6 lít rượu giải cứu cha con trong chuyến bay khắp thế giới

6 lít rượu giải cứu cha con trong chuyến bay khắp thế giới

David và con trai Tom Berger đang ở ngôi làng nhỏ trong thung lũng Nga, khi trời lạnh tới -8 độ và băng giá phủ kín phi cơ của họ.

Đó là một ngày cuối tháng 9 tại làng Mogocha. Cha con David phải rời đi trước bình minh, bởi visa của hai du khách Australia này chỉ còn chưa đầy một ngày là hết hạn. Phòng xuất nhập cảnh cách ngôi làng khoảng 800 km sẽ đóng cửa vào buổi trưa. Họ phải xử trí thật nhanh để không gặp rắc rối về giấy tờ, hoặc để chuyến bay bị trì hoãn.

Phương án duy nhất để tới nơi kịp thời là bay. Nhưng chiếc phi cơ nhỏ của hai cha con đang bị đóng băng trong tiết trời giá lạnh. “Tôi có Internet và nhắn tin cho một người bạn ở Mỹ. Anh ấy trả lời ‘Cậu có ít vodka nào không?’. Tất nhiên rồi! Dung dịch khử băng hiệu quả chính là cồn”, David nói.

Ông và Tom lao đến một cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 lúc 6h sáng, mua 6 lít vodka loại rẻ nhất và nhanh chóng khởi hành. Họ đã tới văn phòng visa đúng 15 phút trước giờ đóng cửa. Một người bạn Nga giúp họ qua cửa an ninh trong 10 phút và nhờ sĩ quan đóng dấu hộ chiếu kịp thời. Nếu visa quá hạn dù chỉ một giờ, họ có thể mắc kẹt ở Nga trong 10 ngày, chưa kể phải đối mặt với những rắc rối khác về pháp lý và thậm chí hầu tòa. May mắn thay, cha con David xin gia hạn visa thành công, tất cả nhờ 6 lít rượu. “Vodka thực sự đã cứu chúng tôi”, ông thở phào.

Tom rã băng trên cánh máy bay bằng rượu. Ảnh: David Berger.

Tom rã băng trên cánh máy bay bằng rượu. Ảnh: David Berger.

Câu chuyện này chỉ hé lộ một phần trong vô số thử thách mà David và cậu con trai Tom, 19 tuổi, gặp phải khi lái máy bay vòng quanh thế giới. Họ đặt tên cho chuyến này là “Nhầm đường về Australia” (Wrong Way to Australia).

David, vốn là một bác sĩ gia đình sống tại thị trấn Broome (bang Western Australia), rất tin tưởng vào cậu con trai 19 tuổi trong buồng lái: “Thằng bé đã bay với tôi từ khi nó mới lên hai. Nó biết lái máy bay một mình khi vừa sang tuổi 15, và có bằng từ năm 16 tuổi. Chúng tôi là một đội ăn ý”.

Hành trình dài 40.000 km bắt đầu từ bang Colorado, Mỹ, nơi David mua chiếc phi cơ cả đời mơ ước – Cessna A185, máy bay có khả năng hạ cánh linh hoạt. Họ hướng lên vùng trời phía đông bắc tới Greenland, bay qua châu Âu, Nga, Nhật Bản, Philippines và Indonesia trước khi hạ cánh tại vùng viễn bắc bang Western Australia sau hơn một tháng.

David (phải) cùng Tom đứng cạnh máy bay. Khi bắt đầu, chúng tôi nghĩ nó quả là điều siêu thực... Bố con tôi sẽ về Australia bằng cách nào? Đó dường như là một chặng đường về nhà rất dài, David tâm sự. Ảnh: David Berger. 

David (phải) cùng Tom đứng cạnh máy bay. “Khi bắt đầu, chúng tôi nghĩ nó quả là điều siêu thực… Bố con tôi sẽ về Australia bằng cách nào? Đó dường như là một chặng đường về nhà rất dài”, David tâm sự. Ảnh: David Berger. 

Hai cha con phải vượt qua rào cản ngôn ngữ để trao đổi với nhân viên kiểm soát không lưu ở từng vùng bay, tìm nhiên liệu và tránh thời tiết xấu. “Toàn bộ chuyến đi vòng quanh thế giới giống như một cuộc săn tìm kho báu là những bình xăng. Bạn phải giải quyết vấn đề này hàng ngày cho tới khi chạm đích”, David nhận định.

Ông tâm sự, bài học lớn nhất của hai cha con chính là giữ cái đầu lạnh và không ngừng tiến về phía trước, không để mình nản lòng trước độ khó của nhiệm vụ phía trước. Một trong những lần cất cánh đáng nhớ nhất là khi họ phải bay lên từ một đường băng quân sự bỏ không ở Nga. Có khi họ phải đuổi những con ngựa hoang khỏi bãi cỏ để cất cánh, hoặc bay lên từ các đường băng nằm ở ven hồ, ẩn mình giữa những rặng núi.

David cho rằng, điều đáng quý nhất của hành trình chính là tấm lòng nồng hậu và tình cảm của những con người họ gặp trên khắp thế giới. “Mọi người ai nấy đều thích những chuyện hài hước, phần lớn họ đều tốt bụng và muốn mọi điều lành đến với chúng tôi. Đó là điều thay đổi cha con tôi mãi mãi, khi nhận ra con người trên khắp thế giới thực ra đều giống nhau”, ông nói và nhấn mạnh rằng người Nga đặc biệt nhiệt tình.

Cha con ông còn ấn tượng với những khung cảnh độc đáo ở những miền đất xa xôi. “Chỉ trong một ngày, lái chiếc máy bay một động cơ với vận tốc 240 km/h, bạn sẽ đi từ vùng khí hậu này sang vùng khác một cách nhanh chóng. Thời tiết thay đổi khi địa lý thay đổi”, David nói.

“Hành tinh này có 7 tỷ người, và sẽ sớm đạt đến ngưỡng 8 tỷ. Chúng ta đang ở một nơi rất khiêm tốn, một mảnh tí hon trong vũ trụ này. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng thế giới này thực sự rất nhỏ bé, và chúng ta cần phải chăm sóc nó”, ông nhắn nhủ.

Xem thêm hình ảnh hành trình của hai cha con…

Nguồn: vnexpress.net

Y Tý mùa săn mây

Y Tý mùa săn mây

Sau mùa lúa chín, vùng cao Y Tý chìm trong biển mây bồng bềnh như chốn thần tiên.

Y Tý mùa săn mây

Nép mình bên dãy Nhìu Cồ San hùng vĩ, xã Y Tý nằm ở độ cao hơn 2.000 m, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là điểm săn mây lý tưởng thu hút du khách và các nhiếp ảnh gia tới ngắm cảnh, chụp hình.

Y Tý mùa săn mây

Trung tâm xã, trường học và bản làng Y Tý huyền ảo trong mây. Mây Y Tý đẹp nhất vào tháng 9 tới tháng 4 hàng năm, thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc cuối giờ chiều và kéo dài tới trưa, khi nắng lên cao.

Y Tý mùa săn mây

Vào những ngày giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp khoảng 0-5 độ C, những làn mây xuất hiện trên lưng chừng núi và sà xuống bao trùm thung lũng và các bản làng.

Y Tý mùa săn mây

“Vượt hành trình hơn 70 km từ Sa Pa đến Y Tý rất tuyệt. Tôi có cảm giác mình đang đi trên mây và mê mẩn trước vẻ đẹp của núi rừng. Một cơn gió thổi nhẹ cũng làm biển mây mênh mông khẽ rùng mình chuyển động”, nhiếp ảnh gia Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) cho biết. Anh đã có chuyến săn ảnh mùa mây 2018-2019.

Y Tý mùa săn mây

Trên đường đi, du khách nhận ra những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì ẩn hiện trong mây. Phần tường của những căn nhà này được làm từ đất nén chặt, tạo không gian ấm áp trong mùa đông và mát mẻ khi hè về. Nhìn từ xa, những ngôi nhà giống như cây nấm mọc giữa núi đồi vùng cao Bát Xát.

Y Tý mùa săn mây

Mây trôi tại bản Choản Thèn lúc chiều tối. Trong ảnh là công viên mang tên Choản Thèn. Người dân địa phương thường gọi nơi này là “công viên Y Tý”, “công viên Choản Thèn” hoặc “hai cây song song”, nằm trên khoảng đất trống cuối con đường chạy dọc bản.

Y Tý mùa săn mây

Bản Choản Thèn chìm trong mây. Đây là một trong những bản cổ của xã Y Tý, hình thành cách đây hơn 300 năm. Hiện bản có hơn 50 hộ dân người Hà Nhì đen sinh sống.

Y Tý mùa săn mây

Một góc biển mây nhìn từ bản Choản Thèn. Đây là điểm đến còn nguyên sơ với nhiều cảnh quan đẹp, có vị trí gần rừng già Y Tý, bản Lao Chải, núi Lảo Thẩn và chợ Y Tý. Từ trung tâm xã Y Tý, du khách chỉ cần chạy xe khoảng 30 phút là tới bản.

Y Tý mùa săn mây

Con đường dốc cao dẫn lên điểm ngắm mây Ngải Thầu Thượng, một trong những bản cao nhất Việt Nam (trên 2.100 m), thuộc xã Ngải Thầu, giáp phía nam xã Y Tý.

Y Tý mùa săn mây

Đường lên Ngải Thầu Thượng đẹp như mơ trong màn sương mây lảng bảng.

Y Tý mùa săn mây

Khung cảnh mây vờn trên thung lũng Thiên Sinh nhìn từ Ngải Thầu. Khoảng tháng 4-5 hàng năm là mùa nước đổ ở Y Tý. Cùng với biển mây, du khách có thể chiêm ngưỡng những khung cảnh đẹp như một bức tranh thuỷ mặc tạo nên từ thiên nhiên và bàn tay con người.

Nguồn: vnexpress.net
Ảnh: Phạm Ngọc Thạch

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Khung cảnh trên đỉnh Fansipan và dãy Hoàng Liên Sơn gây ấn tượng cho du khách với biển mây, băng tuyết và ánh hoàng hôn.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc – đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Mùa này, các tay máy tìm đến khu vực đỉnh núi để “săn ảnh” biển mây bồng bềnh.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Fansipan là đỉnh cao nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, với 3.143 m. Đây cũng là điểm check-in không thể bỏ qua với du khách đến Sa Pa. Hiện xung quanh khu vực này lắp sàn gỗ tiện cho du khách đứng ngắm cảnh và chụp ảnh.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Cảnh mặt trời lặn xuống ngang đường chân trời giữa biển mây Fansipan. Từ tháng 10 đến tháng 4, mặt trời lặn sớm, du khách nên căn khoảng thời gian 17h-17h30 để săn cảnh hoàng hôn ở đây.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Quần thể tâm linh Fansipan huyền ảo trong ánh bình minh và biển mây.
Cụm công trình này được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa cổ thuần Việt như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Nơi đây còn có các công trình tâm linh như Đại Tượng Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đường La Hán chạy men theo sườn núi…

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Thung lũng Mường Hoa là một trong những điểm đến đẹp nhất ở Sa Pa. Những thửa ruộng bậc thang tại đây luôn để lại ấn tượng trong lòng du khách vào mọi thời gian trong năm. Mùa nước đổ, Mường Hoa lấp loáng dưới làn mây nhè nhẹ trôi. Mùa gieo hạt, cấy lúa, cả thung lũng mang trên mình chiếc áo xanh non của lá mạ. Tới khi lúa chín, Mường Hoa biến thành tấm thảm vàng rực dưới chân núi.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Hoàng Liên Sơn mùa băng tuyết. Tác giả bộ ảnh Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) cho biết anh từng đến vùng núi Hoàng Liên Sơn 4 lần và rất ấn tượng trước bức tranh thiên nhiên giữa núi rừng hùng vĩ.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Rừng cây hoa anh đào trổ lá non giữa đồi chè Sa Pa.

Theo anh Tuấn, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dãy Hoàng Liên Sơn, du khách nên đến đây vào các mùa khác nhau. Những bông hoa anh đào đua nở khi xuân về, mùa hoa đỗ quyên nở rực sườn đồi vào tháng 3-4, hay mùa mây luồn, lúa chín trên ruộng bậc thang vào khoảng tháng 9-12. Với những du khách thích săn tuyết rơi hay ngắm băng và sương giá đọng trên cây thì nên đến vùng núi này từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Cung đường đèo Ô Quý Hồ (hay Ô Quy Hồ) nằm trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Cung đường hiểm trở thách thức dân phượt có chiều dài gần 50 km uốn lượn quanh co qua các vách núi cheo leo.

Kỳ quan thiên nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Những phụ nữ người Dao đỏ phơi ngô trước hiên nhà. Nhiều cộng đồng người dân tộc sinh sống tại Sa Pa, trong đó đông nhất là người Mông, Dao đỏ, Tày, Kinh… Khách tham quan có thể lựa chọn ở homestay tại các bản của người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, nếp sống đặc trưng ở vùng đất này.

Nguồn: vnexpress.net
Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn

Đền máy bay – nơi người dân cầu xuất ngoại

Đền máy bay – nơi người dân cầu xuất ngoại

Tại Shaheed Baba Nihal Singh Gurdwara, những chiếc máy bay mang theo giấc mơ được đặt chân đến vùng đất mới của các tín đồ.

Với mong muốn điều ước của mình trở thành hiện thực, các tín đồ ở Ấn Độ thường mang theo tiền và thức ăn đến các đền thờ để cầu nguyện. Nhưng với ngôi đền Sikh giáo mang tên Shaheed Baba Nihal Singh Gurdwara ở vùng Doaba, bang Punjab, lễ vật lại rất khác. Con hẻm nhỏ hẹp, bụi bặm dẫn tới ngôi đền có một loạt cửa hàng bán máy bay đồ chơi với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Chúng không phải quà lưu niệm, mà là lễ vật để dâng lên.

Khó ai có thể khẳng định chính xác niềm tin này có từ bao giờ. Sukhpreet Singh, chủ một cửa hàng, cho biết xu hướng cung cấp các mô hình máy bay bắt đầu từ khoảng năm 2007-2008. “Một du khách từ thành phố Ludhiana đến đây và cầu nguyện rằng nếu đậu visa Mỹ anh ta sẽ dâng mô hình máy bay. Bốn ngày sau, anh ta đến với một mô hình máy bay lớn để lễ tạ vì đã có visa. Tin tức lan truyền và việc đó trở thành truyền thống”.

Những lễ vật được xếp trong đền. Ảnh: Via.

Những lễ vật được xếp trong đền. Ảnh: Via.

Việc kinh doanh những chiếc máy bay đồ chơi của người địa phương cũng phát triển theo. Cảnh tượng các tín đồ đổ xô vào cổng đền, tay cầm những chiếc máy bay đồ chơi đầy màu sắc trở nên phổ biến. Họ kiên nhẫn xếp hàng, chờ đến lượt để được vào khu cầu nguyện trong tầng một, nơi các mô hình máy bay đồ chơi được xếp thành hàng gọn gàng.

Các tín đồ đặt lễ vật rực rỡ sắc màu trong một khu đã được phân định rõ, thể hiện lòng thành kính của họ với các guru (trong tiếng Phạn có nghĩa là bậc thầy, cũng có thể hiểu là người truyền giáo) và Baba Nihal Singh, một người nông dân trong vùng được lấy tên đặt cho đền thờ này. Sau đó, họ cầu nguyện “được ra nước ngoài sinh sống càng sớm càng tốt”.

Ngôi đền này nổi tiếng với những thanh niên trong vùng mong muốn được di cư đến Anh, Mỹ hay Canada. Họ tin rằng lời cầu nguyện thành kính có thể khiến việc xin visa và các thủ tục khác thuận lợi hơn.

Satwinder Singh, một sinh viên 21 tuổi vừa tốt nghiệp đại học ở ngôi làng gần đó nói rằng: “Tôi vừa nộp đơn xin visa Anh. Tôi đến ngôi đền này với chiếc máy bay đồ chơi cúng lễ như một vé thông hành cho ước mơ của tôi sớm thành hiện thực.”

Surinder Kaur, một người sùng đạo khác, chia sẻ: “Con trai tôi đã rất cố gắng để đến Canada nhưng bị từ chối. Một người bạn đã gợi ý cho chúng tôi về ngôi đền này. Thật kỳ diệu là nó có tác dụng, và bây giờ con trai tôi đang ở Toronto rồi”.

Mô hình đồ chơi của các hãng hàng không quốc tế như Lufthansa, British Airways, Air Canada... có giá từ 50 đến 550 Rupee. (hơn 16.000 - 180.000 đồng)Ảnh: Indian Express.

Mô hình đồ chơi của các hãng hàng không quốc tế như Lufthansa, British Airways, Air Canada… có giá từ 50 đến 550 Rupee (hơn 16.000 – 180.000 đồng). Ảnh: Indian Express.

Nơi này nổi tiếng đến nỗi nó được gọi là Hawaijahaj Gurudwara (đền máy bay). Hàng trăm mô hình máy bay được bày biện ở đây mỗi ngày. Trước thực trạng không có đủ chỗ để chứa hết số máy bay đồ chơi đó, ban quản lý ngôi đền nghĩ ra giải pháp là tặng chúng cho trẻ em. “Chúng tôi không thể ngăn mọi người mang lễ vật đến. Điều quan trọng nhất vẫn là đức tin của bạn”, người đứng đầu ban quản lý Bhai Manjit Singh nói.

Các quận huyện của vùng Doaba có hơn 6 triệu người định cư ở nước ngoài. Người ta tin rằng, mỗi gia đình ở đây đều có ít nhất một thành viên sống ở nước ngoài.

Nguồn: vnexpress.net

Những hành động ‘tra tấn’ người khác trên máy bay

Những hành động ‘tra tấn’ người khác trên máy bay

Cởi giày và bắt những người ngồi cùng phải ngửi mùi hôi là hành động gây khó chịu của hành khách.

Chuyên gia du lịch từ Points Guy UK chỉ ra rằng một trong số những hành động của bạn khiến những người đồng hành trên máy bay cảm thấy khó chịu nhất là tháo giày dép. “Chúng tôi hoàn toàn có thể hiểu lý do vì sao bạn muốn cởi giày ra, đặc biệt là trong chuyến bay đường dài. Nhưng ít nhất hãy đi tất (vớ)”, một thành viên của Points Guy UK cho biết.

Passenger Shaming, fanpage phản ánh những hành động xấu xí của hành khách, thường xuyên nhận những lời phàn nàn về vấn đề này. Một trong những bài viết đăng gần nhất là hình ảnh một đôi vợ chồng sử dụng khay bàn ăn làm chỗ để chân. Một ý kiến bày tỏ: “Tôi luôn muốn được thoải mái trên máy bay nhưng không bao giờ đặt chân lên bàn ăn. Tôi biết rằng người khác sẽ sử dụng nó để đồ ăn, đọc tài liệu hoặc thậm chí là gối đầu họ lên đó để ngủ”.

Việc gác chân lên ghế là hành động khiến nhiều người không thích khi lên máy bay. Ảnh: Sun.

Việc gác chân lên ghế là hành động khiến nhiều người không thích khi lên máy bay. Ảnh: Sun.

Các chuyên gia du lịch cũng khuyến nghị khách không nên nhổ cạo hay cắt tỉa lông trên thân thể ở chốn đông người. Bạn nên làm những việc vệ sinh cá nhân này khi ở nhà hoặc toilet trên máy bay. Bên cạnh đó, nói quá to, mang theo thức ăn nặng mùi hay thể hiện tình cảm vô tư là những điều không nên.

Bạn nên thận trọng khi có ý định ngả ghế để nghỉ ngơi. Trước khi nhấn nút ngả ghế, hãy quan sát để đảm bảo rằng hành khách phía sau đang không dùng bàn để ăn uống hay mở laptop làm việc… Tương tự, với vấn đề sử dụng tay vịn, trừ khi ngồi khoang hạng thương gia hay hạng nhất, bạn có thể thoải mái đặt cả hai tay lên thành ghế. Nhưng ở khoang phổ thông, hãy dành phần để tay cho người ngồi ở ghế giữa. Người ngồi cạnh cửa sổ đã có vách để dựa vào, người ngồi dọc lối đi đã có khoảng duỗi chân thoải mái hơn.

Những hành động ‘tra tấn’ người khác trên máy bay

Ngồi cạnh một người say máy bay cũng là “cực hình”. Ảnh: Chalkdown.

Một trong những điều được coi là khác nữa trong cách hành xử của bạn, đó là say xỉn và gây rối trên máy bay. Vì vậy, dù đồ uống thật hấp dẫn, bạn cũng nên tự kiềm chế bản thân và nên uống tối đa 1-2 ly rượu. Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh, có ít nhất 400 sự cố hàng không liên quan đến đồ uống có cồn được báo cáo hàng năm tại quốc gia này. Dữ liệu từ các hãng hàng không cho thấy con số lên tới 4.000, tương đương với 10 trường hợp mỗi ngày.

Nicky Kelvin, từ Points Guy UK, là một người thường xuyên di chuyển bằng máy bay do tính chất công việc. Anh từng phải chịu đựng đủ tiếng ồn trên máy bay từ trẻ con khóc, tiếng người khác nói lớn, ho, xì xụp thức ăn hay nhạc vang ra từ headphone của người khác…

Cuối cùng, Nicky đã tìm giải pháp là mang theo tai nghe để tránh tiếng ồn, nhắm mắt trên máy bay để không phải nhìn thấy những điều gây khó chịu. Ngoài ra, anh cũng cố gắng trở thành một hành khách cư xử tốt nhất có thể, tuân theo mọi quy định trong an toàn bay và hướng dẫn của phi hành đoàn.

Nguồn: vnexpress.net

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim ‘Mắt biếc’

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim ‘Mắt biếc’

Với những sào mía trải dài mênh mông và cây vông đồng trên đường làng Hà Cảng, bối cảnh trong phim “Mắt biếc” hiện ra như miền cổ tích.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Những sào mía xanh tươi đang vào vụ xen lẫn là những thửa đã thu hoạch ở làng Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Đây là vựa mía lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên – Huế, nổi tiếng với giống mía Cẩm Tân khi xưa dùng để tiến vua.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Mỗi sào mía tại đây có từ 2.000 đến 3.000 cây, mùa thu hoạch bắt đầu vào khoảng tháng 10. Người dân thường canh trồng vụ mía để thời gian thu hoạch rơi vào dịp Tết, khi cây mía dễ tiêu thụ hơn.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Anh Minh, chủ của bốn sào mía đang lột lá, gia cố các thân cây bằng dây chằng để tránh cây bị ngã đổ. Anh chia sẻ, mía năm nay được mùa nên người dân phấn khởi, có thêm thu nhập chuẩn bị Tết.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Cây mía khi mới lớn được bao bọc bởi những lớp vỏ lá. Lúc trưởng thành, cây được người dân lột xác lá già để lên đốt dần. Đến khi cây cao hơn đầu người, phân thành những đốt dài bằng cỡ ngón tay và thân cây chuyển sang màu tím đậm thì bắt đầu được thu hoạch.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Chị Thủy, chủ một vựa mía lớn, đang cột kỹ từng bó mía sau khi đốn để chuẩn bị đem ra xe trung chuyển đưa đi tiêu thụ. Mùa thu hoạch mía của người dân Quảng Phú sẽ kéo dài từ nay đến hết tháng 2 năm sau.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Người nông dân vác những bó mía ra con đường chạy xuyên qua những thửa ruộng để chờ thương lái tới chở đi bằng xe tải. Người buôn mía tiếp tục bỏ mối cho các chủ bán lẻ. Mía Cẩm Tân có vị nước ngọt lịm, lại bắt mắt về hình thức nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim ‘Mắt biếc’

Nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 12 km, Hà Cảng đang nhận được nhiều sự quan tâm gần đây bởi đạo diễn Victor Vũ đã chọn nơi này làm bối cảnh cho phim “Mắt biếc”, tác phẩm chuyển thể từ truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Săn vé đi Huế từ 49k

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

“Cảm giác yên bình ùa về trong tôi khi ngắm nhìn khung cảnh Hà Cảng. Đồng quê là nơi yên ả nhất với tôi mỗi khi thấy mệt mỏi. Nơi này có phong cảnh đẹp và con người chân chất, luôn cởi mở”, anh Nguyễn Phong (Huế), tác giả bộ ảnh, chia sẻ về nơi được chọn là bối cảnh bộ phim.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Cây vông đồng trong ảnh gắn liền với tuổi thơ của hai nhân vật Ngạn và Hà Lan.

Vẻ đẹp nơi đồng quê làm bối cảnh phim 'Mắt biếc'

Cây vông đồng này được gọi là cây cô đơn “Mắt Biếc”, nơi ghi hình cảnh Ngạn đánh đàn cho Hà Lan. Tới xóm Chùa, du khách hỏi người dân về gốc cây quay phim “Mắt Biếc” để được chỉ dẫn.

Săn vé đi Huế từ 49k!

Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Nguyễn Phong, Kelvin Long

Hành khách vờ mang thai để không phải trả thêm tiền

Hành khách vờ mang thai để không phải trả thêm tiền

Một nữ hành khách tìm mọi cách để không phải trả 41 USD tiền quá cân hành lý, nhưng vẫn bị phát hiện vào phút cuối.

Trong một lần di chuyển từ Sydney tới Melbourne, để tránh trả tiền cước quá cân của một hãng hàng không giá rẻ, Rebecca Andrew đã giả mang bầu. Trong chiếc bụng bầu đó, cô nhét dây sạc máy tính và phía sau lưng là laptop. Sau đó, nữ hành khách mặc thêm hai chiếc áo ở bên ngoài để che đi.

Andrew không ngần ngại đăng bức ảnh giả bầu bí để tránh quá cân lên Instagram vào ngày 26/10. Ảnh: Instagram.

Andrew không ngần ngại đăng bức ảnh giả bầu bí để tránh quá cân vào ngày 26/10. Ảnh: Instagram.

Mọi chuyện trót lọt cho đến khi Andrew chuẩn bị lên máy bay. Tại cổng soát vé, tiếp viên đã cân hành lý xách tay của cô và số cân đạt tiêu chuẩn. Do đó, cô không phải đóng thêm tiền.

Tuy nhiên, đúng vào phút quyết định đó, cô làm rơi thẻ máy bay. Andrew phải cúi xuống nhặt và chiếc laptop gồ lên phía sau lưng. Tiếp viên nhận thấy điều bất thường và hỏi rằng liệu Andrew có đeo balo trong áo khoác không. Dù kiên quyết phủ nhận và nói rằng mình chỉ mặc nhiều quần áo do lạnh, cuối cùng cô vẫn bị phát hiện và phải đóng thêm 41 USD.

aAndrew tiết lộ cô giả bụng bầu sau khi đi qua cổng an ninh và tìm một nhà vệ sinh để hành động. Ảnh: Instagram.

Andrew tiết lộ cô giả bụng bầu sau khi đi qua cổng an ninh và tìm một nhà vệ sinh để “hành động”. Ảnh: Instagram.

Giải thích cho hành động của mình, nữ hành khách cho biết hãng bay giá rẻ mà cô dùng dịch vụ thường xuyên yêu cầu khách đóng tiền quá cân hành lý, cho dù vượt quá chỉ khoảng 1kg. Tại cổng lên máy bay của hãng thường đặt một chiếc cân để cân lại hành lý xách tay của hành khách. Do đó, khi làm thủ tục lấy vé và check-in tại quầy, hành khách không thể lén lấy đồ ra cho đủ cân, không phải đóng thêm tiền quá cước. Vì mọi thứ đều bị cân lại ở phút cuối trước khi lên máy bay.

Hãng bay Andrew mua vé đặt một chiếc cân điện tử ở lối lên máy bay để cân lại hành lý của khách. Ảnh: Instagram.

Hãng bay Andrew mua vé đặt một chiếc cân điện tử ở lối lên máy bay để cân lại hành lý của khách. Ảnh: Instagram.

Andrew nói rằng nếu lần sau hành lý của cô bị quá cân, cô vẫn sẽ làm lại mẹo này. Nhưng cô sẽ không là người cuối cùng lên máy bay giống như lần này nữa, bởi các tiếp viên đều dồn sự tập trung vào cô, và mọi thứ dễ bị phát hiện hơn.

Đại diện của hãng bay cho biết họ biết mọi thủ thuật của khách hàng. “Dù chúng tôi đánh giá cao sự sáng tạo, nhưng đội ngũ của chúng tôi khá khôn ngoan và biết mẹo của hầu hết khách hàng.

Nguồn: vnexpress.net

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Quầng ánh sáng màu xanh pha tím lung linh trên bầu trời Iceland, Na Uy hay Alaska luôn cuốn hút du khách thích phiêu lưu khám phá.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Cực quang là những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm. Cực quang diễn ra ở bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang, còn ở nam bán cầu gọi là nam cực quang.
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 4, du khách có thể đến Iceland để chiêm ngưỡng cực quang tại đỉnh núi Kirkjufell (ảnh) nằm trên bờ biển phía tây, vùng ngoại ô Reykjavík hay từ khu vực ngọn hải đăng Grotta. Ảnh: Babak Tafreshi.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Những ánh sáng kỳ ảo khi xuất hiện thường kèm theo tiếng rền rền, thì thào nghe rất lạ. Tại Mỹ, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4, du khách có thể nghe những âm thanh cùng ngắm quầng sáng xanh này tại thành phố Fairbanks (ảnh), bang Alaska. Khu vực này cách Bắc Cực 2 vĩ độ, gần cảng hàng không quốc tế và vườn quốc gia Denali. Ảnh: Alaska Tours.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Hiện tượng cực quang xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển. Canada được xem là thiên đường ngắm cực quang nhờ nằm trong vùng vĩ độ thấp và ít bị ô nhiễm ánh sáng.
Du khách có thể quan sát cực quang từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4 tại hồ Prosperous (ảnh), Yellowknife, thủ phủ vùng tây bắc Canada. Với các khu vực như thị trấn Churchill, công viên Wood Buffalo hay vườn quốc gia Jasper, hiện tượng này diễn ra từ đầu tháng 8 đến tháng 5. Ảnh: Yellowknife Online.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Na Uy là một trong những nơi quan sát được Bắc cực quang đẹp nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, với các dải lụa phát sáng màu xanh hoặc màu đỏ pha tím.
Tromsø (ảnh), khu đô thị lớn nhất ở miền bắc Na Uy là một trong những điểm thu hút du khách đến ngắm cực quang. Nơi đây có phong cảnh đẹp, vịnh hẹp tráng lệ và dãy núi Lyngen Alps, nằm cách vòng cực bắc khoảng 350 km. Ảnh: Traveladdicts.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Ngoài ra, đến các hòn đảo xa xôi thuộc quần đảo Lofoten, Na Uy, du khách còn được ngắm khung cảnh hoang sơ với những đỉnh núi phủ tuyết trắng, kèm theo đó là vũ điệu cực quang.
Nhiệt độ nước biển quần đảo Lofoten thường dao động ở mức thấp, nhưng vẫn có các tay lướt sóng tung mình dưới quầng sáng cực quang. Ảnh: Jamen Percy/Shutterstock.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, du khách có thể ngắm cực quang trên khắp bầu trời Rovaniemi (ảnh), vùng Lapland, Phần Lan. Rovaniemi đóng vai trò là thị trấn cửa ngõ vào các công viên quốc gia gần đó, nơi mà vào mùa đông có thể nhìn thấy những hàng cây tuyết phủ băng giá. Ảnh: Civitatis.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Trong khi đó, thị trấn Kiruna nằm tại cực bắc Thụy Điển là cửa ngõ để vào các khu vực như khách sạn băng Ice Hotel, công viên quốc gia núi Abisko. Tất cả đều là nơi chiêm ngưỡng được cực quang, từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3. Ảnh: Kiruna Lapland.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Đảo Greenland là nơi thích hợp để thưởng thức vẻ đẹp cực quang từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4. Nơi đây có sông băng Qaleraliq Glacier (ảnh) và những tảng băng trôi nhỏ ngay giữa mùa hè. Ảnh: Visit Greenland.

Những điểm ngắm cực quang nổi tiếng thế giới

Nam Bán cầu có ít địa điểm ngắm cực quang hơn Bắc bán cầu, trong đó Tasmania (ảnh) thuộc Australia và New Zealand là 2 nơi có thể chiêm ngưỡng cực quang ở đường chân trời phương Nam do nằm gần châu Nam Cực. Ảnh: Yuichi Takasaka.

Huỳnh Phương (Theo National Geographic)
Nguồn: vnexpress.net

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Dòng nước uốn lượn qua những thửa ruộng lúa chín vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp đẹp tựa bức tranh thủy mặc nơi biên cương.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam từ xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối tháng 8.Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh. Anh cho biết mình bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao. Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10 km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Đầu tháng 10, những ruộng lúa đã chín vàng ươm trên thung lũng Phong Nậm. Nằm nép mình dưới chân núi là những nóc nhà của người Tày, với khoảng 20 – 30 hộ dân cùng chung sống.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Người dân đánh cá trên dòng Quây Sơn. Non nước vùng Cao Bằng với thác Bản Giốc, sông Quây Sơn, động Ngườm Ngao… là những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Vào mùa lúa chín, những địa danh này thu hút nhiều khách tham quan và các nhiếp ảnh gia trên cả nước tới ngắm cảnh, chụp hình.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Mây trôi lơ lửng trên những cánh đồng lúa. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để săn ảnh thiên nhiên Phong Nậm là lúc nắng mới lên và hoàng hôn.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Dòng Quây Sơn uốn lượn chảy qua những thửa ruộng mùa vàng.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Trên đường vào thung lũng Phong Nậm, du khách sẽ bắt gặp những bụi tre xanh nằm kề bên cánh đồng lúa chín và các bản làng nối tiếp nằm ven chân núi.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy), nơi đổ nước của sông Quây Sơn có hai dòng chính. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Tại thác, du khách có thể thuê bè tre của người dân để tham quan xung quanh, với giá khoảng 50.000 đồng một người.Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Đặt vé máy bay đi Hà Nội giá chỉ 190k

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Phạm Huy Trung

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Đèo dài 20 km, nằm cheo leo bên sườn núi cùng dòng Nho Quế uốn lượn chảy quanh tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Đèo Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200 m, thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, địa danh được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010. Nhìn từ xa, con đèo như một “sợi chỉ” vắt giữa lưng chừng đồi núi tạo nên khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Cung đường đèo này có chiều dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn – Mèo Vạc.

Mã Pì Lèng hay Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng đều mang nghĩa “sống mũi con ngựa” theo tiếng của dân tộc Mông. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nghiên cứu cho rằng tên gọi này ban đầu không được đặt cho đỉnh núi hay con đèo mà là tên của một bản người Mông ở địa phương vào thời con người mới mở đường qua đây.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Trên đường đèo, du khách sẽ bị cuốn hút khi nhìn thấy hẻm Tu Sản nằm dưới khe núi tạo thành sông Nho Quế.

Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, Đồng Văn, đi qua hẻm núi Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo Mã Pì Lèng. Đến Mèo Vạc, dòng nước tách ra chảy theo hướng đông – đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Nhiều điểm trên cung đường này du khách có thể dừng để ngắm và chụp ảnh. Chị Thu Hà, du khách từ Hà Nội, check-in tại khu vực mỏm đá (năm 2017) ở đèo Mã Pì Lèng, nơi có tầm nhìn toàn cảnh hẻm Tu Sản.

Công trình nhà nghỉ, quán cà phê không phép Panorama được xây trên một khúc cua, trước cũng là mỏm đá nhiều khách dừng check-in.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Con thuyền lướt trên dòng Nho Quế, xung quanh là những vách núi đá hùng vĩ của vùng cao Hà Giang.

Anh Phạm Hoàng Cương (Hà Nội), tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh dành nhiều năm để ghi lại vẻ đẹp hùng vĩ của cung đèo. “Mỗi khi lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc cùng những đỉnh núi cao vợi, tôi lại thấy như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh”, anh Cương kể.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Một trạm dừng chân trên cung đèo.

Các tài liệu lịch sử ghi lại, cung đường đèo được hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó, riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh, du khách có thể tìm hiểu và thử trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa trên đèo Mã Pì Lèng. Trong ảnh là một người dân tộc Mông ngồi nghỉ trên đường gùi bó cây ngô khô về nhà.

Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Trong đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; và hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Phạm Hoàng Cương

Điều cần biết cho chuyến ‘săn’ dã quỳ

Điều cần biết cho chuyến ‘săn’ dã quỳ

Du khách nên đến Đà Lạt vào cuối tháng 10 để ngắm hoa nở rộ và đặt phòng trước, tránh tình trạng kín chỗ.

Mùa hoa dã quỳ nở rộ hàng năm hút du khách khắp nơi đến Đà Lạt. Theo dân gian, loài hoa mang ý nghĩa cho tình yêu mãnh liệt vượt lên nghịch cảnh khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm gợi ý cho chuyến ngắm hoa dã quỳ ở Đà Lạt.

Hoa dã quỳ như một đặc sản níu chân du khách đến Đà Lạt vào mỗi năm. Ảnh: Di Vỹ.

Hoa dã quỳ như một “đặc sản” níu chân du khách đến Đà Lạt vào mỗi năm. Ảnh: Di Vỹ.

Thời gian thích hợp

Tuỳ thời tiết mà mỗi năm hoa dã quỳ nở vào thời điểm khác nhau. Thời gian lý tưởng để đến đây thường vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi vào dịp cuối tuần.

Phương tiện di chuyển

Từ Hà Nội hay Đà Nẵng, du khách đều có thể sử dụng máy bay để di chuyển. Giá vé máy bay một chiều từ hai thành phố này đi Đà Lạt dao động từ 1,1 triệu đồng (đã bao gồm thuế và phí). Săn tại đây!

Từ Sài Gòn, bạn có thể đi xe buýt giường nằm với giá 225.000 đồng một chiều, di chuyển 5 đến 7 tiếng. Các chuyến bay từ TP HCM đi Đà Lạt có giá dao động từ 940.000 đến 2,4 triệu đồng, tuỳ theo lịch bay và hãng hàng không.

Lưu trú

Dịch vụ lưu trú tại Đà Lạt phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. “Thành phố tình yêu” cung cấp cho du khách đầy đủ loại hình lưu trú từ resort nghỉ dưỡng 4 – 5 sao đến khách sạn, nhà nghỉ và homestay. Bạn có thể tham khảo giá tại các trang đặt phòng trực tuyến.

Cung đường nổi tiếng có hoa nở rộ

Dọc theo những đường dốc quanh co, bạn sẽ bắt gặp thung lũng nép mình dưới cánh rừng thông. Vào ngày trời nắng, mây lờn vờn bên trên những đỉnh đồi. Nổi bật trên khung cảnh thơ mộng đó là sắc vàng của hoa dã quỳ kéo dài như vô tận.

Trại Mát – Cầu Đất luôn đứng đầu danh sách các cung đường có hoa dã quỳ nở đẹp nhất ở Đà Lạt. Cung này cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Du khách có thể kết hợp ghé thăm đồi chè. Ngoài ra, từ đèo D’ran (thuộc địa phận thị trấn Đơn Dương), chân đập nước Đa Nhim cũng là nơi bạn dễ ngắm hoa.

Một số cung đường khách bạn nên tham khảo như: Đèo Prenn và cao tốc Liên Khương, Dinh 3 – Hồ Tuyền Lâm – Đường hầm đất sét hay Tu Tra – Bồng Lai… Nếu ngại di chuyển xa, bạn có thể tìm đến một số địa điểm trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, hoa ở các nơi này thường thưa và ít hơn.

Hoa dã quỳ khi nở tạo thành những mảng màu vàng, xanh rực rỡ. Ảnh: Di Vỹ.

Hoa dã quỳ khi nở tạo thành những mảng màu vàng, xanh rực rỡ. Ảnh: Di Vỹ.

Các món ngon nên thử

Sau chuyến đi dài trong ngày, du khách có thể tìm ra chợ đêm Đà Lạt để thử nhiều món ăn vặt đã thành thương hiệu cuả vùng đất này như bánh tráng nướng, sữa đậu nành, bắp nướng, khoai nướng… Nhiều hàng quán phục vụ bữa ăn tối bằng các món như bún riêu, bún bò Huế, hủ tiếu…

Một số địa chỉ lâu năm hút khách là: bánh tráng nướng ngã ba Hoàng Diệu, bánh căn gốc bơ, lẩu gà lá é đường 3/4, bánh ướt lòng gà dốc Tăng Bạt Hổ, bún riêu cô Lan, lẩu bò Dã Chiến, bánh mì xíu mại ở ngã tư đường Bùi Thị Xuân – Thông Thiên Học…

Lưu ý thêm

Vào cuối năm, thời tiết ở Đà Lạt khá lạnh, du khách nên mang theo nhiều áo ấm. Một số vật dụng cần thiết khác như bao tay, nón len, khăn choàng cũng phù hợp để giữ ấm và trở thành phụ kiện giúp bạn đẹp hơn trong ảnh.

Bạn có thể thuê xe máy tại nhiều cửa hàng ở trung tâm thành phố, giá 150.000 đồng – 200.000 đồng, tuỳ loại xe. Ngoài ra, du khách nên khởi hành vào sáng sớm để quay về thành phố vào buổi chiều, tránh trường hợp đi đường đèo, núi dốc vào buổi tối, khá nguy hiểm.

Nguồn: vnexpress.net