Lý do cơ trưởng ngồi ghế trái trong buồng lái

Từ thời thế giới mới chỉ có những chiếc máy bay một ghế trong buồng lái, phi công đã luôn ngồi bên trái.

Ngay cả khi những chiếc máy bay hai ghế lái ra đời, vị trí của cơ trưởng vẫn cố định bên trái, và cơ phó ngồi phía còn lại. Phi công không phải những người duy nhất lên máy bay từ bên trái – phần lớn người đạp xe cũng ngồi lên yên từ phía này, ngay cả tài xế xe máy cũng vậy.

Một trong những lời lý giải hoa mỹ nhất ví von người cầm lái máy bay, xe máy hay xe đạp với kỵ binh – những người thường đeo kiếm bên trái, do đó họ leo lên ngựa từ bên này để tránh vướng chân. Song điều này chỉ là phỏng đoán.

Lý do cơ trưởng ngồi ghế trái trong buồng lái

Cơ trưởng luôn ngồi bên trái trên những máy bay thương mại. Ảnh: Caleb Woods/Unplash.

Lim Khoy Hing, cựu cơ trưởng có khoảng 25.000 giờ bay của Air Asia, nhận định lịch sử đã quyết định vị trí ngồi của phi công. Vào cuối Thế Chiến I, phần lớn phi cơ chiến đấu có thiết kế động cơ pistol xoay (rotary engine). Với dòng máy bay này, phi công sẽ dễ dàng chuyển hướng sang trái theo chiều quay của pistol. Trong khi đó, rẽ phải sẽ khó hơn do nghịch chiều mô men lực của động cơ, phi công cần cần bẻ lái nhiều hơn. Bởi vậy, phi công thường chọn rẽ trái cho thuận tiện, và một phần vì những vạch chỉ dẫn trên sân bay có rất nhiều lối rẽ trái.

Tới khi máy bay lớn hơn ra đời, buồng lái có thêm một vị trí bên phải dành cho cơ phó, còn ghế trái vẫn chỉ dành riêng cho cơ trưởng – người toàn quyền kiểm soát chuyến bay. Thực tế, ghế lái bên trái còn cho cơ trưởng tầm nhìn tốt hơn bởi phi cơ sẽ hướng sang phía này nhiều lần trong suốt hành trình bay.

Tuy nhiên, “truyền thống” này có vài ngoại lệ, ví dụ như cơ trưởng của vài hãng có thể ngồi ghế bên phải khi huấn luyện phi công mới. Một điều thú vị khác là ghế của phi công trên máy bay trực thăng luôn ở bên phải – vị trí này phụ thuộc vào thiết kế của những nút bấm quan trọng trên bảng điều khiển.

Nguồn: vnexpress.net