Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Những người ưa cảm giác mạnh có thể nhào lộn trên một mỏm đá, tay không leo núi hay buông thõng chân trên nóc nhà cao tầng.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Loạt bức hình dưới đây có thể khiến những nhà leo núi tự tin nhất cũng phải toát mồ hôi tay, bởi nó lột tả nhiều trải nghiệm mạo hiểm. Bức hình này ghi lại khoảnh khắc Oleg Cricket, du khách Nga và bạn leo lên nóc nhà Princess Tower cao 414 m tại Dubai.

Chàng trai Nga này nổi tiếng với những hình ảnh khiến người xem thót tim. Trong video, Oleg parkour đứng trên đỉnh tháp Cayan cao 307 m tại Dubai. Dù thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm mạnh, Oleg luôn khuyến cáo người xem không nên làm theo. Video: Oleg Cricket.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Toby Segar, 21 tuổi, đến từ Anh, chụp ảnh trên mỏm đá Trolltunga, mang ý nghĩa “Lưỡi Quỷ”. Mỏm đá bằng phẳng này nhô ra từ một triền núi dốc ở độ cao 700 mét phía trên hồ Ringedalsvatnet, Na Uy. Toby không muốn mình chỉ đứng yên và nhìn ngắm cảnh đẹp bên dưới, nên quyết định “tăng độ khó” bằng màn nhào lộn sát rìa mỏm đá. Ảnh: Robert Godwin.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Chàng trai liều lĩnh với nghệ danh LiveJN (đến từ Mỹ) treo mình trên một chiếc cần cẩu cao tại thành phố New York, Mỹ. Bức hình do một người bạn chụp giúp. Ảnh: @svvk.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Du khách Đức Andrej Ciesielski, đến từ Munich, Đức, quyết định chụp ảnh thành phố New York về đêm trong chuyến dạo chơi trên nóc một tòa nhà. Một số nhiếp ảnh gia ưa cảm giác mạnh sẵn sàng leo lên nóc những tòa nhà chọc trời để lấy góc máy thẳng đứng, tạo cảm giác chóng mặt cho người xem. Trong tấm hình này, Andrej buông thõng chân khỏi nóc nhà, phía dưới là Quảng trường Thời Đại. Ảnh: Andrej Ciesielski.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Cô dâu Melissa Kornexl đang lơ lửng trên vách núi Cathedral Ledge tại quê nhà New Hampshire, Mỹ, và dường như đặt trọn niềm tin vào chồng mới cưới, James, người giữ chặt tay cô từ độ cao hơn 120 mét. Đôi vợ chồng son phải chịu đựng sức gió 72 km/h để thực hiện loạt ảnh độc đáo này.

Tuy nhiên, cặp đôi này thực sự không hề liều mạng như nhiều người nghĩ. Hai nhiếp ảnh gia Jay và Vicki khéo léo giấu dây và móc bảo hộ gắn chặt lên vách núi. Hướng dẫn viên leo núi Marc Chauvin đã đục lỗ trên trang phục của cô dâu chú rể để luồn dây thừng vào trong, đảm bảo họ không rơi xuống vực. Ảnh: Jay Philbrick.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Ivan Semenov, 23 tuổi, chụp lại khoảnh khắc bạn mình nằm trên cần cẩu của một công trình xây dở tại Moskva (Nga). Ivan và bạn bè từng chinh phục nhiều tòa cao ốc và thực hiện những bộ ảnh gây choáng ngợp trên nóc nhiều trung tâm thương mại tại Moskva và Hong Kong. May mắn, họ chưa từng dính chấn thương. Ảnh: Ivan Semenov.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Dimitriy Chernysh và cô bạn gái Polina đứng trên nóc tòa nhà cao tầng tại Dubai. Dimitriy, 22 tuổi, đến từ Moskva (Nga), biết bạn gái luôn mơ ước tận mắt ngắm những tòa nhà chọc trời của Dubai, nên anh đã biến điều này thành sự thật. Chàng trai này nổi tiếng với series ảnh và video khám phá nóc các tòa nhà cao nhất trên thế giới mà không dùng thiết bị bảo hộ, hay xin phép ban quản lý. Ảnh: Dimitriy Chernysh.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Pete Whittaker là chàng trai đang lộn ngược trong tấm ảnh khiến nhiều người xem cũng cảm giác ruột gan lộn ngược. Nhà leo núi chuyên nghiệp 27 tuổi thực hiện bức hình tại vườn quốc gia Canyonlands (Mỹ) cùng anh bạn Tom Randall. Nhưng Pete tiết lộ, khoảnh khắc này anh đang đeo dây bảo hộ, thả lỏng tay để nghỉ ngơi và nghĩ về những bước di chuyển tiếp theo của mình trên mỏm đá. Ảnh: Tom Randall.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Mark Diggins và Paul Tattersall đang cẩn trọng leo lên đỉnh núi đá gần quần đảo Orkney (Scotland), bên dưới là những con sóng Biển Bắc táp vào chân núi. Nhiếp ảnh gia Dave Cuthbertson đã ghi lại khoảnh khắc này khi thực hiện series phim tài liệu Britain’s Ancient Capital: Secrets of Orkney (Thủ đô cổ của nước Anh: Bí mật của Orkney) của BBC. Ảnh: Dave Cuthbertson.

Loạt ảnh trên đường phượt khiến nhiều người chỉ nhìn đã chóng mặt

Adam Stern, 28 tuổi, là một vận động viên lặn tự do chuyên nghiệp đến từ Australia. Adam vượt qua nỗi sợ độ cao của mình bằng thử thách chinh phục một núi đá ngầm dưới lòng hồ Barracuda ở Philippines. Ảnh: CNA.

Nguồn: Lục Bảo, vnexpress.net

Quá cân hành lý, khách nữ mặc một lúc 7 chiếc váy lên máy bay

Quá cân hành lý, khách nữ mặc một lúc 7 chiếc váy lên máy bay

Để tránh nộp thêm tiền, hành khách đã mặc thêm một nửa số trang phục trong hành lý trước khi lên máy bay ở Anh.

Trước khi lên chuyến bay của hãng Thomas Cook tới Fuerteventura (Tây Ban Nha), Natalie Wynn, 30 tuổi bị nhân viên an ninh chặn lại vì hành lý vượt quá số cân cho phép. Hành lý xách tay có giới hạn là 6 kg, tuy nhiên vali của Natalie nặng tới 9,4 kg – quá gần 3,4 kg.

Natalie phải nộp thêm 65 Bảng Anh (gần hai triệu đồng) nếu muốn mang hành lý lên máy bay. Cô quyết định mặc lên người 7 chiếc váy, 2 chiếc quần, một chiếc chân váy, một áo khoác cùng 2 đôi giày.

“Tôi như bị nấu chín khi phải mặc tới một nửa số đồ mang theo. Tôi tưởng mình sẽ ngất xỉu vì trời ấm. Ngay sau khi lên máy bay, tôi đã cởi bỏ chúng và để vào vali”, Natalie kể.

Quá cân hành lý, khách nữ mặc một lúc 7 chiếc váy lên máy bay

Natalie cho biết cô đi cùng bạn và đã đặt một kỳ nghỉ trọn gói, vì vậy chỉ mang theo 60 Bảng Anh (1,8 triệu đồng). Ảnh: Kennedy News.

Chứng kiến tình cảnh của Natalie, một số hành khách đã đề nghị giúp cô mang bớt quần áo. “Những người xung quanh cổ vũ khi thấy bạn của tôi cũng bắt đầu mặc thêm đồ để tránh phí quá cân. Một số người ngỏ ý giúp mang bớt đồ trong hành lý của tôi nhưng hãng bay không cho phép. Người duy nhất cảm thấy không hài lòng có lẽ là nhân viên ở quầy an ninh khi tôi vẫn được phép lên máy bay”, Natalie cho biết.

Tiết kiệm được 65 Bảng Anh, Natalie cảm thấy hài lòng khi bắt đầu kỳ nghỉ. Cô tỏ ra vui vẻ khi một số hành khách cười lớn vì thấy cô cởi bỏ trang phục giữa máy bay.

Người phát ngôn của hãng bay Thomas Cook cho biết, họ ghi nhận sự sáng tạo của Natalie. “Có một tin vui cho Natalie và hành khách, là cuối tháng này, hãng bay sẽ tăng mức cân giới hạn với hành lý xách tay lên tới 8 kg”, người này nói.

Đây không phải lần đầu tiên khách du lịch tìm cách trốn phí quá cân trên các chuyến bay. Vào năm 2016, một hành khách đã tiết kiệm được 45 Bảng Anh(1,3 triệu đồng) bằng cách mặc tất cả quần áo có trong hành lý, trước chuyến bay từ London Gatwick đến Reykjavik, Iceland. Tuy nhiên, năm ngoái, một hành khách phàn nàn anh ta bị đuổi khỏi sân bay Iceland vì cố mặc thêm 8 chiếc quần dài và 10 chiếc áo sơ mi trước khi lên máy bay.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công hạ cánh khẩn vì khách cố ý hút thuốc trong cabin

Phi công hạ cánh khẩn vì khách cố ý hút thuốc trong cabin

Chuyến bay đêm từ San Francisco tới Philadelphia (Mỹ) buộc phải hạ cánh khẩn vì hành khách cố ý châm thuốc lá hai lần.

Những hành khách trên chuyến bay mang số hiệu 1138 của hãng hàng không Alaska Airlines bất ngờ khi phi công chuyển hướng tới Chicago dù chỉ còn cách Philadelphia một giờ bay.

Đại diện hãng xác nhận chuyến bay hạ cánh khẩn tại sân bay quốc tế O’Hare Chicago vào 4h22 ngày 9/4 (giờ địa phương). Cơ trưởng không còn lựa chọn nào khác khi một hành khách từ chối thực hiện chỉ dẫn của tiếp viên và cố châm thuốc tới hai lần.

Hành khách không được phép hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử trên máy bay. Ảnh: Business Insider.

Hành khách không được phép hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử trên máy bay. Ảnh: Business Insider.

Cảnh sát Chicago được huy động lên máy bay vì phi hành đoàn báo cáo “hành khách châm thuốc tỏ ra hung hãn”. Người này nhanh chóng bị đưa khỏi máy bay và giao cho các nhà chức trách xử lý. Tuy nhiên, toàn bộ khách phải đợi thêm một giờ để máy bay tiếp nhiên liệu, và hạ cánh an toàn tại Philadelphia vào khoảng 6h50 cùng ngày.

Hiện chưa rõ hành khách trên có phải đối mặt với hình phạt nào không, song anh ta không bị bắt giữ, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đang điều tra sự cố này.

Nguồn: vnexpress.net

Cuốn hộ chiếu hiếm nhất thế giới

Cuốn hộ chiếu hiếm nhất thế giới

Chỉ có 500 người sở hữu cuốn hộ chiếu của Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta.

Hộ chiếu là giấy tờ mà ai muốn đi du lịch nước ngoài đều phải có. Nó là điều kiện cần thiết để bạn xuất nhập cảnh vào các sân bay, nhà ga quốc tế. Tại mỗi quốc gia, hàng triệu cuốn hộ chiếu được in để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Giáo Hoàng Francis (phải) chụp ảnh cùng Hoàng tử, Đại hiệp sĩ của Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta, Matthew Festing. Ảnh: Mirror.

Giáo Hoàng Francis (phải) chụp ảnh cùng Hoàng tử, Đại hiệp sĩ của Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta, Matthew Festing. Ảnh: Mirror.

Tuy nhiên, trên thế giới hiện hành một cuốn hộ chiếu đặc biệt, khoảng 500 người sở hữu. Nó có bìa màu đỏ sẫm, phông chữ vàng. Thoạt nhìn, nhiều du khách có thể nhầm lẫn đó là hộ chiếu của Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là hộ chiếu Ordre Souverain Militaire de Malte (Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta).

Sự tồn tại của cuốn hộ chiếu đặc biệt này là do lịch sử, tình trạng đặc biệt, và vị thế của Dòng hiệp sĩ Malta. Theo Mirror, tên đầy đủ của dòng tu này là Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Cứu tế Thánh John của Jerusalem, Rhodes và Malta.

Cuốn hộ chiếu được xếp hạng là hiếm nhất thế giới. Ảnh: Nine Pickle.

Cuốn hộ chiếu được xếp hạng là hiếm nhất thế giới. Ảnh:Nine Pickle.

Đây là một dòng tu công giáo Roma, thành viên là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời. Những người này đại diện cho hình ảnh hào hiệp, thượng võ. Đó cũng là lý do cuốn hộ chiếu trên còn được nhiều người gọi bằng tên khác: Hộ chiếu hiệp sĩ. Hiện tại, dòng này có 3 cơ sở là Palazzo Malta (Italy), Villa del Prorato di Malta trên đồi Aventine (Italy) và lâu đài Saint Angelo trên đảo Malta.

Cuốn hộ chiếu được cấp cho Hội đồng Tối cao, những người đứng đầu và các nhà ngoại giao cùng người thân, gia đình của họ. Ngoài ra, nó cũng được cấp cho các nhân vật cao cấp, phụ trách các nhiệm vụ đặc biệt.

Hiệu lực của hộ chiếu hiếm hoi trên là 4 năm, tương đương với nhiệm kỳ làm việc của người sở hữu. Những người có loại giấy tờ này vẫn được quyền thêm một hộ chiếu khác. Đó là hộ chiếu của quốc gia mà họ là công dân.

Ngày nay, Dòng Malta có quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia. Nhóm người sở hữu hộ chiếu này từng xuất hiện ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiệm vụ chính của họ là cứu tế, hỗ trợ y tế, giáo dục… Họ cũng là quan sát viên của Liên Hợp Quốc.

Nguồn: vnexpress.net

Khách VIP vui vẻ dù bị tiếp viên hàng không đổ khay nước vào người

Khách VIP vui vẻ dù bị tiếp viên hàng không đổ khay nước vào người

Nữ tiếp viên người Mỹ rất hoảng hốt khi làm đổ nước uống lên hành khách trong khoang thương gia.

Maddie Peters chưa từng mắc lỗi khi phục vụ đồ uống trong suốt 4 năm làm tiếp viên hãng American Airlines. Tuy nhiên, cô đã gặp rắc rối trên chuyến bay từ Phoenix đến Dallas (Mỹ).

Khi Peters đang bê khay nước thì một khách đi đằng trước đứng khựng lại. Nữ tiếp viên đã làm đổ khay vào một khách VIP trong cabin. Đó là Doug Parker, Giám đốc điều hành American Airlines, sếp của Peters.

“May mắn thay, ông ấy không thấy khó chịu với chuyện này. Chúng tôi trò chuyện một chút và cười đùa về sự cố suốt chuyến bay. Ông ấy hỏi tôi đến từ đâu, làm gì trước khi trở thành tiếp viên và đã làm ở đây bao lâu”, Peters tiết lộ trên trang cá nhân.

Ông Parker (trái) chụp ảnh cùng tiếp viên Peters. Ảnh: Maddie Peters.

Ông Parker (trái) chụp ảnh cùng tiếp viên Peters. Ảnh: Maddie Peters.

CEO Parker hiểu rằng những sự cố ngoài ý muốn vẫn thường xuyên xảy ra và cười thân thiện. Peters tôn trọng nhà lãnh đạo này hơn qua cách ứng xử của ông, thậm chí hai người còn chụp ảnh chung.

Cuộc gặp gỡ hiếm có giữa tiếp viên với vị giám đốc nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Peters thú thực câu chuyện này rất tuyệt nên cô phải kể lại với mọi người.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công tiết lộ lý do hành khách phải tắt điện thoại trên máy bay

Phi công tiết lộ lý do hành khách phải tắt điện thoại trên máy bay

Điện thoại di động không hẳn là nguyên nhân gây tai nạn máy bay, nhưng có thể khiến phi công mất tập trung vào thời điểm quan trọng.

Trên chuyến bay, tiếp viên luôn nhắc nhở hành khách tắt nguồn hoặc bật chế độ máy bay “Airplane Mode” trên điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay. Một số người có thể không hiểu tầm quan trọng của việc này nên không tuân thủ. Vậy điều này ảnh hưởng ra sao đến an toàn của chính hành khách?

Hiện chưa có bằng chứng nào chỉ ra điện thoại di động hay các thiết bị điện tử có thể gây tai nạn máy bay. Tuy nhiên, điện thoại hoạt động lại ảnh hưởng tới chất lượng chuyến bay.

Phi công Mỹ Patrick Smith nhận định việc tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử không thực sự liên quan tới an toàn bay, mà nhằm giúp hành khách có một chuyến bay dễ chịu hơn.

“Điện thoại di động không hẳn gây ra rắc rối với buồng lái, đặc biệt là trên các máy bay hiện đại với thiết kế lớp vỏ che chắn cẩn thận, nhưng tác động của điện thoại vẫn đáng kể”, Smith nói.

Anh tiếp tục: “Điện thoại có thể gây ra vấn đề xã hội nhiều hơn là về kỹ thuật. Bạn có thực lòng muốn ngồi trên một chuyến bay và nghe 200 người trò chuyện rôm rả cùng lúc không? Có thể các hãng hàng không đang sử dụng quy định về an toàn kỹ thuật đơn thuần như một biện pháp ngăn các cuộc trò chuyện di động dùng dữ liệu internet trên máy bay”.

Hành khách nên hy sinh vài phút sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay vì sự an toàn của chính mình. Ảnh: Lonely Planet.

Hành khách nên “hy sinh” vài phút sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay vì sự an toàn của chính mình. Ảnh: Lonely Planet.

Lời giải thích của Smith có nhiều nét tương đồng với câu trả lời của một phi công ẩn danh trên Reddit rằng: “Chuyện tắt thiết bị điện tử và di động không gây ảnh hưởng gì trong 99,99% thời gian bay”.

“Tuy nhiên 0,01% thời gian còn lại là thứ chúng tôi lo lắng. Phần lớn điện thoại ngày nay như iPhone và điện thoại Android không hoạt động trên cùng tần số với hệ điều khiển máy bay. Nhưng một anh chàng dùng chiếc điện thoại di động sản xuất tại Mông Cổ vào năm 1996 sẽ gây rắc rối lớn”, phi công ẩn danh chia sẻ.

Do đó, thay vì tốn thời gian kiểm tra từng chiếc điện thoại được mang lên máy bay, các hãng hàng không có thể thực hiện giải pháp đơn giản hơn cấm sử dụng.

“Chúng tôi có thể dành thời gian để xem xét thiết bị điện tử của tất cả hành khách, nhưng chuyện đó sẽ tốn thời gian, hoặc hành khách cũng chẳng hề ghi nhớ hay hiểu rõ chuyện này. Vì vậy, làm ơn hãy tắt mọi thiết bị điện tử cầm tay khi chúng tôi cất cánh hoặc hạ cánh”, anh kết luận.

Giai đoạn cất và hạ cánh của máy bay được xem là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi chuyến bay, đòi hỏi đội ngũ phi hành đoàn phải tập trung cao độ, liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát không lưu và đảm bảo hoạt động của tất cả trang thiết bị trên máy bay. Thực tế, những tai nạn nguy hiểm đều tập trung ở hai giai đoạn này, kéo dài khoảng 15 đến 20 phút để đạt được độ cao hơn 3.000 mét.

Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) nhận định các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng xấu đến thông tin liên lạc và định vị máy bay. Cơ quan này giao cho các hãng hàng không tự quyết định thiết bị điện tử nào được dùng trên máy bay. Hầu hết hãng hàng không đều tuân thủ theo hướng dẫn của FAA rằng chỉ được dùng khi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, để phi công có đủ thời gian xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

Nguồn: vnexpress.net

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Bỏ ra 3.700 USD để mua ghế hạng nhất, nam du khách Anh tận hưởng mọi dịch vụ xa xỉ, được vào buồng lái gặp phi công.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Ted Thornhill cùng vợ và con gái đi du lịch từ London, Anh đến Johannesburg, Nam Phi. Lượt đi, anh mua vé ngồi khoang hạng nhất với giá 3.700 USD.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Khi lên máy bay, nam hành khách thích thú và ngạc nhiên khi khu vực mình ngồi có tủ quần áo cá nhân, đĩa sứ tráng men sáng bóng và ghế rộng đủ để nằm, ngồi hay duỗi chân thoải mái. Điểm trừ duy nhất khi ngồi khoang hạng nhất, với Ted, là tiếp viên chỉ phục vụ anh rượu vang giá 15 USD một chai.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Khoang hạng nhất chỉ có 14 chỗ ngồi, thay vì hàng trăm ghế như khoang phổ thông. Khi đang xem thực đơn, Ted được tiếp viên thông báo rằng gia đình anh có thể ăn bất kỳ lúc nào muốn.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Anh được phục vụ món cá hồi, cua, táo nghiền nhuyễn, gà nướng với bông cải xanh, couscous (món ăn của Bắc Phi, mì hạt nấu nhuyễn ăn cùng súp lơ xanh), sung và lựu được trộn với nước sốt mật đặc sánh. Bữa tráng miệng là bánh chocolate, quả hạnh, hạt dẻ cười ăn kèm nước sốt. Trước đó, Ted còn được phục vụ món giăm bông sấy khô, salami Cumberland, phô mai Berkswell, ô liu và cà chua sấy.

Hôm sau, anh được phục vụ bữa sáng kiểu Anh gồm trứng chiên, thịt xông khói ngọt Suffolk, nấm portobello, xúc xích… Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất với những hành khách ngồi khoang đắt tiền là được phép vào buồng lái gặp phi công.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Ted cũng cảm thấy thích thú với những phụ kiện được phục vụ trên máy bay như mặt nạ, bộ điều khiển để chỉnh ánh sáng đèn, kem dưỡng ẩm, gel và dao cạo râu, son dưỡng, nước khử trùng tay, bàn chải đánh răng, lược, bông bịt tai, kem đánh răng.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Khi Ted cảm thấy buồn ngủ, tiếp viên đến và hướng dẫn anh cách ngả ghế để nằm cho thoải mái. Nam hành khách thả lỏng trên tấm đệm dày và chăn ấm, ngủ một giấc đến sáng. Anh cũng được tặng một bộ đồ ngủ bằng vải cotton, dép.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Không chỉ trên máy bay, Ted còn được tận hưởng các dịch vụ sang trọng, ưu đãi ngay từ khi bước vào khu vực check-in, lấy vé. Người làm thủ tục và nhân viên kiểm tra hành lý cho vợ chồng Ted đều vui vẻ, hài hước.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Trước quầy bán vé là một không gian rộng lớn, một phòng khách nhỏ với ghế bành. Hành khách ngồi chờ còn được dùng nước với mùi hương nhẹ nhàng, khăn lạnh miễn phí.
Sau đó, Ted qua cổng an ninh rồi tới phòng dành riêng cho người đi khoang hạng nhất. Nơi đây thực sự giống sảnh khách sạn, quán bar và nhà hàng 5 sao hơn là phòng chờ máy bay. Căn phòng được trang trí với đèn chùm, nhân viên phục vụ đi lại xung quanh và hào hứng thêm rượu champagne cho khách.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Khi trở về nhà sau chuyến du lịch, Ted mua khoang ghế phổ thông của cùng hãng bay lúc đi, với giá rẻ hơn nhiều. Anh ngồi ở ghế giữa, không gian chật hẹp. Khi muốn cất đồ hay làm bất kỳ điều gì, anh đều phải chờ đợi sự giúp đỡ từ tiếp viên.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Mọi thứ ở khu vực ghế phổ thông khác hẳn với khoang hạng nhất. Không gian xung quanh Ted khá chật chội và anh phải dùng khay bàn để chứa đồ chơi, bình sữa của cô con gái 19 tháng tuổi.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Bữa ăn buổi tối và sáng cũng không được phong phú, sang chảnh như khoang hạng nhất. Tuy nhiên, khi nhận xét về chất lượng đồ ăn, Ted cho biết mọi thứ khá ổn.

Sự khác biệt khi ngồi khoang hạng nhất và phổ thông trên máy bay

Những phụ kiện được phát kèm cho vé phổ thông cũng tối giản hơn rất nhiều.

Nguồn: vnexpress.net

Lý do phi công nói rất ít khi lên máy bay

Lý do phi công nói rất ít khi lên máy bay

Phi công được khuyến khích nói càng ít càng tốt với hành khách, vì nói quá nhiều có thể vô tình lộ ra các thông tin khiến nhiều người sợ.

Patrick Smith, phi công kiêm tác giả cuốn sách Cockpit Confidential, đã giải thích về lý do phi công thường nói rất ít khi lên máy bay. Không phải vì họ lạnh lùng hay kiêu ngạo, mà thực tế các phi công được đào tạo rất ít về dịch vụ khách hàng.

Họ thường được khuyến khích không nói gì hoặc nói ít. Hãng bay sợ rằng nếu các phi công nói nhiều hơn, thông tin mà họ thông báo tới hành khách có thể khiến nhiều người lo lắng. Và điều này là không cần thiết.

Phần lớn trên các chuyến bay, phi công chỉ gửi lời chào đến hành khách sau lúc cất cánh và hạ cánh. Ảnh: Express.

Phần lớn trên các chuyến bay, phi công chỉ gửi lời chào đến hành khách sau lúc cất cánh và hạ cánh. Ảnh: Express.

Điều này cũng tương tự với các tiếp viên hàng không. Với kinh nghiệm bay nhiều năm của mình, nam phi công cho biết hành khách sẽ không được tiếp viên thông báo cho mọi trục trặc, sự cố nhỏ có thể xảy ra trong suốt chuyến bay. Những trục trặc không được thông báo này là những điều không ảnh hưởng đến an toàn bay.

Smith cho biết hành khách không cần thiết phải biết mọi thứ đang diễn ra vì có thể họ sẽ hoảng sợ. Tuy nhiên, khi máy bay gặp sự cố quan trọng, mọi hành khách sẽ được biết. Tiếp viên sẽ thông báo qua loa và hướng dẫn tận tình.

Điều duy nhất bạn cần làm để có một chuyến bay an toàn là nghe theo hướng dẫn của tiếp viên. Ảnh: Express.

Điều duy nhất bạn cần làm để có một chuyến bay an toàn là nghe theo hướng dẫn của tiếp viên. Ảnh: Express.

Anh cũng khuyên hành khách nên bình tĩnh khi gặp sự cố, vì mọi thứ đều đã nằm trong tầm kiểm soát và được phi hành đoàn thực tập thành thạo trước đó. “Khi họ thông báo với bạn tình huống khẩn cấp, đừng quá hoảng sợ và coi đó như thể là một chuyến bay sinh tử.

Điều vô nghĩa nhất mà hành khách làm khi lên máy bay là nhìn trừng trừng vào mắt các tiếp viên. Hành động này không thể giúp bạn phán đoán được tiếp viên đang nghĩ gì, hay họ có giấu bạn về một sự cố nào đang xảy ra không. Điều đó chỉ khiến họ thêm bối rối, theo Smith.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Khách Mỹ bất ngờ khi bay chuyến có hai phi công là mẹ con

Khách Mỹ bất ngờ khi bay chuyến có hai phi công là mẹ con

Bài đăng về hai phi công là mẹ con bay chung một chuyến đã gây sốt trên Twitter với hơn 16.000 lượt chia sẻ.

John R. Watret là một hành khách trên chuyến bay của hãng Delta khởi hành từ sân bay quốc tế Los Angeles đến Atlanta, Mỹ vào giữa tháng 3. Ông tình cờ biết thông tin về hai phi công điều khiển chuyến bay khi một phụ nữ xin tiếp viên cho con vào thăm buồng lái.

“Điều đó thật kinh ngạc và tôi đã hỏi liệu mình có thể vào thăm họ không”, Watret nhớ lại. Hai phi công chuyến đó là cơ trưởng Wendy Rexon và cơ phó Kelly Rexon – con gái Wendy, Fox đưa tin ngày 23/3.

Khách Mỹ bất ngờ khi bay chuyến có hai phi công là mẹ con

Tấm ảnh đăng kèm lời bình luận: “Tôi vừa bay từ Los Angeles đến Atlanta trên chuyến bay của Delta do tổ bay mẹ con này điều khiển. Chuyến bay tuyệt vời. Quả là những người phụ nữ truyền cảm hứng”. Ảnh: John R. Watret.

Nam hành khách chia sẻ ảnh hai mẹ con nhà Rexon khi hạ cánh ở Atlanta. Bài đăng đã gây sốt trên Twitter với hơn 16.000 lượt chia sẻ.

Watret còn có dịp trò chuyện với họ, và biết rằng gia đình Rexon có truyền thống làm trong ngành hàng không bởi bố của Wendy là một phi công về hưu, còn chồng cô đang bay cho hãng American Airlines. Ngoài Kelly, cô con gái còn lại của gia đình Rexon là Kate cũng làm phi công.

Theo Bảo Ngọc, vnexpress.net

Chuyên gia lật tẩy mánh giúp hãng bay không phải đền tiền cho khách

Chuyên gia lật tẩy mánh giúp hãng bay không phải đền tiền cho khách

Nhiều hành khách phải chịu các chuyến bay trễ giờ nhưng vẫn không hề hay biết.

Các luật sư chuyên về mảng bồi thường chuyến bay tại Bott & Co chia sẻ với Express về mánh “khoảng đệm lịch trình” của các hãng hàng không. Đệm lịch trình là một phương pháp ước tính thời gian bay từ điểm này tới điểm khác.

Chuyên gia lật tẩy mánh giúp hãng bay không phải đền tiền cho khách

Đa phần du khách khó chịu khi máy bay khởi hành trễ và đến đích muộn giờ. Ảnh: Express.

Thay vì công bố thời gian bay chính xác giữa hai điểm, các hãng hàng không thường cộng thêm vào đó một khoảng thời gian. Ví dụ, trên thực tế, bay từ điểm A đến điểm B hết hai tiếng nhưng họ sẽ thông báo là 2,5 tiếng. Điều này giúp phi cơ dù khởi hành muộn, vẫn hạ cánh đúng với giờ thông báo trên vé. Như vậy, các hãng giảm thiểu được sự phàn nàn của hành khách và không phải bồi thường vì các chuyến bay đến muộn. Theo quy định của Liên minh châu Âu, các chuyến bay nếu trễ quá 3 tiếng sẽ phải bồi thường cho khách.

Theo một cuộc khảo sát của các luật sư vào tháng 8/2018, thời gian bay theo lịch trình trung bình chậm hơn 35 phút so với 10 năm trước. Trong 125 chuyến bay được lấy dữ liệu, có tới 76 hành trình có thời gian bay dài hơn, dù cùng một tuyến đường và sử dụng các loại máy bay tân tiến hơn. Trên thực tế, phi cơ không hề bay chậm hơn mà do các hãng đang áp dụng mẹo trên.

Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn là xấu. Việc hành khách cảm thấy họ đến sớm hơn thời gian dự kiến 10 phút sẽ thú vị hơn nhiều thông báo đến muộn, hay đúng giờ. “Cộng thêm thời gian là một mũi tên trúng hai đích, cả hai bên khách hàng – hãng bay đều cảm thấy có lợi”, một chuyên gia hàng không cho hay.

Nguồn: vnexpress.net

8 hãng bay châu Á vào top sạch sẽ nhất thế giới

8 hãng bay châu Á vào top sạch sẽ nhất thế giới

Hãng ANA của Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng sau khi nhận được hàng ngàn lượt bình chọn từ độc giả.

Skytrax, giải thưởng hàng không uy tín trên thế giới, vừa công bố danh sách các hãng bay sạch sẽ nhất thế giới. Những hành khách từng sử dụng dịch vụ của các hãng được yêu cầu nhận xét tiêu chuẩn và chất lượng của khoang phi cơ. Theo đó, những khu vực được đánh giá bao gồm: chỗ ngồi, khay bàn ăn, thảm, bảng điều khiển trong cabin, phòng vệ sinh…

ANA cũng là một trong 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới trong năm 2018, theo Sky Trax. Ảnh: CNN.

ANA cũng là một trong 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới trong năm 2018, theo Sky Trax. Ảnh: CNN.

Trong danh sách Skytrax công bố, 8 trên 10 hãng bay đứng đầu danh sách đáng tự hào này là của châu Á. Đứng vị trí quán quân là hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA). Tiếp theo là các hãng bay (theo thứ tự từ cao xuống thấp): Eva Air (Đài Loan), Asiana Airlines (Hàn Quốc), Singapore Airlines (Singapore), Japan Airlines (Nhật Bản), Cathay Pacific Airlines (Hong Kong, Trung Quốc), Qatar Airways (Qatar), Swiss International Air Lines (Thụy Sĩ), Hainan Airlines (Trung Quốc), Lufthansa (Đức).

Năm 2015, Travelmath lấy 26 mẫu đồ vật có trên 4 chuyến bay của hai hãng hàng không lớn của Mỹ để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, khay bàn ăn là nơi bẩn nhất trong số thứ được mang đi xét nghiệm. “Bạn nên tránh để đồ ăn trực tiếp lên khay bàn ăn, vì điều này giúp vi khuẩn có thể xâm nhập”, một chuyên gia cho hay.

Nguồn: vnexpress.net