Bay cùng Jetstar, thả ga mang hành lý

Bay cùng Jetstar, thả ga mang hành lý

Mỗi năm đi du lịch được có một vài lần, mò mẫm mãi mới canh được cái vé máy bay giá rẻ, giờ lại phải vắt óc suy nghĩ xem “chỉ được 7kg hành lý xách tay, nên đem những món đồ nào đây?”

Đừng lo bạn nhé, hãy thỏa sức mang đồ đẹp, thỏa sức chưng diện “sống ảo”, dành bộ não cho việc nghĩ ra nhiều kiểu ảnh độc lạ để dành đăng Facebook cho cả năm luôn nè! Còn phần hành lý, đã có ATADI lo rồi.

ATADI gửi tặng bạn voucher miễn phí 01 gói hành lý khi bay cùng hãng hàng không Jetstar Pacific. Bạn có thể sử dụng voucher này để mua thêm gói hành lý ký gửi. Nhưng nếu bạn không cần hành lý, voucher này sẽ giúp bạn đổi được một “bữa ăn trên trời miễn phí”.

Chương trình sẽ diễn ra từ nay đến 31/10/2019 hoặc đến khi số voucher được sử dụng hết (tùy điều kiện nào đến trước). Với sức hấp dẫn của chương trình, các bạn nhất định phải hết sức khẩn trương săn vé nhé, kẻo chậm chân là hết đấy ạ!

Để sử dụng voucher, SĂN VÉ TẠI ĐÂY!

Khi săn vé qua đường dẫn bên trên, bạn chỉ cần thao tác đặt vé Jetstar như bình thường, khi chọn thêm hành lý hoặc suất ăn, voucher sẽ tự động được áp vào đơn hàng (xem ảnh bên dưới).

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ cho bạn khi dùng voucher nè:

  • Voucher áp dụng cho hành khách mua vé Jetstar Pacific (thời gian bay: từ nay đến 31/10/2019).
  • Voucher suất ăn KHÔNG hiệu lực đối với một số đường bay không phục vụ suất ăn.
  • Voucher được áp dụng cho hành lý/ suất ăn mua kèm lúc đặt vé.
  • Voucher không có giá trị quy đổi thành tiền mặt.
  • Tùy gói hành lý/ suất ăn mà bạn chọn thêm, voucher sẽ có giá trị khác nhau: Voucher hành lý 180k, Voucher hành lý 200k, voucher suất ăn 60k.
  • Mỗi hành khách chỉ được sử dụng một voucher cho mỗi lần đặt vé.

Hãy nhanh tay lên vì số lượng voucher có hạn!

Còn chờ gì mà không “Bay cùng Jetstar, thả ga mang hành lý” nào cả nhà ơi!

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Tháng 9, các thửa ruộng bậc thang nổi tiếng như đồi mâm xôi, Tú Lệ, Sáng Nhù vào mùa vàng, thu hút nhiều du khách và nhiếp ảnh gia.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Cánh dù lượn trên mùa vàng Tú Lệ. Giữa tháng 9, đầu tháng 10 là thời gian lý tưởng để ngắm các thửa ruộng bậc thang tại Yên Bái vào mùa lúa chín. Đây cũng là lúc những người yêu thích chụp hình trên cả nước tìm đến sáng tác ảnh.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh cùng đồng nghiệp với hành trình từ Tú Lệ (huyện Văn Chấn) đến các bản Lìm Mông, Lìm Thái – thung lũng Cao Phạ – đèo Khau Phạ và cung đường Chế Cu Nha – La Pán Tẩn – Lao Chải – Sáng Nhù (huyện Mù Cang Chải).

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Đồi mâm xôi được chụp khoảng 6 giờ sáng, lúc nắng bắt đầu le lói chiếu rọi trên lúa chín và trời vẫn còn huyền ảo trong làn sương mây.
Thửa ruộng này thuộc bản Hán Xung, xã La Pán Tẩn trở thành biểu tượng của Mù Cang Chải, khiến bất kỳ ai đặt chân đến vùng cao này cũng hỏi đường lên thăm.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang cạnh đồi “mâm xôi”, xã La Pán Tẩn. Địa danh này nằm ở độ cao hơn 1.000 m, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng 10 km. Người dân tộc Mông cải tạo sườn núi thành ruộng bậc thang từ hàng trăm năm trước và đến nay vẫn dùng để trồng trọt.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Xa xa, các nhiếp ảnh gia cùng nhau tác nghiệp quanh khu vực đồi mâm xôi. Tại Mù Cang Chải còn nhiều khu vực thu hút các tay máy bởi đường nét được cho là giống móng ngựa, mũi giày, con mắt…

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang chín vàng ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải uốn lượn bên nếp nhà tạo nên khung hình đẹp như tranh vẽ.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Những thửa ruộng ở Sáng Nhù trong mùa gặt.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Góc chụp được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích tại vòng cung ruộng bậc thang Sáng Nhù, có hình dáng được cho là giống móng ngựa. “Quá trình săn ảnh mùa lúa chín giúp các anh em nhiếp ảnh hòa nhập, kết bạn và cùng nhau chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh”, tác giả kể lại.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Tại các điểm tham quan ruộng bậc thang nổi tiếng ở Mù Cang Chải, khách tham quan có thể liên hệ người dân địa phương để thuê porter và xe ôm trong chuyến đi. Nếu tới đây lần đầu tiên, bạn có thể nhờ họ dẫn đường tới những điểm có phong cảnh đẹp.

Mùa lúa chín trên ruộng bậc thang

Người mẹ địu con trên ruộng bậc thang. Những người dân tộc tại đây cũng thường được các nhiếp ảnh gia nhờ hoặc thuê để tạo dáng chụp ảnh giữa khung cảnh mùa vàng.

Nguồn: vnexpress.net

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Cảnh rừng tràm mùa nước nổi ở Đồng Tháp tới biển mây trên thung lũng Bắc Sơn được tạp chí Mỹ đánh giá cao, thường xuyên vào top bình chọn.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Anh Phạm Huy Trung (TP HCM) đã dành nhiều năm đi từ Nam ra Bắc ghi lại phong cảnh Việt Nam. Anh là nhiếp ảnh gia Việt Nam hiện giữ kỷ lục về số lượng ảnh được xuất bản trên các chuyên mục, ấn phẩm ảnh của National Geographic (Mỹ) với 34 tác phẩm.
Bức ảnh “Giữa rừng tràm” chụp người phụ nữ ngồi thuyền hái năng tại Đồng Tháp mùa nước nổi. Tác phẩm được chọn đăng hôm 14/9/2018 trên mục Daily Dozen, nơi tổng hợp 12 bức ảnh đẹp nhất trong ngày của các thành viên thuộc cộng đồng NatGeo Yourshot. “Đây là tác phẩm giúp tôi gặt hái nhiều thành công trên con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp”, anh Trung nói.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Bình minh trên cánh đồng Tà Pạ, An Giang mùa lúa chín. David Lee, biên tập viên ảnh của National Geographic từng nói anh yêu thích khung hình với những hàng cây đổ bóng trải dài trên cánh đồng.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Bức ảnh chụp tại khu vực Phan Rang – Tháp Chàm ghi lại cảnh người du mục dẫn đàn cừu về trang trại sau một ngày chúng đi kiếm ăn. Đây cũng là bức ảnh đẹp nhất trong ngày (Photo of the day) hôm 24/5/2018 của tạp chí Mỹ.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Nắng sớm trên đồi chè ở Pleiku, Gia Lai.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Những hàng dừa soi bóng trên bãi biển Non Nước, Đà Nẵng trong top ảnh đẹp ngày 17/6/2019. Bãi biển này trải dài 5 km như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Một ngư dân chèo thuyền giữa rừng dừa nước Bảy Mẫu, Hội An. Khu rừng nằm cách phố cổ Hội An khoảng 3 km, xuôi theo dòng sông Hoài. Rừng dừa Bảy Mẫu đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách, được ví như “miền Tây trong lòng phố Hội”.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Sắc vàng mùa thu trong rừng Rú Chá ở Huế. Đây là điểm thu hút khách trong thời gian gần đây, nơi có nhiều bạn trẻ đến cắm trại, chụp ảnh. Mùa thu cũng là lúc nhiều nhiếp ảnh gia tới Rú Chá để sáng tác ảnh bởi màu sắc đặc trưng của khu rừng.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Đầm Lập An, Huế mùa nước cạn được chọn đăng trên Daily Dozen ngày 13/11/2018. Khi nước rút, đáy đầm hiện ra với những mảng màu trắng ngà của cát. Đầm nước nằm dưới chân đèo Phú Gia, bao bọc bởi dãy núi Bạch Mã và vịnh Lăng Cô với màu nước xanh ngọc.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Đồi chè Long Cốc, Phú Thọ lúc bình minh. Đồi chè này được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long vùng trung du”, thu hút các nhiếp ảnh gia và khách du lịch tới tham quan, chụp hình.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Đồi chè Mộc Châu, Sơn La phủ sương mờ ảo lúc bình minh trong top ảnh đẹp do tạp chí Mỹ bình chọn ngày 1/2/2018.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn chìm trong biển mây. “Thật tuyệt khi đứng từ Nà Lay, đỉnh núi cao nhất trong khu vực chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng ẩn hiện trong mây lúc mặt trời ló rạng”, tác giả nói.

Phong cảnh khắp Việt Nam nhìn từ trên cao

Thác Bản Giốc, Cao Bằng nổi bật giữa bốn bề sắc xanh của đại ngàn. Đây là một trong những tác phẩm ảnh mới nhất của tác giả, chụp hôm 24/8.

Ảnh: Phạm Huy Trung
Nguồn: vnexpress.net

6 sai lầm phổ biến về trang phục khi du lịch

6 sai lầm phổ biến về trang phục khi du lịch

Ăn mặc không đúng cách bị coi là hành vi thiếu tôn trọng văn hóa, xúc phạm người dân ở điểm đến, đôi khi còn khiến bạn bị lợi dụng.

Nhiều người có thói quen chọn mặc những món đồ ưa thích và tiện lợi mà đôi khi không chú ý tới văn hóa ở miền đất mới, gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Dưới đây là những lỗi trang phục phổ biến mà bất cứ ai cũng nên tham khảo để có kỳ nghỉ thuận lợi.

Nhiều du khách thường có thói quen ăn mặc quá tuềnh toàng. Phong cách này có thể bị coi là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng. Thậm chí, những người này không được phép vào một số điểm tham quan nhất định như bảo tàng, đền chùa, nhà hàng sang trọng…

6 sai lầm phổ biến về trang phục khi du lịch

Ví dụ, khi vào nhà hàng fine dining, bạn sẽ trở thành tâm điểm chú ý khi mặc quần short và đi giày thể thao. Chắc chắn ngay lập tức sẽ có người tới nhắc nhở và mời bạn rời đi. Ảnh: Bermuda Tourism Authority.

Dép xỏ ngón là thứ bạn chỉ nên đóng gói trong túi đồ đi biển, đi bộ từ khách sạn tới bãi tắm, trong phòng tắm hoặc đi spa. Để giữ vệ sinh, bạn không nên đi dép xỏ ngón khi xếp hàng qua cửa an ninh hay lên máy bay.

Nhiều người sẽ cảm thấy thoải mái khi mặc quần short trên máy bay song đây không phải trang phục thông minh. Cabin thường lạnh, do đó hành khách nên mặc quần áo dài để giữ ấm, đặc biệt trên những chuyến bay dài.

Với các hãng hàng không, quần short là một trang phục khá nhạy cảm. “Đội ngũ nhân viên tại cổng soát vé và mặt đất đã thảo luận, và đi tới quyết định quần short có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu trên máy bay”, đại diện JetBlue cho biết sau vụ yêu cầu một phụ nữ thay quần ngắn trước chuyến bay.

Phụ nữ đến Trung Đông thường được khuyến cáo che chắn đúng cách từ đầu đến chân. Nếu bạn đến các nước này vào thời tiết ấm áp, hãy chọn quần áo có chất liệu vải nhẹ và thoáng. Khách buộc phải đội khăn trùm đầu trước khi vào các điểm tham quan tôn giáo, mặc áo choàng dài kín chân, đi giày bít mũi… Tại nhiều quốc gia trên thế giới, quần short, váy ngắn, áo khoét ngực hay hở vai, dép hở mũi… cũng là trang phục không được chấp nhận tại các điểm tham quan như bảo tàng, lăng tẩm, đền chùa, nhà thờ…

Du khách nên chuẩn bị một chiếc khăn choàng khi đi du lịch. Trang phục này vừa có tác dụng che chắn khi cần thiết, vừa có thể giữ ấm nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Ảnh: Far & Wide.

Du khách nên chuẩn bị một chiếc khăn choàng khi đi du lịch. Trang phục này vừa có tác dụng che chắn khi cần thiết, vừa có thể giữ ấm nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Ảnh: Far & Wide.

Để tránh rắc rối, bạn không nên mang theo áo phông in khẩu hiệu, hình ảnh nhạy cảm hay logo thương hiệu, để tránh trở thành trung tâm chú ý ngoài mong muốn.

Nếu bạn luôn mang theo balô du lịch quá cỡ, nó có thể trở thành rắc rối cho những người xung quanh, đặc biệt trên các phương tiện giao thông hay tại điểm đến. Nhiều bảo tàng hay các điểm du lịch sẽ không cho phép khách mang túi, hành lý quá khổ theo người. Một chiếc balo vừa phải, túi đeo chéo hay túi thắt lưng sẽ phù hợp với những chuyến tham quan trong thành phố.

Nguồn: vnexpress.net

Hàng không Việt ‘tố’ nhau cách niêm yết giá vé

Hàng không Việt ‘tố’ nhau cách niêm yết giá vé

Vietnam Airlines nói niêm yết giá vé không gồm thuế, phí là sai quy định còn Vietjet Air lại cho rằng, cách của Vietnam Airlines mới không minh bạch.

Đầu tháng 9, Vietnam Airlines đề nghị Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Cục Hàng không (Bộ Giao thông) yêu cầu các hãng khác niêm yết giá vé đúng quy định. Hãng này cho rằng hiện mỗi họ niêm yết giá đúng quy định của Nghị định 177/2013, gồm đầy đủ thuế, phí, lệ phí nếu có. Còn giá vé niêm yết của các hãng khác không bao gồm thuế phí và khách chỉ biết được mức giá đầy đủ sau khi thanh toán.

Điều này dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng về mức giá chênh lệch không chính xác giữa các hãng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tại thị trường. Do đó, Vietnam Airlines kiến nghị cơ quan chức năng đưa ra giải pháp.

Máy bay hạ cánh xuống sân bay.

Máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Không đồng tình với kiến nghị của Vietnam Airlines, Vietjet Air liền gửi phản hồi lên hai cơ quan trên, khẳng định việc niêm yết giá vé gộp như Vietnam Airlines không đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Bởi theo hãng này, Nghị định 177/2013 quy định, giá niêm yết hàng hóa dịch vụ cần gồm đủ loại thuế phí và lệ phí nếu có. Tuy nhiên, nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan không quy định rõ doanh nghiệp phải niêm yết một mức giá gộp (gross fare) của hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm cả thuế, phí… hay từng yếu tố cấu thành nên giá hàng hóa, dịch vụ đó (net fare) bao gồm giá gốc cộng với thuế, phí, giá dịch vụ đi kèm.

Do đó, hãng này khẳng định, việc lựa chọn phương thức niêm yết chi tiết từng yếu tố của Vietjet (net fare) là không trái luật. Ngược lại, nếu áp dụng phương thức niêm yết giá vé gộp sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch vì khách hàng không biết được cụ thể các yếu tố cấu thành nên giá vé. Thậm chí, khách hàng sẽ phải mặc nhiên thanh toán các khoản chi phí cho các dịch vụ mà họ không có nhu cầu hoặc không sử dụng hết như: định mức hành lý ký gửi, chi phí suất ăn cố định trên máy bay.

Ngoài ra, theo Vietjet, trong các điều ước quốc tế về hàng không hiện nay cũng mới chỉ quy định những nguyên tắc chung trong việc niêm yết giá chứ không có quy định ràng buộc cụ thể với từng hãng.

Trong khi các hãng hàng không “tranh cãi” về phương thức niêm yết giá vé, thì cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng, “đá bóng” qua nhau trong giải quyết vấn đề này.

Trả lời VnExpress, lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam cho rằng, theo quy định, doanh nghiệp phải niêm yết giá đầy đủ, bao gồm cả các thành phần cấu thành nên giá. Tuy nhiên, họ chỉ quản lý việc kê khai giá. Còn cách thức niêm yết do Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) quản lý.

Về phía Bộ Tài Chính, ông Đặng Công Khôi, Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định họ không quản lý cách niêm yết giá của doanh nghiêp. Việc quản lý giá dịch vụ hàng không thuộc về Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, sẽ tìm hiểu thực tế, rà soát lại kiến nghị của doanh nghiệp và nêu góp ý với Cục Hàng không.

Do đó, thời gian tới, Cục Hàng không Việt Nam sẽ báo cáo Bộ Giao thông Vận tải sửa thông tư quy định về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, trong đó sẽ quy định cụ thể hơn về hình thức, nội dung niêm yết thống nhất giữa các hãng.

Trên thế giới, có hai hình thức niêm yết giá được sử dụng phổ biến, là niêm yết tổng số tiền hành khách phải trả gồm thuế, phí, dịch vụ và niêm yết giá gốc. Cả hai hình thức trên đều đồng thời được sử dụng như thông lệ quốc tế và tất cả đều thể hiện tổng tiền mà khách hàng phải trả trước khi mua.

Tại Việt Nam, Vietjet, Bamboo Airways và Jetstar Pacific cùng áp dụng niêm yết giá vé máy bay theo phương thức chi tiết từng yếu tố cấu thành nên giá vé (net fare). Riêng Vietnam Airlines áp dụng niêm yết giá gộp.

Nguồn: vnexpress.net

Các hình thức thông báo của Hãng hàng không khi tình trạng chuyến bay thay đổi

Các hình thức thông báo của Hãng hàng không khi tình trạng chuyến bay thay đổi

Quý khách hàng thân mến!

Các hãng hàng không vừa cập nhật các phương thức thông báo đến khách hàng khi tình trạng chuyến bay thay đổi. Quý khách hàng lưu ý thông tin này để có sự chuẩn bị khi chuyến bay của mình khởi hành sớm hoặc muộn hơn thời gian dự kiến.

Vietjet Air:

Jetstar Pacific:

Cập nhật: 16/09/2019

Lý do không phải ai cũng thích Wi-Fi trên máy bay

Lý do không phải ai cũng thích Wi-Fi trên máy bay

Khi bay, một số hành khách sử dụng Wi-Fi để giải quyết nốt công việc, còn nhiều người khác tận dụng khoảng thời gian hiếm hoi để ngắt kết nối.

Ngày càng nhiều hãng hàng không cung cấp dịch vụ Wi-Fi miễn phí. Tuy nhiên, một số người có thể không cởi mở đón nhận điều này.

Lale Arikoglu, một hành khách Mỹ, cho rằng cô hoàn toàn không muốn có Wi-Fi trên máy bay. “Những chuyến bay là khoảng thời gian hiếm hoi không ai có thể liên lạc được với bạn. Không tin nhắn, không Twitter, không gì cả. Và nó rất tuyệt”, Lale nói.

Cô thích lên chuyến bay đường dài với một cuốn tiểu thuyết hay một chồng tạp chí. Thú vui tiếp theo của Lale là gọi đồ uống từ xe đẩy của tiếp viên và dành hàng giờ xem những bộ phim.

“Tôi biết Wi-Fi có sẵn mọi lúc mọi nơi là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta đã sống trong một thế giới gần như liên tục kết nối. Tôi luôn muốn lánh vào nơi ẩn náu của mình trên bầu trời – ít nhất là thêm một thời gian nữa”, cô nói.

Đồng quan điểm, Katherine LaGrave nói rằng cô chưa muốn Wi-Fi miễn phí xuất hiện trên những chuyến bay quá sớm. Bởi đi máy bay là một trong những cách để con người tận hưởng thời gian cho mình. “Đó là khi bạn có thể tự do lơ lửng trên mây, xem bất kỳ bộ phim nào và không phải trả lời email công việc chồng chất. Nếu điều quan trọng của những chuyến đi là hành trình chứ không phải điểm đến, tôi thích hành trình của mình lãng mạn hơn, ít nhất vào thời điểm này”, Katherine nói.

Lý do không phải ai cũng thích Wi-Fi trên máy bay

Nhiều hành khách muốn cập nhật tin tức trên máy bay. Ảnh: Science ABC.

Theo khảo sát gần đây của chuyên trang so sánh giá cả tại Australia Finder, 44% hành khách cho rằng dịch vụ Wi-Fi là không cần thiết. Truy cập Internet đồng nghĩa với việc các ứng dụng như Facetime, Viber, Messenger… cho phép hành khách nhận cuộc gọi. Nhiều người nói chuyện điện thoại một lúc chắc chắn sẽ khiến cabin ồn ào, ảnh hưởng đến những người khác.

Thực tế, Wi-Fi trên trời là tin vui cho nhiều hành khách cần hoàn thành công việc trên các chuyến bay xuyên lục địa. Internet tốc độ cao cho phép họ truy cập email bất cứ lúc nào, gọi video call hay lướt Facebook.

Betsy Blumenthal tin rằng cô và vô số người trẻ luôn có nhu cầu kết nối với thế giới, và không thể rời mắt khỏi các thiết bị điện tử hay điện thoại thông minh, đặc biệt trên những chuyến bay dài.

“Đừng hiểu nhầm tôi. Tôi luôn thích ý tưởng biến mất trên mây trong vài giờ, vùi mình vào những trang báo và ngắt kết nối với cả thế giới. Nhưng tôi có thể thích xem phim trên truyền hình mà không phải trả phí”, Betsy nói.

Tại Mỹ, hiện chỉ có hãng JetBlue cung cấp Wi-Fi miễn phí trên tất cả chuyến bay kể từ năm 2017. Còn hãng Delta đang thử nghiệm Wi-Fi miễn phí, không giới hạn trong vài tuần. Trong khi đó, một hãng hàng không Việt Nam dự kiến cung cấp Wi-Fi có tính phí từ 10/10.

Nguồn: vnexpress.net

Hành khách đứng 6 tiếng trên máy bay

Hành khách đứng 6 tiếng trên máy bay

Người chồng đứng vịn vào thành ghế để nhường chỗ cho người phụ nữ nằm dài trên máy bay và ngủ ngon lành.

Ngày 5/9, hành khách Courtney Lee Johnson đăng lên Twitter bức ảnh một người đàn ông đứng trên máy bay. Trên ghế, một phụ nữ sử dụng ghế của mình và người đàn ông này để nằm ngủ.

Courtney cho biết người chồng đã “đứng suốt 6 tiếng” để nhường chỗ trống cho vợ ngủ và gọi đó là tình yêu thực sự. Sự việc diễn ra trên chuyến bay khởi hành từ bang Indiana nhưng Courtney từ chối tiết lộ điểm đến, hãng hàng không anh sử dụng dịch vụ.

Nhiều hành khách đã ca ngợi hành động nhường ghế cho vợ nằm ngủ và gọi đây là ngôn tình của thời hiện đại. Ảnh: Twitter.

Nhiều hành khách cũng ca ngợi hành động nhường ghế cho vợ nằm ngủ và gọi đây là “ngôn tình của thời hiện đại”. Ảnh: Twitter.

Bức ảnh nhanh chóng được quan tâm với gần 16.000 lượt yêu thích, hơn 5.000 bình luận. Một số người ví nam hành khách này giống nhân vật Jack trong Titanic phiên bản 2019. Trong bộ phim của đạo diễn James Cameron, nhân vật Jack cũng nhường cho bạn gái Rose nằm trên tấm ván, còn anh chấp nhận bơi dưới nước biển lạnh giá.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng người vợ vô tâm, ích kỷ khi bắt chồng đứng suốt thời gian dài trên máy bay chỉ để mình ngủ ngon. “Tôi nghĩ người đàn ông đã dành 6 tiếng đứng trên máy bay để suy nghĩ về việc ly dị bà vợ này”, một độc giả hài hước bình luận. Số khác cho rằng phi hành đoàn sẽ không bao giờ để người đàn ông này đứng lâu như vậy.

Nguồn: vnexpress.net

Bị phạt 8,5 triệu đồng vì sờ đùi nữ hành khách trên máy bay

Bị phạt 8,5 triệu đồng vì sờ đùi nữ hành khách trên máy bay

Do sờ đùi nữ hành khách ngồi bên cạnh trên chuyến bay từ Hà Nội đến TP.HCM, nam hành khách Trần Nguyễn Lê V. bị phạt 8,5 triệu đồng.

Bị phạt 8,5 triệu đồng vì sờ đùi nữ hành khách trên máy bay - Ảnh 1.
Vụ việc xảy ra trên chuyến bay VJ 175 từ Hà Nội vào TP.HCM – Ảnh minh họa: TUẤN PHÙNG

Hành khách Trần Nguyễn Lê V. (34 tuổi, ở quận Tân Bình, TP.HCM) ngồi số ghế 17E đã dùng tay sờ đùi của nữ hành khách Nguyễn Thị Th. Th. ngồi ghế 17D bên cạnh. Sự việc có sự chứng kiến của hành khách Nguyễn Thị Tú O. ngồi ghế 17F.

Tiếp viên trưởng chuyến bay đã lập biên bản về hành vi sàm sỡ khách đi cùng máy bay của Trần Nguyễn Lê V. và bàn giao cho Cảng vụ Hàng không miền Nam xử lý khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Cảng vụ Hàng không miền Nam xác định việc hành khách Trần Nguyễn Lê V. sờ đùi nữ hành khách đi cùng chuyến bay là hành vi “có cử chỉ trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hành khách trên máy bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo quy định tại nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hành vi trên bị phạt tiền từ 7 đến 10 triệu đồng.

Do không có tình tiết tăng nặng nên Cảng vụ Hàng không miền Nam vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Trần Nguyễn Lê V. với số tiền 8,5 triệu đồng.

Nguồn: tuoitre.vn

Hành khách lên lái máy bay vì không muốn bị hoãn chuyến

Hành khách lên lái máy bay vì không muốn bị hoãn chuyến

Chuyến bay thiếu phi công nên phải hoãn nhiều giờ, một nam hành khách đề nghị lên lái thay vì không muốn kỳ nghỉ của mình bị ảnh hưởng.

Ngày 2/9, Michael Bradley cùng vợ và con trai 15 tháng tuổi sử dụng dịch vụ của hãng EasyJet để bay từ Manchester, Anh tới Alicante, Tây Ban Nha du lịch. Khi đến sân bay, anh nhận được thông báo chuyến bay của mình bị lùi khoảng 2 tiếng, do thiếu cơ trưởng.

Micheal, cũng là một phi công của hãng nhưng đang không phải làm nhiệm vụ, đã chủ động gọi cho công ty. Anh nói sẵn sàng lái chiếc máy bay đó để gia đình mình và các hành khách khác không phải chờ đợi. Hãng bay sau khi kiểm tra đã chấp nhận đề nghị của Michael.

Michael nói chuyện qua bộ đàm với hành khách, và nhận được những tràng vỗ tay. Video: Caters Clips

Lên máy bay, phi công Michael Bradley đã kể lại câu chuyện với hành khách qua bộ đàm. Trong video do nhiều hành khách quay được, mọi người đồng loạt vỗ tay để động viên Michael.

“Chuyện này chắc chỉ xảy ra với tôi. Tôi đến sân bay và biết chuyến của mình sẽ bị hoãn vài giờ. Sau đó, tôi vô tình nhìn vào bảng thông báo và thấy mình chuẩn bị được bay. Họ nói chuyến bay của chúng tôi thiếu phi công, và một anh chàng có mặt trên chuyến bay này sẵn sàng lái thay. Thật tuyệt làm sao, đúng là huyền thoại”, Michelle Potts, một hành khách cho biết. Anh cũng nói đây là một sự may mắn, vì hành khách đó là phi công. Nếu không, chuyến bay có thể bị hủy.

Đại diện của hãng bay cho biết Micheal Bradley phù hợp và đủ tiêu chuẩn, sức khỏe để lái máy bay. Nam phi công này vừa nghỉ 4 ngày và có bằng lái hợp pháp. “Chúng tôi rất biết ơn một phi công của hãng, người đang đi du lịch từ Manchester tới Alicante cùng gia đình, và tình nguyện lái. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của hãng bay”.

Nguồn: vnexpress.net

Đà Lạt trong sương mù

Đà Lạt trong sương mù

Vào mùa mưa, Đà Lạt khoác lên mình màu sương bàng bạc, huyền ảo khi nhìn từ các đỉnh đồi.

Đà Lạt trong sương mù

Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố sương mù”. Do đó, giới nhiếp ảnh TP Đà Lạt thường chọn những ngày mùa mưa (tháng 5-10), dậy sớm băng rừng để “săn” ảnh sương.

Đà Lạt trong sương mù

Sương phủ kín một ngọn đồi, ôm trọn căn nhà nhỏ nhìn từ đồi An Phú.

Đà Lạt trong sương mù

Bình minh lên, những làn sương bay lơ lửng trên cao, phía dưới là thành phố yên bình vẫn chìm trong giấc ngủ.

Đà Lạt trong sương mù

Một góc đồi chè Cầu Đất bị làn mây trắng phủ kín. Người dân nơi đây cho biết, sương thường xuất hiện mỗi sáng sớm hoặc chiều tối. Để chụp được những khoảnh khắc đẹp và sinh động, các nhiếp ảnh gia phải lên các điểm cao so với thành phố.

Đà Lạt trong sương mù

Cảnh sương trôi qua những thung thũng, ngọn đồi ở ngoại ô Đà Lạt trong một sáng mùa mưa. Trong ảnh là thành phố nhìn từ đồi Du Sinh, cách khu trung tâm khoảng 6 km.

Đà Lạt trong sương mù

Ánh nắng ban mai trên đồi Du Sinh.

Theo các nhiếp ảnh gia, sương ở Đà Lạt xuất hiện quanh năm, mỗi mùa có nét đẹp riêng. Tuy nhiên do sự phát triển của đô thị, sương ở Đà Lạt không còn nhiều, thường tập trung ở ngoại ô, nơi còn nhiều rừng thông.

Đà Lạt trong sương mù

Triền đồi ở khu Trại Mát một buổi sáng bình minh được sương phủ kín. Bên dưới là những khóm rau, nhà kính công nghệ.

Nguồn: Phước Tuấn – Quý Sài Gòn

Tại sao quá trình boarding lại mất nhiều thời gian đến vậy?

Việc boarding (lên máy bay và ổn định chỗ ngồi) thường mất rất nhiều thời gian, phiền nhiễu và mệt mỏi. Xếp hàng, chờ đợi, di chuyển qua lối đi chật hẹp, tìm chỗ để hành lý xách tay, … hiển nhiên không thoải mái chút nào. Vậy tại sao boarding lại mất thời gian như vậy và các hãng hàng không đã tìm ra giải pháp gì?

Theo Boeing, thời gian để hoàn tất thủ tục boarding cho 170 hành khách chỉ khoảng 15 phút trên máy bay thương mại vào những năm 70 của thế kỷ trước nhưng hiện tại, thời gian này lên đến từ 30 – 40 phút. Hành khách thì luôn nôn nóng tìm được chỗ ngồi, ổn định và cất cánh trong khi hãng hàng không thì còn phải chịu áp lực đối với khoảng thời gian chờ này bởi máy bay đậu càng lâu tỉ lệ thuận với chi phí mà hãng hàng không phải trả, mỗi phút có thể mất đến 1000 USD tại những sân bay đông đúc.

Tại sao boarding lại mất thời gian đến vậy?

Hầu hết các hãng hàng không áp dụng thủ tục boarding từ sau ra trước, tức là những ai ngồi ở hàng ghế sau cùng được lên máy bay trước cũng như cho hành khách ngồi ghế sát cửa sổ lên trước. Thế nhưng trên thực tế phương pháp này không phát huy tối đa tác dụng bởi hành khách có thể là một gia đình với trẻ nhỏ và họ cần được lên máy bay cùng nhau. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp boarding từ sau ra trước và chia theo nhóm ghế (zone boarding) không hiệu quả.

Đang tải Zone_boarding.jpg…

Thêm vào đó, hàng không ngày nay khác hàng không xưa. Việc boarding trở nên phức tạp hơn bởi sự phân hóa về dịch vụ: hành khách hạng nhất (First Class), hạng thương gia (Business), khách hàng thường xuyên, khách hàng sở hữu thẻ thành viên cao cấp … hay chính sách của hãng hàng không dành cho những hành khách như quân nhân, gia đình và trẻ em, người lớn tuổi …

Những hành khách này được ưu tiên lên máy bay trước, sau đó hành khách hạng phổ thông, tiết kiệm mới được gọi lên máy bay theo nhóm ghế, quy tắc từ sau ra trước. Tuy nhiên, lúc này một yếu tố khác lại ảnh hưởng đến thời gian boarding: hành lý xách tay.

Những hành khách được lên trước dĩ nhiên sẽ được sử dụng trước ngăn hành lý phía trên và thật “nhọ” nếu như bạn là người lên máy bay sau cùng bởi việc tìm kiếm chỗ để hành lý xách tay sẽ rất khó khăn bởi hầu hết các ngăn hành lý đều đã được lấp đầy.

Hành khách giờ đây muốn mang càng nhiều hành lý xách tay lên máy bay càng tốt, họ ngại phải ký gởi hành lý bởi tâm lý lo lắng cho tài sản cũng như phải đợi lấy hành lý ở các băng chuyền sau khi hạ cánh. Những chiếc balo lớn, vali kéo không chỉ chiếm không gian trên ngăn hành lý mà còn khiến quá trình boarding chậm lại bởi người sau phải đợi người trước cất hành lý, lối đi giữa các hàng ghế vốn đã hẹp lại còn bị ách tắc.

Giải pháp của các hãng hàng không:

Các hãng hàng không đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để giảm thời gian boarding, đảm bảo máy bay khởi hành đúng giờ cũng như kiếm thêm lợi nhuận.

Đang tải Open-seating.jpg…

Hãng hàng không Southwest Airlines nổi tiếng với phương pháp open-seating theo đó hành khách được chia làm 3 nhóm, xếp hàng theo thứ tự và họ được phép chọn tự do ghế ngồi. Phương pháp này nhanh hơn đáng kể so với phương pháp boarding từ sau ra trước truyền thống. Trên lý thuyết phương pháp này tưởng chừng như sẽ tạo ra một sự hỗn loạn nhưng thực tế nó lại vận hành rất mượt mà.

Mọi người nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, các hàng khách chờ cứ thế tiến tới. Quá trình này diễn ra đơn giản theo cách: nếu bạn thích ngồi ghế sát lối đi, hãy tìm một ghế bất kỳ miễn sát lối đi, không cần biết số mấy sau đó cất hành lý và nhường lối đi cho người sau; nếu bạn đem theo hành lý xách tay hơi to, bạn chỉ việc tìm đến ngăn hành lý còn trống để cất túi và ngồi vào một ghế bất kỳ.

Tuy nhiên, phương pháp của Southwest không hẳn hoàn hảo bởi hãng hàng không này dường như là hãng lớn duy nhất ở Mỹ không tính phí cho hành lý xách tay. Phương pháp open-seating chỉ phát huy tối đa hiệu quả nếu hành khách mang theo ít hành lý xách tay. Tuy nhiên việc không tính phí hành lý lại trở thành điều kiện cho hành khách đem theo nhiều túi hành lý xách tay hơn.

Đang tải Checked_bag.jpg…

Vì vậy, hãng Spirit Airlines đã sử dụng phương pháp tính phí cao cho hành lý xách tay hơn hành lý ký gửi. Mỗi túi hành lý xách tay sẽ bị tính phí từ 20 đến 40 USD và nếu hành khách bị bắt phải kiểm tra túi hành lý xách tay tại cổng ra tàu bay thì mức phạt có thể lên đến 100 USD. Thế là hành khách bay hãng này chuyển sang ký gửi để giảm phí, từ đó Spirit Airlines có thể rút ngắn thời gian boarding, nhanh hơn 5 phút so với các hãng đối thủ.

Hãng American Airlines vẫn ưu tiên cho hành khách hạng thương gia và khách hàng thường xuyên lên máy bay trước nhưng hành khách các hạng ghế thường có thể trả thêm từ 9 đến 19 USD để lên máy bay sớm hơn cũng như đảm bảo có chỗ để hành lý.

Các hành khách hạng phổ thông sẽ được chia làm 3 nhóm, sắp xếp nhằm giúp dàn trải hành khách ra, cho phép họ nhanh chóng tìm được chỗ ngồi. Cách tiếp cận này cũng giúp hành khách cất hành lý hiệu quả hơn, gần chỗ ngồi hơn, giảm số lượng túi cần phải kiểm tra vào phút cuối trước khi hoàn tất thủ tục boarding từ đó tránh trễ chuyến. Phương pháp của American Airlines cũng giúp giảm thời gian boarding xuống từ 4 đến 5 phút.

Việc thu phí để lên máy bay trước mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các hãng hàng không. Theo ước tính của Amadeus thì các khoảng phụ thu mang lại lợi nhuận đến 12,5 tỉ USD cho các hãng hàng không Mỹ trong năm 2011 và con số này tăng theo từng năm.

Một số cách khác:

Một nhà vật lý thiên văn có tên Jason H. Steffen làm việc tại Fermilab, Chicago đã đề xuất một phương pháp tốt hơn để boarding nhanh hơn vào năm 2014. Anh sử dụng thứ gọi là thuật toán tối ưu Monte Carlo chuỗi Markov và nhấn mạnh “Nếu quy trình boarding đủ hiệu quả thì chúng ta không cần phải xếp hàng”. Ý tưởng ở đây là cho hành khách lên máy bay lần lượt theo từng hàng ghế nhưng cách hàng xen kẽ, hành khách ngồi sát cửa sổ lên trước và từ đuôi máy bay ra trước.

Đang tải Steffen_method.jpg…

Ví dụ trên một chiếc máy bay có 30 hàng ghế, hành khách đầu tiên sẽ là hành khách ngồi ở ghế A sát cửa sổ của hàng 30. Hành khách tiếp theo tương tự vị trí ngồi sát cửa sổ nhưng ở hàng 28 rồi 26 … Một khi xếp đến hàng ghế đầu tiên thì quay trở lại ghế F sát cửa sổ ở hàng 30 rồi cứ thế tiếp tục với hàng 28, hàng 26 tương tự mặt kia. Sau khi cho các hành khách ngồi ghế sát cửa sổ lên hết thì tiến đến ghế sát lối đi với quy tắc tương tự. Khi các hàng số chẵn đầy khách thì chuyển sang các hàng số lẻ.

Phương pháp của Steffen hay ở chỗ hành khách luôn có khoảng trống để ổn định vị trí và cất hành lý, mọi người không phải đợi người trước người sau. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất vẫn là yếu tố ngẫu nhiên của hành khách, máy bay không phải lúc nào cũng chỉ toàn chở hành khách đi một mình, sẽ có các nhóm hành khách như gia đình, cặp đôi … do đó phương pháp của Steffen không khả thi trên thực tế.

Một phương pháp khác là dựa trên số lượng túi hành lý xách tay được đệ trình bởi John Milne và Alexander R. Kelly. Theo đó hãng hàng không sẽ bố trí ghế cho hành khách dựa trên số lượng hành lý xách tay mà họ mang theo. Thay vì hành khách chọn ghế thì họ sẽ phải ngồi theo vị trí túi hành lý của mình trên ngăn hành lý phía trên. Các túi được bố trí theo các hàng, mỗi hàng các túi sẽ được bố trí theo ghế và hành khách cũng boarding theo quy tắc tương tự phương pháp của Steffen.

Ngoài ra cách đây 15 năm, hãng hàng không Alaska Airlines còn áp dụng một phương pháp boarding thú vị đó là hành khách có thể lên máy bay bất cứ khi nào họ muốn, không cần biết là ngồi ghế ở cuối hay đầu máy bay. Tuy nhiên hãng này chỉ thử nghiệm trong một thời gian ngắn.

Năm 2015 thì hãng Delta Air Lines cũng đã thử nghiệm phương pháp nạp sẵn hành lý xách tay của hành khách để tăng tốc độ boarding. Dịch vụ này đã được hãng áp dụng trên nhiều chặng bay trong nước bận rộn giữa các thành phố như Atlanta, New York, Los Angeles, Detroi, Minneaplolis, Salt Lake City và Seattle.

Vậy làm sao để mọi người lên máy bay nhanh hơn từ đó khởi hành đúng giờ hơn?

Đang tải oversize_bag.jpg…

Điều này nằm ở ý thức của mỗi chúng ta. Thật vậy, nếu chúng ta chịu khó gởi hành lý cũng như tối giản hành lý xách tay thì quá trình boarding sẽ diễn ra nhanh hơn đáng kể. Những lý do kéo dài thời gian boarding đa phần xoay quanh hành lý. Nhất là trên những chiếc máy bay thân hẹp 1 hàng lối đi mà chúng ta vẫn bay ở các chặng bay nội địa như A320/A321 thì hành lý xách tay quá khổ sẽ khiến việc tìm chỗ để cất giữ khó khăn hơn, người sau cứ thế đứng đợi người trước loay hoay tìm chỗ. Thêm vào đó những nhân viên mặt đất cũng kiêm luôn vai trò kiểm tra hành lý xách tay trước khi lên máy bay, do đó nếu chúng ta vô tình hay cố tình mang hành lý xách tay quá khổ lên máy bay thì hành lý đó sẽ bị chặn lại, chúng ta thì bị phạt còn mọi người phải đợi các nhân viên xử lý vấn đề của chúng ta.

Một động thái gần đây của hãng hàng không Vietnam Airlines cho thấy vấn đề về hành lý rất đáng lưu tâm bởi nó ảnh hưởng nhiều đến thời gian boarding, khả năng chậm trễ chuyến. Như thông báo mới nhất thì kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2019, hãng tăng trọng lượng đối với hành lý xách tay nhưng giới hạn về số kiện tức số lượng túi xách, balo hay vali được mang theo lên máy bay. Trước đây thì Vietnam Airlines giới hạn theo trọng lượng. Giờ đây khi anh em bay Vietnam Airlines thì chỉ được mang tối đa 1 kiện hành lý + 1 phụ kiện tức là 1 balo/vali với kích thước không quá kích thước quy định kèm một chiếc túi nhỏ, có thể là túi xách, túi chéo … Chi tiết anh em có thể xem thêm tại đây nhưng về cơ bản, việc quy định số kiện sẽ giúp cải thiện quá trình boarding cũng như đảm bảo các yếu tố như an toàn trọng lượng, an toàn bay.

Nguồn: tinhte.vn