Sân bay Tân Sơn Nhất: Những sự cố không thể lãng quên

Chỉ tính trong gần 3 năm qua, hàng loạt sự cố đã xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất khiến hàng trăm chuyến bay bị ảnh hưởng.

Ngày 13/7, Cục Hàng không Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch đóng cửa đường cất hạ cánh 25R/07L tại Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất để khắc phục hư hại tại hai điểm (diện tích khoảng 10 m2) trên mặt đường cất hạ cánh do bị sét đánh.

Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bắt đầu đóng cửa đường cất hạ cánh 25R/07L để phục vụ công tác sửa chữa từ 00h01’ ngày 16/7 đến 23h59’ ngày 19/7.

Nói đến sân bay Tân Sơn Nhất trong vài năm qua, nhiều người không khỏi giật mình vì tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của những sự cố đã từng xảy ra tại sân bay này. Chỉ cần nhìn lại trong vòng 3 năm qua đã có hàng loạt sự cố liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc khai thác và điều hành bay.

Còn nhớ vào khoảng 11h ngày 29/10/2014, chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu HVN 1367 từ Tân Sơn Nhất đi Phú Bài (Huế). Khi kiểm soát viên không lưu cấp lệnh cho chuyến HVN 1376 cất cánh thì 9 giây sau đó, chỉ huy ban quân sự cũng cho phép máy bay trực thăng Mi 172/423 xuất phát.

Vừa rời mặt đất thì tổ lái HVN 1376 thấy một chiếc trực thăng cắt ngang phía trước. Theo nhận định ban đầu, thời điểm đó hai máy bay cách nhau khoảng 60 m. Tình huống phát sinh đã khiến tổ lái của Vietnam Airlines phải giảm tốc độ và góc bay ở độ cao 152 m.

blog.atadi.vn
Sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát tiếp cận đường dài Hồ Chí Minh (ACC/HCM) trong 1h35′ ngày 20/11/2014. (Ảnh: KT)
Trước đó vào tháng 7/2014, một máy bay của Vietnam Airlines từ TP HCM chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng cũng suýt va chạm với máy bay của Jetstar Pacific chuẩn bị cất cánh đi TP HCM. Nguyên nhân là kiểm soát viên không lưu không quan sát nên cấp lệnh cho máy bay Jetstar cất cánh trong khi máy bay khác của Vietnam Airlines chưa thoát khỏi đường băng.

Sự cố nghiêm trọng xảy ra cũng tại sân bay Tân Sơn Nhất là vụ mất điện tại Trung tâm Kiểm soát tiếp cận đường dài Hồ Chí Minh (ACC/HCM) diễn ra trong 1h35′ phút trưa ngày 20/11/2014. Trong thời gian xảy ra sự cố, có trên 50 chuyến bay đang hoạt động trong vùng bay TP HCM. Sự cố này ảnh hưởng trực tiếp đến 3 chuyến bay quốc tế quá cảnh, 7 chuyến bay đi sân bay dự bị, một số chuyến bay phải bay chờ và chậm khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất dẫn đến một số chuyến bay bị chậm dây chuyền.

Điều đáng nói đây không phải là lần đầu tiên sân bay Tân Sơn Nhất bị mất điện, không sử dụng được hệ thống điện dự phòng ngay lập tức. Cách đó hơn 1 năm, vào lúc 13 giờ ngày 16/6/2013, sân bay Tân Sơn Nhất cũng đột ngột bị mất điện. Gần 1 tiếng đồng hồ sau điện mới được cung cấp lại cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngày 25/3/2015, khi chiếc Airbus 320 của Vietjet Air chở theo 173 hành khách cất cánh từ Đà Nẵng đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất – TP HCM, do hệ thống phanh bị kẹt nên máy bay phải nằm lại trên đường băng chờ cứu hộ. Trong thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ, sân bay Tân Sơn Nhất buộc phải đóng cửa đường băng để xử lý sự cố.

Gần đây nhất, trong thời gian từ 7h47’ – 8h05’ sáng 16/6, đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành trên tất cả các kênh do bị một nguồn sóng lạ đè. Sự cố này đã khiến việc điều hành bay của đài kiểm soát không lưu bị gián đoạn.

Lãnh đạo Tổng công ty quản lý bay cho hay, trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có 6 máy bay đường dài đang đến và 3 chuyến chuẩn bị hạ cánh. Đài kiểm soát không lưu đã  yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.

Sự cố khiến chuyến bay BL591 của hãng Jetstar Pacific từ Đà Nẵng đi TP HCM dự kiến hạ cánh lúc 8h30 tại sân bay Tân Sơn Nhất song phải bay chuyển hướng xuống sân bay Buôn Ma Thuột. Sau đó máy bay đã cất cánh trở lại lúc 9h10’ và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 10h5’. Sự việc này cũng ảnh hưởng chậm chuyến dây chuyền với hãng Jetstar trong ngày.

Theo đại diện Jetstar, khi có sự cố không lưu, các máy bay ở sân bay phải tạm ngừng cất cánh, những máy bay chuẩn bị hạ cánh phải bay vòng chờ hoặc hạ cánh xuống sân bay dự phòng khác tùy thuộc lượng nhiên liệu và quyết định của phi công.

(Nguồn: vov)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Vietnam Airlines biểu diễn chiếc Boeing mới trên không phận thủ đô Hoa Kỳ

Giải mã sức mạnh của máy bay hiện đại nhất thế giới của Vietnam Airlines

Sẵn sàng làm chủ công nghệ tàu bay mới

 atadi.vn  là website SĂN VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ ca các hãng bay trong nước & Đông Nam Á, giúp người dùng d dàng săn vé máy bay rẻ & nhanh nhất. SĂN VÉ RẺ ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *