Nam hành khách bị phạt 2 triệu đồng vì mở cửa thoát hiểm máy bay

Chuyến bay từ Liên Khương (Đà Lạt) bị chậm 40 phút do hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm.

Nhà chức trách tại sân bay Liên Khương vừa xử phạt nam hành khách 25 tuổi ở Hà Nội vì đã không tuân theo sự hướng dẫn về an toàn hàng không.

Trưa 9/7, trên chuyến bay BL212 của Jetstar Pacific từ Đà Lạt đi Hà Nội, sau khi hành khách lên hết tàu bay, nam hành khách ngồi ghế 12E đã tự ý mở nắp đậy tay cầm an toàn cửa thoát hiểm số 2 của máy bay. Đèn cảnh báo tự động phát sáng và tiếp viên kịp thời ngăn chặn. Trước đó, vị khách này đã được tiếp viên hướng dẫn quy định an toàn bay và cảnh báo không được mở cửa thoát hiểm.

Hành khách không được tự ý mở cửa thoát hiểm khi chưa được phi hành đoàn cho phép. Ảnh minh họa.

Hành khách không được tự ý mở cửa thoát hiểm khi chưa được phi hành đoàn cho phép. Ảnh minh họa. 

Cửa thoát hiểm máy bay. Ảnh: Anh Duy

Sau thao tác của hành khách, nhân viên kỹ thuật sân bay và cơ trưởng đã tiến hành kiểm tra và nhận thấy cửa thoát hiểm chưa bị mở bung, vẫn bảo đảm thực hiện tiếp chuyến bay đi Hà Nội. Tuy nhiên, việc kiểm tra kỹ thuật khiến chuyến bay bị chậm 40 phút.

Hành khách đi máy bay thường được khuyến cáo không mở cửa thoát hiểm nhưng nhiều người vẫn “phớt lờ”. Ngoài ra, một số trường hợp nhầm lẫn mở cửa thoát hiểm. Trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Cao Hùng (Đài Loan) về TP HCM mới đây, một vị khách người Đài Loan có nhu cầu đi vệ sinh. Ông đã đi về phía cửa thoát hiểm và gạt chốt, cố gắng mở cửa, song không được vì máy bay đang bay và áp suất chênh lệch.

Mức phạt cho hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm cao nhất lên tới 15 triệu đồng.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay

So sánh những bức ảnh của những năm từ 1930-1980 với những bức ảnh hiện tại, có thể thấy các chuyến bay đã có rất nhiều thay đổi.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 1.

Ảnh chụp sân bay bay Idlewild ở New York, Mỹ năm 1950. Hiện có tên gọi là sân bay John F. Kennedy. Các nhà ga đến và đi của sân bay trước đây được thiết kế khá đơn giản.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 2.

Các nhà ga đón khách ở sân bay hiện nay có thiết kế cầu kỳ, phức tạp hơn với nhiều làn giao thông. Ảnh nụ hôn tạm biệt của một cặp đôi ở sân bay quốc tế Oakland, California, Mỹ.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 3.

Vào những năm 1930, quầy làm thủ tục lên máy bay chưa có máy tính. Ảnh chụp quầy check-in tại sân bay Gatwick của London, Anh năm 1936.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 4.

Hai người phụ nữ làm thủ tục tại quầy của Continental Airlines trong sân bay quốc tế St. Paul ở Minneapolis, Mỹ. Bức ảnh chụp năm 1981.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 5.

Ngày nay, có rất nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc làm thủ tục trước chuyến bay. Ảnh chụp một gia đình đang làm thủ tục check-in tại sân bay quốc tế Philadelphia, Mỹ năm 2018.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 6.

Ngày nay, hành khách thậm chí còn có thể tự làm thủ tục lên máy bay tại những quầy tự động. Ảnh chụp tại sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago, Mỹ năm 2016.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 7.

Hành khách theo dõi thông tin chuyến bay tại sân bay quốc gia Ronald Reagan ở Washington.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 8.

Từ rất lâu, các sân bay đã cung cấp dịch vụ ăn uống cho hành khách bởi những người đi máy bay thường phải đến rất sớm để làm thủ tục. Ảnh chụp quầy bar trong sân bay Heston Aerodrome. Sây bay ở phía Tây thủ đô London, Anh hoạt động từ năm 1929 đến năm 1947 thì đóng cửa.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 9.

Dịch vụ tại các sân bay không ngừng được mở rộng. Hầu hết các sân bay hiện nay đều có khu ẩm thực, quầy bar, chuỗi nhà hàng hay các nhà hàng độc lập. Ảnh chụp quầy bar trong sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ năm 2013.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 10.

Các nhà hàng trong sân bay hiện còn ứng dụng cả công nghệ trong việc gọi đồ. Ảnh chụp một nhà hàng trong sân bay quốc tế Toronto Pearson năm 2013.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 11.

Trước đây, các máy bay thường rất nhỏ nên hành khách phải xếp hàng để lần lượt lên máy bay. Bức ảnh chụp năm 1934 ghi lại cảnh những hành khách lên máy bay Heracles của hãng Handley Page cho chuyến bay từ sân bay Croydon ở London đến Aintree.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 12.

Ngày nay, hành khách có thể lên máy bay theo từng nhóm nhỏ. Ảnh chụp năm 2018 tại sân bay Cagliari ở Italy.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 13.

Hình ảnh đằng sau các chuyến bay. Các thiết bị trong đài kiểm soát không lưu ở sân bay Heathrow, London những năm 1950 trông dường như khá thô sơ.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 14.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, công việc của các nhân viên kiểm soát không lưu hiện được rất nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ. Ảnh chụp bên trong đài kiểm soát không lưu ở sân bay quốc tế Miami, Mỹ năm 2017.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 15.

Ảnh chụp năm 1935 cho thấy, cabin hành khách khi đó khá nhỏ, chỉ có một ghế cho mỗi hàng ghế ở hai bên máy bay.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 16.

Đến năm 1960, cabin hành khách đã rộng rãi hơn.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 17.

Một thập kỷ sau đó, số ghế dành cho hành khách được cải thiện đáng kể với chiếc Boeing 747. Bức ảnh chụp khoang hành khách chiếc Boeing 747 của hãng British Overseas Airways Corporation năm 1970.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 18.

Khoang hành khách ngày nay đã khác xa so với trước đây. Bức ảnh chụp năm 2016 trong khoang hành khách của một chuyến bay từ sân bay quốc tế Fort Lauderdale đi Cuba.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 19.

Tiếp viên phục vụ cho những hành khách mua vé hạng nhất trên một chuyến bay của hãng British Overseas Airways Corporation năm 1970.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 20.

Hành khách mua vé hạng nhất được hưởng dịch vụ cao cấp hơn với những món đồ ăn và đồ uống thượng hạng.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 21.

Chất lượng phục vụ những hành khách mua vé hạng nhất không ngừng được cải thiện qua thời gian. Hàng ghế của hành khách VIP trong một chiếc máy bay của hãng hàng không Emirates.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 22.

Quầy bar trên một chiếc A380 của hãng hàng không Emirates.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 23.

Trong quá khứ, ăn uống trên máy bay dường như giống việc hưởng thụ. Bức ảnh chụp trong khoang hành khách một chuyến bay của Imperial Airways năm 1936.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 24.

Tiếp viên phục vụ bữa ăn cho một hành khách trong chuyến hành trình tới Nam Phi năm 1952.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 25.

Bữa ăn trên máy bay ngày này dường như đơn giản hơn. Ảnh chụp bữa ăn trên một chuyến bay của British Airways từ sân bay quốc tế Cape Town tới sân bay Gatwick ở London, Anh năm 2018.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 26.

Trong quá khứ, hành khách có thể nằm trên máy bay mà không cần mua vé hạng nhất.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 27.

Hiện tại, để có thể được nằm, hành khách buộc phải mua vé hạng thương gia hoặc hạng nhất.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 28.

Trước đây, bạn có thể thoải mái ngồi trang điểm trong phòng tắm máy bay. Ảnh chụp người phụ nữ dùng kem trang điểm trên một chuyến bay năm 1952.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 29.

Việc làm nói trên giờ đây dường như là không thể trong một căn phòng như thế này trên các máy bay hiện đại.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 30.

Trang phục của các tiếp viên hàng không cũng đã có những thay đổi qua thời gian. Ảnh chụp hai nữ tiếp viên của một hãng hàng không năm 1950.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 31.

Hầu hết các hãng hàng không đều thiết kế trang phục của tiếp viên là sự kết hợp hài hòa của váy, áo và mũ, toát lên vẻ trang nhã, lịch lãm.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 32.

Đến những năm 1970, váy của các tiếp viên hàng không có vẻ như ngắn hơn một chút.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 33.

Thời điểm đó, đã có một số hãng giới thiệu trang phục sử dụng quần dài cho các tiếp viên hàng không.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 34.

Ngày nay, trang phục của các tiếp viên hàng không dường như hướng nhiều hơn về các giá trị truyền thống. Ảnh một tiếp viên của hãng Rayani – hãng hàng không Hồi giáo đầu tiên của Malaysia.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 35.

Tiếp viên của một hãng hàng không Thái Lan trong bộ trang phục truyền thống.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 36.

Một số hãng hàng không lại chọn cách giữ nguyên những thiết kế trang phục đã đi cùng năm tháng. Ảnh chụp các tiếp viên hàng không của hãng Lufthansa.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 37.

Đồng phục của các nữ tiếp viên hàng không thuộc hãng Alitalia.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 38.

Giải trí trên các chuyến bay không phải lúc nào cũng sẵn có. Vào những năm 1980, hành khách có thể chơi một số trò chơi điện tử đơn giản trên các chuyến bay.

Hình ảnh cho thấy những đổi thay trong các chuyến bay xưa và nay - Ảnh 39.

Ngày nay, trên các chuyến bay, kể cả chuyến bay nội địa cũng như chuyến bay quốc tế đều có sẵn chương trình TV hay các bộ phim để phục vụ hành khách.

Nguồn: kenh14.vn

Tiêm kích Thụy Điển ném bom thông minh 22.000 đô để chữa cháy rừng

Không quân Thụy Điển triển khai một máy bay JAS 39 tham gia dập cháy rừng bằng cách ném bom GBU-12 để cách ly ngọn lửa.

Tiêm kích JAS 39 thả bom xuống đám cháy. Video: Không quân Thụy Điển.

Không quân Thụy Điển hôm qua công bố video hoạt động thử nghiệm chữa cháy từ trên không do tiêm kích đa năng JAS 39 Gripen thực hiện tại vùng Dalarna, miền trung nước này, theo Aviationist.

Trong video, biên đội hai chiếc JAS 39 tiến vào khu vực ném bom. Chiếc bay sau làm nhiệm vụ quay phim, còn tiêm kích dẫn đầu thả một quả bom GBU-12 dẫn đường bằng laser. Sau đó hai máy bay thực hiện vòng lượn để kiểm tra điểm nổ và trở về căn cứ.

Phương án này được áp dụng do khu rừng bị cháy nằm gần bãi thử Alvdalen, nơi có địa hình phức tạp và nhiều loại bom đạn chưa phát nổ, khiến lực lượng cứu hỏa thông thường không thể tiếp cận. Quả bom sẽ kích nổ ở khoảng cách nhất định so với ngọn lửa, triệt tiêu nguồn oxy và cây cỏ khô, ngăn đám cháy lan rộng.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Thụy Điển tiết lộ cuộc thử nghiệm “có hiệu quả rất tốt”, ngọn lửa đã bị chặn đứng. Điều này cho phép không quân Thụy Điển tiếp tục ứng dụng giải pháp chữa cháy bằng bom trong thời gian tới.

GBU-12 Paveway II là dòng bom thông minh dẫn đường bằng laser do Mỹ phát triển. Mỗi quả bom có giá khoảng 22.000 USD, được phát triển trên bom Mk 82 nặng 226 kg, trang bị thêm đầu dẫn laser và cánh lái để tăng độ chính xác.

Nguồn: vnexpress.net

Lào Cai đề xuất xây dựng sân bay Sa Pa

Cảng hàng không Sapa được đề xuất quy mô dân dụng cấp 4C, sân bay quân sự cấp 2, với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lào Cai vừa đề xuất xây dựng sân bay dân dụng kết hợp quân sự tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng, chưa bao gồm phí xây lắp trang thiết bị của quốc phòng.

Dự kiến dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2020 sẽ đầu tư 4.750 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) xây dựng sân bay công suất 560.000 hành khách và 600 tấn hàng mỗi năm với hai vị trí đỗ tàu bay, có thể khai thác các loại tàu A320, A321 và tương đương. Giai đoạn 2 đến năm 2030 sẽ đầu tư thêm 1.030 tỷ đồng nâng cấp để đạt công suất 1,5 triệu hành khách và 2.880 tấn hàng hóa mỗi năm.

UBND tỉnh Lào Cai cũng đề xuất hai phương án đầu tư. Phương án 1 tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xây dựng toàn bộ cảng hàng không bằng vốn ngân sách nhà nước hay các nguồn vốn xã hội hóa. Phương án 2 tỉnh là chủ đầu tư huy động vốn theo hình thức xã hội hóa.

Trong giai đoạn 1, Lào Cai sẽ kêu gọi đầu tư kết hợp hỗ trợ từ ngân sách địa phương phần khu bay (bao gồm cả hạng mục san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng và tái định cư) với tổng kinh phí hơn 2.800 tỷ đồng. Tổng công ty Quản lý bay nghiên cứu đầu tư hạng mục quản lý bay với tổng kinh phí khoảng 160 tỷ đồng. Tổng công ty Cảng hàng không nghiên cứu đầu tư khu hàng không dân dụng với tổng kinh phí hơn 1.700 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2 sẽ triển khai khi có nguồn lực và nhu cầu.

Theo một số chuyên gia hàng không, nguồn khách chính cho sân bay Lào Cai là khách du lịch từ miền Nam ra phía Bắc và khách từ Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc) đi tiếp vào nội địa Việt Nam. Lượng khách này không lớn và ổn định như khu vực Vân Đồn, Phan Thiết, Đồng Hới, Chu Lai… Do đó, việc đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Năm 2016, Cục Hàng không đã công bố quy hoạch sân bay Lào Cai đặt tại huyện Bảo Yên. Đây là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương.

Nguồn: vnexpress.net