Vietjet tung 2 triệu vé 0 đồng cho tất cả các đường bay

Để không bỏ lỡ cơ hội chộp vé 0 đồng cực kỳ hấp dẫn của Vietjet, hãy cùng atadi.vn săn ngay nào!

1. Thời gian khuyến mãi: 01/3 – 08/3/2016 (12h-14h mỗi ngày)

2. Giá vé khuyến mãi: Giá chỉ từ 0đ/vé (chưa bao gồm thuế, phí và các lệ phí khác)

3. Số lượng mở bán tối đa:
2,000,000 vé

4. Hành trình bay:
Tất cả các đường bay Vietjet đang khai thác
– Tp.HCM – Bangkok/ Singapore/ Đài Bắc/ Seoul/ Yangon (Myanmar)
– Hà Nội – Bangkok/ Seoul
– Tất cả đường bay nội địa

5. Thời gian bay:
15/03/2016 – 31/12/2016 (trừ ngày lễ tết theo quy định)

6. Điều kiện vé:
– Đổi tên: không áp dụng
– Hoàn vé: không áp dụng
– Đổi ngày bay, hành trình: được phép, đóng lệ phí và chênh lệch giá vé theo điều kiện vé Promo

Lưu ý: Chương trình có thể chấm dứt sớm hơn khi số lượng vé được bán hết.

CÁCH SĂN VÉ KHUYẾN MÃI:

SỬ DỤNG TÍNH NĂNG SĂN VÉ RẺ TRÊN ATADI.VN (ÁP DỤNG CHO VÉ DƯỚI 600.000Đ)

Xem hướng dẫn cách săn vé rẻ trên atadi.vn .

NHẤN VÀO ĐẶT VÉ TRÊN ATADI.VN (ÁP DỤNG CHO VÉ TRÊN 600.000Đ)

Xem hướng dẫn cách đặt vé trên atadi.vn .

NGOÀI RA, ATADI CÓ THỂ HỖ TRỢ THÀNH VIÊN SĂN VÉ, GIÚP BẠN TIẾT KIỆM THỜI GIAN VÀ ĐƠN GIẢN HƠN TRONG VIỆC ĐẶT VÉ.

Xem thêm 5 bước vàng Săn vé giá rẻ cùng atadi.vn

Nếu cần hỗ trợ trong quá trình săn vé, bạn có thể kết nối với atadi.vn tại các kênh liên hệ sau:

– Inbox trực tiếp tại fanpage atadi.vn.
– Email cho bộ phận chăm sóc khách hàng hotro@atadi.vn.
– Gọi trực tiếp tới số hotline 1900 63 64 84 (cước phí 1000đ/ 1phút), hoạt động từ 8:00 – 18:00 từ thứ 2 đến thứ 6, từ 8:00 – 17:00 Thứ 7 & Chủ Nhật.

Chúc các bạn săn vé thành công!

atadi.vn  là website SĂN VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ của các hãng bay trong nước & Đông Nam Á, giúp người dùng dễ dàng săn vé máy bay rẻ & nhanh nhất. SĂN VÉ RẺ ngay!

 

Sập bẫy vé máy bay giả vì cả tin, ham rẻ

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, không ít khách đi máy bay đã phải “than trời” vì mua nhầm vé giả.

9

Các hãng hàng không khuyến cáo khách hàng mua vé qua mạng nên tự đặt vé cho mình và không nên tham vé quá rẻ – Ảnh: Ngô Vinh

Ngoài nguyên nhân những kẻ chủ mưu lừa đảo quá tinh vi, cũng do một số người quá cả tin, tham vé rẻ nên dễ dàng lọt bẫy.

Mua nhầm vé giả

Hàng chục công nhân đã không thể về quê đón Tết chỉ vì mua nhầm vé máy bay giả. Chị Đặng Thị Đông (SN 1988) – một nạn nhân bị lừa đảo vé máy bay than thở, qua giới thiệu, chị đã liên hệ với người tên Hoàng Quốc Việt (SN 1989, quê huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; tạm trú quận 12) để mua 5 vé máy bay với giá hơn 23 triệu đồng. Việt đã đưa cho chị một giấy CMND có công chứng và giao phiếu đặt chỗ với lời hẹn “trước giờ bay 2 ngày sẽ nhắn thêm một mã code mới, đó là vé chính xác”.

“Đến gần ngày về, tôi nhờ em gái lên trang chủ của hãng máy bay để kiểm tra mới tá hỏa vì phát hiện không tồn tại chuyến bay hoặc mã số là tên của người khác”, chị Đông nói.

Trước đó không lâu, hàng trăm du học sinh tại Úc cũng rúng động sau khi phát hiện vụ lừa đảo vé máy bay về nước dịp Tết Bính Thân. Cụ thể, nhiều du học sinh tại Sydney và Melbourne sau khi chuyển tiền mua vé từ một người có tài khoản Facebook là Vi Tran đã tá hỏa vì những tấm vé đó không có giá trị và người bán có tài khoản Facebook mang tên Vi Tran cũng mất tích.Chị Đông không phải là người duy nhất bị Việt lừa. Khá nhiều công nhân khác đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để “mua sự uất ức về mình”. Một nạn nhân khác của Việt là chị Nguyễn Thị Hồng quê Thanh Hóa cho biết, cũng đã hơi nghi ngờ vì “các đại lý khác có giá gấp đôi nhưng đều báo hết vé, riêng Việt giá vừa rẻ mà muốn mua ngày nào, đi giờ nào cũng có”.

Một nạn nhân chia sẻ: “Do được một số người bạn giới thiệu Facebook Vi Tran bán vé rẻ và cũng rất uy tín nên đã nhắn tin hỏi giá. Khi được thông tin là Hãng hàng không Vietnam Airlines đang sale (giảm giá) còn 1.000 USD vé khứ hồi, tôi gấp rút chuyển khoản mua luôn. Sau đó 2 ngày, Vi Tran gửi vé cho tôi, do ít đi máy bay nên tôi cũng không nghĩ đến việc check mã code, từ lúc nhận được vé tôi không liên lạc với cô ấy nữa. Cho đến khi biết thông tin Facebook Vi Tran lừa đảo, tôi mới gọi để kiểm tra vé và chỉ khi đó mới biết mình đã bị lừa, vé có tên nhưng chưa được xuất”.

Đại diện Vietnam Airlines sau đó đã khẳng định, Vi Tran không phải là đại lý chính thức có hợp đồng thương mại với hãng này. Phía cảnh sát Úc cũng cho rằng, việc mua bán giữa khách hàng với Vi Tran là các giao dịch dân sự giữa các cá nhân, không liên quan đến Vietnam Airlines. Cảnh sát khuyến cáo các nạn nhân đưa vụ việc ra cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Fair Trading) để đòi lại quyền lợi.

Tránh mua vé máy bay giả, cách nào?

Trao đổi với Báo Giao thông về tình trạng một số hành khách bị lừa mua vé máy bay giả xuất hiện thời gian qua, Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết, ông có nghe thông tin về việc vé máy bay giá rẻ, tuy nhiên chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các hành khách.

Về cách thức lừa đảo để bán vé máy bay giả, ông Thanh cho rằng, những kẻ xấu có thể lợi dụng các chính sách bán vé của từng hãng khác nhau để lừa đảo. Cụ thể, lợi dụng chính sách hoàn vé của Vietnam Airlines (khách hàng không đi có thể hoàn vé với chi phí 600.000 đồng), kẻ xấu đã rao bán vé máy bay với giá rẻ (rẻ hơn giá mà hãng đưa ra) để đánh vào tâm lý của khách hàng là mua được vé giá hời. Thực tế, đối tượng lừa đảo vẫn đặt vé cho khách hàng theo đúng hành trình mà khách hàng đưa ra và thanh toán như bình thường. Khi khách hàng nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Nhưng sau đó ít ngày, chúng sẽ gửi yêu cầu tới Vietnam Airlines để xin hoàn vé. Việc hoàn vé sẽ được chấp thuận ngay nếu như người yêu cầu hoàn vé chính là người đặt vé. Khách hàng không nhận được thông tin nào là vé máy bay của mình đã được hoàn vé. Chỉ đến khi đến sân bay làm thủ tục check-in mới biết được vé máy bay không còn hiệu lực.

Với các hãng hàng không Vietjet Air và Jetstar Pacific, các đối tượng lừa có thể lợi dụng chính sách đổi tên. Trong trường hợp này, vé vẫn là vé thật. Tuy nhiên, sau khi bán cho khách, đối tượng lừa đảo tiếp tục rao bán. Khi có khách mua, chúng sẽ gửi yêu cầu lên hãng tiến hành đổi tên. Cứ thế, với 1 chiếc vé, đối tượng có thể bán cho cả chục người. Được biết, mức phí mỗi lần đổi tên là 275.000 đồng cho chặng bay nội địa, điều kiện là thực hiện trước 3 giờ so với giờ khởi hành.

Để phòng tránh mua vé máy bay giả, đại diện các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar khi trao đổi với Báo Giao thông đều thống nhất quan điểm khách hàng nên mua vé của các đại lý chính thức, có danh sách trên website của mỗi hãng. Nếu mua vé ở các điểm bán không phải đại lý chính thức, nên xem thông tin kỹ trên vé như kiểm tra code vé bằng cách gọi trực tiếp lên hãng hàng không. Cùng đó, khách hàng cần lấy phiếu thu, hóa đơn khi mua vé. Phiếu thu này được xem như một chứng từ, nên nếu xảy ra trục trặc, khách hàng có thể dùng giấy tờ này để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Đặc biệt, khách hàng cần cảnh giác với các lời chào mời mua vé lẻ trên mạng; Tự đặt vé cho chính mình và không nên tham vé máy bay quá rẻ. Nếu bạn nhận được những lời chào hàng về vé máy bay quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé và kiểm tra lại vì có thể đó là một trò lừa đảo.

Cũng liên quan đến vấn đề vé giả, đại diện Vietnam Airlines khẳng định, chưa hề nhận được phản hồi hay khiếu nại trực tiếp nào từ phía khách hàng về việc mua phải vé giả. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua Vietnam Airlines đã tích cực phối hợp với cơ quan Công an để điều tra một số trường hợp các đại lý không thuộc hệ thống đại lý chính thức của Vietnam Airlines có hành vi bán vé giả.

Theo: Thanh Bình, baogiaothong.vn

Trang phục của nữ tiếp viên hàng không thay đổi như thế nào?

Hình ảnh của các nữ tiếp viên hàng không ngày nay không còn gắn liền với sự chính chuyên một lối mà đã được cá tính hóa theo cách riêng của từng hãng.

Tiếp viên hàng không không chỉ được xem là bộ mặt của ngành hàng không mà còn là đại diện cho hình ảnh của một quốc gia. Song song với ngoại hình xinh đẹp, trang phục của họ đóng một vai trò rất quan trọng, đó là góp phần thể hiện đẳng cấp và sự tinh tế của từng hãng.

Chuẩn mực về cái đẹp cũng như thị hiếu về thời trang đã thay đổi theo thời gian. Ngành thời trang hàng không cũng vì thế mà không để mình phải tuột hậu với thời đại. Hãy cùng điểm lại những xu hướng thời trang hàng không thay đổi như thế nào qua từng thời kì.

Những năm 1940

Vào thập niên 40, các tiếp viên hàng không thường xuất hiện với hình duyên dáng và chải chuốt. Họ diện những chiếc đầm dài quá gối và thường đội mũ. Phong cách thời kì này thường hướng đến sự chuẩn mực chung.


Những chiếc váy dài quá gối là khời điểm trang phục của các nữ tiếp viên. (Ảnh: Internet)


Cái đẹp của giai đoạn này còn chịu nhiều sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống.(Ảnh: Internet)

Những năm 1950

Vào những năm 50, phong cách hoài cổ lên ngôi, vào thời kì này người ta hướng mình tới những nét đẹp sang trọng và bí ẩn.


Phong cách vintage của những năm 1950. (Ảnh: Internet)


Các nữ tiếp viên thời kì này toát lên vẻ thông minh và chuyên nghiệp. Họ thường gắn liền với kiểu tóc xoăn đặc trưng.(Ảnh: Internet)

Những năm 1960

Đây là thời kì của những gam màu sắc đậm lên ngôi. Ở thời điểm này, vẻ đẹp mềm mại không được ưa thích. Thay vào đó người ta hướng đến cái đẹp mạnh mẽ nên trang phục thời kì này thường có form thô.


Những bộ trang phục hiện đại toát lên nét đẹp mạnh mẽ của các nữ tiếp viên (Ảnh: Internnet)


Phong cách của các nữ tiếp viên những năm 1960. (Ảnh: Internet)


Hình ảnh của các tiếp viên với sự đồng điệu về màu sắc từ quần áo, giày dép, túi xách, mũ cho đến găng tay vào năm 1963. (Ảnh: Internet)

Những năm 1970

Giai đoạn những năm 70 là thời kì lên ngôi của những chiếc đầm thắt éo và những kiểu áo bóp ben.


Giai đoạn này cũng là thời kì khai sinh của những chiếc quần ống loa và những chiếc áo thắt eo. (Ảnh: Internet)

Người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc nhấn eo trên áo để tô điểm cho đường cong cơ thể. (Ảnh: Internet)

Những năm 1980

Nhiều hãng hàng không vào thời kì này bắt đầu sử dụng gile vào thiết kế của họ. Xu hướng này nhanh chống dẫn đầu bởi sự thanh lịch của nó.


Gile là sự lựa chọn hàng đầu lúc bấy giờ. (Ảnh: Internet)

Những năm 90

Vào những năm 90, trang phục của các tiếp viên được thêm thắt nhiều chi tiết và màu sắc hơn.


Ảnh được chụp vào năm 1996, phi đoàn Britannia Airways.(Ảnh: Internet)

Những năm đầu thế kỷ 21

Đây là thời kì mà cái đẹp cá tính bắt đầu được đề cao. Những nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không thời kỳ này đã thoát khỏi hình ảnh nữ tính, duyên dáng. Các hãng hàng không thời kỳ thường sử dụng vest và blazer vào việc thiết kế đồng phục.


Đồng phục hướng đến vẻ đẹp năng động bằng vest và blazer.(Ảnh: Internet)

Thời điểm hiện tại

Quyến rũ nhưng vẫn không kém phần cá tính là điều mà các nhà thiết kế trang phục của các hãng hàng không ngày nay hướng đến.


Trang phục của tiếp viên góp phần thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp của từng hãng. (Ảnh: Internet)


Các nữ tiếp viên rạng rỡ với sắc đỏ hiện đại.(Ảnh: Internet)

Tuy có nhiều sự thay đổi theo thời gian, nhưng nhìn chung cái chuẩn mà các nhà thiết kế trang phục cho ngành hàng không hướng đến vẫn là vẻ đẹp thanh lịch và sang trọng.

Nguồn: yan.vn

Tất cả các hãng hàng không đã giảm giá vé

Vietnam Airlines giảm giá từ 9-80% giá trần quy định, VietJet Air và Jetstar Pacific Airlines giảm từ 9-100% giá trần quy định (vì có những đợt khuyến mại, giảm giá vé ở mức 0 đồng).

Vietnam Airlines sẽ mở bán nhiều vé có mức giá rẻ và đưa thêm nhiều chương trình khuyến mại. Ảnh:TTXVN

Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đến thời điểm này tất cả các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện giảm giá vé theo giá nhiên liệu.

Cụ thể, Vietnam Airlines giảm giá từ 9-80% giá trần quy định, VietJet Air và Jetstar Pacific Airlines giảm từ 9-100% giá trần quy định (vì có những đợt khuyến mại, giảm giá vé ở mức 0 đồng).

Ông Trần Bảo Ngọc cũng cho biết, qua quản lý giá cước của các hãng hàng không, năm 2015, cơ cấu giá vé khuyến mại từ 0 đồng của VietJet Air tăng 3,87 lần, giá vé trung bình giảm 8% so với năm 2014. Trong năm 2016, các hãng hàng không đều cam kết tiếp tục xây dựng và mở bán nhiều vé có mức giá rẻ và đưa thêm nhiều chương trình khuyến mại.

Về cách thức quản lý giá vé của các hãng hàng không, ông Trần Bảo Ngọc cho rằng, theo đặc thù bán vé của ngành hàng không là không bao giờ bán một mức vé mà bán vé ở nhiều dải giá khác nhau.

Chẳng hạn như trên cùng một máy bay đã được các hãng chia ra từng dải giá khác nhau dựa trên quan hệ cung cầu, giá vé phụ thuộc vào vị trí ngồi, thời điểm hành khách mua vé (mua vé càng sớm thì giá vé càng rẻ. Ngược lại, hành khách mua càng sát giờ bay thì giá vé càng đắt)…

Ông Trần Bảo Ngọc khẳng định, nhiều người nhầm tưởng là chương trình khuyến mại của các hãng hàng không thực hiện đồng nghĩa như việc giảm giá vé là không đúng.

Ngành hàng không khác với ngành đường bộ ở chỗ là giá bán không được cao hơn mức giá trần do Nhà nước quy định và trong năm 2015, Nhà nước đã điều chỉnh mức trần ấy phù hợp với giá nhiên liệu giảm sâu. Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc giảm mức giá trần.

“Hiện nay, tất cả các hãng hàng không ngoài việc bán giá vé rẻ, giá vé ưu đãi theo các chương trình khuyến mại và bán nhiều vé hơn ở các dải vé thấp, các hãng hàng không trong nước được ghi nhận đã bán vé thấp hơn mức giá trần do Nhà nước quy định. Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, hành khách hoàn toàn yên tâm về công tác quản lý giá vé của các hàng không phù hợp với giá nhiên liệu” – ông Trần Bảo Ngọc cho hay.

Về căn cứ xây dựng mức giá trần cho các hãng hàng không, người đứng đầu Vụ Vận tải cho biết, mức giá trần sẽ được xây dựng tăng hay giảm phụ thuộc vào giá nhiên liệu. Cụ thể khi có biến động tăng giảm giá nhiên liệu, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Bộ Tài chính tính toán để quy định giá trần cho các hãng hàng không.

Nguồn: bnews.vn

[Infographic] Mua vé máy bay rẻ hơn mua trên hãng

[Infographic] Mua vé máy bay rẻ hơn mua trên hãng

Vé 0 đồng là vé có giá NET (giá hãng công bố) bằng 0 đồng, nhưng bạn vẫn phải trả thêm các khoản khác như phí hệ thống & VAT, phí an ninh & sân bay, phí tiện ích thanh toán.

Như vậy, vé 0 đồng chênh lệch không nhiều so với những vé 90k, 99k, 199k,… trong khi những vé này lại có thể giữ chỗ và thanh toán cực kỳ dễ dàng, không phải cực nhọc ngồi canh từng phút như vé 0 đồng. Hiện đang có rất nhiều vé 90k, 99k bạn có thể săn dễ dàng tại atadi.vn.

breakdown-ticket

Kinh nghiệm du lịch Phú Yên

Không đợi đến khi công chiếu bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thì Phú Yên mới được nhiều người biết đến. Thực sự thì vài năm trở lại đây Phú Yên là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ mê du lịch khám phá có thể gọi nôm na là phượt thủ.

Không phải ngẫu nhiên mà du lịch Phú Yên lại thu hút như vậy. Những thắng cảnh ở Phú Yên hầu hết đều chưa có sự can thiệp của con người nên vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.

Đến Phú Yên bạn có thể tha hồ vẫy vùng ở những bãi biển xanh ngắt, thưởng thức các loại hải sản với mức giá khá hợp lý. Trước đây cũng đã có khá nhiều bài viết chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Phú Yên tuy nhiên bản thân mình cảm nhận vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy mình quyết định làm topic này để chia sẻ cặn kẽ, kỹ càng những kinh nghiệm về du lịch Phú Yên để các bạn có thể khám phá đầy đủ các cảnh đẹp và thưởng thức được hết văn hóa ẩm thực Phú Yên.

1. Phương tiện đi lại

Máy bay: 1 hãng duy nhất Jetstar Pacific. Mỗi ngày 1 chuyến khởi hành 14h.

Tàu lửa: Đi: SE1 – SE3, khởi hành: 19h30, 22h – 5h18, 6h53. Về: SE2-SE4, khởi hành : 19h30, 20h14 – 4h40, 5h20.

Xe khách: Hiện tại xe khách về Phú Yên có khá nhiều hãng xe tuy nhiên hầu hết đều khởi hành lúc 18h. Ưu điểm của việc đi xe khách là các bạn có thể ngủ được trên xe (nếu không bị say xe) và có xe trung chuyển. Nếu đã có địa chỉ khách sạn rồi chỉ việc nói với tài xế xe trung chuyển cho bạn đến địa chỉ đó, tiết kiệm được 1 khoản tiền đi xe ôm hoặc taxi. Hai hãng xe lớn nhất ở Tuy Hòa:

– Xe Cúc Tư: 0982 524 227. Xe chạy ổn, có xe trung chuyển trong nội thành.

– Xe Thuận Thao: 08 35112957. Xe chạy hơi chậm, có xe trung chuyển trong nội thành.

2. Khách sạn

Khách sạn ở Phú Yên có giá khá rẻ, hầu hết các khách sạn đều rất mới, phòng ốc sạch sẽ đầy đủ tiện nghi. Các bạn có thể tìm các khách sạn trên mạng. Sau đó gọi điện thoại trực tiếp đến khách sạn và đặt phòng, mình khuyến khích các bạn gọi trực tiếp, không đặt qua các trang mạng đặt phòng trung gian. Giá phòng khi gọi trực tiếp sẽ rẻ hơn giá các trang web đó, nếu các bạn giỏi thương lượng có khi còn được mức giá bất ngờ.

Các bạn nên chọn các khách sạn ở đường Hùng Vương, Nguyễn Huệ, có thể đi bộ xuống biển và đi ăn uống thuận tiện. Các khách sạn đường Độc Lập, gần biển nhưng buổi tối khá buồn, mặt tiền đối diện biển sẽ tương đối gió.

– Khách sạn Thanh Long: 314A Hùng Vương – Tel: 057 3826 999. Phòng sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi. Giá dao động từ 150k. Mình khuyến khích các bạn ở đây vì giá phòng quá rẻ so với chất lượng phòng.

– Khách sạn Kaya – 4 sao: 238 Hùng Vương, P7 – Tel: 057 3 819 999. Khách sạn đẹp, Phòng đẹp, đầy đủ tiện nghi, có hồ bơi, Cà phê, Karaoke, spa. Giá dao động từ 600k đối với phòng superior bao gồm ăn sáng.

– Khách sạn Hùng Vương: 3 sao – 239-241 Hùng Vương – Tel: 057 6253545 – 6253546. Khách sạn đầy đủ tiện nghi, có hồ bơi, Cà phê, Karaoke, spa. Giá dao động từ 200k đối với phòng đơn không bao gồm ăn sáng.

3. Ẩm thực

Ẩm thực Phú Yên khá phong phú, giá cả thì miễn bàn. Không chỉ có các loai hải sản tươi ngon, giá rẻ mà thế giới ăn vặt ở phú yên cung đa dạng không kém

ĂN SÁNG

Bánh hỏi lòng heo: Đặc sản bánh hỏi lòng heo Phú Yên đã khá nổi tiếng với các bạn xa gần. Địa điểm thưởng thức món này ngon nhất là bánh hỏi Hòa Đa. Nằm trên tuyến quốc lộ 1A, cách thành phố khoảng 12km, qua Long Thủy nhìn bên tay trái thấy quán bánh hỏi duy nhất có nhiều xe hơi, xe du lịch đậu thì chính là nó. Một suất 50k/ người ăn bao no bao gồm 1 dĩa bánh hỏi, 1 dĩa lòng heo, 1 dĩa rau sống và 1 tô cháo lòng. Đặc biệt ở đây là bánh hỏi được chấm với nước mắm nhĩ nguyên chất dặm với ớt xanh địa phương. Ngoài ra nếu ngại đi xa các bạn có thể thử món bánh hỏi lòng heo ở các quán trong thành phố, tất nhiên không thể ngon bằng Hòa Đa.

– Bánh hỏi đường Hùng Vương: nằm ngay chân cầu Hùng Vương, cách ngã tư Trần Hưng Đạo – Hùng Vương khoảng 20m. Một phần bánh hỏi cũng bao gồm đầy đủ bánh hỏi, long heo, rau và cháo. 30k/phần. Theo đánh giá nước mắm không ngon như ở Hòa Đa. Quán khá đông khách vì rộng rãi và cách phục vụ tương đối giống bánh hỏi Hòa Đa.

– Ngoài ra các bạn có thể thử món bánh hỏi lòng heo ở các quán trên đường Trường Chinh, giá cả dễ chịu hơn 15-20k/phần. Bánh hỏi lòng heo ở đây được bỏ chung 1 dĩa, cháo cho vô chén chứ không phải tô. Một phần vừa ăn.

Cơm gà:

– Cơm gà Thiên Hương: Hơi giống cơm gà xối mỡ Sài Gòn tuy nhiên gà là gà ta nên thịt chắc, ngon hơn. Giá thì cực đắt 80-90k/phần.

– Cơm gà Tuyết Nhung – Lê Thánh Tôn: đồ ăn ngon, quán sạch sẽ. Giá từ 25k/phần.

– Cơm gà trường Hùng Vương: quán vỉa hè, đồ ăn ổn. Giá từ 15k-25k/phần.

Bánh căn Lương Tấn Thịnh, nằm giữa đoạn Trường Chinh và Hùng Vương. Bánh căn Tuy Hòa khá giống với bánh căn Đà Lạt. Nước chấm gồm mắm pha, hành lá và thịt bằm. Giá cực rẻ. 9k/phần 10 bánh, nước chấm ăn thoải mái.

Bánh canh hẹ: Là món mà các bạn đi đâu cũng dễ dàng bắt gặp ở Tuy Hòa. Tuy nhiên hầu hết đều bán buổi xế chiều và tối. Theo mình biết thì có quán bánh canh bên hông Công ty Dược Phú yên ở đường Nguyễn Huệ là bán buổi sáng. Bánh canh ở đây cũng khá ngon.

Ngoài ra còn có các loại, bánh bèo, bánh ướt cũng khá lạ miệng gồm mỡ hẹ, chà bông, bánh mì chiên giòn, giá trung bình 5-7k/dĩa dọc theo tuyến đường Trường Chinh, Nguyễn Du các đường hẻm đối diện trường đại học Xây dựng.

ĂN TRƯA

Ở Phú Yên hầu hết các hàng quán đều bán buổi sáng và xế chiều, nên buổi trưa không có nhiều sự lựa chọn. Có thể ăn tạm cầm hơi đợi đến xế chiều đi ăn vặt. Nếu thích các bạn có thể đi dọc bờ bè Bạch Đằng ăn hải sản, nhâm nhi vài ly bia. Hải sản ở bờ kè có giá cũng tương đối cao. Hải sản tươi sống, các loại hải sản được bán theo ký, đã bao gồm công chế biến. Các món lẩu, mì xào đại loại giống Sài Gònnhưng cách chế biến không ngon bằng.

ĂN XẾ

Buổi xế chiều ở Phú Yên có hàng chục lựa chọn cho các bạn thích ăn vặt.

Bánh cuốn nem nướng:

– Đường Trần Bình Trọng bên hông trường Nguyễn Văn Trỗi. Có 2 hàng sát nhau, theo đánh giá thì quán nào cũng ngon. Nước chấm lạ miệng, nem nóng hổi, chỗ ngồi dưới hàng cây, vô cùng mát mẻ. Giá 7k/cuốn. Ngoài ra còn có nem chua nướng, giá 5k/vắt.

– Góc Nguyễn Trãi – Lê Thánh Tôn: Cũng khá ngon, chỗ ngồi chật hơn. Giá 7k/cuốn.

Các loại ốc:

– Quán xuất sắc nhất với mình là quán trên vỉa hè đường Trần Quý Cáp đoạn từ Trần Hưng Đạo ra hướng bờ Kè Bạch Đằng. Ngày đầu đường là Công an phường 4. Theo đánh giá của mình thì ốc ở đây hội đủ 3 tiêu chí ngon bổ rẻ.

Hàu sữa 25k/dĩa 9-10 con. Sò long, sò ngọt nướng 10-15k/dĩa 10 con, thỉnh thoảng nếu hên các bạn sẽ được thưởng thức ốc hương như hình 15k/dĩa, ghẹ nhỏ 10-15k/con, ốc dừa …. Giá trung bình từ 10-25k/dĩa. Nước chấm ngon. Ngoài ra còn có chè đậu xanh đánh, cơm rượu 3k/chén, bánh flan, nước khoáng 5k/chai. Quán bán từ 13h đến khoảng 16h là hết sạch. Tranh thủ đi sớm để ăn được hết các món.

– Các quán ốc dọc đường Hùng Vương. Phần nhiều là ốc bươu và ốc đắng. Giá dao động từ 20k/ dĩa. Quán bán tới tối

 

Bánh xèo:

– Bánh xèo mực kế bên quán ốc trên đường Trần Quý Cáp ở trên có 1 quán bánh xèo mực cực ngon. Giòn rụm giá 5k/cái.

– Bánh xèo mực trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – đường Nguyễn Huệ, gần cổng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bánh xèo ngon, giòn, giá trung bình 5k/cái.

– Bánh xèo tôm thịt đường Lê Thánh Tôn, đoạn gần tới Lê Trung Kiên: bánh xèo giòn, ngon, giá từ 6k/cái.

– Bánh xèo Đại Nam (nổi tiếng xưa giờ): Hẻm đường Nguyễn Công Trứ. Lâu rồi mình chưa ăn lại nên không rõ giá bao nhiêu, chắc giá dao động 6-7k/cái.

Bắp mắm nêm: Bắp nướng ở Phú Yên đặc biệt ở chỗ người Phú Yên ăn bắp nướng với mắm nêm và mỡ hẹ, thơm nứt mũi, nếu không ăn được mắm nêm có thể ăn bắp với muối é, vị khá lạ. Dọc đường Hùng Vương, chỗ nào cũng ngon.

Bánh bèo nóng:  Tiệm bánh bèo nóng nổi tiếng và lâu năm nhất Tuy Hòa là cô Mai, chân Núi Nhạn, hình như giá là 15k/khay 10 chén. Nếu ngại đi xa các bạn có thể thử bánh bèo nóng góc đường Trần Hưng Đạo và Duy Tân, ăn cũng được, không xuất sắc.

Bánh canh:

– Bánh canh Bưu điện: góc bưu điện đường Trần Hưng Đạo đoạn gần chợ Tuy Hòa. Bánh canh chả cá, cá dăm và hẹ. Giá 15k/tô. Quán bán đến tận khuya, các bạn có thể note lại quán này để đi ăn khuya.

– Bánh canh bột lọc ngay trước tiệm đĩa Đức Tâm, gần phòng vé Cúc Tư góc đường Lê Lợi và Phan Đình Phùng. Quán duy nhất bán canh bột lọc vào buổi chiều. Bánh canh dai ngon, nước ngọt, banh canh hẹ chả cá chiên và hấp. Nên thử. Giá 15k/tô. Chỉ bán duy nhất bánh canh bột lọc, không có bột gạo hay gì khác. Quán bán nhanh hết từ 13h đến 17,18h là hết veo.

Bánh ướt nóng: Đường Duy Tân, đoạn từ Trần Hưng Đạo ra bờ kè Bạch Đằng. Quán duy nhất bán bánh ướt đúc tại chỗ, nóng hổi. Ở đây có món bánh ướt nóng được trải lên bánh đa, rắc chà bông, bánh mì chiên giòn, mỡ hẹ, chấm với mắm ruột là số 1. Nước chấm phong phú, đặc biệt có món mắm ruột cá (đặc trưng của vùng biển). Các bạn có thể ăn thử.

Xiên nướng dọc bờ biển đường Độc Lập, đoạn từ nguyễn Huệ ra tới gần resort Thuận Thảo. Ngoài ra các bạn có thể xuống bãi biển ăn các loại gỏi, uống rượu nếp. Tuy nhiên không được vệ sinh lắm. Các bạn bụng yếu cẩn thận.

ĂN TỐI

Bánh mì:  Buổi tối ở Tuy Hòa cũng chỉ những món ăn như trên. Tuy nhiên buổi tối khuya các bạn có thể ăn thử món bánh mì Tuy Hòa.

– Bánh mì chả ngã năm Phan Đình Phùng, Nguyễn Công Trứ. Bánh mì khá ngon. Giá 10k/ổ.

– Bánh mì Cô Bé, đường Nguyễn Huệ, đoạn gần biển. Bánh mì bỏ nhiều loại nhân, khá ngon và lạ miệng. Giá 10k/ổ.

Đặc sản mắt cá ngừ và cá ngừ sống chấm mù tạt: Dân địa phương hay gọi cá ngừ là cá bò gù.

– Quán nổi tiếng và lâu năm bán món này là quán Bà Tám ở đường Lê Duẩn, đoạn đối diện quảng trường 1-4. Các bạn nhớ để ý vì có 2 quán sát nhau. Để ý bảng hiệu và ghé đúng quán Bà Tám nhé. Quán kế bên đồ ăn rất tệ, không tươi ngon. Ở đây phục vụ các món về cá ngừ như đèn pha (mắt cá) 25k/mắt, chưng trong nồi đất nhỏ, ăn với cải cắt nhuyễn, cá ngừ sống chấm mù tạt 1 dĩa siêu nhiều, 2 người ăn no nê giá 80k. Ngoài ra quán còn có các món như cháo cá ngừ,…

– Ngoài ra còn có quán Sơn Cầu Gỗ – bờ kè Bạch Đằng, quán bán đa dạng các loại hải sản bao gồm cá ngừ chấm mù tạt và mắt cá ngừ. Chế biến khá ngon.

Ở Tuy Hòa buổi tối khá trầm, không có các hoạt động vui chơi giải trí sôi nổi, quán bar vũ trường cũng ít. Riêng quán karaoke thì cực nhiều. các bạn có thể ra bờ kè ăn hải sản, nhâm nhi vài ly và đi karaoke. Sau đó về khách sạn nghỉ ngơi. Các quán karaoke dọc đường Hùng Vương khá nhiều.

4. Địa điểm vui chơi

Mình sẽ set up cho các bạn các địa điểm thuận tiện trên cung đường từ Tuy Hòa về phía Bắc và Phía Nam để các bạn có thể trải nghiệm được hết các địa điểm và không bỏ sót điểm nào.

NÚI NHẠN

Núi Nhạn nằm trong lòng thành phố, từ trên núi các bạn có thể nhìn ngắm rõ dòng Sông Ba, cầu Hùng Vương, cầu 21 nhịp (cầu đường sắt dài nhất Việt Nam) và toàn cảnh thành phố Tuy Hòa. Đường lên núi tuy nhỏ nhưng được bê tông sạch sẽ, dễ đi. Ôto và xe máy đều có thể chạy thẳng lên được.

BÃI XÉP – HÒN YẾN – GÀNH ĐÁ DĨA – ĐẦM Ô LOAN – VỊNH XUÂN ĐÀI

Đầu tiên khi nhắc đến Phú Yên chắc hẳn sẽ phải nói đến Di sản cấp Quốc Gia – GÀNH ĐÁ DĨA.

Gành Đá Dĩa cách Tuy hòa khoảng 30km về phía Bắc. Tuy nhiên trước khi đến được Gành Đá Dĩa các bạn sẽ đi qua các địa danh cũng đẹp không kém. Từ Tuy Hòa men theo tuyến đường mới Lê Duẩn, các bạn sẽ đi qua Long Thủy. Biển Long Thủy khá lặng và tương đối đẹp. Từ Long Thủy nếu thích các bạn có thể bắt thuyền đi Hòn Chùa. Biển trong xanh khá là đẹp. địa điểm này hầu như ít người biết. Trên đảo không có dịch vụ gì nên các bạn muốn đi nhớ mang theo đồ ăn nước uống.

Nếu không khám phá Hòn Chùa các bạn có thể chạy tiếp khoảng 3km nữa, nhìn bên phải có 1 đoạn đường thẳng tắp, hai bên là rừng dương thì quẹo phải chạy vào thêm khoảng 1km nữa sẽ thấy cổng vô khu Resort Sao Việt (chỗ này được gọi là Bãi Xép). Vào cổng xe máy hình như không tính phí vì mình đi mấy lần rồi không bị thu phí. Xe hơi 50k/ xe. Trước khi quẹo trái chạy xuống bãi xép có 1 đoạn đường đi thẳng, dốc, nhìn có vẻ khó đi, các bạn đi xe máy cứ chạy thẳng lên. Đây chính là nơi xuất hiện trong trailer phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Từ đây bạn có thể nhìn bao quát cả bãi biển dài và Hòn Chùa ở phía xa xa. Cảnh đẹp vô cùng. Sau khi lên đồi chơi thì xuống lại Bãi xép tắm biển, ở đây có 1 quán nước của resort chỉ bán nước không có thức ăn gì nên các bạn nhớ đem theo đồ ăn nhé. Giá tắm nước ngọt là 25k/người.

Sau khi tắm táp sạch sẽ tiếp tục lên đường đi dọc Đầm Ô Loan – di sản cấp quốc gia. Nếu đã thấy đói các bạn có thể ghé An Hải ăn hải sản. An Hải khá nổi tiếng với người dân địa phương. Các dịp lễ tết người dân thành phố thường đổ về đây để ăn uống chơi bời, máy chém nơi nào cũng mài sẵn hehe. Ở đây có các quán ăn trên nhà bè nổi, bán tất cả các loại hải sản rất tươi ngon tuy nhiên giá tương đối cao so với dân phượt.

Hành trình tiếp theo trên đường ra Gành Đá Dĩa là nhà thờ Mằng Lăng. Cứ men theo tuyến đường chính đó và hỏi người dân đườngvào nhà thờ Mằng Lăng. Trong nhà thờ có lưu giữ cuốn kính thánh cổ nhấtViệt Nam, có thể tham quan và chụp hình.

Tiếp theo chạy thẳng ra Gành Đá Dĩa. Không tốn phí vào cổng. Bãi đá rất đẹp tuy nhiên khá nắng. dọc đường xuống có 1 quán nước có thể ngồi nghỉ chân tránh nắng. Sau khi chụp hình chán chê ở Gành Đá Dĩa nếu vẫn còn thời gian các bạn có thể chạy dọc tuyến đường quốc lộ tiếp tục khám phá Sông Cầu, Vịnh Xuân Đài.

BÃI TIÊN – MŨI ĐIỆN – HÒN NƯA – VỊNH VÂN PHONG

Dọc theo tuyến đường mới chạy qua cầu Hùng Vương, các bạn có thể tha hồ đắm chìm vào các bãi biển dài và đẹp của Phú Yên. Tuyến đường này có thể nói là nơi tập trung nhiều bãi biển đẹp nhất của tỉnh. Dọc đường có rất nhiều vị trí có thể dừng lại chụp ảnh. Tiếp tục chạy men theo tuyến đường các bạn sẽ thấy đường rẽ vào Bãi Môn và Mũi Điện. Nên đi sớm vì trời nắng nóng rất nhanh, leo lên Mũi Điện sẽ rất mệt. Thêm nữa nếu các bạn muốn khám phá Hòn Nưa thì nên xuất phát lúc 6h từ Tuy Hòa.

Điểm đến tiếp theo sẽ là Hòn Nưa. Các bạn nên gọi điện cho chủ thuyền trước thời gian mình dự kiến tới để chủ thuyền chuẩn bị. Số diện thoại chủ thuyền: 01652783757 giá 50k/người bao gồm áo phao và kính lặn. Nếu đi theo nhóm các bạn có thể deal giá tốt với chủ thuyền. Từ Mũi Điện các bạn chạy lên tuyến đường lớn ra Đèo Cả, vừa đi hết đèo Cả, thấy bảng ghi địa phận Khánh Hòa, thì dừng lại, gọi cho chủ thuyền. Hòn Nưa là đảo hoang, trên đảo chỉ có 1 nhà chòi chắc là người quen của chủ thuyền. Khuyến khích các bạn vào chợ Đại Lãnh mua hải sản mang theo lên đảo nướng vì trên đảo không có dịch vụ gì. Lò than chủ thuyền sẽ cho mượn, nhờ chủ thuyền mua than giúp.

Nếu đủ sức khỏe và có thời gian thì tiếp tục khám phá Vịnh Vân Phong. Từ Mũi Điện chạy tiếp khoảng 9-10km đến tấm bảng ghi Đèo Cổ Mã thì quẹo phải, chạy vô khoảng 18km nữa sẽ đến Vịnh Vân Phong, thuê nhà nghỉ nghỉ qua đêm, sáng mai thuê thuyền đi khám phá Vịnh, hoặc nếu có đủ sức khỏe có thể chinh phục Mũi Đôi, điểm cực đông thực sự của Việt Nam.

Hãy một lần đến thăm và trải nghiệm những cảnh đẹp Phú Yên nhưng đừng phá đi vẻ đẹp mộc mạc và hoang sơ ấy. “Không mang gì đi ngoài những kỉ niệm. Không để lại gì ngoài những dấu chân”.

Chúc các bạn vui vẻ!

Nguồn: Nguyễn Luân © vntravel.org

Vietnam Airlines khai thác 9.200 chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines đã tăng khoảng 1.000 chuyến trong dịp Tết cổ truyền Bính thân 2016, để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Vietnam Airlines đã vận hành hơn 9,200 chuyến bay trong dịp Tết nguyên đán Bính thân 2016. Ảnh: TTXVN

Theo thông tin từ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán từ ngày 26/01 đến 18/02/2016 (tức từ ngày 25 tháng Chạp đến 11 tháng Giêng Âm lịch), Vietnam Airlines đã khai thác được 9.200 chuyến bay.

So với thường lệ, Hãng đã tăng khoảng 1.000 chuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình. Ngày cao điểm nhất 14/02 (tức mùng 07 Tết), Hãng đã khai thác 482 chuyến.

Với lịch bay dày đặc và lượng khách đông gấp 2-3 lần so với ngày thường và phòng tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong dịp cao điểm, Vietnam Airlines đã chủ động đưa ra một số khuyến nghị đối với khách hàng lưu chuyển bằng đường hàng không.

Hãng cũng đã tăng cường triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo lịch bay, giờ bay và hỗ trợ khách hàng tối đa, tiến hành gửi tin nhắn về thông tin chuyến bay, hành lý và thời gian có mặt tại sân bay để thuận tiện cho công tác làm thủ tục của hành khách.

Nhờ đó, chỉ số đúng giờ các chuyến bay của Vietnam Airlines đợt cao điểm nhất trung bình đạt 89%, tăng 6 điểm so với năm 2015.

Kết quả vận chuyển hành khách khoảng 1,2 triệu khách. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào đường trục Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội/Tp. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng .

Ngoài ra, chỉ số máy bay sẵn sàng khai thác luôn ở mức cao khoảng 98%, tăng 4% so cùng kỳ; công tác an toàn an ninh được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nguồn: Diệu Linh/BNEWS/TTXVN

Hãng hàng không nào ‘vô địch’ chậm, hủy chuyến tháng đầu năm 2016?

Chỉ trong vòng tháng 1/2016, tổng số chuyến bay bị chậm, hủy của 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO đã lên tới 3.305 chuyến bay.

Theo thống kê cập nhật mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam vẫn còn khá lớn đặc biệt là tỷ lệ chậm chuyến trong tháng 1/2016.


Cụ thể, số liệu thống kê 4 hãng hàng không bao gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO, trong tháng 1/2016 đã có tổng cộng 3.151 chuyến bay bị chậm.


Con số này của Vietjet Air là 1.131 chuyến; Jetstar Pacific 489 chuyến và VASCO có 48 chuyến bay bị chậm.Trong đó, hãng Vietnam Airlines với 1.483 chuyến bay bị chậm, chiếm gần một nửa tổng số chuyến bay bị chậm trong tháng 1/2016.


Trong đó, Vietnam Airlines với 75 chuyến bay hủy, chiếm tới hơn 48% tổng số chuyến hủy.Về tỷ lệ hủy chuyến trong tháng 1/2016, thống kê về 4 hãng hàng không nói trên đã có tổng cộng 154 chuyến bay bị hủy.


Nguồn
: BizLIVE.vn

Săn vé máy bay giá rẻ cùng atadi

Năm năm trước, có lẽ ít ai nghĩ đến việc di chuyển bằng máy bay lại trở nên phổ biến như hiện nay. Sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không đã đem lại những mức vé khác nhau trên cùng một chuyến bay cho khách hàng tùy ý lựa chọn. Thậm chí trong nhiều chương trình khuyến mãi, giá vé máy bay còn rẻ hơn vé tàu hoặc ô tô trên cùng chặng.

Bắt kịp xu hướng đó, với sự hỗ trợ của công nghệ, việc mua vé máy bay trở nên thuận lợi hơn bằng sự ra đời của rất nhiều đại lý bán vé máy bay trực tuyến (OTA – Online Travel Agent) như atadi.vn; abay.vn; vemaybay.vn; vemaybay247.com …. Trong các OTA này, atadi.vn – một công ty khởi nghiệp công nghệ được sáng lập bởi anh Nguyễn Văn Phong, nguyên là Tiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa Điều khiển không lưu, cùng một số cộng sự từ cuối năm 2013 – nổi bật như một siêu thị vé máy bay giá rẻ, có khả năng cung cấp thông tin về giá vé và phí của các hãng hàng không từng ngày để khách hàng có thể chọn được vé phù hợp với khả năng tài chính và thời gian của mình trong thời gian ngắn.

Khác biệt từ định vị

Định vị như một siêu thị, atadi.vn tạo cho người dùng cảm giác thân thiện khi truy cập. Ngay khi vào giao diện chính, người dùng chỉ cần gõ thời gian, điểm đi và điểm đến là ngay lập tức có ngay đầy đủ những thông tin hữu ích về vé của ba hãng hàng không tương ứng là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific từng ngày trong một tháng liên tiếp.

Ví dụ, nếu bạn chọn chuyến đi ngày 18-1-2016, từ TPHCM về Quy Nhơn, atadi.vn sẽ cung cấp cho bạn bảng vé dạng cột, kéo dài từ ngày 12-1 đến ngày 12-2-2016, mỗi cột tương ứng với một ngày, thể hiện giá vé của ba hãng khác nhau trong ngày đó.

Tại sao atadi.vn có thể cung cấp thông tin về giá vé theo nhiều ngày như vậy?

Anh Phong cho biết, ngành hàng không có những đặc thù rất riêng, ví như cùng một chặng đường, nếu đặt vé càng sớm, giá sẽ càng rẻ; nếu thời gian ngắn hơn, trong một tuần chẳng hạn, giá vé ngày thứ sáu sẽ đắt hơn ngày thứ năm; thậm chí ngay trong cùng ngày, chuyến bay khuya hoặc sáng sớm có giá vé cũng rẻ hơn chuyến 9 giờ sáng. Với những người có thu nhập trung bình, sự chênh lệch giá vé từ 800.000 đến 1.000.000 đồng cũng khiến họ cân nhắc suy nghĩ lại về thời gian bay.

“Do vậy, atadi.vn muốn cung cấp cho khách hàng một bức tranh toàn cảnh để họ có thể chọn được chiếc vé có giá tốt nhất và phù hợp nhất về thời gian. Chúng tôi gọi nôm na những cái nhất này là giá rẻ tương đối trong định vị Siêu thị vé máy bay giá rẻ của mình,” anh Phong chia sẻ.

Hãy hình dung cảm giác khi bạn tìm được chiếc vé ưng ý, khi đó cảm xúc của bạn thế nào? Có lẽ bạn sẽ vô thức bật ra “a, ta đi thôi”. Đây chính là lý do tại sao anh Phong và đồng nghiệp chọn atadi.vn làm tên sản phẩm của mình.

Liều theo đến cùng

Nhắm đến khách hàng mục tiêu là những người cần tìm vé “giá rẻ tương đối” trong thời gian ngắn, do đó atadi.vn chọn bước đi đầu tiên là làm nền tảng so sánh giá giữa các hãng máy bay trong nước. Sau bốn tháng chuẩn bị, ngày 21-12-2013, atadi.vn cho ra mắt phiên bản so sánh giá đầu tiên. Từ việc cung cấp thông tin so sánh, atadi.vn tiến thêm bước nữa khi giúp người tiêu dùng đặt vé trực tiếp từ các hãng hàng không.

Hoạt động được một thời gian, khi hệ thống thanh toán dần hoàn thiện, từ ngày 21-11-2014, atadi.vn chính thức trở thành đại lý bán vé máy bay trực tuyến (OTA – Online Travel Agent) cho tất cả các hãng hàng không nội địa. Nhưng từ đó cho đến tháng 4-2015, atadi.vn chi nhiều hơn thu. Phần lớn các khoản chi đều dành cho việc xây dựng hệ thống và quảng cáo để kéo khách về với atadi.vn nhưng dường như mọi thứ đều bế tắc. Khoản tiền tiết kiệm của các thành viên sáng lập cũng sắp cạn.

“Vào thời điểm đó, chúng tôi có hai sự lựa chọn: một là đóng cửa, hai là… liều sát ván để theo đến cùng. Chúng tôi ngồi lại, và tất cả cùng tin rằng atadi.vn là một sản phẩm đủ tốt để đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng, thành công tất sẽ đến. Vậy là chúng tôi đồng lòng cùng xoay trở tìm tài chính từ tất cả các nguồn có thể để tiếp tục,” anh Phong nhớ lại.

Bước ngoặt công nghệ

Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific rất gay gắt, các hãng liên tục tung ra các chương trình khuyến mại khủng (ví dụ: 300.000 vé 9.000 đồng, 22.000 vé 22.000 đồng, …). Chi phí của những chương trình này cực lớn nên các hãng thường chỉ phân phối trên các trang web chính thức của mình để tối ưu hóa lợi nhuận cũng như độ nhận diện thương hiệu. Do sức hút của các chương trình này rất lớn nên vé có thể được mua hết chỉ trong 5 phút mở bán với các chặng ‘hot’. Vậy OTA làm thế nào để cung cấp vé mở bán tức thời tới khách hàng của mình? Theo anh Phong, “ai giải được bài toán này, người đó sẽ giành được lợi thế trong việc kéo khách hàng về với mình”.

Nhìn thấy cơ hội từ chính thách thức đó, anh Phong cùng Phạm Thanh Tùng – Giám đốc công nghệ – đồng sáng lập atadi.vn, tập trung toàn lực để tạo ra một bước ngoặt cho atadi.vn khi trang web này đưa thêm tính năng săn vé rẻ từ các chương trình khuyến mãi lớn cho người dùng.

Để giải bài toán này, anh Tùng chọn giải pháp xây dựng atadi.vn theo kiến trúc hệ thống phân tán sử dụng nền tảng điện toán đám mây. Với ưu thế tối ưu trong phân phối tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây, hệ thống quét của atadi.vn có thể thực hiện trong thời gian ngắn hơn với chi phí thấp hơn vì chỉ phải trả phí cho những dịch vụ mà mình sử dụng.  Nhờ vậy, atadi có thể đem lại cho người tiêu dùng trải nghiệm mua vé máy bay đơn giản và nhanh chóng chỉ 1 phút 30 giây với mức phí dịch vụ tối thiểu 1,5 USD (khoảng 33.000 đồng), thấp hơn so với các cách đặt vé khác, kể cả mua trực tiếp từ hãng hàng không.

Bước ngoặt quan trọng này giúp khách hàng tìm đến atadi.vn. Họ cảm thấy gắn kết với atadi.vn hơn khi nhận được những lợi ích về thời gian và tiền bạc mà atadi.vn mang lại.

Giữ nguyên triết lý mang đến sự thân thiện và tiện lợi cho khách hàng, hiện atadi.vn tiếp tục phát triển thêm ứng dụng để họ có thể dùng trực tiếp trên các điện thoại thông minh. Với phương châm “1 phút 30 giây – Vé rẻ có ngay – Ngại gì không bay”, atadi.vn luôn cố gắng làm hài lòng khách hàng không chỉ bằng việc đặt vé nhanh, tiện lợi mà còn bằng nhiều tiện ích được cá nhân hóa ví như tính năng Săn vé tết, thông báo tức thời về biến động tăng/giảm giá vé cho hành trình cụ thể mà khách hàng quan tâm.

Khi những khó khăn ban đầu đã qua, atadi.vn đã có thể sống tốt từ chính doanh thu của mình. Không những vậy, qua các cuộc thi khởi nghiệp, nhiều quỹ đầu tư đã tìm đến atadi.vn để tìm cơ hội đầu tư.

Tài chính không còn là vấn đề quá lo ngại với atadi.vn và đây là lúc công ty đặt ra tham vọng phát triển rộng hơn. Tuy không nói rõ về dự định sắp đến của mình nhưng vị CEO atadi.vn chia sẻ: “Dù thị trường du lịch nội địa hiện rất lớn và ngày càng phát triển nhưng phương thức kinh doanh, mua bán sản phẩm trong lĩnh vực này vẫn còn mang nặng tính truyền thống. Vì vậy, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những công ty khởi nghiệp về công nghệ mở rộng thị trường.”

Dạo chơi làng hoa Hạ Lũng – Hải Phòng

Làng Hạ Lũng xưa, nay là làng Đằng Hải thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề trồng hoa. Hoa ở đây được trồng rất độc đáo khoe sắc quanh năm, nhưng đẹp nhất vẫn là mỗi dịp xuân về.

Cùng ghé thăm nơi được mệnh danh là ngôi làng của mùa xuân, làng hoa Hạ Lũng, Hải An (Hải Phòng).

Nguồn: vtv.vn

Việt Nam sống động qua ống kính của dân phượt nước ngoài

Đất nước Việt Nam xinh đẹp chưa bao giờ hết thú vị đối với những người yêu du lịch trên khắp thế giới. Hãy cùng thưởng thức vẻ đẹp ấy qua những góc quay sinh động của các nhiếp ảnh gia nước ngoài.

The road story Vietnam

By:  Georgy Tarasov

Hai anh em người Nga, Georgy Tarasov và Daniil Tarasov đã có chuyến đi 45 ngày đáng nhớ trên khắp đất nước Việt Nam. Tại mỗi nơi mình đi qua, họ đều ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng, không chỉ của chính mình mà còn của người dân, trẻ nhỏ hay cảnh lao động ở những miền đất ấy.

Reverie of Vietnam

By: Oliver Astrologo

Trong chuyến du lịch Việt Nam của mình, Oliver Astrologo và các cộng sự đã ghi lại những khung cảnh đầy chất thơ: Hà Nội cổ kính, vịnh Hạ Long hùng vĩ, những hang động tuyệt đẹp ở Tràng An, phố cổ Hội An, thành phố biển Đà Nẵng thân thiện, cố đô Huế mộng mơ, đồng bằng sông Mê Kông trù phú và những bãi biển cát trắng ở Phú Quốc.

Sưu tầm