Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng

Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng

Vào những ngày đông 24h không có ánh mặt trời, đường băng cũng không có đèn, phi công được huấn luyện để hạ cánh ở sân bay Nam Cực.

Nằm cách thành phố Christchurch (New Zealand) hơn 4.000 km trên bờ biển đảo Ross là khu định cư lớn nhất ở Nam Cực, trạm McMurdo. Đây là cơ sở chính cho Chương trình Nam Cực của Mỹ với hơn 1.000 người sinh sống vào mùa hè. Nơi này chỉ còn khoảng 250 người sinh sống vào mùa đông, do nhiệt độ có thể xuống thấp -50 độ C.

Ngoài thời tiết khắc nghiệt hay vị trí xa xôi hẻo lánh, những người sống tại McMurdo có một mối quan tâm khác: tới đó bằng cách nào. Một phương tiện cổ điển và chậm hơn, là tàu thuỷ. Nhanh nhất là máy bay, với ba đường băng trên tuyết trắng.

Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng

Máy bay hạ cánh trên sân bay McMurdo. Ảnh: USAF.

Lớp băng bạn nhìn thấy không hề giống một sân trượt băng hay mặt hồ đông cứng vào một ngày mùa đông. Đường băng này thực ra là “băng trắng” – một lớp tuyết nén cực chặt dày 7 – 10 cm. Dưới thời tiết khó đoán của Nam Cực, trải nghiệm những đường băng trơn trượt này không phải phần đáng ngại nhất trên chuyến bay. Những tàu bay phù hợp để hạ cánh trong điều kiện này phải có thiết bị hạ cánh với khả năng trượt tuyết. Một số thậm chí còn có “máy bay hỗ trợ cất cánh” để giúp chúng bay lên không trung nếu thời tiết đặc biệt khắc nghiệt.

Đường băng trắng hoà với cảnh vật xung quanh. Ảnh: Alamy.

Đường băng trắng hoà với cảnh vật xung quanh. Ảnh: Alamy.

Vào những ngày mùa đông 24h không có ánh mặt trời, đường băng cũng không có đèn, phi công được huấn luyện để hạ cánh ngay cả khi không thấy đường băng trong một trận bão tuyết. Tệ hơn, phi công sẽ phải quay đầu về Christchurch, và đợi cho đến khi điều kiện cải thiện trước khi cố gắng hạ cánh một lần nữa xuống đường băng trơn trượt kia.

Hiện trạm McMurdo hạn chế khách du lịch, chỉ những người tới đây với mục đích nghiên cứu khoa học mới được chấp thuận. Bạn có thể thử vận may khi đăng ký làm tình nguyện viên, thực tập sinh hoặc ứng tuyển trở thành nhân viên hỗ trợ căn cứ cho các bộ phận cứu hoả, nhà bếp… Những chuyến bay từ New Zealand tới đây quanh năm, dùng máy bay quân sự, tàu phá băng và tàu cung ứng nhu yếu phẩm vào mùa hè.

Ngoài trạm McMurdo, du khách có thể khám phá nhiều nơi thú vị khác tại Nam Cực. Tháng 11 và 12 – thời điểm dễ chịu nhất trong năm ở vùng đất băng giá với nhiệt độ cao nhất lên tới -16 độ C. Tour khởi hành từ Việt Nam có giá hơn 300 triệu đồng.

Nguồn: vnexpress.net

Khách nhí đi tiểu vào chai nước tại ghế máy bay

Khách nhí đi tiểu vào chai nước tại ghế máy bay

Khi khách nhí đi tiểu vào chiếc chai rỗng, cả cabin máy bay “bốc mùi không khác gì trong nhà vệ sinh”.

Trên chuyến bay từ thành phố Dunedin đến Auckland tuần trước, một gia đình đã thay tã bẩn cho con nhỏ 4 tuổi ngay trên ghế máy bay. Khi tiếp viên nhắc nhở và nói rằng gia đình có thể làm điều đó trong nhà vệ sinh, họ đã phớt lờ. Một nhân chứng cho biết sau đó, bà đứa trẻ đã để cháu đứng trên ghế máy bay và đi tiểu vào một chai nước rỗng, thay vì dẫn vào toilet. Điều tệ hơn, những hành khách này đã nhét khăn giấy mà họ dùng để lau chai đựng nước tiểu vào túi ghế máy bay phía trước mặt.

Nhiều người đã chỉ trích hành động cho con đi tiểu ngay tại ghế máy bay của cặp du khách. Ảnh: One Mile At A Time.

Nhiều người đã chỉ trích hành động cho con đi tiểu ngay tại ghế máy bay của cặp du khách. Ảnh: One Mile At A Time.

“Toàn bộ cabin bốc mùi như trong nhà vệ sinh”, một hành khách chia sẻ. Dù nhiều người cùng phàn nàn về sự cố trên, hãng bay cho biết họ không thể bồi thường cho trường hợp này.

Người phát ngôn của hãng bay gửi lời xin lỗi vào ngày 14/10 tới hành khách vì trải nghiệm của họ trên chuyến bay. “Vì lý do vệ sinh và sự thoải mái của mọi khách hàng, chúng tôi khuyến khích các gia đình đi du lịch cùng trẻ nhỏ, sơ sinh sử dụng thiết bị thay tã trong nhà vệ sinh trên chiếc A320. Trong các toilet cũng đều có thùng rác để vứt tã lót bẩn”.

Nguồn: vnexpress.net

Máy bay trễ giờ vì khách không vé vẫn lên ngồi

Máy bay trễ giờ vì khách không vé vẫn lên ngồi

Lên máy bay dù không có vé và giấy tờ tùy thân, người phụ nữ kiên quyết không trả ghế cho một hành khách đã mua vé.

Theo lịch trình, chuyến bay của Delta Airlines mang số hiệu 1516 từ Orlando tới Atlanta khởi hành vào 10h20 ngày 5/10, giờ địa phương. Tuy nhiên một sự cố hy hữu khiến chuyến bay trễ gần 3 tiếng.

Một phụ nữ lên máy bay, ngồi vào ghế 15A dù không có vé và giấy tờ tùy thân. Hành khách giấu tên cho biết, cô đã mua vé cho ghế 15A, nhưng bị người phụ nữ đe dọa khi yêu cầu trả lại chỗ: “Cô ấy nói rất thẳng thừng rằng cô ấy cũng có vé cho ghế này và không đi đâu cả”.

Một tiếp viên xuất hiện và sau đó nhận ra người này không có tên trong danh sách hành khách. Khi được yêu cầu trình giấy tờ tùy thân, cô cho tiếp viên xem một tấm ảnh trên điện thoại và luôn nhìn chằm chằm vào lưng ghế phía trước.

Nhân chứng cho hay, người phụ nữ khăng khăng rằng cô không có bằng lái xe, để giấy tờ tùy thân ở nhà tại Atlanta và đã mất vé máy bay. Phi hành đoàn mất tới 45 phút mới có thể đưa người phụ nữ này rời khỏi máy bay, với sự can thiệp của cảnh sát.

Sau đó, toàn bộ hành khách phải trở lại sân bay để làm lại thủ tục an ninh, soi hành lý… Chuyến bay khởi hành vào 13h10, theo giờ địa phương.

Hiện chưa rõ người phụ nữ trên qua cửa an ninh và lên máy bay bằng cách nào khi không có vé hay giấy tờ tùy thân. Cảnh sát đang vào cuộc điều tra. Sự việc được thông báo tới FBI.

“Delta đang làm việc với các nhà chức trách địa phương và Cục An ninh Vận tải (TSA) để phối hợp điều tra. Chúng tôi cũng đang xem xét lại sự cố này. An ninh và an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, đại diện hãng hàng không thông báo kèm lời xin lỗi.

Bảo Ngọc (Theo Business Insider)
Nguồn: vnexpress.net

Máy bay chuyển hướng vì khách đòi dùng toilet khoang hạng nhất

Máy bay chuyển hướng vì khách đòi dùng toilet khoang hạng nhất

Nam hành khách cố xông vào buồng lái, đe dọa tiếp viên sau khi bị từ chối dùng nhà vệ sinh ở khoang hạng nhất.

Sự việc xảy trên chuyến bay mang số hiệu 411 của Alaska Airlines, hành trình từ New York tới Los Angeles vào chiều ngày 26/7. Hành khách có tên Jwan Curry, 41 tuổi yêu cầu sử dụng nhà vệ sinh ở khoang hạng nhất vì toilet khoang phổ thông có người.

Bị từ chối, người này cố xông vào buồng lái, đe dọa phi hành đoàn, uy hiếp an toàn bay. Jwan được miêu tả là hành xử thô lỗ, hiếu chiến.

Curry được cho là đã buồn bã khi lời đề nghị của mình bị từ chối. Ảnh: Platte County Jail.

Curry được cho là đã buồn bã khi lời đề nghị của mình bị từ chối. Ảnh: Platte County Jail.

Trước tình hình đó, phi công quyết định chuyển hướng đến thành phố Kansas, hạ cánh khẩn vào lúc 16h. Curry bị đưa đi, giam giữ 24 giờ tại nhà tù hạt Platte để phục vụ điều tra. Nam hành khách dự kiến phải hầu tòa vào ngày 28/10. Máy bay sau đó cất cánh để tiếp tục hành trình với 177 hành khách, 6 phi hành đoàn.

Ngày 27/9, đại diện American Airlines lên tiếng xác nhận về sự việc trên. Hãng khẳng định Curry chỉ đe dọa bằng lời nói, nhưng không có hành động tấn công.

Khách nữ đi vệ sinh ngay tại ghế máy bay

Khách nữ đi vệ sinh ngay tại ghế máy bay

Nữ hành khách 26 tuổi tố tiếp viên hãng Air Canada không cho sử dụng nhà vệ sinh trong suốt 2 tiếng, buộc cô phải “giải quyết” tại chỗ.

Sự việc xảy ra trên chuyến bay từ Dublin, Ireland tới Colombia của hãng hàng không Air Canada vào tháng 9, nối chuyến tại Toronto. Nữ hành khách 26 tuổi cho biết, trong chặng đầu tiên, máy bay bị hoãn 2 tiếng. Khi đó, hành khách đều lên máy bay và người phụ nữ đã xin phép 4 lần trong thời gian hoãn để được dùng nhà vệ sinh. Tiếp viên từ chối và yêu cầu cô ngồi nguyên vị trí.

Nữ hành khách cho biết cô phát hiện một người khách đã được phép sử dụng nhà vệ sinh trong thời gian trì hoãn đó, trong khi mình lại bị từ chối. Ảnh: Air Canada.

Nữ hành khách cho biết cô phát hiện một người khách đã được phép sử dụng nhà vệ sinh trong thời gian trì hoãn đó, trong khi mình lại bị từ chối. Ảnh: Air Canada.

Do không chịu nổi, nữ hành khách buộc phải đi tiểu ngay chỗ ngồi. Trong hành trình dài 7 tiếng tiếp theo, cô phải ngồi trên ghế ướt đó. Nữ hành khách cảm thấy bị sỉ nhục và cho biết phi hành đoàn đã phớt lờ cô suốt chuyến bay. Khi cô cố gắng khiếu nại, các tiếp viên đứng ẩn ở cuối máy bay.

Máy bay hạ cánh xuống Toronto, nữ hành khách phải thuê khách sạn để tắm rửa sạch sẽ. Hãng bay được cho là đã tặng nữ hành khách một phiếu mua hàng trị giá 370 USD như một sự bồi thường. Tuy nhiên, cô từ chối vì “không bao giờ sử dụng nó” sau những gì đã xảy ra.

Hiện hãng hàng không vẫn chưa lên tiếng về sự việc trên.

Nguồn: vnexpress.net

Hãng bay có 80 chuyến cất cánh không hành khách

Hãng bay có 80 chuyến cất cánh không hành khách

Hãng hàng không quốc tế Pakistan cho cất cánh hơn 80 chuyến bay không hành khách trong hai năm thay vì hoãn hoặc hủy chuyến.

Theo Geo News TV, hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) đã cho cất cánh 46 chuyến bay thường lệ và 36 chuyến dành cho tín đồ hành hương trong hai năm 2016 và 2017 mà chỉ có phi công và tiếp viên. Điều này khiến hãng bay thiệt hại ước tính lên tới 1,1 triệu USD.

Nhiều người không hiểu lý do hãng vẫn cho cất cánh hàng trăm chuyến bay không hành khách, mà thay vào đó chỉ cần hoãn, hủy chuyến. Ảnh: Wikimedia.

Nhiều người không hiểu lý do hãng vẫn cho cất cánh hàng trăm chuyến bay không hành khách, mà thay vào đó chỉ cần hoãn, hủy chuyến. Ảnh: Wikimedia.

Những chuyến bay không hành khách được Geo News TV phát hiện trong một báo cáo kiểm toán nội bộ mà kênh này thu thập. Các cơ quan quản lý cũng nắm được tình trạng trên nhưng chưa đưa ra bất kỳ động thái nào. Lý do hàng trăm chuyến bay trống chưa được công bố. Hãng bay cũng chưa đưa ra tuyên bố nào.

Sự việc diễn ra giữa bối cảnh kinh tế đất nước đang đối diện lạm phát ngày một cao. Từ đầu năm 2018, ngân hàng Trung ương Pakistan đã 9 lần tăng lãi suất.

Nguồn: vnexpress.net

Những căn phòng bí mật ở sân bay

Những căn phòng bí mật ở sân bay

Ngoài những cửa hàng mua sắm hay ăn uống, sân bay có nhiều căn phòng mà nhiều hành khách chưa từng nghĩ chúng tồn tại.

Những căn phòng bí mật ở sân bay

Nhiều người cho biết họ bất ngờ khi tại sân bay cũng có phòng tập thể dục. Ảnh: News.

Sân bay quốc tế Perth có một phòng chờ dành cho khách nối chuyến của hãng hàng không Qantas. Phòng chờ này có các lớp học dạy cách thở, giãn cơ hay tập trung cảm xúc… cùng phòng tắm trị liệu, giúp khách có thời gian chờ nối chuyến thoải mái nhất.

Trong khi đó, tại sân bay nội địa ở Sydney, chuỗi cửa hàng bán lẻ Lorna Jane có một căn phòng cho khách nghỉ ngơi đặc biệt. Bạn có thể tranh thủ thời gian để đăng ký mát xa, chăm sóc da mặt hay vật lý trị liệu. “Nhiều người cần các dịch vụ chất lượng cao và quan trọng là phải có sẵn khi họ cần tại sân bay”, Vanessa Orth, giám đốc thương mại của sân bay Sydney, nhận định.

Từ mùa hè năm nay, sân bay Melbourne mở công viên lướt sóng nhân tạo đầu tiên ở Australia, cách nhà ga trong sân bay vài kilomet. Bể tạo sóng rộng 2 ha này tạo ra 1.000 con sóng mỗi giờ, mang lại cho hành khách cảm giác thư giãn như đang ở biển. Nơi này phục vụ tối đa 84 khách mỗi giờ, yêu cầu người tham gia biết lướt sóng chuyên nghiệp.

Mỗi con sóng nhân tạo tại công viên có thể cao từ đầu gối tới 2 m. Ảnh: News.

Mỗi con sóng nhân tạo tại công viên có thể cao từ đầu gối tới 2 m. Ảnh: News.

Ngày nay, hầu hết sân bay trên thế giới đều có một không gian vui chơi nhỏ dành cho trẻ em như góc đọc sách, đồ chơi gỗ hay trò chơi…, nhưng nhiều nơi sẵn sàng đầu tư hơn để tăng trải nghiệm cho hành khách nhí. Phi trường  Whitsunday Coast tại bang Queensland có một thủy cung chứa 30.000 lít nước và màn hình cho khách tương tác với kangaroo ảo.

Sân bay Brisbane dự kiến trở thành thánh địa cho những người đam mê tốc độ khi đầu tư hơn 200 triệu USD để thiết lập một đường đua dài 2,3 km. Những hành khách tới đây sẽ được trải nghiệm đua xe với vận tốc lên đến 240 km/h, và tham quan các đại lý xe hơi.

Phối cảnh trường đua tại sân bay. Ảnh: News.

Phối cảnh trường đua tại sân bay. Ảnh: News.

Hành khách đến sân bay Adelaide có thể tham quan một di tích lịch sử của hãng hàng không vào năm 2021 trị giá 4 triệu USD – Vickers Vimy, chiếc máy bay đã vượt hành trình từ Anh sang Australia từ 100 năm trước. Năm 1919, hai anh em Ross và Keith Smith đã lái chuyến bay lịch sử kéo dài 28 ngày từ London đến Darwin. Phi cơ của họ giờ là tài sản quý giá của xứ sở chuột túi, theo CEO sân bay Adelaide Mark Young. “Chúng tôi muốn hành khách của mình có thể tới gần với lịch sử hàng không 100 năm tuổi này”, ông nói.

Nguồn: vnexpress.net

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Sân bay quốc tế Bắc Kinh Đại Hưng có nhà ga lớn nhất thế giới, tương đương 97 sân bóng và có thể đón 100 triệu lượt khách mỗi năm.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Sau gần 5 năm xây dựng với chi phí 82,5 tỷ nhân dân tệ (11,5 tỷ USD), sân bay Quốc tế Bắc Kinh Đại Hưng chính thức được khai trương vào ngày 25/9. Ảnh: China Daily/Li Xiaofan.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Sân bay được thiết kế bởi kiến trúc sư quá cố Zaha Hadid trong hình dạng con sao biển, với nhà ga đơn lớn nhất thế giới. Theo The Guardian, tổng diện tích sân bay là 700.000 m2, với 4 đường băng.
Nằm cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh khoảng 50 km, sân bay được kỳ vọng trở thành trung tâm hàng không ở miền bắc. Ảnh: Zhang Chenlin.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Đây là sân bay quốc tế thứ 2 của thành phố Bắc Kinh. Trên ảnh là chủ tịch Tập Cận Bình trong lễ khánh thành. Trong mục tiêu dài hạn, sân bay sẽ đón nhận hơn 100 triệu hành khách, 4 triệu tấn hàng hóa và khoảng 880.000 chuyến bay mỗi năm. Ảnh: AFP.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Dù rộng lớn, khoảng cách giữa cửa kiểm tra an ninh và cổng lên máy bay xa nhất không quá 600 m. Điều đó có nghĩa hành khách chỉ mất 8 – 10 phút đi bộ. Ảnh: AFP/Greg Baker.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Bức ảnh chụp nội thất sân bay trong giai đoạn hoàn thiện ngày 9/7/2019. Ảnh: AFP.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Một nhân viên thử hệ thống nhận diện khuôn mặt tại sân bay. Ảnh: Zou Hong.

Bên trong sân bay 11,5 tỷ USD mới khai trương

Ngay trong buổi chiều 25/9, chuyến bay 3001 của hãng China Southern Airlines đã cất cánh, bay tới tỉnh Quảng Đông. Nhiều hãng bay nổi tiếng thế giới như British Airways, Cathay Pacific và Finnair đã công bố các tuyến bay từ sân bay này. Ảnh: Xinhua.

Nguồn: vnexpress.net

Hành khách mở cửa thoát hiểm để hít thở không khí

Hành khách mở cửa thoát hiểm để hít thở không khí

Nữ hành khách mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang ở trên đường băng, với lý do cabin “quá ngột ngạt”.

Sự cố xảy ra trên chuyến bay 8215 của hãng hàng không Hạ Môn, khởi hành từ sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào cuối tháng 9. Máy bay đang chuẩn bị khởi hành tới thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Theo phi hành đoàn, các tiếp viên đã cảnh báo những hành khách ngồi gần cửa thoát hiểm không được chạm vào cần gạt.

Tuy nhiên, một người phụ nữ đã làm điều ngược lại vì muốn mở cửa để hít thở “không khí trong lành”, do cô cảm thấy cabin “quá ngột ngạt”. Cảnh sát nhanh chóng bắt giữ hành khách này.

Cửa thoát hiểm đã bị mở, dù nữ hành khách trước đó đã được tiếp viên nhắc nhở. Ảnh: Sun.

Cửa thoát hiểm đã bị mở, dù nữ hành khách trước đó đã được tiếp viên nhắc nhở. Ảnh: Sun.

Máy bay cất cánh chậm hơn một tiếng để nhân viên kỹ thuật đóng cửa thoát hiểm, cũng như rà soát an toàn bay một lần nữa. Sự việc nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận, phần lớn chỉ trích hành động thiếu văn minh của hành khách này. Cảnh sát sân bay Thiên Hà Vũ Hán chưa công bố chính xác tên tuổi cũng như hình phạt dành cho người phụ nữ trên.

Đây không phải lần đầu tiên, hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm khẩn cấp. Đầu tháng 9, một hành khách say rượu đã bị đuổi khỏi chuyến bay của EasyJet khi cố gắng mở cửa thoát hiểm. Người này lý giải rằng anh ta nhầm đó là cửa nhà vệ sinh.

Nguồn: vnexpress.net

Hàng không Việt ‘tố’ nhau cách niêm yết giá vé

Hàng không Việt ‘tố’ nhau cách niêm yết giá vé

Vietnam Airlines nói niêm yết giá vé không gồm thuế, phí là sai quy định còn Vietjet Air lại cho rằng, cách của Vietnam Airlines mới không minh bạch.

Đầu tháng 9, Vietnam Airlines đề nghị Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Cục Hàng không (Bộ Giao thông) yêu cầu các hãng khác niêm yết giá vé đúng quy định. Hãng này cho rằng hiện mỗi họ niêm yết giá đúng quy định của Nghị định 177/2013, gồm đầy đủ thuế, phí, lệ phí nếu có. Còn giá vé niêm yết của các hãng khác không bao gồm thuế phí và khách chỉ biết được mức giá đầy đủ sau khi thanh toán.

Điều này dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng về mức giá chênh lệch không chính xác giữa các hãng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tại thị trường. Do đó, Vietnam Airlines kiến nghị cơ quan chức năng đưa ra giải pháp.

Máy bay hạ cánh xuống sân bay.

Máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Không đồng tình với kiến nghị của Vietnam Airlines, Vietjet Air liền gửi phản hồi lên hai cơ quan trên, khẳng định việc niêm yết giá vé gộp như Vietnam Airlines không đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Bởi theo hãng này, Nghị định 177/2013 quy định, giá niêm yết hàng hóa dịch vụ cần gồm đủ loại thuế phí và lệ phí nếu có. Tuy nhiên, nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan không quy định rõ doanh nghiệp phải niêm yết một mức giá gộp (gross fare) của hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm cả thuế, phí… hay từng yếu tố cấu thành nên giá hàng hóa, dịch vụ đó (net fare) bao gồm giá gốc cộng với thuế, phí, giá dịch vụ đi kèm.

Do đó, hãng này khẳng định, việc lựa chọn phương thức niêm yết chi tiết từng yếu tố của Vietjet (net fare) là không trái luật. Ngược lại, nếu áp dụng phương thức niêm yết giá vé gộp sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch vì khách hàng không biết được cụ thể các yếu tố cấu thành nên giá vé. Thậm chí, khách hàng sẽ phải mặc nhiên thanh toán các khoản chi phí cho các dịch vụ mà họ không có nhu cầu hoặc không sử dụng hết như: định mức hành lý ký gửi, chi phí suất ăn cố định trên máy bay.

Ngoài ra, theo Vietjet, trong các điều ước quốc tế về hàng không hiện nay cũng mới chỉ quy định những nguyên tắc chung trong việc niêm yết giá chứ không có quy định ràng buộc cụ thể với từng hãng.

Trong khi các hãng hàng không “tranh cãi” về phương thức niêm yết giá vé, thì cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng, “đá bóng” qua nhau trong giải quyết vấn đề này.

Trả lời VnExpress, lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam cho rằng, theo quy định, doanh nghiệp phải niêm yết giá đầy đủ, bao gồm cả các thành phần cấu thành nên giá. Tuy nhiên, họ chỉ quản lý việc kê khai giá. Còn cách thức niêm yết do Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) quản lý.

Về phía Bộ Tài Chính, ông Đặng Công Khôi, Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định họ không quản lý cách niêm yết giá của doanh nghiêp. Việc quản lý giá dịch vụ hàng không thuộc về Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, sẽ tìm hiểu thực tế, rà soát lại kiến nghị của doanh nghiệp và nêu góp ý với Cục Hàng không.

Do đó, thời gian tới, Cục Hàng không Việt Nam sẽ báo cáo Bộ Giao thông Vận tải sửa thông tư quy định về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, trong đó sẽ quy định cụ thể hơn về hình thức, nội dung niêm yết thống nhất giữa các hãng.

Trên thế giới, có hai hình thức niêm yết giá được sử dụng phổ biến, là niêm yết tổng số tiền hành khách phải trả gồm thuế, phí, dịch vụ và niêm yết giá gốc. Cả hai hình thức trên đều đồng thời được sử dụng như thông lệ quốc tế và tất cả đều thể hiện tổng tiền mà khách hàng phải trả trước khi mua.

Tại Việt Nam, Vietjet, Bamboo Airways và Jetstar Pacific cùng áp dụng niêm yết giá vé máy bay theo phương thức chi tiết từng yếu tố cấu thành nên giá vé (net fare). Riêng Vietnam Airlines áp dụng niêm yết giá gộp.

Nguồn: vnexpress.net

Các hình thức thông báo của Hãng hàng không khi tình trạng chuyến bay thay đổi

Các hình thức thông báo của Hãng hàng không khi tình trạng chuyến bay thay đổi

Quý khách hàng thân mến!

Các hãng hàng không vừa cập nhật các phương thức thông báo đến khách hàng khi tình trạng chuyến bay thay đổi. Quý khách hàng lưu ý thông tin này để có sự chuẩn bị khi chuyến bay của mình khởi hành sớm hoặc muộn hơn thời gian dự kiến.

Vietjet Air:

Jetstar Pacific:

Cập nhật: 16/09/2019

Hành khách đứng 6 tiếng trên máy bay

Hành khách đứng 6 tiếng trên máy bay

Người chồng đứng vịn vào thành ghế để nhường chỗ cho người phụ nữ nằm dài trên máy bay và ngủ ngon lành.

Ngày 5/9, hành khách Courtney Lee Johnson đăng lên Twitter bức ảnh một người đàn ông đứng trên máy bay. Trên ghế, một phụ nữ sử dụng ghế của mình và người đàn ông này để nằm ngủ.

Courtney cho biết người chồng đã “đứng suốt 6 tiếng” để nhường chỗ trống cho vợ ngủ và gọi đó là tình yêu thực sự. Sự việc diễn ra trên chuyến bay khởi hành từ bang Indiana nhưng Courtney từ chối tiết lộ điểm đến, hãng hàng không anh sử dụng dịch vụ.

Nhiều hành khách đã ca ngợi hành động nhường ghế cho vợ nằm ngủ và gọi đây là ngôn tình của thời hiện đại. Ảnh: Twitter.

Nhiều hành khách cũng ca ngợi hành động nhường ghế cho vợ nằm ngủ và gọi đây là “ngôn tình của thời hiện đại”. Ảnh: Twitter.

Bức ảnh nhanh chóng được quan tâm với gần 16.000 lượt yêu thích, hơn 5.000 bình luận. Một số người ví nam hành khách này giống nhân vật Jack trong Titanic phiên bản 2019. Trong bộ phim của đạo diễn James Cameron, nhân vật Jack cũng nhường cho bạn gái Rose nằm trên tấm ván, còn anh chấp nhận bơi dưới nước biển lạnh giá.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng người vợ vô tâm, ích kỷ khi bắt chồng đứng suốt thời gian dài trên máy bay chỉ để mình ngủ ngon. “Tôi nghĩ người đàn ông đã dành 6 tiếng đứng trên máy bay để suy nghĩ về việc ly dị bà vợ này”, một độc giả hài hước bình luận. Số khác cho rằng phi hành đoàn sẽ không bao giờ để người đàn ông này đứng lâu như vậy.

Nguồn: vnexpress.net