Là hãng hàng không đầu tiên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng lúc đưa vào khai thác 2 đội tàu bay hiện đại nhất hiện nay gồm A350-900 và B787-900, Vietnam Airlines (VNA) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của thị trường hàng không quốc tế cũng như các nhà sản xuất máy bay. Bởi sự thành bại của VNA cũng chính là sự thành bại của các nhà sản xuất đối với dòng máy bay thế hệ mới này. Một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành bại nói trên chính là năng lực của khối kỹ thuật.
Thời kỳ gian khó
Ông Nguyễn Trịnh Bình, Phó Trưởng Ban Kỹ thuật VNA, nhớ lại ngay sau ngày miền Nam giải phóng và thống nhất đất nước, ngành hàng không dân dụng chỉ có một Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam mà tiền thân thuộc quân đội. Trong đó, ngành kỹ thuật máy bay bao gồm các đơn vị là Cục Kỹ thuật vật tư và 2 Xí nghiệp Máy bay A75, A76. Ban đầu, công nghệ máy bay Việt Nam sử dụng là của Nga, đến đầu những năm 1990 được chuyển sang công nghệ phương Tây.
Năm 1995, tất cả máy bay VNA thuê đều phải thực hiện đăng ký tàu bay tại Seychelles – một hòn đảo nhỏ ở Nam Ấn Độ Dương, gần Nam Phi vì các chủ tàu bay chưa đủ niềm tin đối với năng lực của VNA. Sau này, các máy bay thuê đều được đăng ký tại Cục Hàng không Việt Nam và các tàu bay đăng ký ở Seychelles lần lượt được chuyển về đăng ký tại Việt Nam.
Hệ thống quản lý ngành hàng không liên tục được hoàn thiện, như Luật Hàng không dân dụng 1993, sửa đổi vào các năm 2006, 2014 cùng các quy chế quản lý chuyên ngành là cơ sở để thúc đẩy và hoàn thiện sự phát triển của ngành hàng không nói chung và ngành kỹ thuật máy bay nói riêng.
Đến làm chủ
Sự trưởng thành của khối kỹ thuật máy bay với năng lực công nghệ được đầu tư, chuyển giao và phát triển thể hiện ở chỗ từ phải thuê ướt những chiếc A320 đầu tiên, VNA đã chuyển sang thuê khô A320 và B767 vào đầu năm 1996. Đến nay, khối kỹ thuật của VNA đã hoàn toàn làm chủ trong quản lý và bảo dưỡng kỹ thuật máy bay, bảo đảm bay ngoại trường và bảo dưỡng nội trường.
Trước đây, năng lực quản lý đội máy bay ở quy mô 20 máy bay. Thì đến nay, hệ thống quản lý kỹ thuật và an toàn của VNA đã quản lý đội bay hơn 80 chiếc của hãng và còn hỗ trợ quản lý kỹ thuật cho các hãng hàng không Cambodia Angkor Air, Jetstar Pacific Airlines, Công ty bay Dịch vụ hàng không. Đến nay, Công ty Kỹ thuật máy bay đã trở thành một tổ chức bảo dưỡng có năng lực và quy mô lớn nhất Việt Nam, ngoài việc bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho VNA trên toàn mạng bay với hơn 40 điểm đến trong và ngoài nước, Công ty Kỹ thuật máy bay còn làm dịch vụ cho Jetstar Pacific Airlines, VietJet, Công ty bay Dịch vụ hàng không và hơn 20 hãng nước ngoài bay đến Việt Nam. Công ty Kỹ thuật máy bay cũng đảm đương các nội dung bảo dưỡng lớn, nhất là việc làm bảo dưỡng trước khi trả các máy bay thuê, bán, không còn phải thực hiện ở nước ngoài.
Năm 2015, VNA bắt đầu đưa vào khai thác hai loại máy bay hiện đại nhất – máy bay điện tử (E Aircraft) A350 và B787; đồng thời là hãng hàng không đầu tiên tại châu Á và là hãng thứ hai trên thế giới đưa vào khai thác máy bay A350. Do đó, công tác quản lý và điều hành bảo dưỡng, bảo dưỡng kỹ thuật cũng thay đổi về chất để giải quyết những bài toán lớn. Đó là quản lý các rủi ro về sự thay đổi công nghệ; thực hiện cam kết chất lượng dịch vụ 4 sao và hiệu quả kinh tế.
(Nguồn: thitruong.nld.com.vn)
Có thể bạn quan tâm:
>Tiền tỉ “nâng cấp” phi công lái siêu máy bay A350 và B787
Công khai chỗ trống trên máy bay để chặn “chặt chém”
Trải nghiệm đẳng cấp 4 sao cùng Vietnam Airlines
atadi.vn là website SĂN VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ của các hãng bay trong nước & Đông Nam Á, giúp người dùng dễ dàng săn vé máy bay rẻ & nhanh nhất. SĂN VÉ RẺ ngay!