Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

THỪA THIÊN – HUẾ- Công viên nước hồ Thủy Tiên bị bỏ hoang nhiều năm, được du khách khen đẹp bí ẩn, như “pha trộn truyện cổ tích và một bộ phim kinh dị”.

Ảnh: Weeatfish.

Khu vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên tọa lạc ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. Năm 2001, Công ty du lịch Cố đô Huế đầu tư 70 tỷ xây dựng nơi đây thành điểm vui chơi, kích cầu du lịch. Năm 2004, công viên đi vào hoạt động nhưng được 3 năm thì bỏ hoang.
Dù chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nghiêm cấm tham quan, nhiều du khách trong và ngoài nước vẫn băng rừng thông vào xem bởi tò mò vẻ ma mị. Nơi đây càng nổi tiếng hơn trong mắt những người thích xê dịch khi xuất hiện trên tờ Dailymail, Lonelyplanet... Trên Instagram, blog cá nhân của các blogger và du khách, khung cảnh nơi đây hiện lên bí ẩn. Ảnh: Weeatfish.

Khi nhìn thấy con rồng đứng một mình giữa nước, tức là bạn đang ở công viên nước bỏ hoang của Huế, Việt Nam. Ảnh: GoAsiaDayTrip.

Nhiều du khách nước ngoài truyền tai nhau hồ Thủy Tiên có sức hút không tưởng, là điểm đến không nên bỏ lỡ khi ghé Huế. Chuyên trang du lịch GoAsiaDayTrip viết trên Instagram: “Khi nhìn thấy con rồng đứng một mình giữa hồ nước, tức là bạn đang ở công viên nước bỏ hoang của Huế, Việt Nam”. Ảnh: GoAsiaDayTrip.

Săn vé máy bay đi HUẾ giá chỉ từ 49k
Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

Hannah – blogger du lịch – cho biết ngay khi đặt chân đến Huế, cô liền thuê xe đạp đến công viên nước – nơi trước đó nghe nhiều người khen đẹp và bí ẩn. Tiết trời u ám, chuyển mưa khiến nơi đây đặc biệt hơn trong mắt cô. Blogger khuyên các tín đồ thích xê dịch nên đi giày thể thao hoặc loại dép kín mũi lẫn gót vì đôi khi gặp phải kính vỡ và rác. Ảnh: Hannah.

Vẻ đẹp hồ Thủy Tiên được nhiều tín đồ du lịch quốc tế khen đẹp “đáng kinh ngạc” qua góc quay flycam. Bao bọc hồ là thảm cây xanh trải dài tận chân trời. Video: Emm Yee

Khung cảnh ảnh lồng ảnh của chàng trai 9x thích xê dịch và chụp ảnh - Phạm Quốc Cường - được nhiều người khen sáng tạo, độc đáo. Trên trang cá nhân, anh gợi ý mọi người các điểm check-in không nên bỏ lỡ tại hồ Thủy Tiên gồm: hành lang dẫn vào đầu rồng (như ảnh), leo lên tầng cao chui vào miệng rồng, hàng ghế bạc màu ở sân khấu nhạc nước và đường ống trượt nước. Quốc Cường nổi tiếng với tài khoản Instagram Cuongkhii, thường chia sẻ những góc ảnh đẹp và địa điểm du lịch, khám phá thiên nhiên, văn hóa... Ảnh: Cuongkhii.

Khung cảnh “ảnh lồng ảnh” của chàng trai 9x mê du lịch và chụp ảnh – Phạm Quốc Cường – được nhiều người khen sáng tạo, độc đáo. Trên trang cá nhân, anh gợi ý mọi người các điểm check-in không nên bỏ lỡ tại hồ Thủy Tiên gồm: hành lang dẫn vào đầu rồng (trong ảnh), leo lên tầng cao chui vào miệng rồng, hàng ghế bạc màu ở sân khấu nhạc nước và đường ống trượt nước. Quốc Cường nổi tiếng với tài khoản Instagram “Cuongkhii”, thường chia sẻ những góc ảnh đẹp và địa điểm du lịch, khám phá thiên nhiên, văn hóa… Ảnh: Cuongkhii.

Đôi tình nhân ghi lại khoảnh khắc tình yêu trước công trình rồng. Instagra: Traveling Or Nothing.

Đôi tình nhân ghi lại khoảnh khắc tình yêu trước công trình rồng. Instagra: Traveling Or Nothing.

Ảnh: Ayda June.

Nhiều du khách thích chụp ảnh từ trên miệng rồng, ngắm cảnh sắc thiên nhiên quanh công viên. Ảnh: Ayda June.

Nhiều du khách ghi lại cảnh quan ben hồ nước nổi tiếng ở Huế. Cuối cùng chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những nơi kỳ diệu nhất Việt Nam - công viên nước bỏ hoang Thủy Tiên. Nơi đây pha trộn giữa câu chuyện cổ tích và một bộ phim kinh dị, chính điều đó khiến nó trở nên đặc biệt hơn, tài khoản Soulfultravellers viết. Ảnh: Soulfultravellers.

Các nhóm bạn nước ngoài ghi lại cảnh quan bên hồ nước nổi tiếng ở Huế. “Cuối cùng chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những nơi kỳ diệu nhất Việt Nam – công viên nước bỏ hoang Thủy Tiên. Nơi đây pha trộn giữa câu chuyện cổ tích và một bộ phim kinh dị, chính điều đó khiến nó trở nên đặc biệt hơn”, tài khoản Soulfultravellers viết trên Instagram. Ảnh: Soulfultravellers.

Mắc võng bên những gốc cây nghỉ ngơi, ngắm kiến trúc hình rồng uốn lượn trên mặt hồ... là trải nghiệm thú vị của nhiều khách nước ngoài. Ảnh: Diogo Lopes.

Mắc võng bên những gốc cây nghỉ ngơi, ngắm kiến trúc hình rồng uốn lượn trên mặt hồ… là trải nghiệm thú vị của nhiều khách nước ngoài. Ảnh: Diogo Lopes.

Arijana Tkalčec - blogger du lịch Croatia - thích thú khi trải nghiệm cầu trượt nước. Trên trang cá nhân, cô cho biết sau khi xem tất cả bức ảnh và nghe những câu chuyện về công viên nước bỏ hoang ở Huế, cô tự nhủ nhất định phải ghé đây nếu đến Việt Nam... Đây là nơi đáng kinh ngạc và tôi buồn khi thấy nó bị bỏ rơi....  Arijana nói công viên có chút đáng sợ, đường dẫn đến các đường trượt hoàn toàn nằm trong bụi rậm, mọi thứ đều yên tĩnh và bao quanh là màu xanh. Nó thật đẹp nhưng kỳ lạ... Rất nhiều người dân địa phương tập thể dục quanh hồ vào buổi sáng, vì vậy đừng lo lắng, cô viết. Ảnh: Instagram Shipped Away. 

Arijana Tkalčec – blogger du lịch Croatia – thích thú khi trải nghiệm cầu trượt nước. Trên trang cá nhân, cô cho biết sau khi xem tất cả bức ảnh và nghe những câu chuyện về công viên nước bỏ hoang ở Huế, cô tự nhủ nhất định phải ghé đây nếu đến Việt Nam… “Đây là nơi đáng kinh ngạc và tôi buồn khi thấy nó bị bỏ rơi…”, Arijana nói công viên có chút đáng sợ, đường dẫn đến các đường trượt hoàn toàn nằm trong bụi rậm, mọi thứ đều yên tĩnh và bao quanh là màu xanh. “Nó thật đẹp nhưng kỳ lạ… Rất nhiều người dân địa phương tập thể dục quanh hồ vào buổi sáng, vì vậy đừng lo lắng”, cô viết. Ảnh: Instagram Shipped Away.

Ảnh: Adeline Brault.

Khung cảnh cầu trượt nước nhìn từ dưới lên. Những hình vẽ nham nhở trở thành điểm nhấn thú vị trong mắt du khách. Ảnh: Adeline Brault.

Toàn cảnh khu cầu trượt nước dưới ống kinh của tiiiibenvadrouille.

Toàn cảnh khu cầu trượt nước dưới ống kính của Thibault Boutin – chàng trai Pháp mê khám phá thiên nhiên. Ảnh: Tiiiibenvadrouille.

Ảnh: Edu0010.

Edu0010 – du khách từ châu Âu – ấn tượng với chiếc ôtô cũ đặt ở công viên. Theo anh, kiểu sơn và viết chữ mang màu sắc ma mị gợi nhiều liên tưởng. Ảnh: Edu0010.

Săn vé máy bay đi HUẾ giá chỉ từ 49k

Nguồn: vnexpress.net

Phố cổ mùa hoa vàng

Phố cổ mùa hoa vàng

QUẢNG NAM – Những cây muồng hoàng yến trổ hoa vàng rực, mang lại vẻ đẹp bừng sáng cho phố Hội, thu hút du khách đến chụp ảnh.

Du khách chụp ảnh tại góc đường Nguyễn Phúc Chu với phông nền cây muồng hoàng yến.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (sống và làm việc tại Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết Hội An có các tuyến đường trồng nhiều muồng hoàng yến là Nguyễn Phúc Chu, Huyền Trân Công Chúa và Hoàng Văn Thụ.

Cụ ông đạp xe trên đường rợp sắc hoa. Mùa hoa nở vàng rực vào thời điểm sau Covid-19, góp phần tô điểm vẻ đẹp phố Hội.

Một góc tuyến phố đi bộ Nguyễn Phúc Chu buôn bán nhộn nhịp trở lại, sau khi du lịch trong nước khởi sắc. Tuyến đường này nằm ở bờ nam sông Hoài, chạy dọc theo Công viên Vườn tượng An Hội và khu chợ đêm Nguyễn Hoàng.

Cây muồng hoàng yến còn gọi cây muồng hoàng hậu, bò cạp vàng hay osaka vàng, dễ trồng và phát triển cao 10 – 20 m.

Phố cổ mùa hoa vàng

Tháng 5 – 6 là mùa hoa nở, kết thành từng chùm, sai hoa và buông rủ dài 20 – 70 cm.

Chùm hoa muồng hoàng yến màu vàng óng trong nắng, làm sáng không gian, thu hút du khách và người đi đường.

Con chim nghỉ ngơi dưới bóng mát của chùm hoa muồng hoàng yến.

Nữ du khách tạo dáng bên nhánh hoa rủ xuống bên mảng tường vàng đặc trưng của phố cổ.

Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Đô thị cổ này cũng được tạp chí Travel and Leisure bình chọn đứng đầu 15 thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019.

Một đoạn đường Hoàng Văn Thụ rợp vàng muồng hoàng yến, khoe sắc thắm bên một cửa hàng thời trang được trang trí bởi các lồng đèn đỏ, vàng đặc trưng.

Cây muồng hoàng yến tại góc công viên Vườn tượng An Hội.

Loài hoa này có mặt bên bờ sông Hoài. Bắt đầu từ 1/6, Hội An hoạt động du lịch trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát tốt. Thành phố tổ chức lại các hoạt động bán vé tham quan, phố đêm, phố đi bộ và xe không động cơ; các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật hay trình diễn nghề.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Lên đến độ cao ổn định và mọi thứ đều bình thường, Jim Thurber với tay đặt chuông đồng hồ báo thức cứ 10 phút một lần.

Trên Quora, diễn đàn dành cho những người tò mò nhất thế giới, một câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm: “Phi công thường làm gì trong khoảng thời gian sau cất cánh và trước lúc hạ cánh?”. Câu hỏi đã được nhiều cơ trưởng hào hứng vào trả lời.

Jim Thurber, cựu phi công Hải quân Mỹ, cho biết: “Cách đây nhiều năm, trước khi gia nhập Hải quân năm 1980, tôi đã thực hiện nhiều chuyến bay chở hàng. Khi tôi ở độ cao trên 5.000 m, chỉ có một mình với máy bay và mọi thứ đều bình thường thì việc tiếp theo của tôi đơn giản chỉ là đọc một cuốn sách. Nếu buồn ngủ, tôi sẽ đặt đồng hồ báo thức cứ 10 phút mỗi lần. Người anh em họ của tôi cũng vậy, sẽ luôn mang theo một cuốn sách mỗi khi bay”.

Thurber cho biết thêm, sau những trải nghiệm ở hàng không của Hải quân Mỹ, anh phát hiện ra rằng mình không phù hợp với cuộc sống của một phi công. Do đó, anh giải nghệ và trở thành giáo viên để tận hưởng những điều thú vị khác của cuộc sống. Và Thurber đã được toại nguyện khi hàng ngày phải đối mặt với các học sinh lớp 7 – 8, đang ở độ tuổi “siêu quậy”.

Nhiều người nói rằng phi công là người có văn phòng làm việc đẹp nhất thế giới. Ảnh: 

Nhiều người nói rằng phi công là người có văn phòng làm việc đẹp nhất thế giới. Còn với nhiều phi công, điều họ thích được khen nhất khi nói về nghề nghiệp chính là: Hạ cánh đẹp lắm! Ảnh: Shutterstock.

Tuy nhiên, với một chuyến bay đường dài, theo CnTraveller, trong khi các hành khách ngủ say hoặc nằm thư giãn đắp mặt nạ, tai nghe, thì phi công lại có nhiều việc để làm.

Tony Daly, một cựu phi công khác, cho biết sẽ phải đảm bảo rằng máy bay đang đi đúng hướng và báo cáo vị trí của họ tại các điểm được chỉ định dọc theo lộ trình bay. Đây là thời gian các phi công ít bận rộn, một số người sẽ trò chuyện với nhau về chủ đề yêu thích của họ. Một trong những điều Daly đã làm là trò chuyện với cơ phó về tác dụng của mỗi công tắc và mỗi chiếc đèn trong buồng lái.

Dù đường bay thường được lên kế hoạch trước giờ khởi hành, các phi công tùy từng tình huống cụ thể vẫn có thể thay đổi hay định tuyến lại một chút nếu cảm thấy cần. Với Anderson, cơ trưởng sống tại London, thời tiết là vấn đề lớn đối với các phi công trong những chuyến bay đường dài. Một chiếc máy bay thường đi qua 3 hoặc 4 loại thời tiết khác nhau. Thời tiết ở từng đoạn đường cũng không giống nhau, chúng khác nhau về tính chất, cường độ và mức độ khó. Và do di chuyển với tốc độ nhanh, nên việc máy bay đang ở vùng có thời tiết đẹp sẽ lao vào một cơn giông lớn trong thời gian ngắn. Khi ấy, máy bay sẽ gặp hiện tượng gọi là nhiễu động không khí. Đó là lý do phi công thường cảnh báo hành khách thắt dây an toàn khi đi vào vùng nhiễu động.

Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các hãng bay phần lớn đều cài đặt các công nghệ thời tiết mới, giúp phi công nắm được nhiều thông tin hơn. Kết hợp với thông tin từ kiểm soát không lưu, phi công của các máy bay khác đi trước họ trên cùng một tuyến đường, các phi công có thể dự đoán được khu vực nhiễu loạn mình sắp đi vào.

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Phi công là một trong những nghề luôn nằm đầu danh sách mơ ước của nhiều người. Ảnh: l3 commercial aviation.

Ngoài việc lái máy bay, khi cửa máy bay đóng lại, cơ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về mọi vấn đề nhân sự có thể phát sinh. Quyền hạn của cơ trưởng được duy trì bởi nhiều thỏa thuận quốc tế, như công ước Tokyo 1963 và Montreal năm 1999. Họ sẽ là người có thẩm quyền chính trên một chuyến bay và sẽ quyết định việc máy bay quay đầu, chuyển hướng hay tiếp tục hành trình vì lý do an toàn bay hay có hành khách gây rối.

Các phi công đều làm việc như những chiến lược gia. Máy bay là những cỗ máy phức tạp, và các phi công phải đảm bảo rằng họ có đủ nhiên liệu để đến đích, dù có sự cố phát sinh. Trong trường hợp không đủ nhiên liệu, họ sẽ chuyển hướng đến một sân bay gần hơn để tiếp nhiên liệu trước khi cất cánh cho điểm đến cuối cùng. Và trong khi một phi công đang giám sát các hệ thống trên máy bay nhằm đảm bảo chuyến bay an toàn, thì phi công còn lại hoàn tất các thủ tục giấy tờ. Họ được cung cấp kế hoạch bay trước khi khởi hành, và một phi công sẽ chịu trách nhiệm ghi chú trên bản kế hoạch đó về bất kỳ thay đổi nào. Những ghi chú này chi tiết đến mức có thể dựa vào đó để phác thảo lại chính xác đường bay mà máy bay đã bay trên thực tế, theo Anderson.

Các phi công thường ăn sau khi hành khách được phục vụ. Họ có thể ăn trong buồng lái, nhưng sẽ không ăn cùng một lúc. Ít nhất trong buồng lái luôn có một người tập trung kiểm soát mọi thứ. Và khi mọi thứ đều bình thường, máy bay bay êm và trong cabin không có hành khách gây rối, các phi công thường sẽ được nghỉ ngơi. Các chuyến bay dài, từ 12 tiếng trở lên sẽ có từ 3 – 4 phi công. Điều này cho phép phi công có thời gian nghỉ ngơi trong khu vực dành riêng cho phi hành đoàn để ngủ hoặc đọc sách, báo thư giãn.

Với các chuyến bay quốc tế ngắn hơn, máy bay có thể chỉ có hai phi công. Theo Anderson, những chuyến bay đó thực sự khó khăn hơn vì các phi công gần như dành toàn bộ thời gian để ở trong buồng lái. Anderson cho biết, anh thường cười khi nghe mọi người nói rằng các phi công dành toàn bộ thời gian trên máy bay chỉ để tán gẫu, đọc báo. “Khi bạn được giao trách nhiệm lái một chiếc máy bay đi khắp thế giới, và bạn biết mọi thứ bất lợi có thể xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều thứ để quan tâm và lo lắng”, Anderson nói.

Nguồn: vnexpress.net

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

PAPUA NEW GUINEA – Chưa bao giờ Taino để sự nghèo khó, thiếu thốn trong cuộc sống làm chùn bước việc anh thực hiện mơ ước của mình.

Luke Mondi Taino là học viên khóa đào tạo phi công thương mại của học viện bay Royhle nằm ở thành phố Dumaguete, Philippines từ năm 2017. Khi tốt nghiệp, anh sẽ được Cục Hàng không Dân dụng Philippines cấp bằng. Niềm đam mê với bầu trời của Taino bắt đầu từ ngày còn thơ bé, khi anh nhìn thấy những chiếc trực thăng hạ cánh trên ngọn núi thuộc tỉnh Kerema, một vùng nông thôn của Papua New Guinea.

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

Lý do để Taino chọn trường bay Royhle, trong khi có nhiều trường dạy bay ở Philippines là vì mức giá học phí vừa phải nhưng lại được tận hưởng môi trường bay tuyệt vời. Ảnh: Royhle flight training academy.

Taino sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 7 người con ở ngôi làng nhỏ nằm ở phía bắc thị trấn Kerema, tỉnh Kerema. Bố mẹ của Taino mất sớm vì bệnh tật, nên sau khi học xong tiểu học, chàng trai trẻ buộc phải dừng việc học vì không có tiền. Với số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày, việc mua thức ăn với Taino rất khó khăn. Và để mua được đồ ăn, Taino phải đi chân trần xuống phía nam, băng qua rừng rậm và những dòng suối chảy xiết. Mỗi chuyến đi như thế, anh mất 3 ngày 3 đêm để đến được thị trấn gần nhất. Việc đi bộ về nhà thậm chí còn tồi tệ hơn, khi anh phải mang theo trên lưng lương thực nặng nề. Với Taino, cuộc sống có thể rất khó khăn nhưng anh luôn tự nhủ phải luôn mạnh mẽ.

Cái nghèo khiến giấc mơ phi công của Taino gác sang một bên. Và khao khát bay đó lại một lần nữa được khơi dậy trong anh, khi Taino gặp phi công kiêm nhà truyền giáo, Matthew Allen. Allen đến làng của anh bằng một chiếc Cessna 172 để xây dựng nhà thờ trong vùng. Chính Allen là người khuyến khích Taino theo đuổi giấc mơ bay lên bầu trời.

Tại tỉnh của Taino có một chương trình học bổng và khi biết được điều đó, anh đã mạnh dạn viết thư xin học bổng. Khi gửi thư đi, Taino không hy vọng nhiều. Nhưng với sự giúp đỡ của nghị sĩ Richard Mendani và hai trợ lý của ông, Issac Henry và  Julius Tinataea, cuối cùng Taino đã nhận được học bổng và thực hiện giấc mơ của mình.

Câu chuyện của Taino đã gợi cảm hứng cho rất nhiều người. Nó khuyến khích mọi người thực hiện mơ ước của mình và không nên bỏ cuộc vì những khó khăn giữa đường. Ảnh: Royhle flight training academy.

Câu chuyện của Taino đã gợi cảm hứng cho rất nhiều người. Nó khuyến khích mọi người thực hiện mơ ước của mình và không nên bỏ cuộc vì những khó khăn giữa đường. Ảnh: Royhle flight training academy.

Đầu năm 2017, Taino lần đầu tiên được đi máy bay. Đó là chuyến đi tới Philippines. Anh đến thành phố Dumaguete để nhập học tại trường đào tạo bay Royhle. Khi Taino đặt chân đến trường, anh được chào đón bởi những quản lý cấp cao của trường như cơ trưởng Madhu Puliyankalath, cán bộ kiểm soát chất lượng Catherine Cabalatugan với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Tại đây, anh được mọi người giới thiệu về thành phố thân thiện Dumaguete cũng như triển vọng về khóa học bay ở đây. Taino đã cảm thấy vô cùng vui và may mắn khi gặp được những người tốt như thế. Và anh cũng gặp rất nhiều những học viên khác ở học viện. Mọi người đều chào đón anh với thái độ cởi mở, chân tình khi Taino vào ở trong ký túc xá.

Taino trong trang phục học viên phi công. Thông thường, các hãng bay sẽ chia vạch trên cầu vai để phân biệt. Với những người đeo một hoặc hai vạch trên cầu vai, đó là học viên. Người có 3 vạch trên cầu vai là cơ phó và 4 vạch là cơ trưởng. 

Taino trong trang phục học viên phi công. Thông thường, các hãng bay sẽ chia vạch trên cầu vai để phân biệt. Với những người đeo một hoặc hai vạch trên cầu vai, đó là học viên. Người có 3 vạch trên cầu vai là cơ phó và 4 vạch là cơ trưởng. Ảnh: Royhle flight training academy.

Taino bắt đầu học từ ngày 28/2/2017. Các khóa học mang lại cho anh niềm vui, sự hứng khởi. Tháng 5 cùng năm, Taino bắt đầu khóa huấn luyện bay đầu tiên. Anh được cơ trưởng người Philippines Michael Regalado hướng dẫn. Đó là một trong những phi công dạn dày kinh nghiệm trong tổ bay. Hãy hình dung rằng, trước đó Taino thậm chí còn chưa bao giờ chạy xe đạp hay ô tô. “Phương tiện” di chuyển duy nhất của anh là đi bộ. Do đó, trải nghiệm được lái máy bay với Tain thực sự ấn tượng và khó quên hơn những người khác rất nhiều.

Tuy nhiên, anh cũng phải đối mặt với thử thách khó khăn như bao người khác. Taino phải mất một thời gian để nắm bắt bài học và hạ cánh đúng cách nhưng cuối cùng Taino cũng được bay. Đó là chuyến bay một mình đầu tiên của anh. Chàng học viên trẻ rất lo lắng, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh để hoàn thành tốt bài tập. Khi hạ cánh xuống đường băng, Taino cảm giác như mình là Tom Cruise trong bộ phim Maverick (Phi công siêu đẳng). “Điều đó thật tuyệt vời”, Taino nói.

Taino cho biết nhiều người đã nghi ngờ việc anh có thể trở thành phi công và anh muốn phá vỡ những định kiến đó để chứng minh rằng họ đã sai. “Nếu bạn quyết tâm, bạn luôn có cách”, anh nói. Taino tin vào bản thân mình, và cảm thấy may mắn vì đang trên đường đạt tới ước mơ. Anh đã trải qua thời gian khó khăn trong cuộc sống, nhưng điều đó không ngăn cản Taino thực hiện mơ ước. Và đó là lý do anh muốn chia sẻ câu chuyện của mình để tạo cảm hứng cho những người khác có thêm động lực đạt được điều mình mơ ước.

Nguồn: vnexpress.net