Tập đoàn FLC lấy đâu ra tiền mua 20 máy bay Boeing 787?

Theo các chuyên gia hàng không, những hãng mới thành lập như Bamboo Airlines của FLC có thể mua lượng lớn tàu bay nhờ chiến lược kinh doanh “sale and leaseback”.

Mới đây, Boeing đã thông báo về việc chốt hợp đồng bán 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner cho hãng hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC. Theo mức giá công bố của dòng máy bay này, giá trị hợp đồng lên tới 5,6 tỷ USD và FLC đã đặt cọc một phần hợp đồng, thời gian bàn giao được thực hiện từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, chi tiết về số tiền đặt cọc không được tiết lộ.

Trước đó, tập đoàn này cũng đã cho biết đạt thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD khác với hãng Airbus.

Điều khiến dư luận quan tâm chính là FLC lấy đâu ra lượng tiền khổng lồ để chi trả cho 2 thương vụ trị giá 8,6 tỷ USD (gần 200.000 tỷ đồng) này.

Dòng tiền của FLC ra sao trong tương quan với các hãng hàng không Việt?

Tờ Washington Post dẫn lời chuyên gia cho rằng thương vụ “bất thường”, “tự tin đến mức kiêu ngạo” này cho thấy doanh nghiệp chắc chắn phải có túi tiền dồi dào. Thực tế, nguồn tiền của FLC như thế nào?

FLC là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn tại Việt Nam với hàng loạt dự án đình đám, trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng tài sản của tập đoàn này tính đến quý I/2018 mới chỉ đạt hơn 23.500 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Nhìn sang 2 hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam, con số này lên tới 32.400 tỷ đồng tại Vietjet và gần 89.000 tỷ đồng tại Vietnam Airlines.

Với các doanh nghiệp bất động sản, để có tiền đầu tư, doanh nghiệp thường lấy các dự án, tài sản hình thành trong tương lai để thế chấp vay ngân hàng. FLC hiện nay đã và đang thế chấp rất nhiều dự án của mình tại ngân hàng như Dự án FLC Twin Towes, FLC Star Tower, Khu độ thị Đại mỗ – giai đoạn 1, FLC Samson Golflinks, hay Quần thể sân Golf &Resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý… để phát triển bất động sản.

Vì vậy, việc dùng các dự án bất động sản để thế chấp vay lượng lớn vốn đầu tư vào hàng không không khả thi với tập đoàn này.

Tap doan FLC lay dau ra tien mua 20 may bay Boeing 787? hinh anh 1

FLC khó có thể lấy các dự án bất động sản ra làm tài sản đảm bảo các khoản vay để đầu tư vào hàng không vì các dự án này đều đã được thế chấp tại ngân hàng. Ảnh minh họa dự án FLC Garden City (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm). (Ảnh: Tiến Tuấn)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm của 2 hãng hàng không Việt cũng cho thấy, hoạt động hàng không thường có lượng tiền mặt và tương đương tiền trong kỳ rất lớn. Như tại Vietjet Air, lượng dư tiền mặt luôn chiếm 15-20% tổng tài sản có trong kỳ, Vietnam Airlines cũng luôn có lượng tiền mặt lên tới hàng nghìn tỷ.

Dòng tiền lưu chuyển hàng năm tại các hãng không cũng rất lớn, đặc biệt là tiền đi vay và các khoản trả nợ gốc. Tại Vietjet năm 2016, chỉ riêng tiền từ hoạt động đi vay đã lên tới 21.250 tỷ đồng và số tiền trả nợ gốc cùng năm cũng là 18.000 tỷ đồng. Năm 2017, con số này tăng lên là 25.900 tỷ đồng đi vay và 25.185 tỷ đồng trả nợ gốc.

Trong khi đó, tại Vietnam Airlines, năm 2016, số tiền đi vay cũng lên tới 27.370 tỷ đồng và trả nợ 26.870 tỷ. Năm 2017 là 19.430 tỷ tiền vay lưu chuyển và 28.570 tỷ đồng trả nợ gốc trong kỳ.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc năng lực tài chính và điểm tài chính của các hãng hàng không trong “mắt” ngân hàng rất tốt.

Trong khi đó, lượng tiền tệ lưu chuyển trong kỳ hàng năm tại FLC chưa cao như vậy. Cụ thể, năm 2016, lượng tiền lưu chuyển từ đi vay tại tập đoàn này mới chỉ là 3.424 tỷ đồng và 1.207 tỷ đồng trả nợ trong kỳ. Đến năm 2017, số tiền vay lưu chuyển trong kỳ cũng mới chỉ đạt 2.394 tỷ đồng và trả nợ 1.678 tỷ đồng.

Những con số của FLC rất nhỏ bé so với lượng tiền lưu chuyển trong lĩnh vực hàng không. Để có thể tham gia vào lĩnh vực hàng không, trước hết FLC sẽ phải cải thiện rất nhiều năng lực tài chính đặc biệt là các khoản tiền lưu chuyển trong kỳ.

Đó là chưa nói Bamboo Airways chỉ là công ty con của tập đoàn FLC và là một hãng hàng không startup còn chờ cấp phép. Thương vụ trị giá hàng tỷ USD trong khi chưa bay thử được các chuyên gia hàng không quốc tế đánh giá là “bất thường”, “đầy rủi ro”.

Tap doan FLC lay dau ra tien mua 20 may bay Boeing 787? hinh anh 2

Lượng tiền từ hoạt động đi vay và trả nợ trong năm của các hãng hàng không có giá trị rất lớn.
Nguồn: BCLCTT

Tờ Washington Post cũng đã dẫn lời ông Richard Aboulafia, một nhà phân tích hàng không vũ trụ của Tập đoàn Teal rằng hoạt động kinh doanh hàng không tiêu tốn rất nhiều tiền. Và khi bỏ tất cả trứng vào một giỏ, rất dễ “phơi mình” khi phải chịu quá nhiều chi phí và nợ nần.

Trong khi đó, Việt Nam có vẻ lại không phải là “mảnh đất lành” cho nhiều hãng bay trong quá khứ với một loạt doanh nghiệp từng thất bại như: Indochina Airlines, Air Mekong và Pacific Airlines….

Hãng hàng không mua được máy bay bằng cách nào?

“Với những hãng hàng không mới, chưa có tiềm lực tài chính, “sale and leasebank” trở thành một phương pháp đầu tư hiệu quả. Ngay cả các hãng hàng không trên thế giới cũng đang áp dụng chiến lược kinh doanh này”, một kế toán trưởng ngành hàng không từng chia sẻ với Zing.vn về chiến lược kinh doanh các các hãng hàng không.

Theo vị này, “sale and leaseback – bán và thuê lại” sẽ giúp các hãng hàng không có thể ký các hợp đồng mua lượng lớn tàu bay từ các hãng sản xuất. Các hãng sản xuất thường giảm giá mạnh cho các đơn hàng số lượng lớn, mức giảm giá có thể dao động 40-70% tùy theo giá trị đơn hàng.

Tuy nhiên, Boeing hay Airbus sẽ không công khai mức giảm giá, và chỉ những đối tác mua máy bay số lượng lớn mới biết con số chính xác. Các hãng hàng không mua chỉ cần đóng trước 5% giá trị đơn hàng để đặt mua.

Tap doan FLC lay dau ra tien mua 20 may bay Boeing 787? hinh anh 3

Cơ chế vận hành của chiến lược “sale and leaseback” trong hoạt động hàng không. (Đồ họa: Hiền Đức)

Các hãng hàng không mới sẽ chi ra lượng nhỏ tiền so với giá trị hợp đồng để đặt mua máy bay, sau đó làm việc với công ty cho thuê máy bay để bán lại số máy bay này với giá cao hơn giá mua vào, kèm hợp đồng thuê lại trong một khoảng thời gian, thông thường là 10 năm.

“Với chiến lược này, các hãng vừa có tàu bay để sử dụng, vừa có lượng tiền chênh lệch để hoạt động kinh doanh”, vị này nói.

Thực tế, đây cũng là chiến lược mà cả Vietjet và Vietnam Airlines đang sử dụng để nâng cấp đội bay của mình. Theo số liệu từ Planespotertính đến cuối tháng 7/2017, số lượng tàu bay của Vietnam Airlines là 86 chiếc, trong đó 34 chiếc thuê lại. Số lượng bên phía Vietjet Air là 12 chiếc sở hữu và 37 chiếc thuê lại, còn tại Jetstar Paciffic là sở hữu 6 và thuê lại 13.

Tuy nhiên, theo vị kế toán này nhược điểm của “sale and leasebank” chính là các hãng hàng không phải cam kết thời gian thuê tối thiểu với công ty cho thuê trong khoảng thời gian đủ để các công ty này có lãi so với khoản tiền chi ra mua ban đầu. Và cuối giai đoạn thuê, công suất hoạt động của tàu bay đã giảm nhưng số tiền phải trả vẫn tương đương giai đoạn ban đầu.

“Điều này cũng giống như việc thu về một lượng tiền lớn ban đầu, sau đó lấy tiền từ hoạt động kinh doanh để trả tiền thuê lâu dài. Tính ra các công ty cho thuê vẫn có lãi và các hãng hàng không sẽ có máy bay và vốn ban đầu để khai thác”, vị này khẳng định.

Ngoài ra, các tàu bay do hãng hàng không sở hữu cũng thường xuyên được đem ra làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng. Thậm chí, các khoản thu phát sinh từ hoạt động bán vé máy bay trong tương lai cũng được đem đi thế chấp vay.

Viết về thương vụ FLC đặt cọc mua 20 máy bay Boeing 787, Washington Post dẫn lời chuyên gia hàng không cho rằng thương vụ đầy tham vọng này “bất thường” và “mạo hiểm”.

Nguồn: vtc.vn

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Lượng khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng đang tăng mạnh, chiếm gần 60% lượng khách quốc tế.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Đà Nẵng đang là điểm đến của du khách quốc tế, trong đó chủ yếu là khách Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhà ga hành khách quốc tế (Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng) được đưa vào khai thác một năm nay đã tạo điều kiện phục vụ khách riêng biệt với ga nội địa.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Lượng khách quốc tế đến và đi ở cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào khoảng 19 đến 24h mỗi ngày. Giờ cao điểm, khu vực làm thủ tục cho đến ga đến đều chật kín khách.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Nhà ga mới được thiết kế hiện đại, trong đó phòng chờ khách VIP sang trọng, khách có thể thoải mái thưởng thức đồ ăn, thức uống trong một không gian thoáng mát.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Được xây dựng trên khuôn viên rộng 21.000 m2, với diện tích sàn xây dựng hơn 50.000 m2, nhà ga hiện có 44 quầy làm thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay, 2 đảo xử lý hành lý đi và 4 đảo trả hành lý. Hầu hết tàu bay đều cập vào ống lồng, giúp du khách đỡ phải di chuyển bằng ôtô.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, lượng khách đến Đà Nẵng ước đạt hơn 4 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt hơn một triệu lượt, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Bà Dương Thị Bích Ngọc, Phòng kinh doanh Công ty CP Đầu tư Khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT), cho biết riêng khách Hàn Quốc đã có đến 559.598 người, chiếm 55% lượng khách quốc tế.
Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng là mô hình đầu tư xã hội hóa hạ tầng đầu tiên của ngành hàng không Việt Nam, do AHT rót vốn.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Ông Kwon Eung-sop (đại diện hãng Asiana Airlines, Hàn Quốc), cho biết năm ngoái Thái Lan là điểm đến hàng đầu với người Hàn Quốc. Nhưng năm nay Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1. Đến Đà Nẵng, khách Hàn Quốc có nhiều lựa chọn về điểm đến, khi có thể tắm biển sạch, du lịch phố cổ Hội An hay thăm thú lăng tẩm của triều Nguyễn.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Nhiều du khách cho biết ấn tượng đầu tiên với Đà Nẵng ngay tại nhà ga hành khách quốc tế, như sảnh nhà ga rộng rãi, sạch sẽ và tiện lợi. Du khách dễ dàng truy cập các thông tin du lịch như khách sạn, quán ăn, điểm đến.

Tháng 4 vừa qua, Sở Du lịch Đà Nẵng đã ra mắt ứng dụng Chatbot Danang Fanstaticity – kênh tra cứu thông tin du lịch tự động. Du khách có thể truy cập từ cổng thông tin du lịch Danangfantasticity.com (nhấp vào biểu tượng Messenger); hoặc truy cập vào fanpage Danang Fanstasticity (nhấp vào “bắt đầu” ở mục tin nhắn); truy cập bằng Messenger trên Facebook và tìm kiếm từ khóa visitdanang; hoặc quét mã từ Messenger.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Ông Nguyễn Xuân Bình – Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, việc thành phố khai trương thêm nhiều đường bay quốc tế đảm bảo năng lực phục vụ tại nhà ga quốc tế cũng khiến lượng khách không ngừng tăng lên.

Trong dịp 30/4, 1/5 vừa qua, lượng khách quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng bằng đường hàng không đạt 27.450 lượt khách, tăng hơn 77% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng chật kín khách Hàn Quốc

Các công ty tour đón và trả khách bằng ôtô cỡ lớn, tấp nập ra vào nhà ga quốc tế Đà Nẵng.
Số chuyến bay quốc tế năm nay tại sân bay quốc tế Đà Nẵng là 183 chuyến, tăng 76 chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: vnxepress.net

Na Uy thử nghiệm thành công máy bay điện đầu tiên

Na Uy dự định trở thành nước đi đầu về máy bay điện và sử dụng loại phương tiện này cho các chuyến bay nội địa đến năm 2040.

Máy bay Alpha Electro G2 bay thử nghiệm, Video: Sharjah24.

Alpha Electro G2, máy bay điện đầu tiên của Na Uy, cất cánh tại sân bay Oslo hôm 18/6, theo Xinhua. Máy bay có hai chỗ ngồi và được sản xuất tại Slovenia. Chuyến bay thử nghiệm do Dag Falk-Petersen, CEO công ty Avinor, làm phi công và Bộ trưởng Bộ Giao thông và Liên lạc Na Uy Ketil Solvik-Olsen làm hành khách.

“Chính phủ Na Uy giao cho Avinor nhiệm vụ phát triển chương trình tạo đà cho việc đưa máy bay điện vào hàng không thương mại. Việc có mặt trên chuyến bay này và chứng kiến sự phát triển của ngành hàng không là một trải nghiệm tuyệt vời”, Solvik-Olsen chia sẻ.

Avinor đang làm việc với các đối tác để góp phần đưa Na Uy trở thành quốc gia hàng đầu về máy bay điện. Dự án được chính phủ tài trợ. Một số đối tác trong dự án gồm hãng hàng không Wideroe, Scandinavian Airlines và tổ chức môi trường ZERO.

Mục tiêu dự án là đưa Na Uy trở thành quốc gia đầu tiên có máy bay điện chiếm thị phần lớn và sử dụng chúng cho các chuyến bay nội địa đến năm 2040. “Tại Avinor, chúng tôi muốn chứng minh máy bay điện đã sẵn sàng trên thị trường, cũng như giúp đưa Na Uy trở thành nước tiên phong về hàng không điện giống như cách đi tiên phong về ôtô điện”, Falk-Petersen cho biết.

“Bên cạnh các biện pháp tiết kiệm năng lượng, việc hiện đại hóa máy bay và đưa máy bay chạy bằng điện hay nhiên liệu sinh học vào sử dụng có thể giúp giảm lượng khí nhà kính thải ra từ phương tiện hàng không Na Uy trong những thập kỷ tới”, ông nói thêm. Avinor dự định không thu phí hạ cánh với máy bay điện nhẹ và cho phép sạc miễn phí đến năm 2025.

Nguồn: vnexpress.net

ATADI thử nghiệm siêu tính năng đảm bảo hành khách chọn được chuyến bay không bị delay

Một tính năng chưa từng có trong ngành hàng không dân dụng, một tính năng do đội ngũ lập trình viên của ATADI phát triển. Đó chính là tính năng cho phép hành khách chọn mua được chuyến bay đảm bảo khởi hành đúng giờ, giảm thiểu khả năng hoãn chuyến với độ chính xác lên đến 95%.

Chuyến bay bị hoãn, hủy luôn là vấn đề nhức nhối đối với cả hành khách cũng như hãng hàng không. Mỗi lần chuyến bay bị hoãn là một lần hành khách mang thêm bực tức trong người. Và điều đó cũng đã dẫn đến nhiều trường hợp bạo lực giữa hành khách và nhân viên của hãng hàng không, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Vì công việc cá nhân, ai cũng muốn chuyến bay của mình không bị delay, nhưng không ai biết được làm cách nào để chọn được chuyến bay khởi hành đúng giờ. Gần như là không có cách nào để chuyến bay của mình không bị delay cả, mọi người chỉ kỳ vọng vào sự may mắn. Băn khoăn trăn trở với nỗi khổ đó, đội ngũ kỹ sư gồm những Tiến sĩ, Thạc sĩ ngành hàng không của ATADI đã tạo ra một tính năng mới dựa vào trí tuệ nhân tạo do chính ATADI phát triển, để chọn lọc ra những chuyến bay đảm bảo khởi hành đúng giờ với độ chính xác lên đến 95%.

Vì sao tôi có thể tin tưởng vào tính năng này?

ATADI đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu các chuyến bay trong quá khứ, và đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian khởi hành của chuyến bay. Từ những chuyến đã khởi hành đúng thời gian khởi hành dự kiến (+- 30 phút), ATADI tiếp tục chọn ra những yếu tố chắc chắn ảnh hưởng đến thời gian khởi hành, từ đó dự báo khả năng một chuyến bay có thể cất cánh đúng giờ hay không.

Chắc chắn rồi, không chỉ dựa vào dữ liệu này mà ATADI có thể đưa ra kết luận lập tức được. ATADI cũng làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không và nhiều nghiên cứu khoa học phức tạp khác liên quan đến việc sắp xếp, điều phối chuyến bay.

Khi có được danh sách các chuyến bay đủ dữ liệu để phân tích, ATADI tiến hành kiểm nghiệm liên tục trong nhiều tháng liền, và kết quả chỉ ra rằng 95 trên 100 chuyến bay được dự báo bay đúng giờ đã khởi hành đúng thời gian dự kiến (95%).

Lưu ý: Những “chuyến bay thông thường” là những chuyến bay chưa có đủ dữ liệu để kết luận chuyến bay sẽ khởi hành đúng giờ hay không. Đây hoàn toàn không phải là những chuyến bay khởi hành không đúng giờ đâu, ATADI xin lưu ý để cả nhà không bị hiểu nhầm nhé.

Hy vọng với tính năng mới này, ATADI sẽ giúp bà con mình di chuyển thuận tiện hơn, có thể sắp xếp được thời gian một cách tốt hơn, và hơn hết là không phải chịu cảnh ngồi chờ hàng giờ đồng hồ ở sân bay do hàng không hoãn chuyến.

– Team ATADI –