối khổn lồ này. KLM có lẽ là một trong những hãng hàng không tiên phong, khi họ cung cấp cho khách hàng phần mềm “Meet & Seat”, giúp các hành khách chia sẻ các loại hình mạng xã hội với nhau. Thậm chí, nó còn trao cho bạn cơ hội lựa chọn đối tượng sẽ ngồi cạnh mình, dựa trên các tương tác chung về bạn bè, hay sở thích. Chuyến bay chắc chắn sẽ dễ chịu hơn nhiều, nếu bên cạnh bạn là một đối tác để bạn có thể chia sẻ một hay vài câu chuyện phiếm.

4. Giá ưu đãi thành viên

Những ý tưởng này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành công nghiệp hàng không - Ảnh 4.

OneGo là một trong những startup đi đầu với ý tưởng này. Không còn chuyện bạn phải vất vả đi săn từng chiếc vé giá rẻ nữa, thay vào đó, hãng này cho phép bạn đặt vé không giới hạn, với mức phí 2,950 USD/tháng. Chuyện lựa chọn giờ giấc, địa điểm với bạn giờ đây chỉ đơn giản giống như việc bật điều khiển lên chọn kênh tivi, và điều này đặc biệt có ý nghĩa với những người phải qua lại nhiều trên máy bay.

5. Máy bay sử dụng năng lượng thay thế.

Những ý tưởng này có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành công nghiệp hàng không - Ảnh 5.

Năng lượng thay thế sẽ làm triệt tiêu gần như hoàn toàn chi phí xăng dầu của một chuyến bay, và từ đó làm giá vé một chuyến bay rẻ tới mức không tưởng. Được sự hỗ trợ từ NASA, hãng hàng không Boeing đang gấp rút đưa ý tưởng này thành hiện thực dưới cái tên dự án SUGAR Volt. Dự án này sẽ sử dụng các hệ thống chạy điện – tương tự với ý tưởng xe điện. Không chỉ là sự tiết kiệm về mặt chi phí, dự án này cũng sẽ góp phần cắt giảm một lượng khí thải gây ô nhiễm không hề nhỏ.

Nguồn: cafebiz.vn