Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Hai siêu phẩm máy bay mang tên The Hollywood và The Manhattan đều trị giá 80 triệu USD và có sức chứa 19 hành khách.
Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Embraer, công ty chuyên thiết kế những chiếc máy bay tư nhân sang trọng dành cho giới nhà giàu, vừa công bố các sản phẩm mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đó là hai chiếc máy bay tư nhân siêu sang mang tên The Hollywood và The Manhattan. Trên ảnh là thiết kế của The Hollywood.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

The Hollywood được thiết kế theo phong cách của điện ảnh Mỹ thập niên 20 và 30 của thế kỷ trước. Siêu phẩm trị giá 80 triệu USD này được miêu tả là “tràn ngập các chi tiết xa hoa với ghế sofa bọc da, đồ nội thất bọc vàng và bàn gỗ gụ”, theo Longroom.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Nó có sức chứa 19 người, với một phòng ngủ chính và phòng tắm vòi hoa sen.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Phòng ăn trên máy bay có sức chứa ít nhất 6 người ngồi cùng lúc. Trang trí nội thất theo trường phái Art Deco.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Ngược lại với sắc trắng tối giản của The Hollywood, The Manhattan được trang trí nội thất sẫm màu, với ghế sofa da cừu mềm mại, bàn gỗ gụ sáng bóng.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Thiết kế trong máy bay thứ hai mang phong cách của tòa nhà Empire State – một trong những biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Manhattan toát lên sự hoành tráng và sành điệu, gợi cho du khách nhớ đến các câu lạc bộ dành cho quý ông.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Khi chưa có nội thất, The Manhattan có giá 53 triệu USD.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Tuy nhiên sau khi được trang trí cầu kỳ, chiếc máy bay này có giá lên đến 80 triệu USD.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Hai siêu máy bay này dành cho du khách nhà giàu thuê để di chuyển khắp  thế giới trong thời gian tới.

Đường sắt ‘đổ lỗi’ thụt lùi vì hàng không giá rẻ

Tổng công ty Đường sắt cho rằng doanh thu và sản lượng vận chuyển giảm mạnh do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ôtô chất lượng cao…

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 vừa được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 6.523 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với năm trước. Trong đó, doanh thu của công ty mẹ đóng góp 34% nhưng vẫn không hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Giao thông vận tải giao. Kết quả này kéo dài chuỗi 4 năm liên tiếp doanh thu ngành đường sắt sụt giảm, trong khi khoản tiền nộp ngân sách tiếp tục tăng lên.

Ban lãnh đạo Tổng công ty đánh giá, lượng khách đi tàu đường dài giảm rõ rệt do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ôtô chất lượng cao và đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng đã đẩy ngành đường sắt vào tình cảnh khó khăn.

Năm 2016, sản lượng vận chuyển hành khách đạt 9,8 triệu lượt, giảm 1,4 triệu so với năm trước. Khối lượng hàng hoá xếp dỡ giảm gần 22%, đạt hơn 5 triệu tấn.

duong-sat-do-loi-thut-lui-vi-hang-khong-gia-re

Doanh thu ngành đường sắt giảm liên tiếp trong 4 năm.

Ngoài ra, kết quả này cũng có sự tác động bởi sự cố sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) vào cuối tháng 3 khiến thiệt hại ước tính khoảng 535 tỷ đồng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngành đường sắt không kịp phục hồi để đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 8% mỗi năm. Trong văn bản trình Bộ Giao thông mới đây, Tổng công ty đề nghị sử dụng gói hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ để thanh toán kinh phí mua đất mở đường tại ga Trảng Bom (Đồng Nai) hạch toán vào chi phí giải phóng mặt bằng khắc phục sự cố.

Nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, cộng thêm tiết giảm hơn phân nửa chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi vay nên lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gần 18% so với năm trước, đạt 173 tỷ đồng. Tính đến cuối năm, tổng tài sản của công ty mẹ là 14.414 tỷ đồng, cao gấp đôi năm trước do giá trị tài sản cố định hữu hình tăng thêm 7.000 tỷ.

Ban lãnh đạo Tổng công ty cho biết, nguồn vốn Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển ngành đường sắt giai đoạn 5 năm tới là 2.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí trả nợ xây dựng cơ bản, hoàn vốn ứng kế hoạch các năm trước và hai dự án chuyển tiếp gần 1.000 tỷ đồng nên kết cấu hạ tầng ngành đường sắt chưa thể có bước chuyển biến đột phá. Một số dự án chiến lược như đầu tư đường sắt tốc độ cao không được đưa vào danh mục bố trí nguồn vốn nên cũng không thể triển khai, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty.

Năm nay, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 138 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020, ngành đường sắt hoàn thành đầu tư mới 100 đầu máy công suất lớn và nâng sản lượng vận chuyển hành khách tăng gấp đôi hiện nay.

Nguồn: vnexpress.net

Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn

Gần 100 năm đã trôi qua kể từ khi chính quyền thuộc địa Pháp khởi xây Tân Sơn Nhất. Phi trường này là chứng nhân trước bao thế cuộc ly loạn, chiến tranh đẫm máu, và bây giờ là khát vọng đổi thay, phát triển.

Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn

Máy bay của vua Bảo Đại đáp xuống Tân Sơn Nhứt sau một chuyến đi săn – Ảnh tư liệu

Tân Sơn Nhất ngày xưa ra sao, ngày mai sẽ thế nào?

Chiếc Dreamliner – Boeing 787 hiện đại chầm chậm lăn bánh ra đường băng phi trường Tân Sơn Nhất. Cơ trưởng người Việt thông báo tình hình khí tượng trên đường bay đang ở điều kiện bình thường và chúc hành khách hành trình Sài Gòn – Paris thú vị.

Cú “take off”, cất cánh nhẹ nhàng với chiếc phi cơ lớn và hiện đại nhất của Vietnam Airlines. Vài phút sau, nó đã xa dần thành phố rực rỡ ánh đèn, tiến dần ra Biển Đông.

Từ quả khinh khí cầu thế kỷ XIX

Ở hàng ghế cuối sát cửa sổ, ông Nguyễn Trần Đỗ ngồi lặng yên quan sát cabin máy bay còn thơm mùi mới xuất xưởng. Trở lại quê hương sau hơn 41 năm xa cách, ông hơi bất ngờ vì được đi, về trên cả hai loại máy bay hiện đại nhất hiện nay là Airbus 350 và Boeing 787.

Tất cả đều mới bóng, sạch sẽ và phi hành đoàn cũng phục vụ khá lịch sự. Cô tiếp viên nói giọng chuẩn Sài Gòn nhẹ nhàng mời ông dùng suất ăn. Hương vị ẩm thực Việt thân quen, lại thêm vài lát dưa hấu, dứa, thăng long ngọt mát… Nhưng đó là chuyến bay đầu năm 2017.

Ngược dòng lịch sử trở lại 60 năm trước, vị Việt kiều Pháp tuổi ngoài 80 này từng là chứng nhân buổi đầu phát triển hàng không Việt Nam.

Khi ông nộp đơn cho người Pháp, xin làm việc ở Tân Sơn Nhất (trước năm 1975 gọi là Tân Sơn Nhứt), phi trường này vừa chính thức hoạt động được hơn 20 năm với những chiếc Dakota cánh quạt phục vụ cho cả vận tải quân sự lẫn dân sự.

Theo tư liệu của Tàng thư Bộ thuộc địa Pháp, người Việt đã chứng kiến rất sớm phương tiện di chuyển trên không của nhân loại ngay từ khi nó vừa được phát minh.

Năm 1791, nước Việt vẫn chìm đắm trong cuộc nội chiến khốc liệt giữa nhà Nguyễn với quân Tây Sơn, một quả khinh khí cầu của nền văn minh phương Tây đã được thả lên bầu trời Sài Gòn – Bến Nghé.

Người thả chính là giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), một giáo sĩ người Pháp giúp đỡ Nguyễn Ánh giành lại vương triều. Quả khinh khí cầu này đã chứng minh cho chúa Nguyễn và cả đối thủ ông thấy được sức mạnh của văn minh Pháp.

Đến năm 1793, trong trận giao chiến tái chiếm thành Quy Nhơn, viên sĩ quan lính thủy đánh bộ Pháp Olivier de Puynamel lại đề nghị Nguyễn Ánh cho sử dụng khinh khí cầu ném chất cháy hỏa thiêu thành trì, nhưng không được chấp thuận.

Nhà Nguyễn sợ rằng vũ khí khủng khiếp này (quá hiện đại thời ấy) sẽ gây thương vong và thiệt hại nghiêm trọng cho thường dân trong thành.

Nhắc lại sự kiện này, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Tư kể: “Người Việt đã không đành sử dụng hỏa lực từ khinh khí cầu để tàn sát đồng bào, nhưng người Pháp thì không ngại điều đó. Họ đã sớm sử dụng phương tiện bay trên không để phục vụ cho cuộc xâm lược Việt Nam”.

Ngày 12-4-1884, viên đại úy bộ binh Pháp Aron đích thân điều khiển khinh khí cầu Virgie bay cao độ 300m, ngoài tầm tất cả các loại vũ khí quân Việt bấy giờ, để do thám thành Hưng Hóa, chỉ điểm cho pháo binh bắn phá, chiếm thành…

Và ngay từ thế kỷ 19, khi thế giới mới khởi phát phương tiện bay, người dân nước Việt đã là chứng nhân, nhưng phần lớn là chứng nhân đau buồn của đêm dài mất nước.

Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn

Máy bay Pháp hạ cánh xuống Sài Gòn năm 1925 – Ảnh tư liệu – Tam Thái sưu tầm

Đến chiếc máy bay đầu tiên ở Sài Gòn

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, vào dịp gần lễ Giáng sinh, sáng 10-12-1910, chiếc máy bay Farman cánh đôi đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn.

Phi công Van Den Borg đã cố tình trình diễn lượn mấy vòng để dân chúng chiêm ngưỡng, rồi mới hạ cánh xuống bãi đất phẳng ở trường đua Sài Gòn.

Và chỉ một ngày sau tại Paris, tờ Le Figaro đã nhanh chóng chạy tin sự kiện đặc biệt này: “Ở Sài Gòn, phi công Van Den Borg đã bay trên máy bay cánh đôi hôm qua giữa Sài Gòn và Chợ Lớn, chuyến bay đầu tiên ở Đông Dương và Viễn Đông. Thống đốc Nam kỳ cùng đại sứ Pháp tại Bangkok đã có mặt chứng kiến”.

Điều thú vị là cùng ngày 10-12-1910, một chiếc Farman khác do phi công Tokugawa cũng cất cánh trên bầu trời Nhật Bản nhưng chậm hơn vài giờ so với chuyến bay chiếm kỷ lục đầu tiên tại Sài Gòn.

Tuy không được là chứng nhân sự kiện đặc biệt này, nhưng ông Nguyễn Trần Đỗ vẫn còn lưu lại câu chuyện tỉ mỉ từ hồi ký gia đình của ông nội Nguyễn Trần Cử.

Là thầy giáo dạy tiếng Pháp lẫn Quốc ngữ ở Sài Gòn, ông Cử kể sự kiện này như sau: “Trước ngày phi cơ đầu tiên đến Sài Gòn, Nhà nước Nam kỳ đã sai quan lại địa phương bố cáo dân chúng thành phố biết sắp có một sự kiện đặc biệt chưa từng thấy trên bầu trời.

Người dân được mời đến bãi quần ngựa để chiêm ngưỡng một con chim sắt bay được bằng động cơ có chong chóng đằng trước do một sĩ quan Lang Sa điều khiển.

Ngày đó, tui dẫn bà vợ và mấy đứa con cùng đi từ rất sớm, đến khoảng hơn 10 giờ sáng thì máy bay chúi đầu đáp xuống từ phía Phú Lâm”.

Kể về sự tò mò của người dân Sài Gòn lần đầu được nhìn thấy máy bay, ông Cử thuật lại tỉ mỉ: “Đám đờn ông thì ngơ ngẩn, thích thú, nhưng bầy phụ nữ và con nít thét lên vì sợ hãi. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ, chưa bao giờ họ ngó thấy một con chim sắt bự và gầm rú ầm ĩ đến vậy.

Nó bay xuống cứ như lao thẳng vào mình, khói lửa phun ra thành vệt dài như quầng mây phía sau. Nghe kể đâu nó bay từ Tân Gia Ba (Singapore) qua đây mất đến gần nửa ngày dù tốc độ phải nhanh gấp nhiều lần con hắc mã cự chiến nhất.

Điều nực cười là có mấy ông phú hộ, thương gia miệt Chợ Lớn hỏi giá, thèm mua ngay con chim thép bự này, dẫu từ thuở cha sanh mẹ đẻ tới giờ chưa được rớ ngón tay vô nó chứ mần gì biết lái…”.

Sau Sài Gòn 3 năm, một phi công người Nga tên là Komnousky mới hạ cánh xuống trường đua Hà Nội vào năm 1913.

Những sự kiện hàng không độc đáo này đã làm cho chính quyền Pháp ở Đông Dương thêm quyết tâm xây dựng phi trường để nối liền các địa phương xứ thuộc địa, và đặc biệt là tương lai của con đường nhanh nhất từ Sài Gòn đi Paris.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918, không quân lần đầu tiên trở thành lực lượng tác động mạnh cục diện chiến trường.

Một số sĩ quan Pháp sau khi tham chiến ở châu Âu, đã tháo rời các bộ phận máy bay để chở bằng đường biển sang Việt Nam và lập câu lạc bộ bay đầu tiên.

Họ bay trên bầu trời Sài Gòn, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Huế và Phnom Penh theo yêu cầu của quốc vương xứ này. Đó là loại máy bay hai tầng cánh, phải đốt khói để phi công xác định hướng gió khi cất và hạ cánh.

Ngày 13-7-1917, Sở Hàng không Đông Dương đầu tiên được toàn quyền Albert Sarraut ký quyết định thành lập, chính thức mở ra ngành hàng không trên cõi Việt Nam. Các sĩ quan công binh Pháp cũng bắt đầu khảo thám, nghiên cứu xây dựng phi trường Tân Sơn Nhất.

Ngày 21-12-1920 cũng là bước ngoặt lịch sử với nền hàng không Việt Nam khi một đội bay người Pháp thực hiện thành công chuyến bay từ Pháp sang.

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt thú vị là ngay thời điểm chưa mấy người dân xứ này được đặt chân lên máy bay thì đã có những phi công Việt sớm bay lượn trên trời Âu.

Trong đó có một đại úy phi công trẻ tuổi gốc Sài Gòn, từng hiên ngang tham chiến cùng các phi công Pháp trong Thế chiến thứ nhất, và được Chính phủ Pháp kính nể, lấy tên ông để đặt tên đường, trường học, in ảnh tem bưu chính…

“Đám đờn ông thì ngơ ngẩn, thích thú, nhưng bầy phụ nữ và con nít thét lên vì sợ hãi. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ, chưa bao giờ họ ngó thấy một con chim sắt bự và gầm rú ầm ĩ đến vậy”
Ông Nguyễn Trần Cử

 

Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước của Sài Gòn

Tọa lạc tại ngôi làng nằm trên gò đất cao nhất của Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất hồi đầu thế kỷ 20 chỉ có một đường băng bằng đất, xung quanh trồng cỏ.

Nằm cách trung tâm TP HCM 8 km về phía Bắc, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2015, sân bay phục vụ hơn 26,5 triệu lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới.

san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon

Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1968, khu vực trên và dưới đường băng vốn là
căn cứ quân sự nay thành khu dân cư và sân golf. Ảnh: Flickr

Đến năm 1920, khi thành lập phi đội Nam kỳ, chính quyền thực dân Pháp lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay. Tên của làng cũng thành tên sân bay từ đó. Phần đất còn lại của ngôi làng nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hợp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa.Theo cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, Tân Sơn Nhứt (tên ngày xưa) trước năm 1919 là tên một ngôi làng nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định. Về địa giới hành chính, làng thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và giáp các thôn Tân Sơn Nhì, Hạnh Thông Tây, Phú Nhuận… nay đều là tên các địa danh ở thành phố.

Ban đầu sân bay Tân Sơn Nhứt có một đường băng, nền đất, xung quanh trồng cỏ chỉ dùng cho quân sự. Năm 1921 tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút.

Năm 1930, chính quyền Sài Gòn muốn mở rộng sân bay phục vụ mục đích dân sự nhưng giá đất xung quanh sân bay đã cao vọt lên, không đủ ngân sách để bồi thường. Người ta nghĩ tới việc tìm ở Cát Lái thuộc Thủ Đức một khu đất vuông vức, mỗi chiều 1.400 m để xây dựng sân bay khác.

Công việc chưa kịp tiến hành thì gặp lúc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xây dựng lại từ đầu tốn kém nên chương trình làm sân bay mới đành hủy bỏ. Nhà chức trách lúc bấy giờ quay lại việc đền bù để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.

san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon-1

Sân bay Tân Sơn Nhất năm 1938 trong lần đón Bảo Đại bị thương
khi đi săn ở Đà Lạt về Sài Gòn chữa trị. Ảnh: Tư liệu

Khi vào Việt Nam, Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3.000 m bằng bêtông thay cho đường băng đất đỏ Pháp làm trước đó. Sân bay mới vừa phục vụ thương mại vừa là nơi không quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng làm căn cứ.Cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới hạ cánh Tân Sơn Nhất. Sau đó, nhiều tuyến bay quốc tế khác được mở. Đến năm 1937, toàn quyền Đông Dương cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở Hàng không dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay.

Theo một chuyên gia ngành hàng không, trước năm 1975, Tân Sơn Nhất có số lượng chuyến bay mỗi ngày cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay lúc đó khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore.

Phần đất này sau 1975 được cắt ra trong quá trình đô thị hóa, giao cho một số quận như Tân Bình, Gò Vấp quản lý. Theo đó, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền dọc đường Trường Chinh về ngã tư An Sương hay từ Phổ Quang sang Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung… vốn nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất xưa.

Hiện sân bay chỉ còn khoảng 1.500 ha, trong đó 850 ha được sử dụng dân dụng, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý. Trong đất quân đội này có 160 ha để làm sân golf và dịch vụ. Cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng cũng thông tin sẵn sàng nhường 20 ha đất ở khu vực sân bay cho Bộ Giao thông Vận tải để mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng đến nay việc bàn giao chưa hoàn tất.

san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon-2

Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Ảnh: Panoramio

Nguồn: vnexpress.net

Hãng hàng không Emirates kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Được biết, từ ngày 2/7/2017, hãng hàng không Emirates thuộc các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) sẽ chính thức khai thác đường bay thẳng nối trục Hà Nội – Dubai và đồng thời, đánh dấu 5 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, ông Haitham Al Battawy, Tổng giám đốc Emirates Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo Dân trí.


Ông Haitham Al Battawy, Tổng giám đốc Emirates Việt Nam

Ông Haitham Al Battawy, Tổng giám đốc Emirates Việt Nam

Hiện diện tại thị trường Việt Nam từ năm 2012, thưa ông, 5 năm qua, hãng hàng không Emirates đã đạt được những kết quả như thế nào?

-Ngày 4/6/2012, Emirates mở chuyến bay hàng ngày đầu tiên nối TP HCM và Dubai. Gần một năm sau đó, chúng tôi bắt đầu cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa Dubai và Hà Nội. Tháng 8/2016, Emirates bắt đầu khai trương chặng bay hàng ngày giữa Hà Nội và Dubai với một điểm dừng tại Yangon – Myanmar.

Ngày 1/7/2017 tới đánh dấu bước chuyển mới trong kế hoạch mở rộng mạng lưới của chúng tôi tới thị trường châu Á, cụ thể là Việt Nam bằng việc mở chuyến bay thẳng nối Hà Nội – Dubai, bỏ qua điểm chuyển tiếp tại Yangon (Myanmar). Thông qua trung tâm ở Dubai, tham vọng của chúng tôi là kết nối hành khách đi từ Việt Nam với mạng lưới toàn cầu rộng khắp tại khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu, Mỹ và Nam Á. Theo đó, chuyến bay thẳng đầu tiên nối Hà Nội – Dubai sẽ mang số hiệu EK395 với hai hạng vé phổ thông và thương gia, khởi hành lúc 1h30 sáng và đến nơi lúc 5h05 cùng ngày giờ địa phương. Các chuyến bay đều sử dụng tàu bay B777-300ER.

Tôi rất ấn tượng về sự tăng trưởng của đội ngũ nhân viên Emirates Việt Nam song hành cùng kế hoạch phát triển, đặt nền móng tại thị trường Việt Nam.

Thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là tiềm năng nhưng cũng cạnh tranh vô cùng khốc liệt với hơn 50 hãng quốc tế và 4 hãng nội địa đang hoạt động. Tại sao, Emirates lại quyết định mở đường bay thẳng tới Việt Nam vào thời điểm tháng 7/2017 thưa ông?

-Việc khai thác đường bay thẳng Dubai – Hà Nội đã nằm trong kế hoạch được tính toán thận trọng kể từ khi chúng tôi mở đường bay tới TP HCM lần đầu tiên năm 2012. Khi quyết định khai thác chính thức vào tháng 7/2017, chúng tôi căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu giao thương giữa 2 nước và nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam. Chặng bay từ Dubai tới TP HCM và chặng bay Dubai – Hà Nội nối chuyến tại Yangon (Myanmar) sau một thời gian khai thác cũng ghi nhận được kết quả rất khả quan.

Kể từ khi chuyến bay đầu tiên của Emirates cất cánh tới Việt Nam, nhìn lại 5 năm qua, ông đánh giá như thế nào về thị trường hàng không Việt?

-Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt khoảng 59 triệu lượt khách và khoảng 1,6 triệu tấn hàng hóa đến năm 2019. Trong khi đó, thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện có hơn 9.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Dubai. Từ điểm này, hành khách có thể di chuyển tới 39 điểm đến tại châu Âu với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày.

Với thị trường tiềm năng như vậy, chúng tôi kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối giữa Việt Nam với kiều bào đang làm việc và sinh sống tại khu vực Âu – Mỹ, cũng như khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, thông qua hai tuyến đường bay thẳng hàng ngày nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với Dubai.

Một lý do nữa khiến chúng tôi tin tưởng vào thị trường Việt Nam đó là nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân đang tăng trưởng với tốc độ hai con số. Nhiều đánh giá cho thấy, Việt Nam nằm trong top 5 thị trường có lượng khách di chuyển bằng đường hàng không cao nhất thế giới (sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia), với mức tăng trưởng hấp dẫn, khoảng 8,2%.


Emirates là hãng hàng không lớn nhất khu vực Trung Đông

Emirates là hãng hàng không lớn nhất khu vực Trung Đông

Ông có thể cho biết kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh của Emerates so với các hãng hàng không khác tại thị trường Việt Nam?

Là hãng hàng không lớn nhất khu vực Trung Đông, Emirates có trụ sở chính đặt tại Dubai, UAE, vận hành hơn 3.600 chuyến bay mỗi tuần đến hơn 156 thành phố, 83 quốc gia trên khắp 6 châu lục.

Hiện tại, Emirates là hãng hàng không duy nhất trên thế giới khai thác dịch vụ bay với một đội máy bay gồm toàn máy bay thân rộng, bao gồm 95 chiếc A380 và 138 chiếc Boeing 777. Trong tương lai, Emirates còn đang đặt hàng 217 máy bay mới trị giá hơn 108 tỷ đôla.

Khi bay cùng chúng tôi, khách hàng có thể tận hưởng những dịch vụ đẳng cấp thế giới trên suốt hành trình di chuyển, như hệ thống giải trí gồm hơn 2.500 kênh theo yêu cầu với những bộ phim mới nhất, các chương trình TV từ khắp mọi nơi trên thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt, Emirates trang bị màn hình lớn 13,3 inch tại ghế ngồi trong khoang hạng phổ thông.

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ dành riêng cho các gia đình có con nhỏ. Đội ngũ tiếp viên hàng không đa quốc tịch đến từ 135 quốc gia có thể nói được hơn 60 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt luôn sẵn sàng phục vụ hành khách. Hơn nữa, chúng tôi rất chú tâm tới gu ẩm thực, sở thích cá nhân của hành khách để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Emirates luôn đặt khách hàng làm trung tâm cho tất cả hoạt động của hãng và chúng tôi cố gắng để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể tại mỗi điểm đến, mỗi ngày, trên toàn thế giới. Emirates liên tục đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ cả mặt đất và trên không.

Kế hoạch khai thác chặng bay thẳng từ Dubai tới Hà Nội được triển khai như thế nào (giá vé, đại lý bán vé, book các tour du lịch)?

-Trên chuyến bay thẳng nối Hà Nội và Dubai, hành khách có thể tiết kiệm được khoảng 2 giờ 40 phút thời gian di chuyển, cũng như có thể kết nối trực tiếp tới hơn trên 150 điểm đến toàn cầu thông qua Dubai. Với các chuyến bay thẳng hàng ngày, chúng tôi mong muốn hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển thương mại và du lịch tại khu vực miền Bắc Việt Nam, nơi tập trung nguồn vốn quốc doanh.

Vì lý do đó, chúng tôi muốn đem lại phương thức tiếp cận thuận tiện nhất cho khách hàng khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Emirates. Họ có thể vào trang web chính thức của chúng tôi tại www.emirates.com , hoặc tới các Văn phòng đại diện của Emirates hay liên hệ với các đại lý du lịch. Khách hàng được tự do lựa chọn cách nào tiện lợi nhất với họ.

Trải nghiệm khách hàng luôn là trọng tâm hàng đầu trong hoạt động của chúng tôi. Giá vé của chúng tôi được các đại lý du lịch và khách hàng đánh giá là rất cạnh tranh. Chúng tôi còn cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ xuất sắc và các mức giá vé hợp lý. Giống như các hãng hàng không khác, Emirates cung cấp nhiều loại giá vé trong suốt năm tùy thuộc vào thị trường. Chúng tôi luôn có chương trình giá vé đặc biệt tới các điểm đến cụ thể và các mức giá khuyến mãi hấp dẫn tại cổng thông tin www.emirates.com trong suốt cả năm.

Kế hoạch trong tương lai gần của Emirates sau khi đường bay thẳng nối Dubai và Hà Nội đi vào hoạt động là gì?

-Mục tiêu ngắn hạn của chúng tôi trong thời gian sắp tới là củng cố vị trí thương hiệu tại Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn nữa nhằm thu hút hành khách lựa chọn Emirates. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn hướng tới mục tiêu dài hạn của hãng, đó là mong muốn mang đến cho khách hàng hình ảnh một hãng hàng không quốc tế, một Emirates đa văn hóa, hiện đại, sáng tạo với trọng tâm là chất lượng và dịch vụ đẳng cấp.

Nguồn: dantri.com.vn

Hốt bạc từ máy bay cũ

Ở nước Anh có một nơi nhiều máy bay được đưa đến để xử lý khi hết hạn sử dụng. Đó là một căn cứ cũ của không lực hoàng gia, nằm trong địa hạt Gloucestershire ở miền Tây Nam, lọt giữa vùng nông thôn của Anh.

Chiếc máy bay “về hưu” có những bộ phận có giá trị bất ngờ và đôi lúc ta còn có thể tìm được thứ tài sản khác thường nào đó bị thất lạc, chẳng hạn chiếc ví có chứa 600 USD của viên cơ trưởng mất cách nay gần 1 thập kỷ. “Các động cơ và các bộ phận có giá trị cao hơn khi được tháo gỡ hơn là cố bán nó như là một phần của cỗ máy biết bay” – ông Mark Gregory, nhà sáng lập Công ty Air Salvage International, chuyên tháo dỡ các máy bay hành khách không còn sử dụng nữa tại khu vực nói trên.

Hốt bạc từ máy bay cũ - Ảnh 1.

Đội ngũ Công ty Air Salvage International tháo gỡ từng bộ phận chiếc máy bay “nghỉ hưu”

Ảnh: BBC

Mỗi năm, khoảng 50-60 máy bay hành khách thực hiện chuyến bay cuối cùng đến đó. Khi máy bay hạ cánh, cựu kỹ sư hàng không Gregory và đội ngũ của ông bắt tay tháo gỡ mọi bộ phận. “Khoảng 80%-90% giá trị của một chiếc máy bay nằm ở trong các động cơ. Khi tháo gỡ động cơ xong, chúng tôi mới đụng đến các bộ phận có giá trị khác ở phần khung máy bay” – ông Gregory cho biết. Quá trình này mất khoảng 8 tuần đối với loại máy bay thân hẹp như Boeing 737 hoặc Airbus A320. Đối với những máy bay khổng lồ Boeing 747 hoặc 777, thời gian xử lý phải mất đến 10-15 tuần.

Tuy nhiên, việc rút hết nhiên liệu vào một bể chứa lớn là thao tác phải làm trước khi tháo gỡ bất cứ bộ phận nào. Sau đó, người ta sử dụng các cần trục để tháo rời các động cơ ra trước khi bơm vào đó một chất bảo quản lỏng. Kế tiếp, người ta bọc kỹ động cơ lại bằng nhựa dẻo trong lúc nó chờ đợi một “bến đỗ” mới.

Đây là công việc hái ra tiền. Mỗi động cơ lấy từ chiếc Boeing 777 20 tuổi có thể đem về khoảng 2,35 triệu bảng. Thị trường có nhu cầu cao về những động cơ cũ này. Chúng thường được tái sử dụng trên chiếc máy bay “trẻ” hơn hoặc được hãng hàng không mua về để thay thế động cơ bị hư hỏng. Giá một động cơ mới cho chiếc Boeing 777 có thể lên tới 24 triệu bảng.

Các bộ phận có giá trị khác của phần khung máy bay gồm: thiết bị hạ cánh, bộ phận năng lượng phụ trợ (là một tuốc-bin ở phía sau máy bay có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hệ thống điện), một số thiết bị điện tử hàng không, hệ thống điều hòa không khí và cầu trượt thoát hiểm. “Cuối cùng, chỉ còn lại thân máy bay. Chúng tôi có thể bán nhiều bộ phận trên sàn máy bay cho các trường huấn luyện bay. Thậm chí có những người muốn mua cửa máy bay và ghế ngồi trên máy bay” – ông Gregory nói thêm với đài BBC.

Thị trường ghế máy bay đã qua sử dụng cũng phát triển mạnh – ghế hạng phổ thông giá vài trăm bảng, còn ghế khoang hạng nhất trị giá hàng ngàn bảng. Người ta mua về để hỗ trợ công tác huấn luyện tiếp viên hàng không, sử dụng trong phòng chiếu phim hoặc do đam mê kỳ lạ của người nào đó.

Khắp thế giới, khoảng 400-600 máy bay thương mại được tháo rời mỗi năm, tạo ra khoảng 30.000 tấn nhôm, 1.800 tấn hợp kim, 1.000 tấn sợi carbon và 600 tấn các bộ phận khác. Con số này có thể còn tăng khi theo Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO), có đến 18.000 máy bay nhiều khả năng “về hưu” trong vòng 13 năm tới, dẫn đến thách thức không nhỏ trong việc xử lý chúng.

Nguồn: nld.com.vn

Người Sài Gòn xưa đi máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhứt

Trước 1975, Tân Sơn Nhứt có nhiều chuyến bay nhất Đông Nam Á, quỹ đất để mở rộng sân bay đến 3.600 ha, gấp 3 lần sân bay Changi của Singapore.

Bảng chỉ dẫn hướng vào phi trường Tân Sơn Nhứt.

Bảng hiệu của sân bay, ngày trước do các phát âm của người nam là “thứ nhứt” nên người Sài Gòn gọi sân bay là Tân Sơn Nhứt.

Sân bay có xe buýt riêng để đón khách từ đầu đường vào trong để làm thủ tục.

Tại quầy làm thủ tục của hãng hàng không Việt Nam lúc đó.

Hành khánh tại phòng chờ trước khi ra máy bay.

Sau khi kiểm tra vé lần cuối, nhân viên sẽ hướng dẫn khách đi bộ ra máy bay.

Một vị khách nổi tiếng, thiền sư Thích Nhất Hạnh (người quấn khăn đen) trong một lần ra phi trường.

Dòng người xếp hàng đi bộ ra nơi máy bay đậu.

Toàn cảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1966. Ảnh: Life

Ngoài phục vụ dân sự thì sân bay còn là căn cứ của không quân chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Mỹ.

ẢnhBill Eppridge

Nguồn: vnexpress.net

ATADI thông báo thời gian làm việc

ATADI chân thành cảm ơn quý khách hàng luôn đồng hành và ủng hộ ATADI trong thời gian qua.
Để phục vụ tốt hơn cho công tác hỗ trợ khách hàng, ATADI xin thông báo đến Quý khách thời gian làm việc chính thức của tổng đài hỗ trợ ATADI như sau:

  • Thời gian làm việc: từ 08h00 đến 18h00 tất cả các ngày trong tuần.
  • Quý khách cần hỗ trợ ngoài khung giờ trên, vui lòng gửi email về địa chỉ hotro@atadi.vn, ATADI sẽ phản hồi ngay trong ngày làm việc kế tiếp.

Khung thời gian làm việc trên được áp dụng từ ngày 10/03/2017. Vậy ATADI xin thông báo để Quý khách hàng biết được và thuận tiện cho việc liên hệ  tổng đài ATADI khi cần hỗ trợ.

Trân trọng!

Chàng cơ trưởng 9X giải thích việc máy bay hay trễ giờ

Quang Đạt cho biết anh mong sau bài viết của mình, mọi người sẽ có cái nhìn thông cảm hơn khi đi máy bay.

Việc trễ chuyến xưa nay không hiếm gặp ở các hãng máy bay tại Việt Nam cũng như quốc tế. Sự chờ đợi thường khiến hành khách cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Sau khi nghe quá nhiều phàn nàn, kêu ca từ bạn bè, Nguyễn Quang Đạt – chàng cơ trưởng 9X của hãng Jetstar Pacific Airlines – mới đây quyết định lên tiếng, mong mọi người có cái nhìn thông cảm hơn với dân trong nghề.

Hành trình lòng vòng từ Hà Nội đến TP.HCM vì chậm chuyến mà Quang Đạt từng bay.

Tớ có khá nhiều đứa bạn luôn kêu ca về chuyện vì sao chuyến bay thường hay bị ‘delay’.”Công bằng đi các bạn, chúng tớ cũng cố gắng lắm rồi!

Có nhiều hôm, tớ mặc đồ thường đi ngồi ghế khách, trong lúc máy bay chờ tới lượt cất cánh khoảng 10 phút, các thượng đế cũng thường buông ra một câu than thở nghe rất chán: “Cái hãng này chẳng bao giờ bay đúng giờ nhỉ?”.

Tớ bay tới rất nhiều sân bay lớn của châu Á như Hong Kong, Bangkok, Singapore… thực sự là căng thẳng và bức bách nhất chính là bay đến Sài Gòn.

Hạ tầng của mình quá tải kinh khủng. Sân bay có khả năng phục vụ 25 triệu lượt khách, năm nay đã có tới 32 triệu lượt nên tắc ở trên không xuống tới cổng sân bay.

Đáp được xuống rồi, đôi khi chờ đường lăn, chờ bãi đậu để được vào cũng mất 10-15 phút. Vậy tổng cộng là nếu một chuyến bay không may mắn, chỉ vì “đường đông” đã có thể trễ tới 30-45 phút.

Một ngày, một máy bay phục vụ khoảng 6-8 chuyến, chỉ cần một nửa trong đó bị ‘tắc đường’ là những chuyến cuối ngày đã có thể trễ tới 2 tiếng”.

Đó là vài dòng chia sẻ của Quang Đạt. Theo đó, anh phân tích thời gian chờ giữa các chuyến khá sát nhau. Chỉ có như vậy, mọi người mới mua được vé máy bay với giá rẻ nhất thế giới.

Để có giá rẻ, một máy bay phải làm sao thực hiện được nhiều chuyến nhất mỗi ngày. Phi công và tiếp viên hàng không thậm chí còn không được nghỉ ngơi phút nào sau khi hạ cánh.

Đạt cho biết anh cùng ê-kíp luôn cố gắng để làm hài lòng hành khách.

Họ còn phải kiểm tra an ninh cho cả khoang, nhận đồ ăn uống, rồi lại nhanh nhẹn tháo bao tay tươi cười chào khách chuyến sau. Tất cả thực hiện trong đúng 30 phút, đôi khi bận quá còn không kịp… đi toilet”, Đạt tiết lộ.”Phi công chịu trách nhiệm chuẩn bị lập trình máy bay, nạp nhiên liệu và kiểm tra các hệ thống máy. Tiếp viên thì vừa tươi cười chào khách chuyến trước đã phải đeo bao tay, đi thu những đồ rác khách bỏ lại.

Chàng cơ trưởng cho biết thêm một trong những nguyên nhân làm trễ chuyến bay chính là kỹ thuật. Đôi khi, chỉ vì hỏng một cái đèn, một vết cắt nhỏ trên lốp, một hệ thống rất nhỏ trong hàng chục hệ thống của máy bay báo lỗi mà máy bay không được phép bay tiếp.

Tuy nhiên, những điều trên không phải hành khách nào cũng hiểu và thông cảm được cho người làm nghề. Quang Đạt và đồng nghiệp vẫn thường nghe nhiều câu phàn nàn khá vô tâm như “Hãng này chẳng bao giờ đúng giờ”, “Sao không để phi công Tây thực hiện chuyến bay cho nhanh”…

Quang Đạt làm cơ trưởng được 2 năm.

“Chất lượng là điều rất quan trọng khi làm dịch vụ, nhưng hạ tầng của mình chưa đáp ứng được yêu cầu cao như vậy.Chia sẻ với Zing.vn, 9X cho hay anh không muốn gây tranh cãi, chỉ mong mọi người có cái nhìn thông cảm hơn với những người như mình.

Thực tế, tỷ lệ đúng giờ tới 80% số chuyến bay ở Việt Nam là rất cao so với thế giới rồi. Mình mong mọi người có thể hiểu và thông cảm hơn sau bài viết này”, Đạt nói.

Nguyễn Quang Đạt (26 tuổi) hiện là cơ trưởng tại hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines. Anh đã làm quen với máy bay được 6 năm và đảm nhận vị trí cơ trưởng khoảng 2 năm.

Nguồn: news.zing.vn

Vietjet lỗi hệ thống, hạ hỏa ngay vì ATADI tặng bạn 33.000 VNĐ

Trong những ngày vừa qua, hệ thống của Vietjet gặp trục trặc, do vậy mà việc mua vé máy bay của Vietjet trên atadi.vn cũng trở nên chậm và khó khăn hơn thông thường.

ATADI đã liên hệ bộ phận kỹ thuật của Vietjet Air yêu cầu hỗ trợ, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại sự cố trên vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.

ATADI chân thành xin lỗi và mong cả nhà thông cảm vì sự bất tiện này.

Để thay cho lời xin lỗi, ATADI xin gửi tặng +33.000 đồng cho những khách hàng không mua được vé Vietjet trong thời gian từ 28/01/2017 đến 06/02/2017.

Bạn hãy gửi ngay thông tin như sau về địa chỉ email: hotro@atadi.vn để ATADI xác minh và cộng tiền nhé!
Tiêu đề: Cưng ATADI quá đi mà!
Nội dung:
– MÃ HỒ SƠ: (mã hồ sơ của bạn)
– TKTT: (mã tài khoản thanh toán của bạn)

Lưu ý: Mỗi tài khoản chỉ được cộng tiền một lần cả nhà nhé!

Danh sách cộng tiền, mọi người xem tại đây: bit.ly/danhsach33k

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG THÁNG 02/2017

Công ty Cổ phần ATADI thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 02/2017.

Ứng viên vui lòng xem kỹ thông tin vị trí tuyển dụng, địa điểm làm việc và yêu cầu công việc tương ứng.


Vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng

  • Số lượng tuyển: 10 nhân viên
  • Mô tả công việc:

– Trực tổng đài, bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch;

– Giải đáp thông tin và hỗ trợ khách hàng mua vé máy bay, sản phẩm du lịch và thanh toán trực tuyến;

– Báo cáo cho cấp trên theo yêu cầu;

– Công viêc̣ cụ thể trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

  • Yêu cầu công việc:

– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc các hệ khác.

– Tác phong thanh lịch, chuyên nghiệp.

– Thành thạo tin học văn phòng, hiểu biết và có thể làm việc trên môi trường internet.

– Kỹ năng: giao tiếp, thuyết phục tốt, biết sắp xếp và điều phối công việc khoa học.

– Phẩm chất / tính cách: ngôn ngữ lưu loát, nhẹ nhàng, trung thực, trách nhiệm, cởi mở, nhiệt tình. Yêu thích ngành dịch vụ và có thể làm việc dưới áp lực công việc cao.

– Ưu tiên các ứng viên đã có kinh nghiệm trực Tổng đài, Bán vé máy bay, Bán hàng trực tuyến hoặc Chăm sóc khách hàng trong các lĩnh vực hàng không, du lịch và khách sạn.

  • Mức Lương:

– Lương chính thức: từ 4,500,000 VNĐ (+ thưởng được trích từ 10% doanh số bán hằng tháng của công ty và được xét thưởng theo quy chế công ty), tổng thu nhập từ 5,000,000 VNĐ trở lên.

– Thời gian thử việc: 01 tháng. Lương thử việc : 3,500,000 VNĐ

  • Quyền lợi:

– Được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nhà nước

– Chế độ tăng lương theo quy chế của công ty

– Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp.

  • Địa điểm làm việc:

Block 305 – Lầu 3 – Thăng Long Office building – 84 Thăng Long, P.4, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Thời gian làm việc: giờ hành chính – 6 ngày/ tuần

Ca 1:

+ Từ 7h sáng đến 17h chiều

+ Hoặc 8h sáng đến 18h chiều

Ca 2: Từ 14h đến 22h

***Cách thức ứng tuyển:

  • Ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ qua địa chỉ email: hotro@atadi.vn
  • Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty.

Lưu ý: Vui lòng gửi kèm hình của ứng viên (không qua chỉnh sửa).

Thông báo lịch hoạt động Tết Đinh Dậu 2017

Công ty cổ phần ATADI (atadi.vn) chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã ủng hộ và tin dùng dịch vụ của ATADI trong thời gian qua!

Để thuận tiện cho việc liên hệ và thanh toán vé máy bay trong dịp Tết, chúng tôi xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu của công ty như sau:

NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ĐINH DẬU: Từ 26/01/2017 (tức 29 âm lịch) đến hết ngày 01/02/2017 (tức mùng 5 Tết)

1. Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 17h chiều.

2. Hình thức thanh toán:

  • Trong thời gian từ ngày 26/01/2017 đến hết ngày 01/02/2017 việc thanh toán vé máy bay với atadi.vn chỉ chấp nhận duy nhất hình thức thanh toán bằng CHUYỂN KHOẢN trong CÙNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (Vietcombank, Techcombank, Sacombank). Riêng ngân hàng Agribank, atadi.vn sẽ không nhận thanh toán trong thời gian này.
  • Với các giao dịch chuyển tiền ngoài hệ thống ngân hàng (Vietcombank, Techcombank, Sacombank), nếu số tiền thanh toán được chuyển tới sau khi vé máy bay đã bị hủy, atadi.vn sẽ tra soát và hoàn lại tiền cho khách sau ngày 01/02/2017.

3. Tổng đài hỗ trợ:

  • Tổng đài hỗ trợ 1900-636484 của ATADI vẫn hoạt động trong thời gian nghỉ Tết. Tuy nhiên vì có sự cắt giảm bớt số lượng tổng đài viên dịp Tết nên có thể sẽ bị nghẽn, vì vậy ATADI khuyến khích khách hàng gửi yêu cầu hỗ trợ về địa chỉ email: hotro@atadi.vn
  • Trong thời gian từ ngày 26/01/2017 đến ngày 01/02/2017, atadi.vn chỉ hỗ trợ khách hàng việc bổ sung dịch vụ (hành lý, đổi tên hành khách, đổi hành trình – ngày bay).
  • Ngoài ra, quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với các hãng hàng không qua các số điện thoại dưới đây:
    • Vietjet Air: 1900-1886
    • Jetstar Pacific: 1900-1550
    • Vietnam Airlines: (08) 38.320.320

Lưu ý: Trong thời gian này, vì là dịp cao điểm nên có thể hotline các hãng hàng không sẽ bị bận máy, quý khách vui lòng chờ máy hoặc gọi lại sau.

ATADI sẽ làm việc trở lại từ 8h00 Thứ Năm ngày 02/02/2017 (Nhằm mồng 6 Tết)
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã theo dõi thông báo này.

ATADI kính chúc quý khách hàng một năm mới AN KHANG – THỊNH VƯỢNG – VẠN SỰ NHƯ Ý.

Xin trân trọng cảm ơn!