Phải bỏ sô diễn, đi tập huấn chậm, mất khách hàng do giao hàng không đúng giờ, nằm vật vả ở sân bay cả 20 giờ đồng hồ vẫn không được lên máy bay là những câu chuyện chúng tôi ghi lại sau chuyến bay delay (chậm giờ bay).
Hành khách bị delay 27h đồng hồ – Ảnh: T. Q.
Lỡ ngày trọng đại vì máy bay
Tránh muộn giờ bay khởi hành lúc 22h của hãng hàng không VietJet, chị L. T. H. (Bến Tre) cùng chồng và con nhỏ đã bắt xe đò ở Bến Tre lên TP. HCM từ 16h chiều cùng ngày để ra Đà Nẵng.
Chị H. bức xúc: “Tôi cùng gia đình vừa đến sân bay thì nhận được tin nhắn 23h mới bay, chậm gần 1 tiếng so với thời gian khởi hành trước đó. Sau khi làm thủ tục vào phòng chờ tôi lại phải nhận thêm thông báo delay đến 00h05 mới khởi hành. Delay không chỉ làm hành khách mệt mỏi mà người đi đón cũng mệt lây theo…”.
Đi cùng chuyến bay này là gia đình chị Chiến (Bình Dương) cũng đã chịu cảnh tương tự. 23h30 ba đứa con nhỏ của chị mệt mỏi nằm vạ vật trên ghế trước cửa lên máy bay. Chuyến đi chơi Đà Nẵng sau đó đã lỡ hẹn với bạn bè do gia đình chị đến muộn.
Delay không chỉ làm mất thời gian, mệt mỏi chờ đợi tại sân bay mà hệ luỵ của nó rất lớn như hành khách phải huỷ vé, lỡ hẹn các cuộc trao đổi, làm việc với đối tác hay không kịp giờ bay chuyến quốc tế
chị Huyền (Hà Nội) thường xuyên đi lại bằng máy bay tày tỏ
Ông T. cho biết: “Cũng chính vì chuyến bay này mà gia đình chúng tôi đã lỡ hẹn ngày trăm năm của con trai. Tất cả mọi kế hoạch cưới hỏi, mời khách đành phải hoãn lại để coi ngày…”.
Chuyến bay bị delay ngoài người già thì có rất nhiều trẻ em – Ảnh: T. Q.
Một nữ hành khách khóc thét khi bị delay – Ảnh: T. Q.
Đại lý bán vé cũng bất ngờ
Chị Trang – đại lý vé máy bay – cho biết đã có nhiều lần phải xin lỗi khách hàng do không thể báo trước vì hãng delay “bất ngờ”.
“Một lần gần đây nhất, theo kế hoạch 05h55 bay nhưng 4h hãng mới gọi cho đại lý báo tin chuyến bay rời đến 13h40 chiều cùng ngày mới khởi hành. Trong khi hành khách đã ra sây bay từ 2h và phải vật vờ đến tận chiều…” – chị Trang nói.
Vận động viên, ca sĩ, doanh nghiệp vận chuyển hàng cũng luôn chịu ảnh hưởng của delay. ” Hành khách có thể ngồi chờ máy bay cả 5-7h nhưng nếu đến chậm vài phút là bị mất chuyến…” – ca sĩ K. nói.
Hãng khẳng định không có chuyện dồn chuyến
Hãng hàng không VietJet cho hay hiện đang thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi khách hàng theo đúng quy định của Bộ Giao thông – Vận tải. VietJet khẳng định không có việc dồn chuyến do ít khách để dẫn đến tình trạng chuyến bay delay.
Đối với chuyến bay trễ từ 1h trở lên, nếu khách có nhu cầu hãng sẽ hỗ trợ đổi chuyến bay khác gần nhất còn chỗ của hãng cho hành khách. Tùy vào thời gian và lý do chậm chuyến, ngoài việc phục vụ khách ăn uống, chỗ nghỉ, hãng còn thực hiện bồi thường cho khách…
VietJet cho rằng chuyến bay chậm là điều không mong muốn, hãng cũng phải chịu chi phí rất nhiều mỗi khi chuyến bay bị chậm.
Vật vả chờ đợi ở sân bay do hãng hàng không delay – Ảnh: T. Q.
Hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết hiện nay hãng đang thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan chức năng về phục vụ hành khách tại sân bay.
Jetstar Pacific lý giải: “Có nhiều trường hợp máy bay trong quá trình khai thác phải thay thế thiết bị, mặc dù là tình huống phát sinh nhưng là yêu cầu bắt buộc và điều này có thể dẫn đến chuyến bay bị chậm”.
“Bên cạnh đó yếu tố thời tiết diễn ra bất thường cũng có thể làm thay đổi dây chuyền lịch bay đột xuất, tốn kém chi phí cho hãng hàng không và ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách…” Jetstar Pacific cho hay.
Hành khách bị delay ở sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: QUANG THẾ
Delay do… máy bay về muộn
Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong 11 tháng năm 2017 thống kê từ 4 hãng hàng không: Vietnam Airlines, VietJet Ari, Jetstar Pacific, Vasco có tới 29.392 chuyến bay bị delay nguyên nhân chính vẫn là do máy bay về muộn.
Và 1.305 chuyến bay bị huỷ, trong đó nguyên nhân chính do thời tiết và kĩ thuật. Chỉ tính riêng tháng 11 cũng có 2.802 chuyến bay bị delay, 183 chuyến bay bị huỷ.
EU: bồi thường nặng nếu trễ chuyến
Hành khách bị delay tại sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: QUANG THẾ
Hiện nay hành khách đi từ một sân bay ở EU dù bằng bất cứ hãng hàng không nào hoặc đến một sân bay của EU bằng một hãng hàng không của EU họ sẽ được bồi thường theo quy định.
Nếu bị hoãn chuyến từ 3 tiếng trở lên, hành khách có thể được bồi thường 250 euro (hơn 6,7 triệu đồng) tiền mặt đối với chuyến bay ngắn và hơn 400 euro (hơn 10,7 triệu đồng) đối với chuyến bay có khoảng cách từ 1.500km – 3.500km.
Đối với những chuyến bay trên 3.500km hành khách sẽ được bồi thường 300 euro (hơn 8 triệu đồng) nếu bị hoãn chuyến từ 3-4 tiếng và 600 euro (hơn 16 triệu đồng) nếu bị hoãn chuyến từ 4 tiếng trở lên.
Tháng 10 vừa qua, công ty khảo sát hàng không OAG của Anh đã công bố bảng đánh giá tỷ lệ đúng giờ (On-time performance – OTP) trong năm 2017 của các hãng bay và sân bay ở nhiều nơi trên thế giới (không bao gồm Việt Nam).
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các hãng bay đúng giờ nhất là của các nước Singapore, Nhật Bản, New Zealand và Úc…
Theo QUANG THẾ – NHÃ XUÂN, tuoitre.vn