Mẫu ghế đứng trên máy bay khiến hành khách dè dặt khi thử

Mẫu ghế đứng trên máy bay khiến hành khách dè dặt khi thử

Ghế đứng có cấu trúc gần giống yên xe đạp, hành khách vẫn ổn nếu chỉ ngồi trong thời gian ngắn.

Francesca Street, phóng viên CNN, vừa có cơ hội trải nghiệm phiên bản ghế đứng của công ty nội thất hàng không Italy Aviointeriors trong triển lãm Aircraft Interiors Expo 2019 (AIX) tại Hamburg, Đức. Trong AIX 2018, thương hiệu này từng gây xôn xao với mẫu ghế đứng Skyrider 2.0, và năm nay họ tung ra thế hệ 3.0.

Mẫu ghế đứng trên máy bay khiến hành khách dè dặt khi thử

Phóng viên Francesca ngồi thử ghế thế hệ mới trên máy bay. Ảnh: Francesca Street/CNN.

Gaetano Perugini, tư vấn kỹ thuật tại Aviointeriors, nhấn mạnh rằng công ty không hướng tới ý tưởng phục vụ các hãng muốn nhồi nhét càng nhiều hành khách càng tốt.

“Chúng tôi không muốn dựng cảnh hàng nghìn người chen chúc trong cabin, mà nhắm đến mô hình đa dạng hạng ghế, bởi ngày nay các hãng bay không thể đạt tới lượng khách tối đa”, Perugini nói.

Thông thường, cách duy nhất để một hãng hàng không đạt tới công suất lớn nhất chính là lắp đặt toàn bộ ghế hạng phổ thông. Ghế đứng Skyrider chiếm ít diện tích hơn ghế phổ thông thông thường – cho phép khách đặt nhiều hạng vé hơn trên cùng một chuyến bay.

“Nghĩa là trong cùng một cabin, bạn có thể ngồi ghế phổ thông cơ bản, tiêu chuẩn, phổ thông cao cấp, thương gia – đây chính là một cải tiến dành cho cả hành khách lẫn hãng hàng không. Đó là lý do thực sự để Skyrider ra đời”, Perugini giải thích.

Bản thiết kế đầu tiên của mẫu ghế đứng ra mắt vào năm 2010, tuy nhiên một số vấn đề về cấu trúc ngăn nó thành hiện thực. Phiên bản 2.0 ra đời năm 2018 lắp kèm một chiếc cột để cố định ghế. Mẫu mới nhất của năm nay không còn phần cột, mà có thể được lắp ráp và đưa vào sử dụng ngay.

Khoảng cách giữa các hàng ghế cũng được thu hẹp. Ảnh: Francesca Street/CNN.

Khoảng cách giữa các hàng ghế được thu hẹp. Ảnh: Francesca Street/CNN.

Theo ông Perugini, rất nhiều người quan tâm tới mẫu ghế này, dù chưa ai đặt hàng. Một trong những rào cản mà nhà sản xuất cần vượt qua chính là phản ứng của hành khách: “Nếu đọc mô tả của mẫu A380, A320, A321 và 737, bạn sẽ thấy thiết kế của những máy bay này không cho phép lắp đặt ghế với khoảng cách nhỏ hơn 71 cm, trong khi khoảng cách giữa hai chiếc Skyrider chỉ là 58,4 cm”.

Perugini tự tin có thể giải thích tính năng của thiết kế mới với những khách hàng lớn như Airbus hay Boeing.

Vậy thực sự trải nghiệm ghế đứng trên máy bay ra sao? Ghế có cấu trúc gần giống yên xe đạp, mọi chuyện vẫn ổn nếu chỉ ngồi vài phút. Tư thế ngồi loại ghế này không thực sự phù hợp với cấu tạo cơ thể của tất cả hành khách – dù cao hay thấp, bạn vẫn bị đau mỏi và cảm thấy khó chịu.

Ngay cả Perugini cũng phải thừa nhận rằng trải nghiệm ngồi ghế đứng không nhất thiết phải thoải mái, nhưng ông cho rằng thiết kế này sẽ phù hợp với những chuyến bay chặng ngắn tại châu Âu.

“Thành thực mà nói, tôi không nghĩ có ai vui vẻ ngồi từ 8 đến 10 tiếng trên chiếc ghế kiểu này. Trên chuyến bay ngắn, nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn có thể thử ngồi ghế hạng này trong vài giờ – dù không hoàn toàn thoải mái. Tôi nghĩ phần lớn hành khách sẽ chấp nhận”, Perugini bày tỏ.

Tuy nhiên, có ý kiến nghi ngờ rằng hành khách tiết kiệm được chút tiền vé lại phải hứng chịu những cơn ê ẩm khắp mình khi hạ cánh. Hơn nữa, do khoảng cách giữa các ghế quá hẹp, hành khách phải ngồi sát với người lạ.

Dù vậy, Perugini khẳng định nếu Skyrider đi vào ứng dụng, nó sẽ trở thành một giải pháp siêu tiết kiệm mà vẫn giúp hành khách ngồi thoải mái trong chừng mực có thể.

Theo CNN

Chỉ mua vé một chiều, hành khách vô tình bao cả máy bay

Chỉ mua vé một chiều, hành khách vô tình bao cả máy bay

Phi hành đoàn 7 người chỉ phục vụ một khách trên chuyến bay từ Lithuania tới Italy.

Skirmantas Strimaitis bất ngờ khi phát hiện mình là hành khách duy nhất có mặt trên chuyến bay từ thủ đô Vilnius (Lithuania) tới Bergamo (Italy) để tận hưởng kỳ nghỉ trượt tuyết hồi giữa tháng 3.

Chiếc Boeing 737-800 thực hiện chuyến này có thể chở tới 188 hành khách. Tuy nhiên, ngoài Skirmantas, những người khác có mặt trên phi cơ là 2 phi công và 5 tiếp viên.

Chỉ mua vé một chiều, hành khách vô tình bao cả máy bay

Skirmantas là hành khách duy nhất trên chuyến bay. Ảnh: Skirmantas Strimaitis.

Đại lý lữ hành Novaturas cho biết, đây là chuyến charter chở một nhóm du khách về nhà từ Italy. Đại lý bán vé một chiều để tránh tình trạng phi cơ trống không nhưng chỉ có Skirmantas mua vé. Hành khách này trả lời AP ngày 4/2 rằng chuyến bay kéo dài hơn hai tiếng là “trải nghiệm cả đời chỉ có một lần của anh”

Những trường hợp như Skirmantas không phải hiếm. Trước đó, Karon Grieve bỏ ra 46 bảng (gần 1,4 triệu đồng) để bay từ Glasgow, Scotland đến Crete, Hy Lạp vào năm 2017. Tại quầy check-in, Karon nhận thông báo rằng chuyến bay có thêm hai người nữa. Nhưng các khách đó không xuất hiện, bà trở thành khách VIP.

Karon được đãi một bữa ăn miễn phí và có thể ngồi bất cứ ghế nào theo ý thích. Thậm chí phi công còn gửi lời chào riêng tới bà, thông báo máy bay đang đi qua quốc gia nào trên loa phát thanh. Sau khi phi cơ hạ cánh ở Crete, Karon cũng không phải xếp hàng dài để chờ lấy hành lý, mà nhận vali ngay cạnh máy bay.

Một chàng trai chia sẻ cảm xúc khi là hành khách duy nhất trên chuyến bay. Video: Alex Simon.

Theo Bảo Ngọc, vnexpress.net

Chờ chuyến, hành khách mắc võng ngủ giữa sân bay Mỹ

Chờ chuyến, hành khách mắc võng ngủ giữa sân bay Mỹ

Một số người cho rằng nam hành khách rất thông minh khi tìm ra cách nghỉ ngơi trong lúc chờ chuyến.

Người đàn ông chưa xác định danh tính đã ngủ trên võng mắc ngang cửa sổ tại phòng chờ của sân bay Charlotte Douglas thuộc bang Bắc Carolina (Mỹ) vào sáng 24/3.

Hành khách Magalli Odom đã kể lại hình ảnh mà cô chứng kiến với sự ngưỡng mộ về sự sáng tạo của hành khách trên. Tới sân bay từ sớm, vợ chồng Odom chật vật hàng giờ ngồi trên ghế mà không thấy thoải mái, Metro đưa tin ngày 26/3. Tuy nhiên, Odom nói rằng cô trông thấy một nhân viên sân bay tới nói chuyện với nam hành khách trên, sau đó anh ấy đã rời khỏi “cái kén” của mình.

Chờ chuyến, hành khách mắc võng ngủ giữa sân bay Mỹ

Nam hành khách thả lỏng trên võng mắc ở sân bay. Ảnh: SWNS.

“Một người vỗ vào chiếc võng, anh ấy ngóc đầu dậy. Chàng trai trông có vẻ mệt mỏi, dường như vừa chợp mắt một lát. Tôi không nghe họ nói gì nhưng anh ấy rất hợp tác, dùng ghế để xuống đất”, Odom trả lời SWNS.

Cô cho rằng ý tưởng của hành khách trên thật thông minh, và ước mình có cũng một chiếc võng như thế. Hiện đại diện sân bay chưa bình luận gì về việc này.

Nguồn: vnexpress.net

Hãng hàng không chậm, huỷ nhiều chuyến sẽ bị thu hồi slot bay

Hãng hàng không chậm, huỷ nhiều chuyến sẽ bị thu hồi slot bay

Hành khách bức xúc khi tỷ lệ chậm, huỷ chuyến cao nhưng các hãng hàng không ứng xử không chuyên nghiệp.

Chiều 28/3, ông Đinh Việt Thắng (Cục trưởng Hàng không) cho biết tỷ lệ chậm hủy chuyến trung bình của các hãng hàng không ở mức 15%. So các nước trong khu vực mức độ này không cao, song có những chuyến chậm trễ kéo dài và một số hãng ứng xử không chuyên nghiệp khiến hành khách bức xúc.

Theo ông Thắng, nguyên nhân chậm hủy chuyến chủ yếu do khai thác của các hãng hàng không chứ không phải vì sân bay, quản lý bay.

Để khắc phục tình trạng này, Cục Hàng không sẽ bổ sung các chế tài liên quan cấp phép bay. Các slot (giờ điều phối cất hạ cánh) của các chuyến bay sẽ bị Cục Hàng không thu hồi khi có tỷ lệ chậm hủy chuyến cao. Đây là chế tài nặng với các hãng.

Cục Hàng không sẽ bổ sung đầu máy bay và giờ bay dự bị để các hãng linh hoạt trong khi thay đổi lịch bay, ứng phó kịp thời.

Hãng hàng không chậm, huỷ nhiều chuyến sẽ bị thu hồi slot bay

Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Anh Duy.

Trong tháng 4, hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng sẽ được thành lập hai trung tâm điều hành với sự tham gia các hãng, nhà cung ứng dịch vụ tại sân bay. Các đơn vị này sẽ phối hợp để cùng ra quyết định điều phối dịch vụ hàng không.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, việc lập trung tâm điều hành cũng là yêu cầu của Tổ chức hàng không quốc tế (ICAO) đối với các sân bay có lưu lượng trên 20 triệu hành khách. Cùng với đó, các sân bay được đầu tư phần mềm chuyên dụng để tính toán giờ cất hạ cánh.

Trước đó, tại một cuộc họp về chậm hủy chuyến của Bộ Giao thông Vận tải giữa năm 2018, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các cơ quan nghiên cứu các biện pháp để kéo giảm số chuyến bay chậm, hủy, như chế tài thu hồi slot; giảm slot trong những giờ thời tiết xấu mà có thể dự đoán được; chuẩn hoá quy định về hệ số dự phòng tàu bay, tổ bay, phục vụ; đầu tư ứng dụng công nghệ, hoàn chỉnh quy trình điều phối tại sân bay; đầu tư hạ tầng đảm bảo bay đêm…

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Lý do phi công nói rất ít khi lên máy bay

Lý do phi công nói rất ít khi lên máy bay

Phi công được khuyến khích nói càng ít càng tốt với hành khách, vì nói quá nhiều có thể vô tình lộ ra các thông tin khiến nhiều người sợ.

Patrick Smith, phi công kiêm tác giả cuốn sách Cockpit Confidential, đã giải thích về lý do phi công thường nói rất ít khi lên máy bay. Không phải vì họ lạnh lùng hay kiêu ngạo, mà thực tế các phi công được đào tạo rất ít về dịch vụ khách hàng.

Họ thường được khuyến khích không nói gì hoặc nói ít. Hãng bay sợ rằng nếu các phi công nói nhiều hơn, thông tin mà họ thông báo tới hành khách có thể khiến nhiều người lo lắng. Và điều này là không cần thiết.

Phần lớn trên các chuyến bay, phi công chỉ gửi lời chào đến hành khách sau lúc cất cánh và hạ cánh. Ảnh: Express.

Phần lớn trên các chuyến bay, phi công chỉ gửi lời chào đến hành khách sau lúc cất cánh và hạ cánh. Ảnh: Express.

Điều này cũng tương tự với các tiếp viên hàng không. Với kinh nghiệm bay nhiều năm của mình, nam phi công cho biết hành khách sẽ không được tiếp viên thông báo cho mọi trục trặc, sự cố nhỏ có thể xảy ra trong suốt chuyến bay. Những trục trặc không được thông báo này là những điều không ảnh hưởng đến an toàn bay.

Smith cho biết hành khách không cần thiết phải biết mọi thứ đang diễn ra vì có thể họ sẽ hoảng sợ. Tuy nhiên, khi máy bay gặp sự cố quan trọng, mọi hành khách sẽ được biết. Tiếp viên sẽ thông báo qua loa và hướng dẫn tận tình.

Điều duy nhất bạn cần làm để có một chuyến bay an toàn là nghe theo hướng dẫn của tiếp viên. Ảnh: Express.

Điều duy nhất bạn cần làm để có một chuyến bay an toàn là nghe theo hướng dẫn của tiếp viên. Ảnh: Express.

Anh cũng khuyên hành khách nên bình tĩnh khi gặp sự cố, vì mọi thứ đều đã nằm trong tầm kiểm soát và được phi hành đoàn thực tập thành thạo trước đó. “Khi họ thông báo với bạn tình huống khẩn cấp, đừng quá hoảng sợ và coi đó như thể là một chuyến bay sinh tử.

Điều vô nghĩa nhất mà hành khách làm khi lên máy bay là nhìn trừng trừng vào mắt các tiếp viên. Hành động này không thể giúp bạn phán đoán được tiếp viên đang nghĩ gì, hay họ có giấu bạn về một sự cố nào đang xảy ra không. Điều đó chỉ khiến họ thêm bối rối, theo Smith.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Chuyên gia lật tẩy mánh giúp hãng bay không phải đền tiền cho khách

Chuyên gia lật tẩy mánh giúp hãng bay không phải đền tiền cho khách

Nhiều hành khách phải chịu các chuyến bay trễ giờ nhưng vẫn không hề hay biết.

Các luật sư chuyên về mảng bồi thường chuyến bay tại Bott & Co chia sẻ với Express về mánh “khoảng đệm lịch trình” của các hãng hàng không. Đệm lịch trình là một phương pháp ước tính thời gian bay từ điểm này tới điểm khác.

Chuyên gia lật tẩy mánh giúp hãng bay không phải đền tiền cho khách

Đa phần du khách khó chịu khi máy bay khởi hành trễ và đến đích muộn giờ. Ảnh: Express.

Thay vì công bố thời gian bay chính xác giữa hai điểm, các hãng hàng không thường cộng thêm vào đó một khoảng thời gian. Ví dụ, trên thực tế, bay từ điểm A đến điểm B hết hai tiếng nhưng họ sẽ thông báo là 2,5 tiếng. Điều này giúp phi cơ dù khởi hành muộn, vẫn hạ cánh đúng với giờ thông báo trên vé. Như vậy, các hãng giảm thiểu được sự phàn nàn của hành khách và không phải bồi thường vì các chuyến bay đến muộn. Theo quy định của Liên minh châu Âu, các chuyến bay nếu trễ quá 3 tiếng sẽ phải bồi thường cho khách.

Theo một cuộc khảo sát của các luật sư vào tháng 8/2018, thời gian bay theo lịch trình trung bình chậm hơn 35 phút so với 10 năm trước. Trong 125 chuyến bay được lấy dữ liệu, có tới 76 hành trình có thời gian bay dài hơn, dù cùng một tuyến đường và sử dụng các loại máy bay tân tiến hơn. Trên thực tế, phi cơ không hề bay chậm hơn mà do các hãng đang áp dụng mẹo trên.

Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn là xấu. Việc hành khách cảm thấy họ đến sớm hơn thời gian dự kiến 10 phút sẽ thú vị hơn nhiều thông báo đến muộn, hay đúng giờ. “Cộng thêm thời gian là một mũi tên trúng hai đích, cả hai bên khách hàng – hãng bay đều cảm thấy có lợi”, một chuyên gia hàng không cho hay.

Nguồn: vnexpress.net

8 hãng bay châu Á vào top sạch sẽ nhất thế giới

8 hãng bay châu Á vào top sạch sẽ nhất thế giới

Hãng ANA của Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng sau khi nhận được hàng ngàn lượt bình chọn từ độc giả.

Skytrax, giải thưởng hàng không uy tín trên thế giới, vừa công bố danh sách các hãng bay sạch sẽ nhất thế giới. Những hành khách từng sử dụng dịch vụ của các hãng được yêu cầu nhận xét tiêu chuẩn và chất lượng của khoang phi cơ. Theo đó, những khu vực được đánh giá bao gồm: chỗ ngồi, khay bàn ăn, thảm, bảng điều khiển trong cabin, phòng vệ sinh…

ANA cũng là một trong 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới trong năm 2018, theo Sky Trax. Ảnh: CNN.

ANA cũng là một trong 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới trong năm 2018, theo Sky Trax. Ảnh: CNN.

Trong danh sách Skytrax công bố, 8 trên 10 hãng bay đứng đầu danh sách đáng tự hào này là của châu Á. Đứng vị trí quán quân là hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA). Tiếp theo là các hãng bay (theo thứ tự từ cao xuống thấp): Eva Air (Đài Loan), Asiana Airlines (Hàn Quốc), Singapore Airlines (Singapore), Japan Airlines (Nhật Bản), Cathay Pacific Airlines (Hong Kong, Trung Quốc), Qatar Airways (Qatar), Swiss International Air Lines (Thụy Sĩ), Hainan Airlines (Trung Quốc), Lufthansa (Đức).

Năm 2015, Travelmath lấy 26 mẫu đồ vật có trên 4 chuyến bay của hai hãng hàng không lớn của Mỹ để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, khay bàn ăn là nơi bẩn nhất trong số thứ được mang đi xét nghiệm. “Bạn nên tránh để đồ ăn trực tiếp lên khay bàn ăn, vì điều này giúp vi khuẩn có thể xâm nhập”, một chuyên gia cho hay.

Nguồn: vnexpress.net

10 sân bay tốt nhất thế giới

10 sân bay tốt nhất thế giới

Danh sách dựa vào đánh giá của du khách có trải nghiệm thực tế tại các sân bay trên khắp thế giới, theo giải thưởng World Airport Awards.

Dưới đây là danh sách 10 sân bay tốt nhất thế giới được vinh danh tại lễ trao giải Sky Trax 2018. Giải thưởng thường niên này được đánh giá cao về độ uy tín và được gọi là “Oscar của ngành hàng không”.

1. Changi, Singapore

10 sân bay tốt nhất thế giới

Đứng đầu danh sách sân bay tốt nhất thế giới năm 2018 là Changi, Singapore. Nơi này có các chuyến bay đến hơn 200 điểm trên thế giới, với hơn 5.000 lượt máy bay đến, đi trong một tuần của hơn 80 hãng hàng không quốc tế. Năm 2018, sân bay phục vụ 65 triệu hành khách đến từ các quốc gia trên thế giới. Ảnh: Singapore Guide.

2. Seoul Incheon, Hàn Quốc

10 sân bay tốt nhất thế giới

Đây là sân bay lớn nhất Hàn Quốc, và cũng là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Năm 2018, nơi đây được vinh danh ở hạng mục: “Sân bay có nhân viên tốt nhất thế giới”. Ảnh: Travel S Helper.

3. Tokyo Haneda, Nhật Bản

10 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay quốc tế Tokyo Haneda đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch Nhật Bản. Ngoài việc đứng thứ 3 trong danh sách các sân bay tốt nhất thế giới, Tokyo Haneda còn được bình chọn là “sân bay sạch nhất thế giới” và “sân bay nội địa tốt nhất thế giới”. Ảnh: JW Web Magazine.

4. Hong Kong, Trung Quốc

10 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay quốc tế Hong Kong phục vụ hơn 100 hãng hàng không, khai thác các chuyến bay đến khoảng 180 địa điểm trên toàn thế giới, bao gồm 44 điểm đến ở Trung Quốc đại lục. Nơi đây cũng đạt danh hiệu “sân bay tốt nhất thế giới để ăn tối”. Ảnh: Bechtel.

5. Doha Hamad, Qatar

10 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay quốc tế Hamad nằm tại thủ đô Doha của Qatar. Nhà ga có sức chứa 30 triệu hành khách mỗi năm, được biết đến với danh hiệu “cảng hàng không xa xỉ nhất thế giới”. Đây cũng là “sân bay tốt nhất Trung Đông”. Ảnh: Hok.

6. Munich, Đức

10 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Munich là sân bay bận rộn thứ hai ở Đức. Nơi đây kết nối với phần lớn địa điểm trên thế giới. Các nhà ga có hơn 50 cửa hàng ăn uống, hơn 150 cửa hàng bán lẻ khiến không ít du khách cảm giác như đang lạc vào trung tâm thành phố, chứ không phải đứng ở sân bay. Nó cũng được bình chọn là “sân bay tốt nhất châu Âu 2018”. Ảnh: GetByBus.

7. Centrair Nagoya, Nhật Bản

10 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay hình chữ T, chia làm hai khu vực. Nhà ga phía bắc phục vụ các chuyến bay nội địa, phía nam dành cho các chuyến bay quốc tế. Du khách có thể sử dụng nhà tắm mang tên Fu No Yu trong thời gian chờ cất cánh. Tại đây, bạn có thể vừa ngâm mình trong bồn nước nóng, vừa ngắm máy bay cất, hạ cánh. Ảnh: Ana-cooljapan.

8. London Heathrow, Anh

10 sân bay tốt nhất thế giới

Đây là sân bay bận rộn nhất London, cũng như châu Âu nhờ lượng khách đông đúc. Năm 2018, Heathrow 2 đã được bầu chọn là Sân bay có nhà ga tốt nhất Thế giới. Ảnh: Heathrow.

9. Zurich, Thụy Sĩ

10 sân bay tốt nhất thế giới

Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ và được mệnh danh là sân bay tốt nhất thế giới phục vụ hành khách ở số lượng 20-30 triệu hành khách. Ảnh: Arup.

10. Frankfurt, Đức

10 sân bay tốt nhất thế giới

Phục vụ 98 hãng hàng không bay tới hơn 250 điểm đến trên thế giới, ở 105 quốc gia, Frankfurt là cái tên đứng thứ 10 trong danh sách những sân bay tốt nhất thế giới. Đây cũng là sân bay lớn nhất ở Đức, đứng thứ ba châu Âu. Ảnh: Local.

Nguồn: vnexpress.net
Theo World Airport Awards

7 bí mật an toàn bay các hãng hàng không hạn chế tiết lộ

7 bí mật an toàn bay các hãng hàng không hạn chế tiết lộ

Cơ trưởng và cơ phó dùng thức ăn từ hai nhà bếp khác nhau nhằm đảm bảo không gặp trường hợp cả hai người bị ngộ độc một lúc.

Mở cửa sổ, gập bàn ăn, dựng đứng lưng ghế lúc máy bay sắp cất và hạ cánh là 3 yêu cầu mà bất kỳ người đi máy bay nào cũng biết, bởi chúng được nhắc đi nhắc lại trong mỗi chuyến bay, nhất là khi bay ngang vùng thời tiết xấu. Bạn buộc phải dựng đứng lưng ghế, gập bàn ăn phía trước để hành khách bên cạnh có thể thuận lợi thoát ra ngoài trong trường hợp máy bay gặp sự cố. Việc mở cửa sổ giúp lực lượng cứu hộ có thể nhanh chóng xác định vị trí người bị nạn bên trong máy bay từ bên ngoài.

Mở cửa sổ, gập bàn ăn, dựng đứng lưng ghế lúc máy bay sắp cất và hạ cánh là 3 yêu cầu buộc phải làm được nhắc đi nhắc lại trong mỗi chuyến bay, nhất là khi ngang vùng thời tiết xấu. Dựng đứng lưng ghế, gập bàn ăn phía trước để hành khách bên cạnh bạn dễ thoát ra ngoài hơn, trong trường hợp máy bay gặp sự cố. Việc mở cửa sổ giúp lực lượng cứu hộ ở bên ngoài có thể nhanh chóng xác định vị trí người bị nạn bên trong phi cơ.

Giảm ánh sáng trong cabin vào ban đêm để mắt bạn làm quen với bóng tối, trong trường hợp cần tìm lối thoát thì sẽ nhanh chóng hơn.

Với những chuyến bay đêm, phi công giảm ánh sáng trong cabin để mắt bạn thích nghi với bóng tối. Nhờ thế, trong trường hợp gặp sự cố, hành khách sẽ nhanh chóng tìm được lối thoát hiểm so với việc bị mất điện đột ngột.

Máy bay không bao giờ nạp đầy nhiên liệu vì chúng khá nặng nề. Mức nhiên liệu vừa đủ giúp tiết kiệm chi phí. Do đó khi thời tiết xấu, phi công có thể phải hạ cánh khẩn cấp vì hết nhiên liệu.

Máy bay không bao giờ nạp đầy nhiên liệu khiến chúng nặng nề. Đồng thời, mức nhiên liệu vừa đủ giúp tiết kiệm chi phí. Do đó, khi thời tiết xấu, phi công có thể phải hạ cánh khẩn cấp ở sân bay gần nhất thay vì bay thêm vài vòng để thoát khỏi vùng không thuận lợi.

7 bí mật an toàn bay các hãng hàng không hạn chế tiết lộ

Một số hãng không cho phép cơ trưởng và cơ phó ăn chung. Họ phải dùng thức ăn từ hai nhà bếp khác nhau nhằm đảm bảo không gặp trường hợp cả hai người cùng bị ngộ độc thực phẩm một lúc khi đang bay.

Hầu hết các hãng hàng không đều không rửa khay trước khi phục vụ thức ăn cho khách vì không đủ thời gian chuẩn bị. Vì thế, đừng để thức ăn rơi xuống khay vì thực ra chúng cũng không mấy sạch sẽ.

Nhiều hãng không rửa khay trước khi phục vụ thức ăn cho khách vì không đủ thời gian chuẩn bị. Vì thế, đừng để thức ăn rơi xuống khay rồi lại nhặt lên dùng vì thực ra chúng không mấy sạch sẽ.

Tương tự như khay đựng thức ăn, thảm máy bay cũng hiếm khi được vệ sinh. Chính vì vậy mà chúng dơ hơn bạn nghĩ.

Tương tự như khay đựng thức ăn, thảm máy bay cũng là một trong những thứ hiếm khi được vệ sinh nhất. Chúng bẩn hơn bạn nghĩ với đầy vết ố từ thức ăn bị đổ, sữa hay thậm chí là nước tiểu của trẻ em.

Khi chuyến bay bị hủy, nhân viên hãng sẽ tìm phương pháp thay thế, đưa bạn lên chuyến sớm hoặc trễ hơn. Tuy nhiên thực tế, bạn có thể yêu cầu hoàn tiền nếu muốn.

Khi chuyến bay bị hủy, nhân viên hãng sẽ tìm phương pháp thay thế như đưa bạn lên chuyến sớm hoặc trễ hơn. Tuy nhiên thực tế, bạn có thể yêu cầu hoàn tiền nếu muốn.

Theo Ngôi Sao

Nữ du khách Anh bị dọa đuổi xuống máy bay vì mặc ‘thiếu vải’

Nữ du khách Anh bị dọa đuổi xuống máy bay vì mặc ‘thiếu vải’

Emily cho biết cô cảm thấy xấu hổ khi phi hành đoàn yêu cầu cô mặc thêm áo, nếu không sẽ phải rời khỏi chỗ ngồi.

Trên chuyến bay từ Birmingham (Anh) đến Tenerife (Tây Ban Nha), Emily O’Connor lên máy bay trong trang phục quần ống rộng và áo skimpy top (giống áo lót). Cô gái 21 tuổi cùng 4 người bạn đi nghỉ ở quần đảo Canary, Sun đưa tin ngày 13/3.

Nữ du khách Anh bị dọa đuổi xuống máy bay vì mặc ‘thiếu vải’

Diện trang phục gợi cảm, Emily gặp phải tình huống khó xử với tiếp viên. Ảnh: Sun.

Ngồi trên máy bay, Emily nghe thấy tiếp viên thông báo trên loa về việc họ sẽ không cất cánh cho đến khi cô mặc thêm áo. Nữ hành khách cho biết, cô cảm thấy “buồn và run rẩy” khi nghe thông báo đó: “Tôi đã mặc bộ đồ đó qua cổng an ninh, đi khắp sân bay rồi lên phi cơ. Vậy mà tiếp viên lại nói rằng tôi ăn mặc không phù hợp và cần phải che chắn”.

Theo Emily, nhân viên và quản lý của chuyến bay đều đến yêu cầu cô mặc thêm áo hoặc sẽ đưa cô rời máy bay. Những người này đã đứng ở đó suốt 20 phút cho đến khi Emily mặc xong áo khoác.

Nữ du khách nói trên Sun rằng cô cảm thấy xấu hổ khi một hành khách khác gọi cô là “người phụ nữ thảm hại” và cũng yêu cầu cô mặc áo vào. “Một gã đàn ông ngồi trên tôi hai hàng ghế đã hét vào mặt tôi, bắt tôi im miệng và mặc thêm đồ. Họ (phi hành đoàn) để yên cho anh ta làm vậy”, Emily nhớ lại.

Emily chỉ trích hãng bay vì để tiếp viên hành xử như vậy với cô. Cô khẳng định đây là hành động phân biệt giới tính và sự cố đáng xấu hổ nhất đời mình. “Tôi có thể mặc chiếc áo đó ở Birmingham, đi ra phố và không bị ai quấy rối”, Emily cho biết.

Đại diện của hãng hàng không cho biết họ rất tiếc về sự việc. Tuy nhiên, hãng có quy định về trang phục khi lên máy bay. Vì vậy, phi hành đoàn làm những hành động trên chỉ để thực hiện đúng nội quy đó.

Trong chuyến bay về nhà, Emily và nhóm bạn không hề bị nhắc nhở gì khi mặc trang phục tương tự.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Hãng Qantas của Australia đứng đầu danh sách khi không gặp sự cố nghiêm trọng nào trong gần 70 năm qua.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

AirlineRatings, trang web chuyên so sánh, phân tích độ an toàn của hơn 400 hãng bay trên thế giới, công bố danh sách 10 hãng an toàn nhất mà bạn nên lựa chọn cho chuyến đi năm 2019.

Danh sách này dựa trên nhiều yếu tố gồm kết quả kiểm toán từ các cơ quan quản lý hàng không, chính phủ các nước; hồ sơ tai nạn hàng không; lợi nhuận; các sáng kiến an toàn bay và tuổi của những chiếc máy bay, theo Bussiness Insider.

Qantas

Đứng đầu bảng xếp hạng là Qantas, hãng hàng không của Australia. Qantas được bình chọn nhờ dẫn đầu trong việc phát triển hệ thống hàng không tương lai, máy ghi dữ liệu chuyến bay để theo dõi hoạt động của máy bay, phi hành đoàn, hạ cánh tự động bằng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu… Hãng hàng không 96 tuổi này đã không gặp sự cố kể từ năm 1951.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Air New Zealand

Air New Zealand được đánh giá là “hãng bay đã hồi sinh trong những năm gần đây”. Hãng đã có 5 năm nằm trong top các hãng bay an toàn nhất thế giới. Trong vài thập kỷ qua, đơn vị này không có bất kỳ trục trặc đáng kể nào. Ảnh: Newshub.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Alaska Airlines

Dù có tên là Alaska, nhưng trụ sở của hãng lại đặt tại Seattle, Mỹ và là một hãng nổi tiếng ở bờ Tây. Năm 2016, hãng này đã mua lại Virgin America với giá 2,6 tỷ USD. Từ năm 2000, các chuyến bay của hãng đều diễn ra khá suôn sẻ. Ảnh: USA Today.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

All Nippon Airways

Được thành lập vào năm 1954, hãng bay được đánh giá cao về dịch vụ, chất lượng tốt, độ an toàn. Ảnh: Sky Trax.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

American Airlines

Hãng bắt đầu phục vụ hành khách từ năm 1926 và sáp nhập với US Airways vào năm 2013. Trụ sở của hãng đặt tại Fort Worth, Texas, Mỹ và đây là hãng bay không gặp sự cố nghiêm trọng, không liên quan tới khủng bố trong gần 20 năm. Ảnh: Skift.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Austrian Airlines

Hãng hàng không Áo được thành lập vào năm 1957, và hiện là công ty con của tập đoàn Lufthansa. Ảnh: Business Traveller.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

British Airways

Hãng bay thành lập vào năm 1974 sau khi sáp nhập British Overseas Airways và British European Airlines. Trong 30 năm qua, hãng chưa có một vụ tai nạn hàng không gây chết người nào. Ảnh: TravelUpdate.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Cathay Pacific

Từ năm 1960 đến nay, hãng bay có trụ sở tại Hong Kong đã không gặp tai nạn thương vong. Ảnh: Blue Swan Daily.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Emirates

Trong 20 năm qua, hãng bay của Dubai đã nổi lên như một ngôi sao sáng trong ngành hàng không thương mại. Hãng bay này được biết đến với dịch vụ ưu tú, hồ sơ an toàn bay ấn tượng. Trong suốt 31 năm hoạt động, hãng chỉ xảy ra đúng một sự cố khi một thân máy bay bị hư hỏng. Ảnh: Twitter.

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Eva Air

Hãng hàng không đặt trụ sở tại Đài Loan nổi tiếng trên khắp thế giới với những chiếc máy bay in hình mèo Hello Kitty. Thành lập vào năm 1988, sau 31 năm hoạt động, hãng đã không gặp bất kỳ một tai nạn nào gây thiệt hại về người. Ảnh: God Save The Points.

Theo Bussiness Insider
Nguồn: vnexpress.net

Phi cơ phải quay đầu vì hành khách để quên con ở sân bay

Phi cơ phải quay đầu vì hành khách để quên con ở sân bay

Máy bay của hãng Saudia Airlines phải quay lại vạch xuất phát để người mẹ đi tìm con.

Trong hành trình tới Kuala Lumpur, Malaysia, chiếc máy bay vừa cất cánh khỏi Jeddah, Arab Saudi, phi công đã phải liên lạc với kiểm soát không lưu để yêu cầu quay đầu. Nguyên nhân là một nữ hành khách để quên con nhỏ ở khu vực chờ của sân bay. Người mẹ đòi trở lại tìm con và từ chối tiếp tục bay, Gulf News đưa tin ngày 12/3.

Phi cơ phải quay đầu vì hành khách để quên con ở sân bay

Sự cố lên máy bay rồi mới nhớ ra để quên con của nữ hành khách tại Arab Saudi bị nhiều người chỉ trích. Ảnh: News.

Sau đó, máy bay đã trở lại phi trường để nữ hành khách có thể xuống tìm con. Hai mẹ con sau đó đoàn tụ với nhau. Sự việc hy hữu này đã nhận được phản ứng trái chiều từ dư luận. Phần lớn ca ngợi tấm lòng nhân hậu và sự cảm thông của phi công với người mẹ. Nhiều người cũng lên tiếng chỉ trích hành khách vì “sơ sót không thể chấp nhận được”.

Đây không phải trường họp đầu tiên cha mẹ bỏ quên con tại sân bay. Hồi tháng 10/2018, một bé gái 5 tuổi cũng bị bố mẹ bỏ quên tại sân bay Stuttgart, Đức. Vợ chồng du khách sau khi kết thúc kỳ nghỉ đã vội vã ra xe để về nhà, và bỏ quên con gái của mình. Sau khi được nhân viên sân bay liên lạc, họ vội vã đến đón con.

Theo Anh Minh, vnexpress.net