Trên thảo nguyên Lạng Sơn

Hữu Liên với cảnh quan rừng núi, thảo nguyên, suối thác, hang động và khu du lịch sinh thái là điểm đến mới mẻ cho du khách.

Xã Hữu Liên nằm cách trung tâm huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khoảng 25 km về phía bắc; cách Hà Nội khoảng 150 km theo quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 243. Xã có tổng diện tích hơn 6.000 ha, dân số hơn 3.000 người gồm chủ yếu các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao và Mông.

Du khách tới Hữu Liên sẽ được chiêm ngưỡng những khối núi đá vôi kỳ vĩ cho tới những đồng cỏ mênh mông, từ thác nước phủ đầy rêu phong cho tới hồ nước trong xanh màu ngọc bích.

Trong ảnh là toàn cảnh thảo nguyên Đồng Lâm, khu sinh thái rộng đến 100 ha với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nằm ở phía bắc xã. Trên núi có hang, dưới có cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn và dòng suối nước xanh ngọc uốn lượn chảy qua.

Ngày nay, hoạt động du lịch tại đây dần khởi sắc với loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, với các mô hình thành công tại thôn Làng Bên, Làng Cóc và thôn Là Ba.

Trong tiền cảnh bức ảnh là thôn Làng Bên, đối diện là thôn Làng Cóc với nhà sàn bốn mái lợp ngói âm dương của dân tộc Tày, Dao sinh sống qua nhiều thế hệ. Hiện có trên 5 khu nhà sàn kiểu homestay nằm cách thung lũng 2 – 3 km có giá khoảng 100.000 đồng/ người/ đêm. Ở đây có những dịch vụ khác như ăn uống, văn nghệ, lửa trại, tắm thuốc, ngâm chân và thuê hướng dẫn viên, người dẫn đường rừng.

Từ làng nhà sàn ở thôn Làng Bên, du khách đi khoảng 2 km là tới đồng cỏ Đồng Lâm. Thảo nguyên trải dài khoảng 1,5 km, có đường mòn và dòng suối chảy vắt ngang. Nguồn nước khởi phát từ các khối núi đá vôi chảy về điểm cuối đồng cỏ là hồ nước Đồng Lâm trong xanh. Mùa nước ngập, khu vực hồ này tập trung đông người dân di chuyển bằng bè mảng và thả lưới, đánh bắt cá.

Tác giả cho biết từ điểm cuối hồ Đồng Lâm, du khách băng rừng thêm khoảng một tiếng đường rừng nguyên sinh sẽ tới thôn Lân Đặt với khoảng 26 hộ gia đình dân tộc Dao sinh sống. Nơi đây hoàn toàn hoang sơ, không sóng wifi, không có điện và xung quanh là rừng nguyên sinh.

Đàn ngựa gặm cỏ trên thảo nguyên mùa khô. Đây đa phần là giống ngựa hoang dã thuần chủng, được người dân huấn luyện để du khách chụp ảnh hoặc thuê xe ngựa tham quan, kiếm thêm nguồn thu nhập và phát triển du lịch địa phương. Đồng cỏ trù phú cũng là nơi người dân chăn nuôi gia súc như bò và đi trâu (chăn trâu).

Dòng suối chảy trên đồng cỏ Đồng Lâm đang cạn nước. Vào mùa khô, thảo nguyên thích hợp cho các hoạt động du lịch dã ngoại, văn hóa thể thao và leo núi khám phá hang động. Tuy nhiên vào mùa mưa, tháng 7 – 10, nước sẽ ngập tràn vùng đồng cỏ với độ sâu từ 2 – 3 m. Đây là lý do người dân không canh tác nông nghiệp trên vùng thảo nguyên này vì mùa nước ngập sẽ cuốn trôi hết hoa màu.

“Nghĩa địa cây” với khung cảnh có phần ma mị khi chiều về. Gần khu vực này với có cây sung cổ thụ tán lớn cao khoảng 10 m, là nơi cắm trại lý tưởng.

Du khách trải nghiệm chèo thuyền Kayak trên dòng suối chảy qua thảo nguyên Đồng Lâm. Nơi đây cũng thích hợp để du khách cắm trại và tận hưởng không khí trong lành.

Để phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã xây dựng bãi giữ xe ô tô, cách đường vào Đồng Lâm khoảng 1 km, hoặc du khách có thể thuê xe ôm vào thảo nguyên với chi phí 30.000 – 40.000 đồng/lượt. Ngoài ra là trải nghiệm đi bộ và đạp xe để khám phá thiên nhiên.

Quang cảnh các khối núi đá vôi kỳ vĩ, xen kẽ là phần rừng đặc dụng Hữu Liên, hồ Nong Dùng (bên trên) và hồ Mỏ Áng (bên phải).

Rừng đặc dụng có tổng diện tích 8.293,4 hecta, thuộc Khu dự trữ rừng quốc gia Hữu Liên, với 3 phân khu trải dài trên 3 huyện Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan.

Địa hình khu vực rừng này hình lòng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh và dãy núi đá vôi trùng điệp; trung tâm là vùng đồi đất, làng bản, đồng cỏ và khu sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, tại phân khu dịch vụ hành chính của rừng có nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến liên hệ Ban Quản lý rừng để khám phá rừng sinh thái đặc dụng này.

Đa dạng sinh học ở khu rừng Hữu Liên khá phong phú, với 776 loài thực vật bậc cao và 409 loài động vật, trong đó, có 30 loài thực vật và 61 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Trải nghiệm chèo thuyền trên mặt hồ Mỏ Áng, điểm du lịch được ví như “tuyệt tình cốc” có màu nước trong xanh, được bao bọc bởi khối núi đá vôi và rừng cây xanh.

Từ UBND xã Hữu Liên, du khách đi ô tô theo đường tỉnh khoảng 2,4 km, sau đó rẽ trái theo đường mòn vào rừng tới hồ Nong Dùng, nơi du khách có thể thuê thuyền kayak (100.000 đồng/2 thuyền), thả trôi theo dòng nước xanh trong vắt và hòa mình giữa thung lũng. Từ đây, du khách nếu yêu thích khám phá có thể liên hệ homestay để thuê người dẫn đường, băng rừng, có đoạn khá lầy và vượt các mỏm đá tai mèo để đến hồ Mỏ Áng.

Nước từ hồ Mỏ Áng theo các khe núi đá vôi chảy xuống tạo thành thác Khe Dầu kỹ vĩ với những mảng bám rêu xanh. Tác giả cho biết, ở đây dù có nhiều rêu bám nhưng do kiểu địa chất đặc trưng là các khối núi đá vôi, mặt đá sần sùi không trơn trượt.

Ở khe suối có nhiều cua đá với mai to có kích cỡ chừng 3 ngón tay. Sau khi trải nghiệm, ngắm cảnh đẹp, du khách đừng quên trở về homestay thưởng thức các đặc sản ẩm thực địa phương như vịt quay, lợn quay mác mật Lạng Sơn, cá suối nướng, cua đá rang, ốc núi luộc, rau dớn xào tỏi với mẻ, lá sung nem chạo, xôi nếp cẩm, bánh bí đỏ và bánh chưng đen.

Bên cạnh phong cảnh và hệ sinh thái tự nhiên, Hữu Liên còn có điểm đến là nhà thờ Thánh Quý Minh Đại Vương. Ngoài ra, Hữu Liên còn là nơi lưu giữ được nguyên vẹn những phong tục tập quán và nét văn hóa truyền thống, di sản phi vật thể như lễ hội Gò Chùa, hát pá xoan, hát nhà tơ, hát then hay diễn chèo cổ.

Hòn ngọc thô Hữu Liên đang được mài giũa, sẽ trở thành địa chỉ mới, hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Lạng Sơn. Du khách khi tham quan, cắm trại không nên xả rác làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh, anh Thuận chia sẻ.

Nguồn: vnexpress.net
Huỳnh Phương
Ảnh:
 Bùi Vinh Thuận

Sài Gòn hơn 300 năm qua ảnh

Sài Gòn hơn 300 năm qua ảnh

Những bức ảnh, tranh vẽ về Sài Gòn từ khi người Việt đến khai hoang cho tới ngày nay được trưng bày, khái quát sự phát triển của thành phố.

Từ ngày 27/6, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) diễn ra triển lãm ảnh “Sài Gòn – TP HCM hơn 320 năm văn hóa, lịch sử”. Hoạt động nhằm kỷ niệm 44 năm ngày Sài Gòn – Gia Định được đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2020).

Khoảng 100 bức ảnh triển lãm cho thấy sự phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế và đô thị của thành phố từ khi hình thành đến giai đoạn đổi mới và hiện nay. Những bức ảnh được sắp xếp theo chủ đề như: Dấu ấn Sài Gòn xưa, Hào khí Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, TP HCM đổi mới phát triển và hội nhập…

Trong chủ đề Dấu ấn Sài Gòn xưa là những bức tranh vẽ cảnh con người, làng nghề, nếp sinh hoạt… của vùng đất Sài Gòn – Gia Định thời kỳ đầu, khi người Việt mới đặt chân đến khai hoang cách đây hơn 300 năm.

Trong ảnh là tranh vẽ trang phục của những lưu dân người Việt trong thế kỷ 17 – 18 theo quan quân chúa Nguyễn vào khai khẩn, lập ấp vùng đất phương Nam.

Tranh vẽ cảnh sĩ tử lều chõng tại trường thi Gia Định trong thế kỷ 19. Trường thi này ngày nay tương ứng với khu vực của Nhà văn hóa Thanh niên trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1).

Một bữa cơm của gia đình người Sài Gòn trong thế kỷ 19.

Công trình kiến trúc nổi bật của Sài Gòn là nhà thờ Đức Bà, được người Pháp xây năm 1877, thu hút nhiều du khách tham quan mỗi ngày. Sau hơn trăm năm tồn tại, nhà thờ vẫn nguyên vẹn, giữ được nét đẹp riêng độc đáo.

Dinh Norodom xây dựng năm 1868 đã không còn nữa vì bị ném bom năm 1962. Do không thể phục hồi nên công trình được xây mới tại vị trí cũ, mang tên Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Tòa nhà này hiện mang tên Hội trường Thống Nhất, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Sài Gòn.

Những bức không ảnh chụp trung tâm Sài Gòn – TP HCM từ thời Pháp và ngày nay cho thấy sự phát triển của thành phố sau một thế kỷ. Khu vực này tương ứng với quận 1 hiện nay.

Con kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn chảy qua cầu Kiệu trong ảnh chụp năm 1955 và hiện nay. Kênh dài khoảng 10 km, những năm 1980 bị ô nhiễm nặng, khu ổ chuột mọc lên san sát bờ. Hiện nay kênh đã được cải tạo, làm bờ kè, công viên dọc hai bờ, không còn cảnh ô nhiễm như trước.

Khu vực Chợ Lớn trong không ảnh chụp khoảng năm 1950 và hiện nay với công trình nổi bật là chợ Bình Tây. Chợ Lớn do cộng đồng người Hoa xây dựng từng một thời là thành phố bên cạnh Sài Gòn. Từ khi hình thành, Chợ Lớn vẫn phát triển sầm uất cho đến ngày nay.

Chiếc xe tăng tiến vào cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đánh dấu kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Một năm sau sự kiện lịch sử này, Quốc hội quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành TP HCM.

Người dân Sài Gòn tham quan đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức lần đầu tiên năm 1981, sau ngày đất nước thống nhất. Nhiều năm qua, mỗi dịp Tết Nguyên đán, đường hoa đều được tổ chức, tạo thành nét văn hóa riêng của thành phố.

45 năm qua, TP HCM dần phát triển, là thành phố lớn nhất cả nước. Trong ảnh là khu vực quận 2 và Bình Thạnh, cách nhau bởi con sông Sài Gòn; nổi bật với công trình Landmark 81, cao 461 m, là tòa nhà cao nhất Việt Nam.

Triển lãm diễn ra đến ngày 22/7; ngoài ra còn có các hoạt động khác như văn nghệ, trưng bày áo dài, trò chơi dân gian, trưng bày tiểu cảnh làng nghề… trên phố đi bộ.

Nguồn: vnexpress.net

Một ngày khám phá bản người Mông

Một ngày khám phá bản người Mông

LAI CHÂU – Nằm ở độ cao 1.500 m, bản Sin Suối Hồ là chốn mát mẻ, yên bình dành cho những ai muốn tạm xa phố thị ồn ào.

Đến với Sin Suối Hồ, du khách được đắm mình trong đời sống văn hóa bản địa của người Mông. Bản nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Trong tiếng địa phương, Sin Suối Hồ có nghĩa là “suối có vàng”. Không khí tại đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Sáng: Chợ phiên – Tham quan đời sống dân bản

Bước chân vào bản, du khách được người dân đón tiếp nồng nhiệt và mời uống một cốc nước thảo quả đựng trong ống tre. Sở dĩ họ dùng nước thảo quả vì có tính mát, tốt cho cổ họng. Người Mông lo rằng du khách từ dưới xuôi lên, khi thay đổi độ cao đột ngột dễ bị khan họng. Ngoài ra, thảo quả cũng là loại cây rừng phổ biến tại vùng này, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nó cũng được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hàng ngày.

Giống như các bản vùng cao khác, chợ phiên Sin Suối Hồ họp vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần. Chợ được thiết kế theo vòng tròn, chân các gian hàng xếp đá tảng và những viên sỏi lớn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hoạch từ rừng. Ngoài ra còn có những trang phục truyền thống do phụ nữ thêu thùa, may dệt. Tại chợ phiên, du khách sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân tộc, xem văn nghệ, thưởng thức thắng cố, trải nghiệm xay ngô…

Trước kia, ở đây không có chợ, bà con phần lớn tự cung, tự cấp hoặc trao đổi hàng hóa với nhau. Muốn đi chợ hay mua đồ, bà con phải đi rất xa về chợ TP Lai Châu. Khi Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng vào năm 2015, người dân trong bản đã họp lại, đưa ý tưởng xây dựng ngôi chợ làm nơi trao đổi, mua bán, đồng thời thu hút thêm khách du lịch. Để hình thành nên ngôi chợ ngày nay, trưởng bản Vàng A Chỉnh là người đi tiên phong, tự nguyện hiến phần đất của gia đình. “Mình là trưởng bản, phải làm gương để hỗ trợ cho bà con. Chợ giúp tạo việc làm cho những người già, họ không phải đi chợ xa nữa mà có thể mang lợn, gà ra chợ bán để có thêm thu nhập”, anh Chỉnh cho hay. Các hộ gia đình trong bản đã cùng hợp sức để trồng cây xanh, kê đá, đóng cọc dựng các gian hàng.

“Có chợ rồi việc mua bán cũng tiện lợi hơn, không phải đi xa. Lúc có khách du lịch, những đồ nhà trồng đều có thể mang ra chợ bán, ngoài ra còn đổi được với mọi người trong bản”, Sùng Thị Ly, người dân tại đây chia sẻ.

Khoảng 10h, du khách bắt đầu tham quan quanh bản. Hướng dẫn viên chính là những người Mông bản địa. Du khách được trải nghiệm các nghề truyền thống như rèn, đan mây, dệt vải, các công đoạn làm váy, làm bánh dày… tùy theo nhu cầu của khách.

Trưa: Khám phá ẩm thực Tây Bắc 

12h, du khách ghé về homestay để nghỉ ngơi và dùng bữa. Dân bản đã chuẩn bị những món ăn đơn giản nhưng đẹp mắt. Đồ ăn được trải trên mẹt lá chuối xanh mướt, mâm thường có 6 – 7 món. Món đặc trưng ở đây là thịt lợn bản quay cuốn lá rau thơm tiêu rừng, chấm chẳm chéo – gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc. Lá tiêu rừng chua chua, ngọt ngọt, tê tê đầu lưỡi làm nên hương vị độc đáo. Du khách cũng được thưởng thức xôi nếp nương, loại xôi được nhuộm màu kì công bởi các loại lá tự nhiên. Ngoài ra, nộm măng, nộm rau dớn… cũng là những đặc sản nên thử. Khách quý đến với bản uống rượu chứa trong những ống tre, với chén là những đốt tre nhỏ, gần gũi với thiên nhiên.

Chiều: Thác Trái Tim – Khu Bungalow

Khoảng 13h30, du khách bắt đầu lên Thác tình yêu, hay còn gọi là Thác trái tim. Hành trình lên thác sẽ đi qua khu rừng nguyên sinh, những đồi cây thảo quả tươi đẹp. Quãng đường từ bản lên thác chỉ hơn 1 km nhưng vì địa hình núi cao nên mất khoảng 2 tiếng di chuyển cả đi và về.

Khoảng 16h, du khách có thể tham quan một số homestay, vườn hoa hoặc khu bungalow… Trẻ con trong bản thường tập trung tại đây để chơi nên du khách có cơ hội cùng trò chuyện, đá bóng giao lưu… Đón hoàng hôn tại San Sín Hồ cũng là trải nghiệm mà du khách nên thử.

Nhờ tính cách chân thật, mến khách của người Mông ở Sin Suối Hồ mà nơi đây nhận được nhiều sự yêu mến của du khách. Người dân thân thiện, luôn sẵn sàng giới thiệu về những nét văn hóa của người Mông. “Tôi đã đến nhiều nơi, nhưng ở Sin Suối Hồ là được chào đón nồng nhiệt nhất, họ sẵn sàng chia sẻ mọi thứ. Điều đặc biệt là người dân ko hút thuốc, không uống rượu và không bao giờ tranh cãi vì bất kì điều gì, rất văn minh”, chị Thanh Huyền, một du khách chia sẻ.

Tối: Giao lưu văn nghệ cùng người Mông

Buổi tối, du khách có thể ở lại bản nghỉ ngơi và giao lưu văn nghệ với người dân. Hiện ở Sin Suối Hồ có 10 homestay, 1 nhà nghỉ và 3 bungalow, tất cả đều được vận hành bởi người dân địa phương.

Lưu ý thêm:

– Di chuyển: Sin Suối Hồ cách thành phố Lai Châu khoảng 30 km, di chuyển mất khoảng 1 tiếng. Du khách có thể thuê xe máy, ô tô hoặc taxi từ thành phố Lai Châu. Nếu di chuyển bằng xe ô tô, chỉ đi được xe 29 chỗ.

– Thời tiết: Lai Châu có 2 mùa: mùa mưa và khô. Mùa mưa giữa tháng đến tháng 9, mùa khô giữa tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, đường sá thường trơn trượt và khó đi hơn.

– Cảnh quan: Bản Sin Suối Hồ xinh đẹp quanh năm. Nếu đến đây vào gần dịp Tết âm lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa địa lan. Tháng 4 – 5 là mùa nước đổ, tháng 9 – 10 là mùa vàng của những thửa ruộng bậc thang, hoặc du khách có thể đến vào tháng 11 – 12 để ngắm hoa dã quỳ.

– Chi phí:

+ Giá vé vào bản: 20.000 đồng/ người

+ Giá homestay nghỉ tại bản: 250.000 đồng/ đêm/ người (bao gồm 1 bữa ăn sáng và 1 bữa chính).

+ Giá thuê trang phục dân tộc: 50.000 đồng/ bộ.

+ Giá thuê xe ở thành phố Lai Châu là 150.000 đồng/ ngày với xe máy, khoảng 1 triệu đồng/ ngày với xe ô tô (tự lái) hoặc du khách có thể thuê taxi từ thành phố.

Nguồn: Ngân Dương, Xuv Haam, Thanh Huyền
vnexpress.net

Đón bình minh trên biển Quy Nhơn

Đón bình minh trên biển Quy Nhơn

Bãi tắm Hoàng Hậu, cầu Thị Nại, Eo Gió… là những điểm ngắm bình minh đẹp khi đến tại Quy Nhơn.

rạng đông - bãi hoàng hậu - ngọc thành

Bãi tắm Hoàng Hậu còn có tên gọi khác là bãi Trứng, cách TP Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam. Nơi đây nổi bật với những hòn đá to, tròn xếp chồng, thu hút du khách đến ngắm cảnh. Khi trời vừa hừng đông, những tia sáng yếu ớt ló dạng dưới đường chân trời, tạo nên khung cảnh mờ ảo như sương khói. Ảnh: Ngọc Thành.

bình minh - bãi trứng - ngọc thành

Khi mặt trời lên hẳn, những chỏm đá nhấp nhô phía dưới mặt nước càng tạo cho bãi Trứng vẻ huyền hoặc, kỳ ảo. Từ bãi Trứng, du khách còn có thể ghé thăm nhà thờ đá, mộ thi nhân Hàn Mặc Tử, Lầu Ông Hoàng… ở gần đó. Ảnh: Ngọc Thành. 

Cầu Thị Nại dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Từ trên cầu, du khách có thể đón được những tia sáng đầu tiên ánh lên trên đường chân trời trên đầm Thị Nại, hòa mình vào bầu không khí trong lành nơi đây. Ảnh: Trung Phạm

Cầu Thị Nại dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Từ trên cầu, du khách có thể đón được những tia sáng đầu tiên ánh lên trên đường chân trời trên đầm Thị Nại, hòa mình vào bầu không khí trong lành nơi đây. Ảnh: Trung Phạm

Điểm đón bình minh đẹp ngỡ ngàng ở Quy Nhơn - 4

Bình minh dần hé lộ trên cầu Thị Nại. Sau khi đón bình minh, du khách có thể đến bãi Kỳ Co, Eo Gió và nhâm nhi đồ uống trên bãi biển vào cuối ngày. Ảnh: VnExpress Marathon.

Điểm đón bình minh đẹp ngỡ ngàng ở Quy Nhơn - 2

Eo Gió cách trung tâm TP Quy Nhơn 20 km về phía Đông Bắc. Nơi đây nổi tiếng với những dãy núi hình cánh cung nhiều hình thù kỳ lạ, bãi đá Đẻ và 19 hang chim yến. Đón bình minh trên Eo Gió cũng là một trong những cảnh sắc được nhiều du khách săn đón khi tìm đến địa danh này. Ảnh: Trung Phạm.

bãi biển đường Xuân Diệu - ảnh Ngọc Thành

Ngoài các địa danh nổi tiếng, đến Quy Nhơn, du khách vẫn có thể đón bình minh ngay trên bãi biển giữa trung tâm thành phố từ những con lộ chạy sát biển như đường Xuân Diệu. Ảnh: Ngọc Thành

Trên bãi cát, 

Trên bãi cát biển Quy Nhơn, ánh bình minh ngả bóng tạo nên khung cảnh đẹp cho các vận động viên tham gia giải VnExpress Marathon 2019. Ảnh: Ngọc Thành.

Nguồn: vnexpress.net

Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

THỪA THIÊN – HUẾ- Công viên nước hồ Thủy Tiên bị bỏ hoang nhiều năm, được du khách khen đẹp bí ẩn, như “pha trộn truyện cổ tích và một bộ phim kinh dị”.

Ảnh: Weeatfish.

Khu vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên tọa lạc ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. Năm 2001, Công ty du lịch Cố đô Huế đầu tư 70 tỷ xây dựng nơi đây thành điểm vui chơi, kích cầu du lịch. Năm 2004, công viên đi vào hoạt động nhưng được 3 năm thì bỏ hoang.
Dù chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nghiêm cấm tham quan, nhiều du khách trong và ngoài nước vẫn băng rừng thông vào xem bởi tò mò vẻ ma mị. Nơi đây càng nổi tiếng hơn trong mắt những người thích xê dịch khi xuất hiện trên tờ Dailymail, Lonelyplanet... Trên Instagram, blog cá nhân của các blogger và du khách, khung cảnh nơi đây hiện lên bí ẩn. Ảnh: Weeatfish.

Khi nhìn thấy con rồng đứng một mình giữa nước, tức là bạn đang ở công viên nước bỏ hoang của Huế, Việt Nam. Ảnh: GoAsiaDayTrip.

Nhiều du khách nước ngoài truyền tai nhau hồ Thủy Tiên có sức hút không tưởng, là điểm đến không nên bỏ lỡ khi ghé Huế. Chuyên trang du lịch GoAsiaDayTrip viết trên Instagram: “Khi nhìn thấy con rồng đứng một mình giữa hồ nước, tức là bạn đang ở công viên nước bỏ hoang của Huế, Việt Nam”. Ảnh: GoAsiaDayTrip.

Săn vé máy bay đi HUẾ giá chỉ từ 49k
Công viên bỏ hoang đẹp bí ẩn dưới ống kính du khách

Hannah – blogger du lịch – cho biết ngay khi đặt chân đến Huế, cô liền thuê xe đạp đến công viên nước – nơi trước đó nghe nhiều người khen đẹp và bí ẩn. Tiết trời u ám, chuyển mưa khiến nơi đây đặc biệt hơn trong mắt cô. Blogger khuyên các tín đồ thích xê dịch nên đi giày thể thao hoặc loại dép kín mũi lẫn gót vì đôi khi gặp phải kính vỡ và rác. Ảnh: Hannah.

Vẻ đẹp hồ Thủy Tiên được nhiều tín đồ du lịch quốc tế khen đẹp “đáng kinh ngạc” qua góc quay flycam. Bao bọc hồ là thảm cây xanh trải dài tận chân trời. Video: Emm Yee

Khung cảnh ảnh lồng ảnh của chàng trai 9x thích xê dịch và chụp ảnh - Phạm Quốc Cường - được nhiều người khen sáng tạo, độc đáo. Trên trang cá nhân, anh gợi ý mọi người các điểm check-in không nên bỏ lỡ tại hồ Thủy Tiên gồm: hành lang dẫn vào đầu rồng (như ảnh), leo lên tầng cao chui vào miệng rồng, hàng ghế bạc màu ở sân khấu nhạc nước và đường ống trượt nước. Quốc Cường nổi tiếng với tài khoản Instagram Cuongkhii, thường chia sẻ những góc ảnh đẹp và địa điểm du lịch, khám phá thiên nhiên, văn hóa... Ảnh: Cuongkhii.

Khung cảnh “ảnh lồng ảnh” của chàng trai 9x mê du lịch và chụp ảnh – Phạm Quốc Cường – được nhiều người khen sáng tạo, độc đáo. Trên trang cá nhân, anh gợi ý mọi người các điểm check-in không nên bỏ lỡ tại hồ Thủy Tiên gồm: hành lang dẫn vào đầu rồng (trong ảnh), leo lên tầng cao chui vào miệng rồng, hàng ghế bạc màu ở sân khấu nhạc nước và đường ống trượt nước. Quốc Cường nổi tiếng với tài khoản Instagram “Cuongkhii”, thường chia sẻ những góc ảnh đẹp và địa điểm du lịch, khám phá thiên nhiên, văn hóa… Ảnh: Cuongkhii.

Đôi tình nhân ghi lại khoảnh khắc tình yêu trước công trình rồng. Instagra: Traveling Or Nothing.

Đôi tình nhân ghi lại khoảnh khắc tình yêu trước công trình rồng. Instagra: Traveling Or Nothing.

Ảnh: Ayda June.

Nhiều du khách thích chụp ảnh từ trên miệng rồng, ngắm cảnh sắc thiên nhiên quanh công viên. Ảnh: Ayda June.

Nhiều du khách ghi lại cảnh quan ben hồ nước nổi tiếng ở Huế. Cuối cùng chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những nơi kỳ diệu nhất Việt Nam - công viên nước bỏ hoang Thủy Tiên. Nơi đây pha trộn giữa câu chuyện cổ tích và một bộ phim kinh dị, chính điều đó khiến nó trở nên đặc biệt hơn, tài khoản Soulfultravellers viết. Ảnh: Soulfultravellers.

Các nhóm bạn nước ngoài ghi lại cảnh quan bên hồ nước nổi tiếng ở Huế. “Cuối cùng chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những nơi kỳ diệu nhất Việt Nam – công viên nước bỏ hoang Thủy Tiên. Nơi đây pha trộn giữa câu chuyện cổ tích và một bộ phim kinh dị, chính điều đó khiến nó trở nên đặc biệt hơn”, tài khoản Soulfultravellers viết trên Instagram. Ảnh: Soulfultravellers.

Mắc võng bên những gốc cây nghỉ ngơi, ngắm kiến trúc hình rồng uốn lượn trên mặt hồ... là trải nghiệm thú vị của nhiều khách nước ngoài. Ảnh: Diogo Lopes.

Mắc võng bên những gốc cây nghỉ ngơi, ngắm kiến trúc hình rồng uốn lượn trên mặt hồ… là trải nghiệm thú vị của nhiều khách nước ngoài. Ảnh: Diogo Lopes.

Arijana Tkalčec - blogger du lịch Croatia - thích thú khi trải nghiệm cầu trượt nước. Trên trang cá nhân, cô cho biết sau khi xem tất cả bức ảnh và nghe những câu chuyện về công viên nước bỏ hoang ở Huế, cô tự nhủ nhất định phải ghé đây nếu đến Việt Nam... Đây là nơi đáng kinh ngạc và tôi buồn khi thấy nó bị bỏ rơi....  Arijana nói công viên có chút đáng sợ, đường dẫn đến các đường trượt hoàn toàn nằm trong bụi rậm, mọi thứ đều yên tĩnh và bao quanh là màu xanh. Nó thật đẹp nhưng kỳ lạ... Rất nhiều người dân địa phương tập thể dục quanh hồ vào buổi sáng, vì vậy đừng lo lắng, cô viết. Ảnh: Instagram Shipped Away. 

Arijana Tkalčec – blogger du lịch Croatia – thích thú khi trải nghiệm cầu trượt nước. Trên trang cá nhân, cô cho biết sau khi xem tất cả bức ảnh và nghe những câu chuyện về công viên nước bỏ hoang ở Huế, cô tự nhủ nhất định phải ghé đây nếu đến Việt Nam… “Đây là nơi đáng kinh ngạc và tôi buồn khi thấy nó bị bỏ rơi…”, Arijana nói công viên có chút đáng sợ, đường dẫn đến các đường trượt hoàn toàn nằm trong bụi rậm, mọi thứ đều yên tĩnh và bao quanh là màu xanh. “Nó thật đẹp nhưng kỳ lạ… Rất nhiều người dân địa phương tập thể dục quanh hồ vào buổi sáng, vì vậy đừng lo lắng”, cô viết. Ảnh: Instagram Shipped Away.

Ảnh: Adeline Brault.

Khung cảnh cầu trượt nước nhìn từ dưới lên. Những hình vẽ nham nhở trở thành điểm nhấn thú vị trong mắt du khách. Ảnh: Adeline Brault.

Toàn cảnh khu cầu trượt nước dưới ống kinh của tiiiibenvadrouille.

Toàn cảnh khu cầu trượt nước dưới ống kính của Thibault Boutin – chàng trai Pháp mê khám phá thiên nhiên. Ảnh: Tiiiibenvadrouille.

Ảnh: Edu0010.

Edu0010 – du khách từ châu Âu – ấn tượng với chiếc ôtô cũ đặt ở công viên. Theo anh, kiểu sơn và viết chữ mang màu sắc ma mị gợi nhiều liên tưởng. Ảnh: Edu0010.

Săn vé máy bay đi HUẾ giá chỉ từ 49k

Nguồn: vnexpress.net

Phố cổ mùa hoa vàng

Phố cổ mùa hoa vàng

QUẢNG NAM – Những cây muồng hoàng yến trổ hoa vàng rực, mang lại vẻ đẹp bừng sáng cho phố Hội, thu hút du khách đến chụp ảnh.

Du khách chụp ảnh tại góc đường Nguyễn Phúc Chu với phông nền cây muồng hoàng yến.

Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (sống và làm việc tại Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết Hội An có các tuyến đường trồng nhiều muồng hoàng yến là Nguyễn Phúc Chu, Huyền Trân Công Chúa và Hoàng Văn Thụ.

Cụ ông đạp xe trên đường rợp sắc hoa. Mùa hoa nở vàng rực vào thời điểm sau Covid-19, góp phần tô điểm vẻ đẹp phố Hội.

Một góc tuyến phố đi bộ Nguyễn Phúc Chu buôn bán nhộn nhịp trở lại, sau khi du lịch trong nước khởi sắc. Tuyến đường này nằm ở bờ nam sông Hoài, chạy dọc theo Công viên Vườn tượng An Hội và khu chợ đêm Nguyễn Hoàng.

Cây muồng hoàng yến còn gọi cây muồng hoàng hậu, bò cạp vàng hay osaka vàng, dễ trồng và phát triển cao 10 – 20 m.

Phố cổ mùa hoa vàng

Tháng 5 – 6 là mùa hoa nở, kết thành từng chùm, sai hoa và buông rủ dài 20 – 70 cm.

Chùm hoa muồng hoàng yến màu vàng óng trong nắng, làm sáng không gian, thu hút du khách và người đi đường.

Con chim nghỉ ngơi dưới bóng mát của chùm hoa muồng hoàng yến.

Nữ du khách tạo dáng bên nhánh hoa rủ xuống bên mảng tường vàng đặc trưng của phố cổ.

Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Đô thị cổ này cũng được tạp chí Travel and Leisure bình chọn đứng đầu 15 thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019.

Một đoạn đường Hoàng Văn Thụ rợp vàng muồng hoàng yến, khoe sắc thắm bên một cửa hàng thời trang được trang trí bởi các lồng đèn đỏ, vàng đặc trưng.

Cây muồng hoàng yến tại góc công viên Vườn tượng An Hội.

Loài hoa này có mặt bên bờ sông Hoài. Bắt đầu từ 1/6, Hội An hoạt động du lịch trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát tốt. Thành phố tổ chức lại các hoạt động bán vé tham quan, phố đêm, phố đi bộ và xe không động cơ; các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật hay trình diễn nghề.

Nguồn: vnexpress.net

Chuyến đi 3 ngày trốn nóng ở Sa Pa

Chuyến đi 3 ngày trốn nóng ở Sa Pa

LÀO CAI – Đến Sa Pa hè này, bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm check-in thung lũng hoa hồng đang rộ nở và các bản làng Lao Chải – Tả Van yên bình.

Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, với khí hậu quanh năm mát mẻ và chỉ cách Hà Nội 5 – 6 giờ di chuyển bằng đường cao tốc, Sa Pa là điểm đến lý tưởng vào mỗi mùa hè. Ngoài những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, Sa Pa còn hút khách nhờ vẻ đẹp của nhiều điểm đến khác đủ để bạn lên lịch trình 3 ngày “trốn nóng” mùa hè.

Thung lũng hoa hồng

Trải rộng trên 50.000 m2, thung lũng hoa hồng nằm dọc theo đường tàu hỏa leo núi Mường Hoa từ thị trấn Sa Pa đến ga đi cáp treo với hơn 300.000 gốc hồng. Bên cạnh vườn hồng khổng lồ là ngọn đồi hoa tím bạt ngàn cũng là điểm check-in thu hút nhất ở Sa Pa. Du khách hiện chưa lên Sa Pa quá đông, nên khung cảnh nơi đây còn rất đẹp và vắng, dễ dàng để bạn có những bức hình một mình giữa đồi hoa. Dự tính các loài hoa còn nở rộ tới tháng 7. Trong thung lũng hoa hồng và đồi hoa tím cũng có nhiều điểm check-in như cổng hoa, xích đu, tổ chim…

Cáp treo Fansipan

Mua vé đi cáp treo Fansipan, bạn sẽ có cơ hội ngắm thung lũng hoa từ ngay cửa sổ tàu hỏa leo núi, ngồi cabin có thể phóng tầm mắt nhìn ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín, hay cảnh núi non trùng điệp bao quanh. Đường lên Fansipan không chỉ là ngồi cabin hay tàu hỏa mà bạn vẫn được leo bộ lên những bậc thang đá cao ngút, dẫn tới quần thể tâm linh và đặc biệt là check-in Fansipan – nóc nhà Đông Dương.

Để kích cầu thị trường, hiện khu du lịch này giảm giá vé cáp treo khứ hồi từ 750.000 đồng xuống 500.000 đồng/ người. Vé tàu hỏa leo núi Mường Hoa 100.000 đồng/ người. Vé tàu hỏa leo núi Fansipan 70.000 đồng/ người.

Lưu ý: nên đi giày đế thấp, mang theo áo khoác, áo mưa, hoặc ô đề phòng tiết trời trên đỉnh núi lạnh đột ngột và nhiều sương mây.

Swing Sa Pa

Đây là một tổ hợp “check-in” mới hấp dẫn nhiều du khách nằm ở số 87 Nguyễn Chí Thanh (cạnh Vườn quốc gia Hoàng Liên). Swing Sa Pa ở gần trung tâm thị trấn, cách nhà thờ Đá hướng cáp treo khoảng 2 km.

Du khách chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thúy Hà.

Với nhiều công trình đẹp và lạ như tượng chàng và nàng, bàn tay đá khổng lồ, tượng Phật, “nấc thang lên thiên đường”, xích đu… nơi này trở thành địa điểm có vô vàn góc chụp tạo nên những bức hình độc đáo.

Lưu ý, trước khi đi nên chuẩn bị trang phục chụp hình, hoặc bạn phải thuê tại chỗ với giá 50.000 đồng/ bộ, nên sạc đầy pin máy ảnh, điện thoại. Nếu du lịch theo nhóm, bạn có thể tổ chức cắm trại hoặc tiệc dã ngoại nhỏ ngay ở đây. Giá vé vào cửa 80.000 đồng/ người.

Lao Chải – Tả Van

Từ thị trấn bạn đi theo con đường dài 10 km tới Tả Van bằng xe máy, taxi hoặc trekking. Đường vào Lao Chải – Tả Van nhỏ hẹp, hai bên phủ một màu xanh mát của ruộng bậc thang lúa và ngô. Tuy không còn hoang sơ, hẻo lánh, Lao Chải – Tả Van vẫn là một bản làng yên bình với nhiều dân tộc cư trú như Mông, Dao, Giáy… Ấn tượng nhất ở đây ngoài đời sống dân tộc địa phương còn là những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các sườn đồi núi. Cuối hè là thời điểm lúa chín nhuộm vàng cả một vùng sơn cước. Vì thế nếu bạn có nhiều thời gian hãy dành một ngày ở đây để trải nghiệm nếp sống bản địa. Vé vào bản 70.000 đồng/ người.

Cánh đồng lúa chín ở Tả Van. Ảnh: Trần Việt Anh.

Hồ Séo Mý Tỷ

Để tới được hồ Séo Mý Tỷ, thuộc xã Tả Van, bạn phải băng qua con đường dài 20 km nhiều sỏi đá lớn nhỏ nên khá thử thách với các tay lái yếu. Hồ được tạo nên do ngăn đập xây dựng thủy điện Séo Mý Tỷ và cũng là hồ nhân tạo cao nhất Việt Nam. Nhìn từ trên cao, hồ như dải lụa bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn. Tới đây, bạn có thể xin phép những người đi đánh cá ngồi cùng thuyền, bè để ngắm cảnh hồ và tìm hiểu nghề nuôi cá hồi của người dân nơi đây.

Cổng Trời

Từ trung tâm Sa Pa chạy men theo QL 4D khoảng 15 km, tới đoạn cao nhất của đèo Ô Quy Hồ bạn sẽ tới Cổng Trời. Đứng từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng rộng lớn phía dưới, những thửa ruộng bậc thang xen lẫn các cung đường quanh co uốn lượn. Hiện ở đây có khá nhiều công trình mới được xây lên như nhà hàng, quán cà phê, khách sạn …  Cổng Trời thu vé 80.000 đồng/ người, kèm một đồ uống.

Đèo Ô Quy Hồ

Ô Quy Hồ được mệnh danh là “Vua của những cung đèo” với một bên là thung lũng sâu, một bên vách núi cheo leo. Ô Quy Hồ kéo dài khoảng 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Gợi ý cho những bạn muốn chụp ảnh đẹp trên đường đèo này là đến vào thời điểm hoàng hôn, khoảng 17 – 17h30. Khi mặt trời dần nấp sau dãy núi, toàn bộ cung đèo được phủ một sắc vàng đẹp mơ màng. Tuy nhiên, thời tiết Sa Pa thay đổi rất nhanh, có thể chỉ 10 phút sau khi nắng và hoàng hôn xuống thì mây đen đã bao phủ.

Dọc đường đèo tới các thác Bạc, thác Tình Yêu có nhiều lán hàng bán đặc sản địa phương, đồ ăn, thức uống, cung cấp chỗ ngồi cho khách nghỉ chân. Đi đèo Ô Quy Hồ bạn nên mang theo áo mưa và áo khoác dày, đi xe máy số, nhớ đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát mỗi đoạn cua.

Thác Bạc – Thác Tình Yêu 

Nằm trên trục đường đèo Ô Quy Hồ, cách đỉnh đèo 3 km, thác Bạc và thác Tình Yêu cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ. Thác Bạc có bậc thang lên đỉnh thác nhưng càng lên sẽ càng lạnh và nước chảy mạnh, cần chú ý tránh trơn trượt. Thác Tình Yêu tuy đường từ cổng vào thác 1,5 km và phải đi bộ nhưng đường đi rừng thơ mộng. Vé vào thác Bạc 20.000 đồng/ người, vé thác Tình Yêu 75.000 đồng/ người.

Di chuyển: Nếu đi ô tô bạn nên đặt xe limousine Hà Nội – Sa Pa hoặc xe khách từ bến Mỹ Đình với giá 230.000 – 350.000 đồng/ người tùy hạng ghế. Thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 tiếng.

Do ảnh hưởng của Covid-19, lượng du khách giảm nhiều nên tuyến tàu Hà Nội – Lào Cai hiện đang dừng hoạt động. Khi tàu hỏa chạy lại, bạn chọn chuyến Hà Nội – Lào Cai, sau khoảng 7 – 9 tiếng di chuyển phải đón tiếp xe bus, taxi lên trung tâm Sa Pa. Giá vé tàu từ 160.000 đến 800.000 đồng tùy hạng ghế và loại tàu.

Ở Sa Pa, bạn có thể thuê xe máy để di chuyển tự do hơn. Tuy nhiên đường Sa Pa nhiều đèo dốc, hãy nhớ kiểm tra kỹ xe và hạn chế thuê xe ga. Giá thuê xe 100.000 – 200.000 đồng/ ngày.

Nơi ở: Sa Pa có đủ loại hình lưu trú cho bạn chọn từ nhà nghỉ, homestay ở bản, hostel, khách sạn giá rẻ, cho tới các khách sạn 4-5 sao, resort cao cấp nằm biệt lập.  Với resort ở Sa Pa có những nơi đáng chú ý là Topas Ecolodge, Sapa Jade Hill, Hôtel de la Coupole – MGallery, Silk Path Grand…

Nếu chọn homestay, hostel hãy tìm tới các bản như Cát Cát, Lao Chải, Tả Van để được tận hưởng không gian thanh bình của núi rừng Tây Bắc. Giá phòng dorm từ 100.000 đồng một người, giá phòng đôi dạng bungalow từ 500.000 đồng. Một số homestay được yêu thích là Eco Palms House, Heaven Sapa, Viettrekking, Phơri’s House, Sapa Heavenly…

Ăn uống: Đến Sa Pa phải ăn đồ nướng, bởi đây là món ăn có mặt khắp nơi và nhiều loại từ các xiên thịt lợn, gà, rau củ cuốn cho tới trứng, ngô, khoai, cơm lam. Giá đồ nướng chỉ từ 20.000 – 100.000 đồng mỗi loại. Ngoài ra, cá hồi, cá tầm nấu lẩu hoặc ăn sống cũng rất được ưa chuộng. Một nồi lẩu giá 300.000 – 600.000 đồng phù hợp cho 3 – 6 người ăn.

Nguồn: vnexpress.net

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Reader’s Digest phiên bản Canada xếp vịnh Hạ Long vào danh sách 10 điểm đến ở Đông Nam Á du khách phải đến trước khi chết.

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có hơn 2.000 đảo đá vôi lớn, nhỏ. Các hòn đảo nhô lên trên mặt nước xanh lục và được phủ xanh bởi thảm thực vật tươi tốt. Du khách tới đây nên trải nghiệm du thuyền, đi qua những đảo đá vôi và khám phá vùng vịnh trong một hoặc nhiều ngày. Các gói du thuyền bao gồm hoạt động tham quan các hòn đảo, hang động, leo núi, chèo thuyền kayak…

Du khách không nên tới đây vào thời điểm gió mùa, từ tháng 6 – 9 và 1 – 3. Một trải nghiệm khác mà bạn có thể lựa chọn là đi thuyền tới những hòn đảo xa xôi, ít du khách hơn để khám phá thiên nhiên hoang sơ. Ảnh: Shutterstock.

Luang Prabang, vùng di sản của Lào, mang vẻ đẹp hòa quyện giữa kiến trúc truyền thống và thuộc địa, được xây dựng bởi người châu Âu thế kỷ 19, 20. Ngoài những ngôi đền, nơi đây nổi tiếng nhất với ẩm thực và lễ rước kiệu, một nghi thức buổi sáng diễn ra hàng ngày. Trong đó các nhà sư mặc áo choàng đi khất thực. Bên ngoài thị trấn là khu vực rừng rậm với những thác nước dữ dội và hang động rộng lớn. Ảnh: Shutterstock.

Angkor, Campuchia, là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên 400 km2, công viên bao gồm rừng, những di tích tráng lệ của Đế quốc Khmer, trong suốt thế kỷ 9 đến 15. Trong đó bao gồm đền thờ Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và vô số đồ trang trí, điêu khắc. Ảnh: Shutterstock.

Tỉnh Krabi, Thái Lan thu hút du khách với các bãi biển hoang sơ, những hòn đảo hẻo lánh. Trong đó có Ko Phi Phi, hòn đảo với bãi cát trắng dài và nước biển xanh trong, nơi làm bối cảnh cho phim The Beach. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm lặn bình khí ở đảo Ko Lanta và Rai Leh gần đó. Ảnh: Shutterstock.

Nằm ở bang Sabah, trên đảo Borneo, Kinabalu là ngọn núi cao nhất ở Malaysia. Đỉnh Low’s Peak có độ cao 4.095 m so với mực nước biển. Đây cũng được coi là một trong những đỉnh núi an toàn và dễ chinh phục nhất thế giới, nếu người leo có điều kiện sức khỏe tốt. Ảnh: Shutterstock.

Penang, Malaysia là sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Một trong những điểm thu hút của khu vực là ẩm thực giá rẻ. Ở đây, du khách có thể thưởng thức cà ri cay, mì laksas, súp mặn. Ngoài ra, bạn cũng nên ghé thăm thành phố Georgetown, Di sản thế giới UNESCO, nơi có những ngôi đền, nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà thuộc địa 200 năm tuổi. Ảnh: Shutterstock.

Vườn quốc gia Bromo – Tengger – Semeru, Indonesia có diện tích 800 km2 nằm ở trung tâm Đông Java. Đây là khu vực bảo tồn duy nhất trên cả nước có biển cát dài 10 km gọi là Tengger, nơi xuất hiện 4 núi lửa Batok, Kursi, Watangan và Widodaren. Tuy nhiên, ở đây chỉ có một núi lửa còn hoạt động là Bromo. Ở phía nam của công viên là cao nguyên được phân chia bởi thung lũng và sở hữu những hồ nước đẹp. Ảnh: Shutterstock.

Được mệnh danh là Vùng đất của các vị thần, Bali thu hút du khách với vẻ đẹp tự nhiên của những ngọn núi trùng điệp, ruộng bậc thang tươi tốt toát lên vẻ yên bình. Nơi đây cũng nổi tiếng là thiên đường lướt sóng với những bãi biển và khu nghỉ mát sang trọng. Dạo quanh Bali, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi đền chạm khắc cầu kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Rất hiếm nơi nào trên thế giới có hoàng hôn ấn tượng như ở đồng bằng Bagan, Myanmar, nơi có hàng nghìn ngôi đền cổ kính. Những ngôi đền, chùa ở đây không quá kỳ vĩ hay uy nghi nhưng xuất hiện dày đặc. Có khoảng 13.000 ngôi đền có mặt ở thành phố Bagan, thủ đô của Vương quốc Pagan cổ đại. Đến nay còn khoảng 2.000 di tích còn xót lại và bảo tồn. Ảnh: Shutterstock.

Những sườn đồi ở Ifugao, Phillipines được bao phủ bởi ruộng bậc thang được hình thành từ hàng nghìn năm trước, khi những người Vân Nam, Trung Quốc di cư tới đây. Trong mùa thu hoạch ở làng Banaue và Batad, khi cây lúa có màu vàng ruộm, thung lũng như phát sáng dưới ánh mặt trời. Ảnh: Shutterstock.

Nguồn: vnexpress.net

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

LẠNG SƠN – Sắc hồng của hoa đào rừng nở muộn phủ khắp núi đồi Mẫu Sơn trong những ngày cuối tháng tháng 3.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những vạt hoa đào rừng khoe sắc theo triền núi Mẫu Sơn, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km.

Tại độ cao 1.000 m của vùng núi Mẫu Sơn mùa này đang ngập tràn các loài hoa như đỗ quyên trắng, đỏ, đào chuông, hoa lê rừng… Trong đó ấn tượng nhất là hoa đào rừng.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào tại đây ra hoa muộn hơn một tháng so với các giống hoa đào khác, phân bố chủ yếu tại các thôn Ngàn Pặc, Thán Dìu thuộc xã Công Sơn, huyện Cao Lộc.

Nhiếp ảnh gia Bùi Vinh Thuận (TP Lạng Sơn), tác giả bộ ảnh cho biết, đào rừng Mẫu Sơn thích nghi với khí hậu giá rét, trơ thân cành và chờ đến tiết trời xuân nắng ấm mới bung nở, được xem là “nét đẹp rất riêng” của vùng núi Mẫu Sơn.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào rừng cổ thụ trên 20 năm tuổi có gốc to, thân cây phủ đầy rêu, cao đến 7 m.

Tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh luôn lên Mẫu Sơn mỗi mùa xuân về, để được khám phá phong cảnh khắp các nẻo đường và nếp sinh hoạt của người dân tộc ở vùng núi này.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Nhánh hoa đào rừng có màu hồng nhạt. Đối với các nhiếp ảnh gia, thời gian này đang là lúc lý tưởng để chụp ảnh mùa hoa nở rực rỡ nhất.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Đào rừng Mẫu Sơn có năm cánh to, với hai màu đặc trưng là hồng đậm (ảnh) và hồng nhạt. Cây sẽ trổ lá non sau mùa hoa nở và cho quả vào tháng 5 – 6 hằng năm.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Mùa xuân Mẫu Sơn cùng nụ cười của người phụ nữ dân tộc Dao Lù Gang. Vùng đất này có trên 95% người Dao định cư. Họ có trang phục rực rỡ sắc màu, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào rừng cổ thụ bên khối đất đá phủ đầy rêu và dương xỉ.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Một tổ chim trên cành đào mùa xuân. Những cây đào rừng cổ thụ không còn nhiều trên vùng núi này. Chính quyền xã Công Sơn đang có chính sách bảo tồn và nhân giống đào rừng để người dân và du khách được ngắm sắc hoa hồng thắm mỗi khi xuân về. Du khách tới đây nên lưu ý không hái hoa, bẻ cành để bảo vệ cảnh quan.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Bùi Vinh Thuận

Hàng loạt điểm đến dừng đón du khách

Hàng loạt điểm đến dừng đón du khách

Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, phòng lây nhiễm Covid-19, nhiều địa phương quyết định “đóng cửa” điểm du lịch, dừng lễ hội.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19, để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, Quảng Ninh hôm nay quyết định tạm dừng hoạt động du lịch trên địa bàn. Cụ thể, dừng dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long; tạm dừng đón khách tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Vân Đồn, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và các di tích, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kể từ 12 giờ ngày 12/3 đến hết ngày 26/3.

Hàng loạt điểm đến dừng đón du khách

Nhiều điểm đến ở tỉnh Quảng Ninh tạm dừng đón du khách, trong đó có dịch vụ ngủ đêm trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Shutterstock.

Đến trưa ngày 11/3 tỉnh Quảng Ninh chưa phát hiện thêm bệnh nhân dương tính với Covid-19, ngoài 4 ca đi cùng chuyến bay VN54 với “bệnh nhân 17” đã được công bố trước đó.

Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mở rộng rà soát toàn bộ danh sách khách trên chuyến bay VN54 có đến địa phương. Ngoài ra, “bệnh nhân 31” và “bệnh nhân 33” trước đó có lưu trú tại Quảng Ninh nên tỉnh đã khoanh vùng để tiến hành khử trùng.

Trước đó, ngày 10/3, UBND huyện đảo Phú Quý cũng đề xuất tỉnh Bình Thuận không cho khách du lịch ra đảo. Các đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam)… cũng đã dừng đón du khách.

Cồn Sơn có 78 hộ dân sinh sống nhưng có 16 hộ tham gia vào tổ hợp kinh doanh du lịch theo hướng cộng đồng. Nhằm đảo bảo an toàn cho người dân và nâng cấp dịch vụ, Cồn Sơn quyết định tạm ngưng đón khách từ ngày 10/3. Ảnh: Nguyễn Nam.

Cồn Sơn có 78 hộ dân sinh sống nhưng có 16 hộ tham gia vào tổ hợp kinh doanh du lịch theo hướng cộng đồng. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và nâng cấp dịch vụ, Cồn Sơn quyết định tạm ngưng đón khách từ ngày 10/3. Ảnh: Nguyễn Nam.

Tại miền Tây, nhóm du lịch cộng đồng Cồn Sơn (Cần Thơ) cũng quyết định ngưng đón và phục vụ khách từ ngày 10/3 cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Trần Đình Dũng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, cho biết sẽ dừng tổ chức Lễ hội Am Chúa (diễn ra từ ngày 24 – 26/3) và Lễ hội tháp Bà Ponagar (diễn ra từ ngày 12 – 15/4) để phòng chống dịch Covid-19.

Nguồn: vnexpress.net

Khám phá Côn Đảo ngắn ngày

Khám phá Côn Đảo ngắn ngày

BÀ RỊA – VŨNG TÀU | Ngắm máy bay hạ cánh sát mặt biển, lặn ngắm san hô ở nhiều bãi biển hoang sơ là trải nghiệm thu hút du khách đến Côn Đảo.

Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời gian thích hợp để khám phá Côn Đảo, lúc này biển êm gió nhỏ thuận lợi cho việc di chuyển ra đảo. Ban ngày nắng vàng và trời xanh thích hợp lặn biển và chụp ảnh.

Côn Đảo đẹp nhất vào khoảng tháng 3 - 5, trời ít mưa, biển êm. Ảnh: Tâm Linh.

Côn Đảo đẹp nhất vào khoảng tháng 3 – 5, trời ít mưa, biển êm. Ảnh: Tâm Linh.

Di chuyển ra Côn Đảo bạn có thể đi bằng máy bay và tàu biển.

Nếu đi đường hàng không, bạn chỉ mất khoảng 50 phút để đến sân bay Côn Đảo từ TP HCM hoặc Cần Thơ, chuyến bay do Vietnam Airlines khai thác với giá dao động 1,5 triệu – 2,5 triệu đồng một chiều. Từ sân bay Côn Đảo về trung tâm thị trấn khoảng 12 km, bạn nên đi taxi giá từ 280.000 đồng.

Di chuyển bằng tàu biển, tiện nhất nếu bạn xuất phát từ cảng Trần Đề (Sóc Trăng), thời gian di chuyển khoảng 2,5 giờ với giá vé 320.000 – 520.000 đồng mỗi chiều cho một hành khách. Từ TP HCM, bạn đặt vé xe khách đến Sóc Trăng khoảng 5 giờ xe chạy, vé từ 130.000 đồng.

Tại đảo, bạn có thể di chuyển bằng taxi với giá khoảng 11.000 đồng/ km, hoặc thuê xe máy giá từ 100.000 đồng một ngày, ô tô 12 – 16 chỗ với giá từ 1,5 triệu đồng một ngày. Ngoài ra, dịch vụ xe ôm chở bạn đi khắp nơi trên đảo có giá khoảng 300.000 đồng một ngày.

Khi đi lặn ngắm san hô, bạn cần thuê thuyền, cano có sức chứa 6 – 20 người với giá 2 – 5 triệu đồng khứ hồi trong ngày. Nếu đi ít người, bạn nên xin ghép đoàn ở các nơi bán tour để tiết kiệm chi phí.

Trung tâm thị trấn Côn Sơn có nhiều lựa chọn về cơ sở lưu trú cho du khách như nhà nghỉ, khách sạn, homestay, khu nghỉ dưỡng. Giá phòng dao động từ 130.000 đồng đến vài triệu đồng. Du khách cũng có thể cắm trại dã ngoại qua đêm ở những nơi được ban quản lý cho phép.

Trong thời gian ngắn ngày, bạn có thể chọn tham quan các địa điểm dưới đây.

Cụm đảo Hòn Bảy Cạnh – Hòn Tài – Hòn Cau – Hòn Tre lớn – Hòn Tre nhỏ – Hòn Bà: là tuyến du lịch sinh thái biển với các trải nghiệm lặn ngắm san hô, tham quan rừng ngập mặn, tìm hiểu hoạt động bảo tồn tài nguyên, và may mắn vào đúng mùa sẽ được xem rùa đẻ trứng, thả rùa con về biển. Khi thuê cano đi ra đảo nhỏ, bạn nên chọn 1 – 3 điểm là đủ trải nghiệm trong ngày.

Bãi tắm Đầm Trầu: nước biển êm và bãi cát vàng mịn. Tại đây có nhiều dịch vụ vui chơi như cano, ghế ngồi, ăn uống, ván chèo… Đặc biệt, bạn còn có thể nhìn máy bay đáp gần mặt biển ở bãi Đầm Trầu.

Mũi Tàu Bể: nằm trên con đường độc đạo từ sân bay về thị trấn. Nơi đây được du khách nhận xét là điểm ngắm bình minh đẹp nhất Côn Đảo.

Bãi Nhát, mũi Cá Mập: bãi biển hoang sơ được nhiều du khách dừng lại chụp ảnh nhất vì cảnh đẹp với cung đường uốn quanh triền núi, một bên là bãi biển xanh trong vắt.

Các bãi tắm trung tâm vịnh Côn Sơn có cát trắng mịn, biển lặng sóng và đông người địa phương đến đây bơi. Trên đường Tôn Đức Thắng ven bãi tắm, bạn có thể hóng mát tại các quán cà phê hướng ra biển.

Nhà tù Côn Đảo: được gọi là “địa ngục trần gian” nay vẫn gần như nguyên vẹn với các bức tượng tái hiện cảnh tra tấn tù nhân. Bạn nên thuê hoặc đi theo đoàn có người thuyết minh để được nghe những câu chuyện xúc động tại nhà tù năm xưa. Giá vé tham quan: 20.000 đồng một người.

Bảo tàng Côn Đảo: trước đây là nơi ở và làm việc của 53 đời Chúa đảo trong suốt 113 năm. Khu di tích ngày nay trở thành nơi trưng bày tư liệu, vật phẩm có giá trị lịch sử thu hút khách du lịch. Giá vé vào cửa: 20.000 đồng một lượt.

Nghĩa trang Hàng Dương: nơi có phần mộ của nữ liệt sĩ Võ Thị Sáu và hơn 2.000 liệt sĩ khác, được cho là rất linh thiêng.

Hồ An Hải: nằm ở trung tâm đảo lớn, là hồ nước ngọt lớn thứ hai trên đảo. Vào mùa hè, hoa sen trong hồ nở hồng thì con đường nơi đây trở thành không gian chụp ảnh thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch.

Những cung đường trên đảo cũng có nhiều không gian đẹp như tuyến đường rợp bóng cây bàng, hoa muồng vàng và phượng đỏ vào mùa hè, các bụi hoa giấy hồng dọc đường, ngôi nhà xưa cũ, các mũi cầu tàu vươn ra biển, con đường ven biển sát vách núi đá…

Những đặc sản Côn Đảo bạn nên tìm thưởng thức là ốc vú nàng, ốc nón, ốc tai tượng, ốc bàn tay, tôm hùm đỏ, tôm mũ ni, cua mặt trăng, cua vang, cá mú đỏ, gỏi cá nhám nước phỗng, mực một nắng… và các loại cá biển.

Ốc vú nàng là hải sản nổi tiếng ngon ở Côn Đảo. Ảnh: dulichvietnam.

Ốc vú nàng là hải sản nổi tiếng ngon ở Côn Đảo. Ảnh: dulichvietnam.

Tại đây còn có các bè nổi ăn uống dành cho du khách với giá trung bình một bữa khoảng 200.000 – 500.000 đồng, bạn chi thêm khoảng 10.000 – 30.000 đồng để đi tàu nhỏ ra các bè. Rẻ nhất vẫn là các hàng quán địa phương bình dân trong khu dân cư, với nhiều món như cơm, cháo, bún riêu, bánh khọt… chỉ từ 15.000 đồng.

Nếu cần mua đặc sản mang về, bạn đến chợ Côn Đảo, nơi bày bán nhiều loại đặc sản tươi sống, sấy khô và hàng lưu niệm. Mứt hạt bàng là thức quà dễ ăn được du khách ưa thích.

Lưu ý

Lịch tàu chạy hoặc chuyến bay có thể bị đổi thời gian hoặc hoãn do thời tiết xấu. Trên đảo có rất ít cây xăng nên bạn chú ý đổ xăng đầy bình nếu có ý định ra xa trung tâm. Thời tiết trên đảo ban ngày rất nắng và hơi lạnh vào ban đêm, do đó bạn cần chuẩn bị quần áo phù hợp.

Chi phí cho chuyến khám phá Côn Đảo 2 – 3 ngày khoảng 2.500.000 đồng bao gồm di chuyển, lưu trú, ăn uống.

Nguồn: vnexpress.net

Huế mùa hoa gạo

Huế mùa hoa gạo

Vẻ đẹp của vùng đất cố đô được điểm xuyết bằng sắc hoa gạo nở sớm, phủ màu đỏ chi chít trên những cành cây.

Huế mùa hoa gạo

Cây hoa gạo tại khu vực cầu Dã Viên nở rộ. Khu vực này hiện có bốn cây hoa gạo đỏ, do Trung tâm công viên cây xanh Huế chăm sóc. “Hoa gạo thường nở vào tháng 3, nhưng năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên nở sớm”, nhiếp ảnh gia Kelvin Long (Huế), tác giả bộ ảnh, cho biết.

Huế mùa hoa gạo

Cây hoa gạo bên vọng lâu nhìn từ cầu Dã Viên – nối liền đường Lê Duẩn với Bùi Thị Xuân.

Huế mùa hoa gạo

Tán cây hoa gạo tô điểm cho vẻ đẹp công trình Quan Tượng Đài. Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại của Việt Nam được xây dựng từ triều Nguyễn, thuộc phường Thuận Hòa, TP Huế. Công trình gồm phần nền đài và kiến trúc bên trên có tên là đình Bát Phong (ảnh) với 8 cạnh, 2 tầng mái, được chống đỡ bằng 12 cột gỗ.

Huế mùa hoa gạo

Sắc đỏ hoa gạo tại khuôn viên Cung An Định, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, nằm bên bờ sông An Cựu.

Huế mùa hoa gạo

Mùa hoa gạo nở cũng là lúc du khách và các gia đình đến check-in, chụp ảnh.

Ngoài Huế, cây hoa gạo được trồng nhiều ở công viên, đường phố, vỉa hè, làng quê hay những công trình tâm linh như đền, chùa tại các địa phương như Quảng Ngãi, Hà Nội, Sơn La, Hà Giang.

Huế mùa hoa gạo

Hoa gạo nở có 5 cánh, mùa hoa kéo dài gần một tháng và rụng dần trước khi cây ra lá non. Loài hoa này được biết đến với nhiều tên gọi khác như mộc miên, pơ lang.

Huế mùa hoa gạo

Thân cây gạo cao hơn 10 m, trên thân có nhiều gai.

Huế mùa hoa gạo

Những bông hoa gạo đầu mùa rụng xuống trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế ở đường Hùng Vương.

Huế mùa hoa gạo

Tán hoa gạo nở từng chùm đỏ tươi trên nền trời xanh. Những cành hoa gạo mùa này còn thu hút các loài chim đến hút mật.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Kelvin Long