Hàng không hướng cạnh tranh vào thị trường du lịch

Thị trường hàng không, du lịch chứng kiến những kiểu “cộng sinh” mới như tập đoàn bất động sản mở hãng hàng không, Vietnam Airlines bắt tay ông lớn du lịch.

“Hàng không và du lịch như hai cánh của một chú chim. Một trong hai cánh bị tổn thương thì không thể bay cao”, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng từng phát biểu về tầm quan trọng của sự bắt tay giữa hàng không và du lịch.

Sự phát triển “cộng sinh” giữa hàng không và du lịch không phải là điều mới. Các số liệu cho thấy hàng không là ngành đang hưởng lợi nhiều từ du lịch và ngược lại, nhờ sự phát triển thêm hãng hàng không và đường bay mới mà nhiều điểm đến ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt du khách.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục du lịch cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,89 triệu lượt người, trong đó 80% du khách tới bằng đường hàng không. Khách du lịch nội địa ước đạt 42,8 triệu lượt và khoảng 7,5 triệu lượt di chuyển bằng máy bay.

Tuy vậy, chỉ cho đến gần đây, sự cạnh tranh nhắm đến thị trường du lịch của các ông lớn hàng không mới bắt đầu rõ rệt. Trong bối cảnh thị trường hàng không chững lại sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ bùng nổ trên 20% mỗi năm, các hãng đang chuyển hướng sang thị trường ngách và hợp tác chiến lược đặc biệt để tìm kiếm khách hàng mới.

Ông Dương Trí Thành - TGĐ Vietnam Airlines và ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vingroup ký kết và trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của các đại diện lãnh đạo hai bên.

Ông Dương Trí Thành – TGĐ Vietnam Airlines và ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vingroup ký kết và trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của các đại diện lãnh đạo hai bên.

Với sự ra mắt của hãng hàng không mới Bamboo Airways với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, Tập đoàn FLC tuyên bố chiến lược mở các đường bay nội địa và quốc tế và hướng tới kết nối hành khách tới các khu nghỉ dưỡng quy mô từ 1.000 – 3.000 phòng của tập đoàn này nằm ở các điểm du lịch lớn.

Như vậy, du khách đến Việt Nam tham dự các giải đấu golf lớn kết hợp với du lịch khám phá, nghỉ dưỡng có thể bay thẳng tới các địa điểm cần đến. Và còn được hưởng giá vé tốt do sử dụng chuỗi sản phẩm, dịch vụ của FLC.

Trước đó, từ khi ra đời năm 2010, AirMekong đã nhắm vào thị trường ngách là khách du lịch với các đường bay đến điểm du lịch Phú Quốc cùng các địa điểm mà tập đoàn mẹ là BIM Group có hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng.

“Hướng đi này tập trung vào thị trường ngách, nơi có nhiều tiềm năng chưa được khai phá, mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ tốt hơn cho hành khách”, đại diện Tổng cục Du lịch nhận xét.

Mới đây nhất, hôm 4/10, thị trường hàng không, du lịch tiếp tục chứng kiến cú hích mới khi hai ông lớn Vietnam Airlines và Vingroup bắt tay nhau phối hợp xây dựng sản phẩm chung.

Theo đại diện Vietnam Airlines, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ đi theo xu hướng chuyên biệt hoá, phục vụ tốt hơn nhu cầu của phân thị khách hàng trung và cao cấp.

Cũng theo hai doanh nghiệp, sự hợp tác này để hiện thực hóa mong muốn tạo đà phát triển của du lịch mà Bộ chính trị đề ra trong nghị quyết 08 là tái cấu trúc du lịch tới năm 2030, trở thành ngành mũi nhọn đóng góp GDP trực tiếp cao hơn.

Cuộc chơi của những thương hiệu lớn

Thỏa thuận nói trên của hai ông lớn mang đến các sản phẩm kết hợp hàng không và du lịch trên toàn bộ mạng đường bay của Vietnam Airlines và toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch mang thương hiệu Vinpearl. Hai bên có thể hợp tác đầu tư, phát triển đường bay dưới hình thức thường lệ và thuê chuyến từ các điểm nội địa và quốc tế tới các cơ sở du lịch, vui chơi giải trí của Vinpearl.

“Đây là các sản phẩm ‘hai trong một’ giúp khách hàng mua một gói sản phẩm với hai dịch vụ hàng không – du lịch nghỉ dưỡng cao cấp,tiện nghi, có thể tiết kiệm chi phí và thời gian”, người đại điện Vietnam Airlines cho hay.

Hình thức này được các đã được Singapore Airlines, Bristish Airways và nhiều hãng hàng không khác thực hiện. Khi khách hàng đặt vé máy bay, hệ thống sẽ tự động gợi ý các gói nghỉ dưỡng, hoặc tour du lịch tới các địa điểm nổi tiếng.

Hai thương hiệu cũng ký kết hợp đồng khách hàng lớn xây dựng chính sách trao đổi, sử dụng dịch vụ của nhau cùng các ưu đãi đi kèm. Và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng chương trình khách hàng thường xuyên nhằm đem đến những sản phẩm, tiện ích tốt nhất phù hợp với nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng.

Ký kết này không chỉ dừng lại ở lợi ích tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dùng, mà hai thương hiệu lớn này còn mở ra hàng loạt ưu đãi cho khách hàng.

Cụ thể, hội viên của Vietnam Airlines có thể chuyển đổi từ dặm bay Bông sen vàng sang điểm tích lũy sử dụng được các dịch vụ của Vingroup. Ngược lại, lần đầu tiên thẻ VinID của tập đoàn Vingroup có quyền lợi đặc biệt ngoài hệ thống, đổi điểm lấy dặm bay của Vietnam Airlines.

Các ông lớn cạnh tranh, người dùng hưởng lợi 

Một chuyên gia hàng không nhận định, việc tập đoàn bất động sản, du lịch như FLC thành lập hãng hàng không mới để đưa khách đến các điểm du lịch nghỉ dưỡng của mình, hay lựa chọn hợp tác giữa một hãng hàng không và ông lớn nghỉ dưỡng đều là những giải pháp hiệu quả để chinh phục khách hàng.

Hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh này, theo giới chuyên gia, chính là người tiêu dùng.

Theo đó, để chuẩn bị cho ký kết này, cả hai thương hiệu đã tự chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tốt để đảm bảo thực hiện tốt thỏa thuận.

Vào tháng ba, Vingroup đã hoàn thành việc tái cấu trúc thương hiệu Vinpearl và quy hoạch lại hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ trên toàn hệ thống (31 khách sạn, khu nghỉ dưỡng dòng 4 sao và 5 sao với khoảng 13.000 phòng) theo xu hướng chuyên biệt hoá của các tập đoàn du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu.

Vietnam Airlines được định vị là hãng hàng không nội địa có chất lượng dịch vụ đạt bốn sao, có mạng lưới bay kết hợp quốc tế – nội địa phục vụ đa dạng nhu cầu của hành khách, giữ thị phần tại các nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.

Thông thường, chi phí đi lại, lưu trú chiếm quá nửa chi phí tour. “Khi các hãng hàng không và du lịch xây dựng được sản phẩm chung, chi phí sẽ tiết giảm. Từ đó thúc đẩy phát triển du lịch tại nhiều địa phương, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, một chuyên gia nhận định.

Theo Hồng Dung, vnexpress.net

Bên trong sân bay lớn nhất thế giới mở cửa cuối tháng 10

Sân bay Istanbul dự kiến đón 90 triệu lượt hành khách mỗi năm và có thể mở rộng công suất lên gấp đôi.

Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vừa giới thiệu về sân bay lớn  nhất thế giới, nằm ngoài thủ đô Istanbul của nước này. Tổng chi phí xây  dựng lên tới 11,7 tỷ USD. Sân bay sẽ đi vào hoạt động toàn thời gian từ  tháng 1/2019.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, vừa giới thiệu về sân bay mới nằm ở thủ đô Istanbul. Công trình có kinh phí xây dựng 11,7 tỷ USD trên tổng diện tích 7.650 hecta, được kỳ vọng là sân bay lớn nhất thế giới.

Tên của sân bay mới sẽ là Istanbul Airport. Sân bay Ataturk, được đặt  theo tên người sáng quốc Mustafa Kemal Ataturk, sẽ không phục vụ mục  đích thương mại.

Sân bay mới mang tên Istanbul Airport sẽ giải quyết sự quá tải của Istanbul Ataturk. Trong thời gian tới, sân bay cũ sẽ không còn phục vụ mục đích thương mại.

Sân bay Istanbul, nằm ở bờ biển Đen, có thể đón tiếp 90 triệu khách  mỗi năm và mở rộng để phục vụ tới 200 triệu lượt. Trong 2 tháng đầu, nó  chỉ được sử dụng cho một số chuyến bay trong nước và tới Azerbaijan hay  phía bắc Cyprus.Trước khi hết năm 2018, sân bay mới được kỳ vọng sẽ đón  2.000 máy bay mỗi ngày tới hơn 350 điểm bởi hơn 250 hãng hàng không.

Công trình mang phong cách thiết kế Hồi giáo và Thổ Nhĩ Kỳ với tòa tháp kiểm soát không lưu hình tulip. Đây là thiết kế đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế 2016.

Bên trong sân bay mới này được trình bày theo những thiết kế Hồi  giáo và Thổ Nhĩ Kỳ, với tòa tháp kiểm soát không lưu hình tulip. Đây là  thiết kế đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế 2016.

Nằm ở bờ biển Đen, sân bay Istanbul dự kiến đón 90 triệu lượt khách mỗi năm và có thể mở rộng công suất để phục vụ tới 200 triệu lượt. Hiện sân bay mới hoàn thành giai đoạn 1. Trong 2 tháng đầu, nó chỉ được sử dụng cho một số chuyến bay trong nước và tới Azerbaijan hay phía bắc Cyprus.

Sân bay đề xuất các ứng dụng di động và công nghệ thông minh nhân tạo  tiết kiệm năng lượng. Hành khách cũng yên tâm với hệ thống an ninh công  nghệ cao.

Ở đây có các ứng dụng di động, công nghệ thông minh để tiết kiệm năng lượng và hệ thống an ninh công nghệ cao.

Sau khi quá trình xây dựng được hoành thành, sân bay sẽ có 6 đường băng.Bãi đỗ xe của sân bay có sức chứa tới 70.000 phương tiện.

Trong 2 tháng cuối năm, sân bay được kỳ vọng đón 2.000 máy bay mỗi ngày tới hơn 350 điểm.

Sân bay mới này sẽ có tổ hợp gian hàng miễn thuế lớn nhất thế giới.

Ở đây có 6 đường băng, bãi đỗ xe 70.000 chỗ, tổ hợp gian hàng miễn thuế lớn nhất thế giới.

Sân bay này được đánh giá là cầu nối quan trọng nhất giữa châu Á và châu  Âu. Việc xây dựng này hết sức cần thiết khi tình trạng quá tải ngày  càng phổ biến ở sân bay Ataturk. Nơi đây được đánh giá là một trong  những sân bay bận nhất châu Âu khi không có không gian để mở các đường  băng mới.

Istanbul là cầu nối quan trọng nhất giữa châu Á và châu Âu. Sân bay của thành phố được đánh giá là đông khách bậc nhất thế giới.

Theo Vân Phạm, vnexpress.net