Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Slogan du lịch đóng vai trò làm nổi bật hình ảnh của quốc gia và thu hút sự chú ý của du khách.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Bhutan, vùng đất của hạnh phúc, thu hút khách du lịch với slogan “Happiness is a Place” (Hạnh phúc là một nơi). Nhiều chuyên gia đánh giá Bhutan xứng đáng với slogan này. Ảnh: Bhutan Tourism.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Sạch, xanh, đa dạng sinh học và bền vững với môi trường, Costa Rica quảng bá về đất nước với du khách với slogan: “No Artificial Ingredients” (Không có thành phần nhân tạo). Khẩu hiệu này ra đời năm 1997, được dùng trong một thập niên và sau đó được Bộ trưởng Du lịch nước này xem xét tái sử dụng do thành công nó mang lại. Ảnh: Antonio Saba/Visit Costa Rica.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Nằm ở Đại Tây Dương ngoài khơi tây bắc châu Phi, Cabo Verde (quốc đảo trước đây gọi là Cape Verde) nói với du khách “No stress” (Không căng thẳng). Slogan này được đánh giá là “cô đọng”. Ảnh: Ocean Plates.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Đẹp là tính từ được sử dụng nhiều nhất trong các câu slogan du lịch. “Simply Beautiful” (Đơn giản là đẹp) của St Lucia không mất nhiều thời gian để nghĩ ra. Lào cũng có câu slogan tương tự hay Burundi với “Beautiful Burundi” (Burundi tươi đẹp). Quốc gia ít ai biết đến ở châu Phi Djibouti đã ghép tên mình với từ “beauty” thành “Djibeauty”. Ảnh: Insider.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Bang Montana của Mỹ có khung cảnh đồi núi ngoạn mục và không gian rộng mở, thích hợp cho những chuyến du lịch thám hiểm và là nơi để bạn tìm thấy con người mình. Từ năm 2012, Hội đồng Du lịch đã khuyến khích du khách đi lạc – “Get lost” – tại các địa điểm tham quan. Ảnh: Salvage Signs.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Thị trấn Padasjoki xa xôi của Phần Lan quảng cáo hình ảnh thiên nhiên hoang dã nguyên sơ của đất nước trong một video hài hước: “Experience Nothing” (Không có gì để trải nghiệm). “New York có mọi thứ… chúng tôi chẳng có gì. Paris có di tích… chúng tôi chẳng có gì”. Ảnh: CITI I/O.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Bắt đầu từ năm 1969, “Virginia is for lovers” (Virginia là nơi dành cho những người yêu nhau) là slogan du lịch được dùng lâu nhất ở Mỹ. Nó cũng được công nhận trong top 10 chiến dịch quảng bá du lịch hàng đầu. Ảnh: Wtop.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Để làm nổi bật khoảng cách ngắn giữa các điểm tham quan, El Salvador từng quảng bá rằng đây là “quốc gia 45 phút”. Tuy nhiên câu slogan lại mang đến ấn tượng rằng đây không phải là nơi để nán lại thậm chí dù chỉ một giờ. Do đó, slogan sau đó được thay thế và quốc gia này sử dụng khẩu hiệu như ảnh. Ảnh: El Salvador Travel.

Những slogan du lịch hay và dở nhất thế giới

Năm 2006, Australia sử dụng slogan quảng cáo du lịch: “So where the bloody hell are you?” (Vậy bạn đang ở nơi quái quỷ nào vậy?). Chiến dịch này bị cấm ở một số nước vì từ “bloody hell” mang ý nghĩa xúc phạm và nhiều người nhại lại thành các phiên bản khác nhau. Nó đã thành công về mặt tiếp cận đến công chúng nhưng lại không thành công trong việc lôi kéo khách du lịch tới Australia. Ảnh: Inspiration Room.

Nguồn: vnexpress.net

Khách trốn trong toilet để đi lậu máy bay

Khách trốn trong toilet để đi lậu máy bay

Chuyến bay bị cất cánh chậm vì một hành khách không có vé đột nhập lên máy bay, trốn trong nhà vệ sinh.

Sự việc xảy ra trên một chuyến bay của hãng Vueling vào sáng 11/11. Theo lịch trình, máy bay cất cánh lúc 0h40 (giờ địa phương), từ Barcelona, Tây Ban Nha đến Dublin, Ireland. Toàn bộ hành khách đã ổn định chỗ ngồi phải rời máy bay sau khi một người lạ mặt được phát hiện trong cabin. Người đàn ông này đã cố trốn trong toilet và khóa cửa.

Khách trốn trong toilet để đi lậu máy bay

Sự cố khiến máy bay khởi hành trễ hơn dự kiến hơn 14 tiếng. Ảnh: iStock.

Cảnh sát cho biết hành khách này lên máy bay bất hợp pháp, không có vé hay hộ chiếu, trong khi đây là chặng quốc tế. Người này buộc phải rời khỏi cabin và xuống đường băng. Do sự cố trên, hãng bay cất cánh muộn, vào 15h21 cùng ngày.

Đại diện hãng bay chưa lên tiếng về sự việc. Hiện chưa rõ người đàn ông trên có thể vượt qua nhiều lớp an ninh để lên máy bay như thế nào. Cảnh sát cũng chưa tiết lộ về những cáo buộc dành cho kẻ đột nhập.

Đây không phải lần đầu tiên hành khách không có vé vẫn trốn lên máy bay. Hồi tháng 10, chuyến bay mang số hiệu 1516, từ Orlando tới Atlanta của hãng Delta Airlines khởi hành trễ 3 tiếng vì một tình huống tương tự. Một khách nữ ngồi ghế 15A không có giấy tờ tùy thân và kiên quyết không trả lại ghế cho người đã mua chỗ này. Phi hành đoàn sau đó phải mất thêm 45 phút để đưa người phụ nữ rời cabin, nhờ sự can thiệp của cảnh sát.

Nguồn: vnexpress.net

Hành khách giật tung cửa thoát hiểm

Hành khách giật tung cửa thoát hiểm

Một người đàn ông la hét, rồi lao tới giật tung cửa thoát hiểm đang đóng kín khi máy bay cất cánh.

3h40 ngày 8/11, chuyến bay mang số hiệu WE169 của hãng Thai Smile chuẩn bị cất cánh. Trên máy bay chở 86 hành khách, trong hành trình từ Chiang Mai tới sân bay Suvarnabhumi, Bangkok.

Cửa thoát hiểm bị nam du khách giật tung. Ảnh: Viral Press.

Cửa thoát hiểm bị nam du khách giật tung. Ảnh: Viral Press.

Khi đang lăn bánh trên đường băng, một du khách nước ngoài bất ngờ la hét, chạy khỏi chỗ ngồi và lao tới khu vực cửa thoát hiểm. Người này giật tung cánh cửa khỏi bản lề. Đường trượt khẩn cấp phồng lên và tràn xuống đường băng. Cơ trưởng dừng chuyến bay ngay lập tức và báo cáo tình hình với nhân viên an ninh, điều hành dưới mặt đất. Nhiều hành khách bị sốc, la hét trong khi nhân viên an ninh sân bay giữ chặt người đàn ông ở dưới đất.

Sau khi gây chuyện, người đàn ông nhanh chóng bị đưa ra khỏi máy bay. Ảnh: Viral Press.

Sau khi gây chuyện, người đàn ông nhanh chóng bị đưa ra khỏi máy bay. Ảnh: Viral Press.

Trong bức ảnh được các nhân chứng chụp lại, người gây rối mặc quần jean, áo sơ mi xanh và bị còng tay, trói chân, ngồi dưới nền đất. Khi xảy ra sự việc, nam du khách nước ngoài trên được cho là đã say rượu. Động cơ của người này vẫn được cảnh sát điều tra làm rõ. Vì sự cố trên, đại diện hãng hàng không đã lên tiếng xin lỗi và cho biết họ bị thiệt hại hơn 600.000 baht (gần 460 triệu đồng). Chuyến bay được tiếp tục khởi hành vào lúc 17h cùng ngày.

Nguồn: vnexpress.net

Cửa sổ máy bay được dán bằng băng keo

Cửa sổ máy bay được dán bằng băng keo

Một hãng hàng không Ấn Độ vẫn cho máy bay cất cánh, dù cửa sổ bị nứt.

Trên chuyến bay của hãng hàng không Spicejet, khởi hành ngày 5/11 từ Mumbai đến Delhi, hành khách Hariharan Sankaran phát hiện vết nứt trên cửa sổ. Sau đó, hãng khắc phục bằng cách dán băng keo lên.

Hariharan Sankaran chụp lại bức ảnh và đăng lên mạng. Ảnh: Twitter.

Hành khách chụp lại bức ảnh và đăng lên mạng. Ảnh: Hariharan Sankaran/Twitter.

Sankaran đã chụp ảnh và đăng lên Twitter cá nhân, bày tỏ sự lo ngại về vấn đề an toàn. Hãng bay giải thích vết nứt chỉ ở lớp bên trong của cửa sổ. Còn lớp bên ngoài có tác dụng chịu áp lực vẫn còn nguyên vẹn. Sự cố này được hãng xử lý trong ngày. Spicejet cũng xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện mà họ đem lại.

Cửa sổ máy bay được thiết kế gồm ba tấm kính riêng biệt (bên ngoài, ở giữa, bên trong). Trong đó, tấm kính ngoài cùng chịu áp lực do chênh lệch áp suất, tấm kính giữa đóng vai trò dự phòng an toàn. Tấm kính trong cùng không chịu lực, nhưng giúp bảo vệ tấm kính giữa và tấm kính ngoài cùng khỏi những hư hại có thể gây ra bởi hành khách. Ngoài ra, cửa sổ máy bay thường có dạng hình tròn, giúp áp suất được dàn đều và cân bằng hơn, bảo vệ thân máy bay.

Nguồn: vnexpress.net

6 lít rượu giải cứu cha con trong chuyến bay khắp thế giới

6 lít rượu giải cứu cha con trong chuyến bay khắp thế giới

David và con trai Tom Berger đang ở ngôi làng nhỏ trong thung lũng Nga, khi trời lạnh tới -8 độ và băng giá phủ kín phi cơ của họ.

Đó là một ngày cuối tháng 9 tại làng Mogocha. Cha con David phải rời đi trước bình minh, bởi visa của hai du khách Australia này chỉ còn chưa đầy một ngày là hết hạn. Phòng xuất nhập cảnh cách ngôi làng khoảng 800 km sẽ đóng cửa vào buổi trưa. Họ phải xử trí thật nhanh để không gặp rắc rối về giấy tờ, hoặc để chuyến bay bị trì hoãn.

Phương án duy nhất để tới nơi kịp thời là bay. Nhưng chiếc phi cơ nhỏ của hai cha con đang bị đóng băng trong tiết trời giá lạnh. “Tôi có Internet và nhắn tin cho một người bạn ở Mỹ. Anh ấy trả lời ‘Cậu có ít vodka nào không?’. Tất nhiên rồi! Dung dịch khử băng hiệu quả chính là cồn”, David nói.

Ông và Tom lao đến một cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 lúc 6h sáng, mua 6 lít vodka loại rẻ nhất và nhanh chóng khởi hành. Họ đã tới văn phòng visa đúng 15 phút trước giờ đóng cửa. Một người bạn Nga giúp họ qua cửa an ninh trong 10 phút và nhờ sĩ quan đóng dấu hộ chiếu kịp thời. Nếu visa quá hạn dù chỉ một giờ, họ có thể mắc kẹt ở Nga trong 10 ngày, chưa kể phải đối mặt với những rắc rối khác về pháp lý và thậm chí hầu tòa. May mắn thay, cha con David xin gia hạn visa thành công, tất cả nhờ 6 lít rượu. “Vodka thực sự đã cứu chúng tôi”, ông thở phào.

Tom rã băng trên cánh máy bay bằng rượu. Ảnh: David Berger.

Tom rã băng trên cánh máy bay bằng rượu. Ảnh: David Berger.

Câu chuyện này chỉ hé lộ một phần trong vô số thử thách mà David và cậu con trai Tom, 19 tuổi, gặp phải khi lái máy bay vòng quanh thế giới. Họ đặt tên cho chuyến này là “Nhầm đường về Australia” (Wrong Way to Australia).

David, vốn là một bác sĩ gia đình sống tại thị trấn Broome (bang Western Australia), rất tin tưởng vào cậu con trai 19 tuổi trong buồng lái: “Thằng bé đã bay với tôi từ khi nó mới lên hai. Nó biết lái máy bay một mình khi vừa sang tuổi 15, và có bằng từ năm 16 tuổi. Chúng tôi là một đội ăn ý”.

Hành trình dài 40.000 km bắt đầu từ bang Colorado, Mỹ, nơi David mua chiếc phi cơ cả đời mơ ước – Cessna A185, máy bay có khả năng hạ cánh linh hoạt. Họ hướng lên vùng trời phía đông bắc tới Greenland, bay qua châu Âu, Nga, Nhật Bản, Philippines và Indonesia trước khi hạ cánh tại vùng viễn bắc bang Western Australia sau hơn một tháng.

David (phải) cùng Tom đứng cạnh máy bay. Khi bắt đầu, chúng tôi nghĩ nó quả là điều siêu thực... Bố con tôi sẽ về Australia bằng cách nào? Đó dường như là một chặng đường về nhà rất dài, David tâm sự. Ảnh: David Berger. 

David (phải) cùng Tom đứng cạnh máy bay. “Khi bắt đầu, chúng tôi nghĩ nó quả là điều siêu thực… Bố con tôi sẽ về Australia bằng cách nào? Đó dường như là một chặng đường về nhà rất dài”, David tâm sự. Ảnh: David Berger. 

Hai cha con phải vượt qua rào cản ngôn ngữ để trao đổi với nhân viên kiểm soát không lưu ở từng vùng bay, tìm nhiên liệu và tránh thời tiết xấu. “Toàn bộ chuyến đi vòng quanh thế giới giống như một cuộc săn tìm kho báu là những bình xăng. Bạn phải giải quyết vấn đề này hàng ngày cho tới khi chạm đích”, David nhận định.

Ông tâm sự, bài học lớn nhất của hai cha con chính là giữ cái đầu lạnh và không ngừng tiến về phía trước, không để mình nản lòng trước độ khó của nhiệm vụ phía trước. Một trong những lần cất cánh đáng nhớ nhất là khi họ phải bay lên từ một đường băng quân sự bỏ không ở Nga. Có khi họ phải đuổi những con ngựa hoang khỏi bãi cỏ để cất cánh, hoặc bay lên từ các đường băng nằm ở ven hồ, ẩn mình giữa những rặng núi.

David cho rằng, điều đáng quý nhất của hành trình chính là tấm lòng nồng hậu và tình cảm của những con người họ gặp trên khắp thế giới. “Mọi người ai nấy đều thích những chuyện hài hước, phần lớn họ đều tốt bụng và muốn mọi điều lành đến với chúng tôi. Đó là điều thay đổi cha con tôi mãi mãi, khi nhận ra con người trên khắp thế giới thực ra đều giống nhau”, ông nói và nhấn mạnh rằng người Nga đặc biệt nhiệt tình.

Cha con ông còn ấn tượng với những khung cảnh độc đáo ở những miền đất xa xôi. “Chỉ trong một ngày, lái chiếc máy bay một động cơ với vận tốc 240 km/h, bạn sẽ đi từ vùng khí hậu này sang vùng khác một cách nhanh chóng. Thời tiết thay đổi khi địa lý thay đổi”, David nói.

“Hành tinh này có 7 tỷ người, và sẽ sớm đạt đến ngưỡng 8 tỷ. Chúng ta đang ở một nơi rất khiêm tốn, một mảnh tí hon trong vũ trụ này. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng thế giới này thực sự rất nhỏ bé, và chúng ta cần phải chăm sóc nó”, ông nhắn nhủ.

Xem thêm hình ảnh hành trình của hai cha con…

Nguồn: vnexpress.net

Người đẹp khoe ‘thích quá là thích’, phi công bị cấm bay suốt đời

Người đẹp khoe ‘thích quá là thích’, phi công bị cấm bay suốt đời

Vụ việc xảy ra với một nam phi công thuộc Hãng hàng không Air Guilin của Trung Quốc. Cái giá của vài phút trong buồng lái với người đẹp là lệnh cấm bay suốt đời.

Người đẹp khoe thích quá là thích, phi công bị cấm bay suốt đời - Ảnh 1.

Tấm ảnh của Chen Yuying lan nhanh trên mạng xã hội Trung Quốc – Ảnh: WEIBO

Theo báo South China Morning Post, vụ việc hi hữu xảy ra trên một chuyến bay của Hãng Air Guilin cách đây 10 tháng, nhưng các tấm ảnh của cô gái – được xác định là một sinh viên tên Chen Yuying – chỉ mới lan truyền trên mạng xã hội hôm chủ nhật 3-11.

Chen là sinh viên năm 3 của Trường đại học Du lịch Quế Lâm ở tỉnh Quảng Tây. Cô gái dường như có ý định trở thành một tiếp viên hàng không sau khi tốt nghiệp.

Trong bức ảnh trên mạng, Chen ngồi tạo dáng trước bộ ấm trà ngay trên ghế ngồi của phi công. Đoạn chú thích ghi là: “Mình cảm ơn anh phi công lắm lắm! Mình thích quá là thích!”.

Tuần trước, một ai đó làm việc trong ngành hàng không của Trung Quốc vô tình nhìn thấy bức ảnh và nó đã gây náo loạn trong giới chuyên gia về an ninh. Họ nhận định bức ảnh được chụp khi máy bay ở độ cao ổn định.

Hãng Air Guilin đầu tuần này ra thông cáo xác nhận viên phi công trong câu chuyện đã vi phạm quy tắc an toàn hàng không. Chuyến bay hồi tháng 1 xuất phát từ Quế Lâm và đích đến là Dương Châu.

“Air Guilin đã quyết định cấm bay cả đời đối với viên phi công. Các thành viên khác trong phi hành đoàn bị đình chỉ bay không thời hạn chờ điều tra” – thông cáo cho hay.

Luật hàng không dân dụng của Trung Quốc chỉ cho phép các đối tượng không thuộc phi hành đoàn bước vào buồng lái khi điều này thật sự cần thiết và trợ giúp công tác an toàn bay.

Năm ngoái, một phi công thuộc hãng Donghai Airlines bị đình chỉ bay 6 tháng và tước mất tư cách huấn luyện bay chỉ vì cho bà vợ bước vào buồng lái.

Nguồn: tuoitre.vn

Y Tý mùa săn mây

Y Tý mùa săn mây

Sau mùa lúa chín, vùng cao Y Tý chìm trong biển mây bồng bềnh như chốn thần tiên.

Y Tý mùa săn mây

Nép mình bên dãy Nhìu Cồ San hùng vĩ, xã Y Tý nằm ở độ cao hơn 2.000 m, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là điểm săn mây lý tưởng thu hút du khách và các nhiếp ảnh gia tới ngắm cảnh, chụp hình.

Y Tý mùa săn mây

Trung tâm xã, trường học và bản làng Y Tý huyền ảo trong mây. Mây Y Tý đẹp nhất vào tháng 9 tới tháng 4 hàng năm, thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc cuối giờ chiều và kéo dài tới trưa, khi nắng lên cao.

Y Tý mùa săn mây

Vào những ngày giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp khoảng 0-5 độ C, những làn mây xuất hiện trên lưng chừng núi và sà xuống bao trùm thung lũng và các bản làng.

Y Tý mùa săn mây

“Vượt hành trình hơn 70 km từ Sa Pa đến Y Tý rất tuyệt. Tôi có cảm giác mình đang đi trên mây và mê mẩn trước vẻ đẹp của núi rừng. Một cơn gió thổi nhẹ cũng làm biển mây mênh mông khẽ rùng mình chuyển động”, nhiếp ảnh gia Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) cho biết. Anh đã có chuyến săn ảnh mùa mây 2018-2019.

Y Tý mùa săn mây

Trên đường đi, du khách nhận ra những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì ẩn hiện trong mây. Phần tường của những căn nhà này được làm từ đất nén chặt, tạo không gian ấm áp trong mùa đông và mát mẻ khi hè về. Nhìn từ xa, những ngôi nhà giống như cây nấm mọc giữa núi đồi vùng cao Bát Xát.

Y Tý mùa săn mây

Mây trôi tại bản Choản Thèn lúc chiều tối. Trong ảnh là công viên mang tên Choản Thèn. Người dân địa phương thường gọi nơi này là “công viên Y Tý”, “công viên Choản Thèn” hoặc “hai cây song song”, nằm trên khoảng đất trống cuối con đường chạy dọc bản.

Y Tý mùa săn mây

Bản Choản Thèn chìm trong mây. Đây là một trong những bản cổ của xã Y Tý, hình thành cách đây hơn 300 năm. Hiện bản có hơn 50 hộ dân người Hà Nhì đen sinh sống.

Y Tý mùa săn mây

Một góc biển mây nhìn từ bản Choản Thèn. Đây là điểm đến còn nguyên sơ với nhiều cảnh quan đẹp, có vị trí gần rừng già Y Tý, bản Lao Chải, núi Lảo Thẩn và chợ Y Tý. Từ trung tâm xã Y Tý, du khách chỉ cần chạy xe khoảng 30 phút là tới bản.

Y Tý mùa săn mây

Con đường dốc cao dẫn lên điểm ngắm mây Ngải Thầu Thượng, một trong những bản cao nhất Việt Nam (trên 2.100 m), thuộc xã Ngải Thầu, giáp phía nam xã Y Tý.

Y Tý mùa săn mây

Đường lên Ngải Thầu Thượng đẹp như mơ trong màn sương mây lảng bảng.

Y Tý mùa săn mây

Khung cảnh mây vờn trên thung lũng Thiên Sinh nhìn từ Ngải Thầu. Khoảng tháng 4-5 hàng năm là mùa nước đổ ở Y Tý. Cùng với biển mây, du khách có thể chiêm ngưỡng những khung cảnh đẹp như một bức tranh thuỷ mặc tạo nên từ thiên nhiên và bàn tay con người.

Nguồn: vnexpress.net
Ảnh: Phạm Ngọc Thạch

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Khung cảnh trên đỉnh Fansipan và dãy Hoàng Liên Sơn gây ấn tượng cho du khách với biển mây, băng tuyết và ánh hoàng hôn.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc – đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Mùa này, các tay máy tìm đến khu vực đỉnh núi để “săn ảnh” biển mây bồng bềnh.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Fansipan là đỉnh cao nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, với 3.143 m. Đây cũng là điểm check-in không thể bỏ qua với du khách đến Sa Pa. Hiện xung quanh khu vực này lắp sàn gỗ tiện cho du khách đứng ngắm cảnh và chụp ảnh.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Cảnh mặt trời lặn xuống ngang đường chân trời giữa biển mây Fansipan. Từ tháng 10 đến tháng 4, mặt trời lặn sớm, du khách nên căn khoảng thời gian 17h-17h30 để săn cảnh hoàng hôn ở đây.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Quần thể tâm linh Fansipan huyền ảo trong ánh bình minh và biển mây.
Cụm công trình này được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa cổ thuần Việt như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Nơi đây còn có các công trình tâm linh như Đại Tượng Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đường La Hán chạy men theo sườn núi…

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Thung lũng Mường Hoa là một trong những điểm đến đẹp nhất ở Sa Pa. Những thửa ruộng bậc thang tại đây luôn để lại ấn tượng trong lòng du khách vào mọi thời gian trong năm. Mùa nước đổ, Mường Hoa lấp loáng dưới làn mây nhè nhẹ trôi. Mùa gieo hạt, cấy lúa, cả thung lũng mang trên mình chiếc áo xanh non của lá mạ. Tới khi lúa chín, Mường Hoa biến thành tấm thảm vàng rực dưới chân núi.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Hoàng Liên Sơn mùa băng tuyết. Tác giả bộ ảnh Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) cho biết anh từng đến vùng núi Hoàng Liên Sơn 4 lần và rất ấn tượng trước bức tranh thiên nhiên giữa núi rừng hùng vĩ.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Rừng cây hoa anh đào trổ lá non giữa đồi chè Sa Pa.

Theo anh Tuấn, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dãy Hoàng Liên Sơn, du khách nên đến đây vào các mùa khác nhau. Những bông hoa anh đào đua nở khi xuân về, mùa hoa đỗ quyên nở rực sườn đồi vào tháng 3-4, hay mùa mây luồn, lúa chín trên ruộng bậc thang vào khoảng tháng 9-12. Với những du khách thích săn tuyết rơi hay ngắm băng và sương giá đọng trên cây thì nên đến vùng núi này từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Cung đường đèo Ô Quý Hồ (hay Ô Quy Hồ) nằm trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Cung đường hiểm trở thách thức dân phượt có chiều dài gần 50 km uốn lượn quanh co qua các vách núi cheo leo.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Những phụ nữ người Dao đỏ phơi ngô trước hiên nhà. Nhiều cộng đồng người dân tộc sinh sống tại Sa Pa, trong đó đông nhất là người Mông, Dao đỏ, Tày, Kinh… Khách tham quan có thể lựa chọn ở homestay tại các bản của người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, nếp sống đặc trưng ở vùng đất này.

Nguồn: vnexpress.net
Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn

Đền máy bay – nơi người dân cầu xuất ngoại

Đền máy bay – nơi người dân cầu xuất ngoại

Tại Shaheed Baba Nihal Singh Gurdwara, những chiếc máy bay mang theo giấc mơ được đặt chân đến vùng đất mới của các tín đồ.

Với mong muốn điều ước của mình trở thành hiện thực, các tín đồ ở Ấn Độ thường mang theo tiền và thức ăn đến các đền thờ để cầu nguyện. Nhưng với ngôi đền Sikh giáo mang tên Shaheed Baba Nihal Singh Gurdwara ở vùng Doaba, bang Punjab, lễ vật lại rất khác. Con hẻm nhỏ hẹp, bụi bặm dẫn tới ngôi đền có một loạt cửa hàng bán máy bay đồ chơi với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Chúng không phải quà lưu niệm, mà là lễ vật để dâng lên.

Khó ai có thể khẳng định chính xác niềm tin này có từ bao giờ. Sukhpreet Singh, chủ một cửa hàng, cho biết xu hướng cung cấp các mô hình máy bay bắt đầu từ khoảng năm 2007-2008. “Một du khách từ thành phố Ludhiana đến đây và cầu nguyện rằng nếu đậu visa Mỹ anh ta sẽ dâng mô hình máy bay. Bốn ngày sau, anh ta đến với một mô hình máy bay lớn để lễ tạ vì đã có visa. Tin tức lan truyền và việc đó trở thành truyền thống”.

Những lễ vật được xếp trong đền. Ảnh: Via.

Những lễ vật được xếp trong đền. Ảnh: Via.

Việc kinh doanh những chiếc máy bay đồ chơi của người địa phương cũng phát triển theo. Cảnh tượng các tín đồ đổ xô vào cổng đền, tay cầm những chiếc máy bay đồ chơi đầy màu sắc trở nên phổ biến. Họ kiên nhẫn xếp hàng, chờ đến lượt để được vào khu cầu nguyện trong tầng một, nơi các mô hình máy bay đồ chơi được xếp thành hàng gọn gàng.

Các tín đồ đặt lễ vật rực rỡ sắc màu trong một khu đã được phân định rõ, thể hiện lòng thành kính của họ với các guru (trong tiếng Phạn có nghĩa là bậc thầy, cũng có thể hiểu là người truyền giáo) và Baba Nihal Singh, một người nông dân trong vùng được lấy tên đặt cho đền thờ này. Sau đó, họ cầu nguyện “được ra nước ngoài sinh sống càng sớm càng tốt”.

Ngôi đền này nổi tiếng với những thanh niên trong vùng mong muốn được di cư đến Anh, Mỹ hay Canada. Họ tin rằng lời cầu nguyện thành kính có thể khiến việc xin visa và các thủ tục khác thuận lợi hơn.

Satwinder Singh, một sinh viên 21 tuổi vừa tốt nghiệp đại học ở ngôi làng gần đó nói rằng: “Tôi vừa nộp đơn xin visa Anh. Tôi đến ngôi đền này với chiếc máy bay đồ chơi cúng lễ như một vé thông hành cho ước mơ của tôi sớm thành hiện thực.”

Surinder Kaur, một người sùng đạo khác, chia sẻ: “Con trai tôi đã rất cố gắng để đến Canada nhưng bị từ chối. Một người bạn đã gợi ý cho chúng tôi về ngôi đền này. Thật kỳ diệu là nó có tác dụng, và bây giờ con trai tôi đang ở Toronto rồi”.

Mô hình đồ chơi của các hãng hàng không quốc tế như Lufthansa, British Airways, Air Canada... có giá từ 50 đến 550 Rupee. (hơn 16.000 - 180.000 đồng)Ảnh: Indian Express.

Mô hình đồ chơi của các hãng hàng không quốc tế như Lufthansa, British Airways, Air Canada… có giá từ 50 đến 550 Rupee (hơn 16.000 – 180.000 đồng). Ảnh: Indian Express.

Nơi này nổi tiếng đến nỗi nó được gọi là Hawaijahaj Gurudwara (đền máy bay). Hàng trăm mô hình máy bay được bày biện ở đây mỗi ngày. Trước thực trạng không có đủ chỗ để chứa hết số máy bay đồ chơi đó, ban quản lý ngôi đền nghĩ ra giải pháp là tặng chúng cho trẻ em. “Chúng tôi không thể ngăn mọi người mang lễ vật đến. Điều quan trọng nhất vẫn là đức tin của bạn”, người đứng đầu ban quản lý Bhai Manjit Singh nói.

Các quận huyện của vùng Doaba có hơn 6 triệu người định cư ở nước ngoài. Người ta tin rằng, mỗi gia đình ở đây đều có ít nhất một thành viên sống ở nước ngoài.

Nguồn: vnexpress.net

Hành khách đòi mở cửa máy bay ở độ cao 10.000 m

Hành khách đòi mở cửa máy bay ở độ cao 10.000 m

7 người phải can thiệp mới có thể khống chế được hành khách say xỉn đòi mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang trên hành trình đến Thái Lan.

Hành khách gặp sự cố an ninh liên tiếp trên chuyến bay gần đây của Nordwind Airlines từ Moskva (Nga) đến Phuket (Thái Lan). Đầu tiên, một hành khách say xỉn hành hung các tiếp viên nữ, đòi mở cửa máy bay trên không.

Elena Demidova, phóng viên truyền hình có mặt trên chuyến bay, cho biết: “Nửa đầu của chuyến bay bình thường, nhưng tôi nhận thấy hoạt động kỳ lạ giữa các tiếp viên. Mọi người trong cabin thì thầm với nhau rằng cần bác sĩ có mặt để giải quyết chuyện gì đó, rồi đèn báo hiệu thắt dây an toàn bật sáng”.

Hành khách đòi mở cửa máy bay ở độ cao 10.000 m

Cabin hỗn loạn vì những hành khách say xỉn. Ảnh: East2West.

Một bác sĩ của hãng bay trấn an người đàn ông say xỉn nhưng bất thành, 7 hành khách khác phải khống chế anh ta. Cơ trưởng yêu cầu phi hành đoàn dùng màng bọc thực phẩm để cố định anh ta vào ghế, trước khi hạ cánh khẩn xuống Uzbekistan. Tại đây, các hành khách phải chờ 4 tiếng để cảnh sát hộ tống người đàn ông say xỉn xuống máy bay.

Cơn ác mộng chưa dừng lại bởi hai hành khách say xỉn khác làm ầm ĩ trong cabin. Phi hành đoàn buộc phải tách họ ra xa. Tiếp đó, một hành khách say rượu khác bị phát hiện hút thuốc trong toilet. Người này cũng bị nhân viên an ninh Thái Lan bắt giữ khi hạ cánh.

Demidova cho biết đây là lần đầu tiên cô có mặt trên một chuyến bay nhiều sự cố đến vậy: “Ơn Chúa vì mọi người đều an toàn”.

Nguồn: vnexpress.net

Khách mặc 11 chiếc áo, quần để tránh quá cân

Khách mặc 11 chiếc áo, quần để tránh quá cân

Đứng trong sân bay, nữ hành khách vén áo, kéo thấp quần để bạn bè có thể đếm được hết số đồ cô mặc lên người.

Gel Rodriguez, nữ hành khách đến từ thành phố Davao đã đăng lên trang cá nhân ảnh chụp tại sân bay đầu tháng 10. Trong ảnh, cô mặc 3 chiếc quần dài, 5 áo phông và 3 áo khoác mỏng. Cách này giúp hành lý xách tay của Gel giảm từ 9 kg xuống còn 6,5 kg và không bị quá quy định của hãng hàng không.

Khi nghe nhân viên sân bay thông báo hành lý xách tay chỉ được 7 kg, trong khi vali của Gel nặng 9kg, cô quyết định mặc mọi thứ có thể lên người và chụp ảnh khoe bạn bè. Ảnh: Facebook.

Khi nghe nhân viên sân bay thông báo hành lý xách tay chỉ được 7 kg, trong khi vali nặng 9 kg, Gel quyết định mặc mọi thứ có thể lên người và chụp ảnh khoe bạn bè. Ảnh: Facebook.

Bài đăng của cô nhanh chóng nhận được hơn 1.000 bình luận, hơn 19.000 lượt chia sẻ và 31.000 lượt yêu thích. Phần lớn mọi người bày tỏ sự thích thú về cách giải quyết tình huống của Gel. Nhiều người hào hứng kể về mẹo không phải trả thêm cước quá cân của mình. Bên cạnh đó, một số người cũng để lại bình luận khuyên hành khách nên mang đủ số cân quy định để không phải rơi vào tình huống khó xử.

Trả lời phỏng vấn ngày 15/10, Gel cho biết không ngờ bức ảnh của mình lại được chia sẻ rộng rãi đến vậy. “Nếu biết, tôi sẽ tạo dáng đẹp hơn”, cô nói. Dù vậy, Gel cho biết cô sẽ không lặp lại điều này vì: “Thực sự rất nóng. Tôi khuyên mọi người không nên làm theo”.

Đây không phải lần đầu, các hành khách “lách luật” để không phải trả thêm cước phí. Một khách Anh đã tránh phải trả thêm 81 USD tiền quá cân bằng cách mặc 4 chiếc váy, hai quần short và quàng một chiếc váy lên cổ.

Năm 2018, Lee Cimino, 30 tuổi đến từ Anh tự thiết kế ra một chiếc áo khoác với những ngăn chứa đồ lớn, có sức chứa tương đương một vali nhỏ để có thể mang nhiều cân hành lý xách tay hơn. Ảnh: Lee Cimino.

Năm 2018, Lee Cimino, 30 tuổi đến từ Anh tự thiết kế một chiếc áo khoác với các ngăn chứa đồ lớn, có sức chứa tương đương một vali nhỏ để có thể mang nhiều hành lý xách tay hơn. Ảnh: Lee Cimino.

Nguồn: vnexpress.net