Trên thảo nguyên Lạng Sơn

Hữu Liên với cảnh quan rừng núi, thảo nguyên, suối thác, hang động và khu du lịch sinh thái là điểm đến mới mẻ cho du khách.

Xã Hữu Liên nằm cách trung tâm huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khoảng 25 km về phía bắc; cách Hà Nội khoảng 150 km theo quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 243. Xã có tổng diện tích hơn 6.000 ha, dân số hơn 3.000 người gồm chủ yếu các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao và Mông.

Du khách tới Hữu Liên sẽ được chiêm ngưỡng những khối núi đá vôi kỳ vĩ cho tới những đồng cỏ mênh mông, từ thác nước phủ đầy rêu phong cho tới hồ nước trong xanh màu ngọc bích.

Trong ảnh là toàn cảnh thảo nguyên Đồng Lâm, khu sinh thái rộng đến 100 ha với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nằm ở phía bắc xã. Trên núi có hang, dưới có cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn và dòng suối nước xanh ngọc uốn lượn chảy qua.

Ngày nay, hoạt động du lịch tại đây dần khởi sắc với loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, với các mô hình thành công tại thôn Làng Bên, Làng Cóc và thôn Là Ba.

Trong tiền cảnh bức ảnh là thôn Làng Bên, đối diện là thôn Làng Cóc với nhà sàn bốn mái lợp ngói âm dương của dân tộc Tày, Dao sinh sống qua nhiều thế hệ. Hiện có trên 5 khu nhà sàn kiểu homestay nằm cách thung lũng 2 – 3 km có giá khoảng 100.000 đồng/ người/ đêm. Ở đây có những dịch vụ khác như ăn uống, văn nghệ, lửa trại, tắm thuốc, ngâm chân và thuê hướng dẫn viên, người dẫn đường rừng.

Từ làng nhà sàn ở thôn Làng Bên, du khách đi khoảng 2 km là tới đồng cỏ Đồng Lâm. Thảo nguyên trải dài khoảng 1,5 km, có đường mòn và dòng suối chảy vắt ngang. Nguồn nước khởi phát từ các khối núi đá vôi chảy về điểm cuối đồng cỏ là hồ nước Đồng Lâm trong xanh. Mùa nước ngập, khu vực hồ này tập trung đông người dân di chuyển bằng bè mảng và thả lưới, đánh bắt cá.

Tác giả cho biết từ điểm cuối hồ Đồng Lâm, du khách băng rừng thêm khoảng một tiếng đường rừng nguyên sinh sẽ tới thôn Lân Đặt với khoảng 26 hộ gia đình dân tộc Dao sinh sống. Nơi đây hoàn toàn hoang sơ, không sóng wifi, không có điện và xung quanh là rừng nguyên sinh.

Đàn ngựa gặm cỏ trên thảo nguyên mùa khô. Đây đa phần là giống ngựa hoang dã thuần chủng, được người dân huấn luyện để du khách chụp ảnh hoặc thuê xe ngựa tham quan, kiếm thêm nguồn thu nhập và phát triển du lịch địa phương. Đồng cỏ trù phú cũng là nơi người dân chăn nuôi gia súc như bò và đi trâu (chăn trâu).

Dòng suối chảy trên đồng cỏ Đồng Lâm đang cạn nước. Vào mùa khô, thảo nguyên thích hợp cho các hoạt động du lịch dã ngoại, văn hóa thể thao và leo núi khám phá hang động. Tuy nhiên vào mùa mưa, tháng 7 – 10, nước sẽ ngập tràn vùng đồng cỏ với độ sâu từ 2 – 3 m. Đây là lý do người dân không canh tác nông nghiệp trên vùng thảo nguyên này vì mùa nước ngập sẽ cuốn trôi hết hoa màu.

“Nghĩa địa cây” với khung cảnh có phần ma mị khi chiều về. Gần khu vực này với có cây sung cổ thụ tán lớn cao khoảng 10 m, là nơi cắm trại lý tưởng.

Du khách trải nghiệm chèo thuyền Kayak trên dòng suối chảy qua thảo nguyên Đồng Lâm. Nơi đây cũng thích hợp để du khách cắm trại và tận hưởng không khí trong lành.

Để phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã xây dựng bãi giữ xe ô tô, cách đường vào Đồng Lâm khoảng 1 km, hoặc du khách có thể thuê xe ôm vào thảo nguyên với chi phí 30.000 – 40.000 đồng/lượt. Ngoài ra là trải nghiệm đi bộ và đạp xe để khám phá thiên nhiên.

Quang cảnh các khối núi đá vôi kỳ vĩ, xen kẽ là phần rừng đặc dụng Hữu Liên, hồ Nong Dùng (bên trên) và hồ Mỏ Áng (bên phải).

Rừng đặc dụng có tổng diện tích 8.293,4 hecta, thuộc Khu dự trữ rừng quốc gia Hữu Liên, với 3 phân khu trải dài trên 3 huyện Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan.

Địa hình khu vực rừng này hình lòng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh và dãy núi đá vôi trùng điệp; trung tâm là vùng đồi đất, làng bản, đồng cỏ và khu sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, tại phân khu dịch vụ hành chính của rừng có nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến liên hệ Ban Quản lý rừng để khám phá rừng sinh thái đặc dụng này.

Đa dạng sinh học ở khu rừng Hữu Liên khá phong phú, với 776 loài thực vật bậc cao và 409 loài động vật, trong đó, có 30 loài thực vật và 61 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Trải nghiệm chèo thuyền trên mặt hồ Mỏ Áng, điểm du lịch được ví như “tuyệt tình cốc” có màu nước trong xanh, được bao bọc bởi khối núi đá vôi và rừng cây xanh.

Từ UBND xã Hữu Liên, du khách đi ô tô theo đường tỉnh khoảng 2,4 km, sau đó rẽ trái theo đường mòn vào rừng tới hồ Nong Dùng, nơi du khách có thể thuê thuyền kayak (100.000 đồng/2 thuyền), thả trôi theo dòng nước xanh trong vắt và hòa mình giữa thung lũng. Từ đây, du khách nếu yêu thích khám phá có thể liên hệ homestay để thuê người dẫn đường, băng rừng, có đoạn khá lầy và vượt các mỏm đá tai mèo để đến hồ Mỏ Áng.

Nước từ hồ Mỏ Áng theo các khe núi đá vôi chảy xuống tạo thành thác Khe Dầu kỹ vĩ với những mảng bám rêu xanh. Tác giả cho biết, ở đây dù có nhiều rêu bám nhưng do kiểu địa chất đặc trưng là các khối núi đá vôi, mặt đá sần sùi không trơn trượt.

Ở khe suối có nhiều cua đá với mai to có kích cỡ chừng 3 ngón tay. Sau khi trải nghiệm, ngắm cảnh đẹp, du khách đừng quên trở về homestay thưởng thức các đặc sản ẩm thực địa phương như vịt quay, lợn quay mác mật Lạng Sơn, cá suối nướng, cua đá rang, ốc núi luộc, rau dớn xào tỏi với mẻ, lá sung nem chạo, xôi nếp cẩm, bánh bí đỏ và bánh chưng đen.

Bên cạnh phong cảnh và hệ sinh thái tự nhiên, Hữu Liên còn có điểm đến là nhà thờ Thánh Quý Minh Đại Vương. Ngoài ra, Hữu Liên còn là nơi lưu giữ được nguyên vẹn những phong tục tập quán và nét văn hóa truyền thống, di sản phi vật thể như lễ hội Gò Chùa, hát pá xoan, hát nhà tơ, hát then hay diễn chèo cổ.

Hòn ngọc thô Hữu Liên đang được mài giũa, sẽ trở thành địa chỉ mới, hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Lạng Sơn. Du khách khi tham quan, cắm trại không nên xả rác làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh, anh Thuận chia sẻ.

Nguồn: vnexpress.net
Huỳnh Phương
Ảnh:
 Bùi Vinh Thuận

Một ngày khám phá bản người Mông

Một ngày khám phá bản người Mông

LAI CHÂU – Nằm ở độ cao 1.500 m, bản Sin Suối Hồ là chốn mát mẻ, yên bình dành cho những ai muốn tạm xa phố thị ồn ào.

Đến với Sin Suối Hồ, du khách được đắm mình trong đời sống văn hóa bản địa của người Mông. Bản nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Trong tiếng địa phương, Sin Suối Hồ có nghĩa là “suối có vàng”. Không khí tại đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Sáng: Chợ phiên – Tham quan đời sống dân bản

Bước chân vào bản, du khách được người dân đón tiếp nồng nhiệt và mời uống một cốc nước thảo quả đựng trong ống tre. Sở dĩ họ dùng nước thảo quả vì có tính mát, tốt cho cổ họng. Người Mông lo rằng du khách từ dưới xuôi lên, khi thay đổi độ cao đột ngột dễ bị khan họng. Ngoài ra, thảo quả cũng là loại cây rừng phổ biến tại vùng này, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nó cũng được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hàng ngày.

Giống như các bản vùng cao khác, chợ phiên Sin Suối Hồ họp vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần. Chợ được thiết kế theo vòng tròn, chân các gian hàng xếp đá tảng và những viên sỏi lớn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hoạch từ rừng. Ngoài ra còn có những trang phục truyền thống do phụ nữ thêu thùa, may dệt. Tại chợ phiên, du khách sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân tộc, xem văn nghệ, thưởng thức thắng cố, trải nghiệm xay ngô…

Trước kia, ở đây không có chợ, bà con phần lớn tự cung, tự cấp hoặc trao đổi hàng hóa với nhau. Muốn đi chợ hay mua đồ, bà con phải đi rất xa về chợ TP Lai Châu. Khi Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng vào năm 2015, người dân trong bản đã họp lại, đưa ý tưởng xây dựng ngôi chợ làm nơi trao đổi, mua bán, đồng thời thu hút thêm khách du lịch. Để hình thành nên ngôi chợ ngày nay, trưởng bản Vàng A Chỉnh là người đi tiên phong, tự nguyện hiến phần đất của gia đình. “Mình là trưởng bản, phải làm gương để hỗ trợ cho bà con. Chợ giúp tạo việc làm cho những người già, họ không phải đi chợ xa nữa mà có thể mang lợn, gà ra chợ bán để có thêm thu nhập”, anh Chỉnh cho hay. Các hộ gia đình trong bản đã cùng hợp sức để trồng cây xanh, kê đá, đóng cọc dựng các gian hàng.

“Có chợ rồi việc mua bán cũng tiện lợi hơn, không phải đi xa. Lúc có khách du lịch, những đồ nhà trồng đều có thể mang ra chợ bán, ngoài ra còn đổi được với mọi người trong bản”, Sùng Thị Ly, người dân tại đây chia sẻ.

Khoảng 10h, du khách bắt đầu tham quan quanh bản. Hướng dẫn viên chính là những người Mông bản địa. Du khách được trải nghiệm các nghề truyền thống như rèn, đan mây, dệt vải, các công đoạn làm váy, làm bánh dày… tùy theo nhu cầu của khách.

Trưa: Khám phá ẩm thực Tây Bắc 

12h, du khách ghé về homestay để nghỉ ngơi và dùng bữa. Dân bản đã chuẩn bị những món ăn đơn giản nhưng đẹp mắt. Đồ ăn được trải trên mẹt lá chuối xanh mướt, mâm thường có 6 – 7 món. Món đặc trưng ở đây là thịt lợn bản quay cuốn lá rau thơm tiêu rừng, chấm chẳm chéo – gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc. Lá tiêu rừng chua chua, ngọt ngọt, tê tê đầu lưỡi làm nên hương vị độc đáo. Du khách cũng được thưởng thức xôi nếp nương, loại xôi được nhuộm màu kì công bởi các loại lá tự nhiên. Ngoài ra, nộm măng, nộm rau dớn… cũng là những đặc sản nên thử. Khách quý đến với bản uống rượu chứa trong những ống tre, với chén là những đốt tre nhỏ, gần gũi với thiên nhiên.

Chiều: Thác Trái Tim – Khu Bungalow

Khoảng 13h30, du khách bắt đầu lên Thác tình yêu, hay còn gọi là Thác trái tim. Hành trình lên thác sẽ đi qua khu rừng nguyên sinh, những đồi cây thảo quả tươi đẹp. Quãng đường từ bản lên thác chỉ hơn 1 km nhưng vì địa hình núi cao nên mất khoảng 2 tiếng di chuyển cả đi và về.

Khoảng 16h, du khách có thể tham quan một số homestay, vườn hoa hoặc khu bungalow… Trẻ con trong bản thường tập trung tại đây để chơi nên du khách có cơ hội cùng trò chuyện, đá bóng giao lưu… Đón hoàng hôn tại San Sín Hồ cũng là trải nghiệm mà du khách nên thử.

Nhờ tính cách chân thật, mến khách của người Mông ở Sin Suối Hồ mà nơi đây nhận được nhiều sự yêu mến của du khách. Người dân thân thiện, luôn sẵn sàng giới thiệu về những nét văn hóa của người Mông. “Tôi đã đến nhiều nơi, nhưng ở Sin Suối Hồ là được chào đón nồng nhiệt nhất, họ sẵn sàng chia sẻ mọi thứ. Điều đặc biệt là người dân ko hút thuốc, không uống rượu và không bao giờ tranh cãi vì bất kì điều gì, rất văn minh”, chị Thanh Huyền, một du khách chia sẻ.

Tối: Giao lưu văn nghệ cùng người Mông

Buổi tối, du khách có thể ở lại bản nghỉ ngơi và giao lưu văn nghệ với người dân. Hiện ở Sin Suối Hồ có 10 homestay, 1 nhà nghỉ và 3 bungalow, tất cả đều được vận hành bởi người dân địa phương.

Lưu ý thêm:

– Di chuyển: Sin Suối Hồ cách thành phố Lai Châu khoảng 30 km, di chuyển mất khoảng 1 tiếng. Du khách có thể thuê xe máy, ô tô hoặc taxi từ thành phố Lai Châu. Nếu di chuyển bằng xe ô tô, chỉ đi được xe 29 chỗ.

– Thời tiết: Lai Châu có 2 mùa: mùa mưa và khô. Mùa mưa giữa tháng đến tháng 9, mùa khô giữa tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, đường sá thường trơn trượt và khó đi hơn.

– Cảnh quan: Bản Sin Suối Hồ xinh đẹp quanh năm. Nếu đến đây vào gần dịp Tết âm lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa địa lan. Tháng 4 – 5 là mùa nước đổ, tháng 9 – 10 là mùa vàng của những thửa ruộng bậc thang, hoặc du khách có thể đến vào tháng 11 – 12 để ngắm hoa dã quỳ.

– Chi phí:

+ Giá vé vào bản: 20.000 đồng/ người

+ Giá homestay nghỉ tại bản: 250.000 đồng/ đêm/ người (bao gồm 1 bữa ăn sáng và 1 bữa chính).

+ Giá thuê trang phục dân tộc: 50.000 đồng/ bộ.

+ Giá thuê xe ở thành phố Lai Châu là 150.000 đồng/ ngày với xe máy, khoảng 1 triệu đồng/ ngày với xe ô tô (tự lái) hoặc du khách có thể thuê taxi từ thành phố.

Nguồn: Ngân Dương, Xuv Haam, Thanh Huyền
vnexpress.net

Chuyến đi 3 ngày trốn nóng ở Sa Pa

Chuyến đi 3 ngày trốn nóng ở Sa Pa

LÀO CAI – Đến Sa Pa hè này, bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm check-in thung lũng hoa hồng đang rộ nở và các bản làng Lao Chải – Tả Van yên bình.

Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, với khí hậu quanh năm mát mẻ và chỉ cách Hà Nội 5 – 6 giờ di chuyển bằng đường cao tốc, Sa Pa là điểm đến lý tưởng vào mỗi mùa hè. Ngoài những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, Sa Pa còn hút khách nhờ vẻ đẹp của nhiều điểm đến khác đủ để bạn lên lịch trình 3 ngày “trốn nóng” mùa hè.

Thung lũng hoa hồng

Trải rộng trên 50.000 m2, thung lũng hoa hồng nằm dọc theo đường tàu hỏa leo núi Mường Hoa từ thị trấn Sa Pa đến ga đi cáp treo với hơn 300.000 gốc hồng. Bên cạnh vườn hồng khổng lồ là ngọn đồi hoa tím bạt ngàn cũng là điểm check-in thu hút nhất ở Sa Pa. Du khách hiện chưa lên Sa Pa quá đông, nên khung cảnh nơi đây còn rất đẹp và vắng, dễ dàng để bạn có những bức hình một mình giữa đồi hoa. Dự tính các loài hoa còn nở rộ tới tháng 7. Trong thung lũng hoa hồng và đồi hoa tím cũng có nhiều điểm check-in như cổng hoa, xích đu, tổ chim…

Cáp treo Fansipan

Mua vé đi cáp treo Fansipan, bạn sẽ có cơ hội ngắm thung lũng hoa từ ngay cửa sổ tàu hỏa leo núi, ngồi cabin có thể phóng tầm mắt nhìn ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín, hay cảnh núi non trùng điệp bao quanh. Đường lên Fansipan không chỉ là ngồi cabin hay tàu hỏa mà bạn vẫn được leo bộ lên những bậc thang đá cao ngút, dẫn tới quần thể tâm linh và đặc biệt là check-in Fansipan – nóc nhà Đông Dương.

Để kích cầu thị trường, hiện khu du lịch này giảm giá vé cáp treo khứ hồi từ 750.000 đồng xuống 500.000 đồng/ người. Vé tàu hỏa leo núi Mường Hoa 100.000 đồng/ người. Vé tàu hỏa leo núi Fansipan 70.000 đồng/ người.

Lưu ý: nên đi giày đế thấp, mang theo áo khoác, áo mưa, hoặc ô đề phòng tiết trời trên đỉnh núi lạnh đột ngột và nhiều sương mây.

Swing Sa Pa

Đây là một tổ hợp “check-in” mới hấp dẫn nhiều du khách nằm ở số 87 Nguyễn Chí Thanh (cạnh Vườn quốc gia Hoàng Liên). Swing Sa Pa ở gần trung tâm thị trấn, cách nhà thờ Đá hướng cáp treo khoảng 2 km.

Du khách chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thúy Hà.

Với nhiều công trình đẹp và lạ như tượng chàng và nàng, bàn tay đá khổng lồ, tượng Phật, “nấc thang lên thiên đường”, xích đu… nơi này trở thành địa điểm có vô vàn góc chụp tạo nên những bức hình độc đáo.

Lưu ý, trước khi đi nên chuẩn bị trang phục chụp hình, hoặc bạn phải thuê tại chỗ với giá 50.000 đồng/ bộ, nên sạc đầy pin máy ảnh, điện thoại. Nếu du lịch theo nhóm, bạn có thể tổ chức cắm trại hoặc tiệc dã ngoại nhỏ ngay ở đây. Giá vé vào cửa 80.000 đồng/ người.

Lao Chải – Tả Van

Từ thị trấn bạn đi theo con đường dài 10 km tới Tả Van bằng xe máy, taxi hoặc trekking. Đường vào Lao Chải – Tả Van nhỏ hẹp, hai bên phủ một màu xanh mát của ruộng bậc thang lúa và ngô. Tuy không còn hoang sơ, hẻo lánh, Lao Chải – Tả Van vẫn là một bản làng yên bình với nhiều dân tộc cư trú như Mông, Dao, Giáy… Ấn tượng nhất ở đây ngoài đời sống dân tộc địa phương còn là những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các sườn đồi núi. Cuối hè là thời điểm lúa chín nhuộm vàng cả một vùng sơn cước. Vì thế nếu bạn có nhiều thời gian hãy dành một ngày ở đây để trải nghiệm nếp sống bản địa. Vé vào bản 70.000 đồng/ người.

Cánh đồng lúa chín ở Tả Van. Ảnh: Trần Việt Anh.

Hồ Séo Mý Tỷ

Để tới được hồ Séo Mý Tỷ, thuộc xã Tả Van, bạn phải băng qua con đường dài 20 km nhiều sỏi đá lớn nhỏ nên khá thử thách với các tay lái yếu. Hồ được tạo nên do ngăn đập xây dựng thủy điện Séo Mý Tỷ và cũng là hồ nhân tạo cao nhất Việt Nam. Nhìn từ trên cao, hồ như dải lụa bên sườn dãy Hoàng Liên Sơn. Tới đây, bạn có thể xin phép những người đi đánh cá ngồi cùng thuyền, bè để ngắm cảnh hồ và tìm hiểu nghề nuôi cá hồi của người dân nơi đây.

Cổng Trời

Từ trung tâm Sa Pa chạy men theo QL 4D khoảng 15 km, tới đoạn cao nhất của đèo Ô Quy Hồ bạn sẽ tới Cổng Trời. Đứng từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng rộng lớn phía dưới, những thửa ruộng bậc thang xen lẫn các cung đường quanh co uốn lượn. Hiện ở đây có khá nhiều công trình mới được xây lên như nhà hàng, quán cà phê, khách sạn …  Cổng Trời thu vé 80.000 đồng/ người, kèm một đồ uống.

Đèo Ô Quy Hồ

Ô Quy Hồ được mệnh danh là “Vua của những cung đèo” với một bên là thung lũng sâu, một bên vách núi cheo leo. Ô Quy Hồ kéo dài khoảng 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Gợi ý cho những bạn muốn chụp ảnh đẹp trên đường đèo này là đến vào thời điểm hoàng hôn, khoảng 17 – 17h30. Khi mặt trời dần nấp sau dãy núi, toàn bộ cung đèo được phủ một sắc vàng đẹp mơ màng. Tuy nhiên, thời tiết Sa Pa thay đổi rất nhanh, có thể chỉ 10 phút sau khi nắng và hoàng hôn xuống thì mây đen đã bao phủ.

Dọc đường đèo tới các thác Bạc, thác Tình Yêu có nhiều lán hàng bán đặc sản địa phương, đồ ăn, thức uống, cung cấp chỗ ngồi cho khách nghỉ chân. Đi đèo Ô Quy Hồ bạn nên mang theo áo mưa và áo khoác dày, đi xe máy số, nhớ đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát mỗi đoạn cua.

Thác Bạc – Thác Tình Yêu 

Nằm trên trục đường đèo Ô Quy Hồ, cách đỉnh đèo 3 km, thác Bạc và thác Tình Yêu cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ. Thác Bạc có bậc thang lên đỉnh thác nhưng càng lên sẽ càng lạnh và nước chảy mạnh, cần chú ý tránh trơn trượt. Thác Tình Yêu tuy đường từ cổng vào thác 1,5 km và phải đi bộ nhưng đường đi rừng thơ mộng. Vé vào thác Bạc 20.000 đồng/ người, vé thác Tình Yêu 75.000 đồng/ người.

Di chuyển: Nếu đi ô tô bạn nên đặt xe limousine Hà Nội – Sa Pa hoặc xe khách từ bến Mỹ Đình với giá 230.000 – 350.000 đồng/ người tùy hạng ghế. Thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 tiếng.

Do ảnh hưởng của Covid-19, lượng du khách giảm nhiều nên tuyến tàu Hà Nội – Lào Cai hiện đang dừng hoạt động. Khi tàu hỏa chạy lại, bạn chọn chuyến Hà Nội – Lào Cai, sau khoảng 7 – 9 tiếng di chuyển phải đón tiếp xe bus, taxi lên trung tâm Sa Pa. Giá vé tàu từ 160.000 đến 800.000 đồng tùy hạng ghế và loại tàu.

Ở Sa Pa, bạn có thể thuê xe máy để di chuyển tự do hơn. Tuy nhiên đường Sa Pa nhiều đèo dốc, hãy nhớ kiểm tra kỹ xe và hạn chế thuê xe ga. Giá thuê xe 100.000 – 200.000 đồng/ ngày.

Nơi ở: Sa Pa có đủ loại hình lưu trú cho bạn chọn từ nhà nghỉ, homestay ở bản, hostel, khách sạn giá rẻ, cho tới các khách sạn 4-5 sao, resort cao cấp nằm biệt lập.  Với resort ở Sa Pa có những nơi đáng chú ý là Topas Ecolodge, Sapa Jade Hill, Hôtel de la Coupole – MGallery, Silk Path Grand…

Nếu chọn homestay, hostel hãy tìm tới các bản như Cát Cát, Lao Chải, Tả Van để được tận hưởng không gian thanh bình của núi rừng Tây Bắc. Giá phòng dorm từ 100.000 đồng một người, giá phòng đôi dạng bungalow từ 500.000 đồng. Một số homestay được yêu thích là Eco Palms House, Heaven Sapa, Viettrekking, Phơri’s House, Sapa Heavenly…

Ăn uống: Đến Sa Pa phải ăn đồ nướng, bởi đây là món ăn có mặt khắp nơi và nhiều loại từ các xiên thịt lợn, gà, rau củ cuốn cho tới trứng, ngô, khoai, cơm lam. Giá đồ nướng chỉ từ 20.000 – 100.000 đồng mỗi loại. Ngoài ra, cá hồi, cá tầm nấu lẩu hoặc ăn sống cũng rất được ưa chuộng. Một nồi lẩu giá 300.000 – 600.000 đồng phù hợp cho 3 – 6 người ăn.

Nguồn: vnexpress.net

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Reader’s Digest phiên bản Canada xếp vịnh Hạ Long vào danh sách 10 điểm đến ở Đông Nam Á du khách phải đến trước khi chết.

Báo Canada ca ngợi vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có hơn 2.000 đảo đá vôi lớn, nhỏ. Các hòn đảo nhô lên trên mặt nước xanh lục và được phủ xanh bởi thảm thực vật tươi tốt. Du khách tới đây nên trải nghiệm du thuyền, đi qua những đảo đá vôi và khám phá vùng vịnh trong một hoặc nhiều ngày. Các gói du thuyền bao gồm hoạt động tham quan các hòn đảo, hang động, leo núi, chèo thuyền kayak…

Du khách không nên tới đây vào thời điểm gió mùa, từ tháng 6 – 9 và 1 – 3. Một trải nghiệm khác mà bạn có thể lựa chọn là đi thuyền tới những hòn đảo xa xôi, ít du khách hơn để khám phá thiên nhiên hoang sơ. Ảnh: Shutterstock.

Luang Prabang, vùng di sản của Lào, mang vẻ đẹp hòa quyện giữa kiến trúc truyền thống và thuộc địa, được xây dựng bởi người châu Âu thế kỷ 19, 20. Ngoài những ngôi đền, nơi đây nổi tiếng nhất với ẩm thực và lễ rước kiệu, một nghi thức buổi sáng diễn ra hàng ngày. Trong đó các nhà sư mặc áo choàng đi khất thực. Bên ngoài thị trấn là khu vực rừng rậm với những thác nước dữ dội và hang động rộng lớn. Ảnh: Shutterstock.

Angkor, Campuchia, là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên 400 km2, công viên bao gồm rừng, những di tích tráng lệ của Đế quốc Khmer, trong suốt thế kỷ 9 đến 15. Trong đó bao gồm đền thờ Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và vô số đồ trang trí, điêu khắc. Ảnh: Shutterstock.

Tỉnh Krabi, Thái Lan thu hút du khách với các bãi biển hoang sơ, những hòn đảo hẻo lánh. Trong đó có Ko Phi Phi, hòn đảo với bãi cát trắng dài và nước biển xanh trong, nơi làm bối cảnh cho phim The Beach. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm lặn bình khí ở đảo Ko Lanta và Rai Leh gần đó. Ảnh: Shutterstock.

Nằm ở bang Sabah, trên đảo Borneo, Kinabalu là ngọn núi cao nhất ở Malaysia. Đỉnh Low’s Peak có độ cao 4.095 m so với mực nước biển. Đây cũng được coi là một trong những đỉnh núi an toàn và dễ chinh phục nhất thế giới, nếu người leo có điều kiện sức khỏe tốt. Ảnh: Shutterstock.

Penang, Malaysia là sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Một trong những điểm thu hút của khu vực là ẩm thực giá rẻ. Ở đây, du khách có thể thưởng thức cà ri cay, mì laksas, súp mặn. Ngoài ra, bạn cũng nên ghé thăm thành phố Georgetown, Di sản thế giới UNESCO, nơi có những ngôi đền, nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà thuộc địa 200 năm tuổi. Ảnh: Shutterstock.

Vườn quốc gia Bromo – Tengger – Semeru, Indonesia có diện tích 800 km2 nằm ở trung tâm Đông Java. Đây là khu vực bảo tồn duy nhất trên cả nước có biển cát dài 10 km gọi là Tengger, nơi xuất hiện 4 núi lửa Batok, Kursi, Watangan và Widodaren. Tuy nhiên, ở đây chỉ có một núi lửa còn hoạt động là Bromo. Ở phía nam của công viên là cao nguyên được phân chia bởi thung lũng và sở hữu những hồ nước đẹp. Ảnh: Shutterstock.

Được mệnh danh là Vùng đất của các vị thần, Bali thu hút du khách với vẻ đẹp tự nhiên của những ngọn núi trùng điệp, ruộng bậc thang tươi tốt toát lên vẻ yên bình. Nơi đây cũng nổi tiếng là thiên đường lướt sóng với những bãi biển và khu nghỉ mát sang trọng. Dạo quanh Bali, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi đền chạm khắc cầu kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Rất hiếm nơi nào trên thế giới có hoàng hôn ấn tượng như ở đồng bằng Bagan, Myanmar, nơi có hàng nghìn ngôi đền cổ kính. Những ngôi đền, chùa ở đây không quá kỳ vĩ hay uy nghi nhưng xuất hiện dày đặc. Có khoảng 13.000 ngôi đền có mặt ở thành phố Bagan, thủ đô của Vương quốc Pagan cổ đại. Đến nay còn khoảng 2.000 di tích còn xót lại và bảo tồn. Ảnh: Shutterstock.

Những sườn đồi ở Ifugao, Phillipines được bao phủ bởi ruộng bậc thang được hình thành từ hàng nghìn năm trước, khi những người Vân Nam, Trung Quốc di cư tới đây. Trong mùa thu hoạch ở làng Banaue và Batad, khi cây lúa có màu vàng ruộm, thung lũng như phát sáng dưới ánh mặt trời. Ảnh: Shutterstock.

Nguồn: vnexpress.net

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

LẠNG SƠN – Sắc hồng của hoa đào rừng nở muộn phủ khắp núi đồi Mẫu Sơn trong những ngày cuối tháng tháng 3.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những vạt hoa đào rừng khoe sắc theo triền núi Mẫu Sơn, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km.

Tại độ cao 1.000 m của vùng núi Mẫu Sơn mùa này đang ngập tràn các loài hoa như đỗ quyên trắng, đỏ, đào chuông, hoa lê rừng… Trong đó ấn tượng nhất là hoa đào rừng.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào tại đây ra hoa muộn hơn một tháng so với các giống hoa đào khác, phân bố chủ yếu tại các thôn Ngàn Pặc, Thán Dìu thuộc xã Công Sơn, huyện Cao Lộc.

Nhiếp ảnh gia Bùi Vinh Thuận (TP Lạng Sơn), tác giả bộ ảnh cho biết, đào rừng Mẫu Sơn thích nghi với khí hậu giá rét, trơ thân cành và chờ đến tiết trời xuân nắng ấm mới bung nở, được xem là “nét đẹp rất riêng” của vùng núi Mẫu Sơn.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào rừng cổ thụ trên 20 năm tuổi có gốc to, thân cây phủ đầy rêu, cao đến 7 m.

Tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh luôn lên Mẫu Sơn mỗi mùa xuân về, để được khám phá phong cảnh khắp các nẻo đường và nếp sinh hoạt của người dân tộc ở vùng núi này.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Nhánh hoa đào rừng có màu hồng nhạt. Đối với các nhiếp ảnh gia, thời gian này đang là lúc lý tưởng để chụp ảnh mùa hoa nở rực rỡ nhất.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Đào rừng Mẫu Sơn có năm cánh to, với hai màu đặc trưng là hồng đậm (ảnh) và hồng nhạt. Cây sẽ trổ lá non sau mùa hoa nở và cho quả vào tháng 5 – 6 hằng năm.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Mùa xuân Mẫu Sơn cùng nụ cười của người phụ nữ dân tộc Dao Lù Gang. Vùng đất này có trên 95% người Dao định cư. Họ có trang phục rực rỡ sắc màu, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Những cây đào rừng cổ thụ bên khối đất đá phủ đầy rêu và dương xỉ.

Mẫu Sơn mùa hoa đào rừng

Một tổ chim trên cành đào mùa xuân. Những cây đào rừng cổ thụ không còn nhiều trên vùng núi này. Chính quyền xã Công Sơn đang có chính sách bảo tồn và nhân giống đào rừng để người dân và du khách được ngắm sắc hoa hồng thắm mỗi khi xuân về. Du khách tới đây nên lưu ý không hái hoa, bẻ cành để bảo vệ cảnh quan.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Bùi Vinh Thuận

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Mỗi dịp xuân về suốt 10 năm nay, anh Nguyễn Hữu Thông (Bắc Giang) lại tìm đến cao nguyên đá để ghi lại cuộc sống đầy màu sắc tại đây.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Đường lên Phố Cáo trong màn sương mây chạy qua những nếp nhà trình tường và hoa mận khoe sắc trắng.

Phố Cáo nằm trên quốc lộ 4C, cách trung tâm thị trấn Đồng Văn hơn 30 km. Nơi đây vẫn tồn tại những ngôi nhà trình tường màu vàng đặc trưng, ấm áp mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Chiều xuân trên Phố Cáo với bờ rào đá bao quanh căn nhà cổ, bên cạnh là ụ rơm và hoa mận, đào.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Thông (Bắc Giang), thành viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, tác giả bộ ảnh cho biết, mỗi dịp xuân về, anh thường lang thang khắp rẻo cao Hà Giang để sáng tác, từ Phố Cáo, Lũng Táo, Sủng Là, Sà Phìn… ở Đồng Văn tới Tráng Kìm (Quản Bạ) hay Hoàng Su Phì.

“Các chuyến chụp ảnh mùa xuân Hà Giang được tôi thực hiện từ năm 2010, mỗi lần là một cảm xúc khác nhau. Những hình ảnh cây đào mọc bên bờ rào đá và nhà trình tường hiện không còn nhiều như xưa. Mái lợp fibro xi măng đang thế chỗ ngói âm dương, gạch ba banh thay tường đất”, anh Thông chia sẻ.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi dưới gốc cây đào đang mùa hoa nở rộ.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Đôi vợ chồng cày đất cho vụ mùa mới trong buổi sớm mùa xuân Phố Cáo.

Anh Thông kể, sau ba tháng ngủ đông, cao nguyên đá thức giấc với những mảng màu rực rỡ, tiếng chim lan tỏa khắp rẻo cao Hà Giang. Ánh nắng ấm áp thay cho những ngày mưa phùn. Hoa đào, hoa mận khoe sắc nên nền đá xám. Hoa cải ngập tràn thung lũng. Những mảnh đất cởi bỏ chiếc áo cỏ dại là lúc vụ mùa mới bắt đầu.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Hai bé gái người H’Mong trong mùa hoa cải vàng ở Phố Cáo.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Trong tiết trời xuân Phố Cáo, một nhóm người dân tươi cười lúc thưởng thức rượu và các món ăn vùng cao.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Sủng Là trong mùa xuân. Xã vùng cao này nằm trên quốc lộ 4C, nối Yên Minh với trung tâm cao nguyên đá Đồng Văn. Khi du khách tới đỉnh dốc ngã 3 lối dẫn đi Phó Bảng, thung lũng Sủng Là sẽ hiện ra trước mắt với những ngôi nhà trình tường được bao quanh bởi màu vàng hoa cải và sắc trắng, hồng của hoa mận, hoa đào.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Thiếu nữ dân tộc H’Mong phơi đồ trên những cành đào tại Sủng Là, Đồng Văn.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Một bé gái người H’Mong tại Sủng Là.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Người cha cắt tóc cho con bên hiên nhà tại xã Lũng Cú, Đồng Văn.

Du khách đến Hà Giang thường ghé check-in cột cờ nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã cực Bắc của Tổ quốc.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Trải nghiệm mùa xuân nơi cao nguyên đá, du khách đừng quên thưởng thức bữa sáng tại chợ phiên Đồng Văn.

Bức ảnh “Bữa sáng ở chợ phiên” đạt giải thưởng Grand Prize tại cuộc thi ảnh quốc tế do tạp chí Smithsonian (Mỹ) tổ chức năm 2018. Một năm sau, bức ảnh tiếp tục đạt huy chương bạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 10 tại Việt Nam.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Nguyễn Hữu Thông

Hoa ban nở rộ

Hoa ban nở rộ

HÀ NỘI – Trên đường Bắc Sơn – Hoàng Diệu, hoa ban nở sớm, khoe sắc tím trong tiết trời se lạnh.

Hoa ban nở rộ

Hoa ban năm nay nở sớm hơn so với năm trước, khoảng 2 – 3 tuần. Ở một góc đường Hoàng Diệu, nơi có các cây thân cao đã có nhiều hoa rụng. Tuy nhiên, do trời mưa và sương mù, con đường không có nhiều khách tham quan. Ảnh: Lê Trung Anh.

Hoa ban nở rộ
Cây ban có tên khoa học là cây Móng Bò, phân bổ nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang…). Từ những năm 1960, cây hoa ban được trồng ở Hà Nội trên một số tuyến đường, công viên và khu vực hồ Hoàn Kiếm. Mỗi độ tháng 2, hoa ban lại bung sắc tím, trắng trên những con đường, như một nét đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Lê Xuân Bách.
Hoa ban nở rộ

Ban thuộc loài cây gỗ nhỏ, các cành cây chia thành nhiều nhánh, khẳng khiu. Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương thơm nhưng có vị ngọt ở nhị hoa. Ảnh: Lê Xuân Bách.

Săn vé máy bay đi Hà Nội giá chỉ từ 89k

Hoa ban nở rộ
Vào mùa đông, cây ban thường trút lá, dồn nhựa để nuôi nụ vào mùa xuân. Vì vậy khi hoa nở, cây thưa lá, để lộ những nhành hoa tím phớt. Ảnh: Lê Xuân Bách.
Hoa ban nở rộ
Bông hoa ban có 5 cánh, thường có màu trắng sọc hồng, hoa tím, màu phớt tím và hồng. Hoa trên đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu là hoa tím và phớt tím. Ảnh: Nguyễn Văn Quyền.
Hoa ban nở rộ
Một khách tham quan chụp lại ảnh hoa ban trong ngày mưa phùn. Ảnh: Nguyễn Văn Quyền.
Hoa ban nở rộ
Đoạn đường Bắc Sơn giao với đường Hoàng Diệu, kéo dài khoảng 50 m là nơi có hoa nở nhiều nhất. Các cây ở đây thấp và nở nhiều hoa. Hàng năm, nhiều người tới nơi này tham quan, chụp ảnh.
Hoa ban thường nở rộ trong vòng 3 tuần. Dù trời lạnh, có nhiều nhóm đến chụp ảnh với con đường hoa. Trang phục thường thấy là áo dài. Theo Ngân Hà (ảnh), một du khách tham quan, đây là bộ ảnh đầu tiên chị chụp sau Tết. Hà chọn màu áo dài hợp với màu hoa. “Màu hồng tím mang nét đằm thắm nhưng cũng có điểm mới lạ”, Hà nói. Ảnh: Lê Xuân Bách.
Hoa ban nở rộ
Bức ảnh chụp nữ du khách trên đường Bắc Sơn ngày 31/1, khi trời nắng ấm. Ảnh: Lê Xuân Bách.

Săn vé máy bay đi Hà Nội giá chỉ từ 89k

Nguồn: vnexpress.net

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Đầm Vân Long được biết đến bởi sự yên bình trong không gian của những ngọn núi đá vôi và mặt nước phẳng lặng in bóng mây trời.

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Cách Hà Nội khoảng 80 km về phía nam, đầm Vân Long được xem là “vùng đất huyền thoại” với khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ cần đứng ngay trên bờ đê, cảnh sắc Vân Long đã hiện ra trước mắt. Xa xa các dãy núi đá vôi sừng sững trông như những hòn đảo chấm phá cảnh sắc thiên nhiên. Mây vờn núi, nước mênh mông phẳng lặng.

Săn vé đi Hà Nội giá rẻ nhất!

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Không phải là đầm tự nhiên, Vân Long được hình thành từ việc đắp tuyến đê ở phía tả ngạn sông Đáy nhằm ngăn lụt lội. Từ đó, một vùng đất ngập nước rộng mênh mông với những hòn đá, hang động đẹp được “sinh ra”, trở thành chốn dừng chân cho người ưa khám phá thiên nhiên và muốn hòa mình vào sông nước, núi non.

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Nhiều người khi đến Vân Long vẫn thường hỏi vì sao địa danh này được gọi là “vịnh Hạ Long không sóng” của Ninh Bình. Để trả lời câu hỏi, bạn hãy một lần đi thuyền trên đầm, cảm nhận mặt nước phẳng lặng không gợn sóng như tấm gương trời khổng lồ. Tấm gương ấy phản chiếu những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo, Mâm Xôi, Đá Bàn, Cô Tiên… Ngồi xuôi dòng nước, đầm Vân Long trong vắt, lộ rõ những lớp rong rêu dưới đáy, khiến khung cảnh thiên nhiên nơi đây càng trở nên ấn tượng.

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Trên thuyền, du khách có thể ngắm núi đá sừng sững, những đám cỏ măng, cỏ lác trải trên đồng nước mênh mông.

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước nổi tiếng trên bản đồ du lịch Ninh Bình, đầm Vân Long còn có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa. Đầm nước này sở hữu 2 kỷ lục Việt Nam, gồm “nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất” và “nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất”.

Khu Vân Long có hơn 32 hang động tuyệt đẹp, hiện vẫn còn hoang sơ như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa…Bên trong các hang động này là nhiều khối thạch nhũ mang nhiều hình dáng độc đáo, tạo nên vẻ cuốn hút đối với những người yêu thiên nhiên. Đầm Vân Long còn là nơi cư ngụ của gần trăm con voọc “quần đùi trắng” (hay còn gọi là voọc mông trắng), loài đặc hữu quý hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ.

Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng

Ánh mặt trời buông trên đầm lúc chiều muộn. Leo lên Ba Chọn, đỉnh núi cao nhất trong khu vực Vân Long, du khách có thể trông thấy toàn cảnh khu bảo tồn rộng lớn với núi đá vôi trùng điệp, cánh đồng lúa xanh mát, vùng ngập nước. Trên đỉnh núi cao, bạn cũng có cơ hội ngắm mây trời trôi lãng đãng, vang vọng trong không gian tiếng chim chóc xào xạc cây lá, bầy voọc chí chóe “trêu nhau”, cảm giác như được hòa mình trọn vẹn vào thiên nhiên.

Thời gian đẹp trong ngày để đến đầm Vân Long là buổi chiều khi chim chóc kéo về
xao động cả một vùng. Du khách sẽ có cơ hội nhìn ngắm từng đàn voọc trắng xuống mép nước kiếm ăn.
Xung quanh khu bảo tồn Vân Long là những làng quê mang đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Đến đây, bạn có thể khám phá làng mạc bằng những chuyến xe bò hoặc xe đạp để tận hưởng vẻ thanh bình, dân dã của vùng đất này.

Nguồn: vnexpress.net

Nếu định lên Sapa săn tuyết dịp siêu lạnh, hãy nhớ làm đủ 5 trải nghiệm cực đáng giá này

Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 16/12 không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh, Miền Bắc chuẩn bị đón đợt rét kỷ lục từ đầu mùa, có nơi xuống 1 độ C. Những nơi có địa hình núi cao như trên đỉnh Phan Xi Păng, Sapa, Mẫu Sơn, Sìn Hồ…. nhiệt độ có thể giảm xuống mức 1-3 độ C, thậm chí có nơi sẽ có khả năng xuất hiện băng giá.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-1Trước tin đồn này, nhiều người đã rục rịch kế hoạch lên Sapa săn tuyết. Bởi nói gì thì nói, ở nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, tuyết vẫn là thứ đặc sản nhiều người mong ngóng. Tuyết có thể có, có thể không nhưng nếu thực hiện đủ những trải nghiệm dưới đây, bạn vẫn… vui bình thường.

1. Khám phá thành phố trên mây và đỉnh Fansipan

Vì gọi là đi săn tuyết nên việc có tuyết hay không quả thực còn rất hên xui. Nhưng nếu không muốn ra về trắng tay, bạn có thể mua cáp treo đến “thành phố trên mây” và leo lên đỉnh Fansipan để được gần hơn với băng tuyết.

@ngansky

@ngansky

Săn mây thế này còn mong gì nữa @celiacardoson

Săn mây thế này còn mong gì nữa @celiacardoson

Tha hồ sống ảo nhé! @trangnth30.vn

Tha hồ sống ảo nhé! @trangnth30.vn

Thành phố trên mây vốn là một khu vui chơi, resort ở phía Tây Nam thị trấn Sapa (Lào Cai). Xây dựng ở trên cao nên ở đây là nơi rất dễ có băng tuyết, bởi thế nếu muốn săn tuyết sớm, đây sẽ là nơi rất lý tưởng của bạn. Đặc biệt nhìn từ nhà ga đến ở độ cao 3.000m, phong cảnh xung quanh bồng bềnh mây rất kỳ vĩ.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-5neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-6Muốn đến thành phố trên mây, lên đỉnh Fansipan, bạn chỉ cần bắt tàu, xe lên Sapa rồi mua vé cáp treo lên Fansipan. Nhưng thời tiết sẽ rất lạnh, vì thế đừng quên chuẩn bị trang phục đủ ấm, nhất là áo khoác, tất, găng tay, khăn, mũ vì nhiệt độ tốt. Và đừng quên đi giày có ma sát tốt nữa nhé!

2. Đi cafe ở những quán rất xinh

Có một sự thật không thể phủ nhận là Sapa ngày càng xuất hiện nhiều quán cafe vừa xinh, vừa chất. Và những khu vực tập trung nhiều quán cafe đẹp ở đây có thể kể đến như khu Cầu Mây ở khu vực trung tâm hay khu bản Cát Cát với view nhìn ra dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-7neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-8Tại những quán cafe ấm cúng này, bạn có thể tự đãi mình một buổi thư giãn bên tách cafe ấm nóng, nhâm nhi chiếc bánh cookies xốp, ẩm mà ngắm đất trời. Đó thực sự là cách hưởng thụ Sapa  một cách an yên và ấm cúng, nhất là sau khi đi “vầy” lạnh thỏa thích.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-9neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-103. Ăn đồ nướng, lẩu cá hồi

Dĩ nhiên, đi đâu thì đi, chơi gì thì chơi, nhưng nếu thiếu khoản ăn uống, chuyến đi coi như chưa trọn vẹn. Cũng may Sapa có rất kha khá món ngon để ăn, trong đó tiêu biểu có đồ nướng và lẩu cá hồi. Đồ nướng được xem là đặc sản gây thương nhớ của Sapa. Còn gì thú bằng trong tiết trời rét run khi nhiệt độ xuống còn 1 độ, thậm chí cón tuyết mà được ngồi nhâm nhi những xiên đồ nướng vừa dứt lửa, còn đang nóng bỏng. Cái cảm giác ăn đến đâu, ấm đến đấy quả là thứ khiến người ta vô cùng khó quên ở thị trấn sương mù này.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-11Đồ nướng ở Sapa rất đa dạng, từ lợn bản xiên, thịt ba chỉ nguyên miếng, bò cuốn cải, cuốn nấm, chả cá, cho đến cơm lam, trứng, rau củ, hạt dẻ,… Chẳng những thế giá đồ nướng cũng rất bình dân, tùy loại mà dao động trong khoảng từ 8 đến 15 ngàn/ xiên.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-12Song song với đồ nướng chính là lẩu cá hồi, món ăn nóng hổi, không ngán, rất được ưa thích. Lẩu cá hồi ăn kèm với rau cải Sapa vừa đắng, vừa ngọt cực hấp dẫn. Tại những quán bình dân, cá hồi Sapa có giá khoảng 500 ngàn đồng/ kg, rất hợp để nhóm bạn đi chơi ăn thoải mái mà không cần phải quá lo về giá.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-134. Tắm lá người Dao đỏ

Sau một ngày mệt nhoài vì đi bộ, thăm thú Sapa, bạn nên tự đãi bản thân một chầu tắm lá thuốc người Dao đỏ trong bồn tắm bằng gỗ. Loại nước tắm của người Dao đỏ có màu nâu đỏ do được nấu từ hàng chục đến cả trăm loại lá thuốc. Nước thuốc đổ vào bồn khá nóng nên bạn nên pha chế thêm nước bên ngoài trước khi tắm, tuy nhiên nước tắm phải giữ ở nhiệt độ 30-37 độ C thì mới phát huy tác dụng.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-15Ngâm mình trong làn nước thuốc thơm, nóng ấm, bạn sẽ thấy cơ thể của mình khỏe và thư thái trông thấy. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tham mà ngâm mình quá lâu bởi rất dễ bị say. Theo khuyến cáo, người khoẻ chỉ nên tắm chừng 25-30 phút còn người yếu chỉ nên tắm 15-20 phút. Một lần tắm lá thuốc có giá từ 80 ngàn đồng trở lên. Ngoài các khách sạn thì ở khu gần hồ Sapa có rất nhiều tiệm chuyên dịch vụ tắm thuốc.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-165. Đi massage chân

Dọc phố Cầu Mây không chỉ là những quán cà phê, hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ có vị trí siêu đẹp mà còn có những cửa tiệm massage với đủ loại hình massage chân, massage toàn thân, tắm nước lá, trong đó nổi bật nhất là dịch vụ massage chân với các gói 30 phút, 60 phút.

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-17Thực ra đây có thể coi là một cách làm dịch vụ rất thông minh của người Sapa , vùng đất phải đi nhiều, leo trèo nhiều mới có thể khám phá được cảnh quan. Điều đó sẽ đi kèm với việc đôi chân quen đi đồng bằng của bạn sẽ mỏi rã rời. Và vì thế dịch vụ này vô cùng hút khách, nhất là khi mức giá của dịch vụ này rất hợp lý, chỉ khoảng 80 ngàn đồng cho gói 30 phút. Các nhân viên khá chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ giúp bạn thoải mái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều sau một ngày dạo chơi trong thời tiết lạnh buốt của Sapa .

neu-dinh-len-sa-pa-san-tuyet-dip-sieu-lanh-nay-hay-nho-lam-du-5-trai-nghiem-cuc-dang-gia-nay-ivivu-18Đừng quên thời tiết Sapa  thời điểm này rất lạnh, thế nên nếu định đi săn tuyết, hãy nhớ trang bị thật đầy đủ áo quần, giầy, tất. Ngoài ra hãy chuẩn bị thêm cả miếng dán giữ nhiệt để giữ ấm cho bản thân.

Một vài lưu ý khác cần nhờ là không nên đi một mình ở những khu vực nguy hiểm, trơn trượt. Đồng thời hãy nhớ giữ gìn môi trường chung để thị trấn sương mù nay luôn sạch đẹp nhé!

Nguồn:  ivivu.com

Đảo Mắt Rồng – Điểm đến cực hot cho mùa hè sắp tới

Nằm ở rìa phía Nam Vịnh Hạ Long, Bái Đông là vùng biển đảo tiếp giáp với Bái Tử Long. Ở đây có bãi tắm cát trắng tự nhiên, trải dài 3, 4 trăm mét và đặc biệt là có cảnh quan độc đáo của áng hình tròn tuyệt đẹp nằm giữa lòng núi. Đó là lý do vì sao hòn Bái Đông còn được dân mạng truyền tai nhau về hòn đảo Mắt Rồng kỳ thú này.

Đảo Mắt Rồng có diện tích khoảng 30ha, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Ảnh: Chúa Chổm

Đảo Mắt Rồng có diện tích khoảng 30ha, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Ảnh: Chúa Chổm

Ấn tượng đầu tiên khi đến đảo Mắt Rồng chính là không gian xanh mướt ở đây. Ảnh: baoquangninh

Ấn tượng khi đến đảo Mắt Rồng chính là không gian xanh mướt ở đây. Ảnh: baoquangninh

Đặt chân xuống hòn Bái Đông, bạn sẽ cảm nhận được sự êm dịu của cát chạy qua kẽ chân và nước biển trong mát. Ảnh: Dragon Eye Island

Đặt chân xuống hòn Bái Đông, bạn sẽ cảm nhận được sự êm dịu của cát chạy qua kẽ chân và nước biển trong mát. Ảnh: Dragon Eye Island

Bãi cát Bái Đông thoải, nước xanh ngắt với những con sóng êm đềm nối nhau vỗ bờ. Ảnh: baoquangninh

Bãi cát Bái Đông thoải, nước xanh ngắt với những con sóng êm đềm nối nhau vỗ bờ. Ảnh: baoquangninh

 Trẻ em nô đùa nghịch cát và sóng ở đảo Mắt Rồng. Ảnh: Dragon Eye Island

Trẻ em nô đùa nghịch cát và sóng ở đảo Mắt Rồng. Ảnh: Dragon Eye Island

Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến hòn Bái Đông trở nên khác biệt giữa hàng nghìn hòn đảo tuyệt đẹp của khu di sản thiên nhiên thế giới chính là Mắt Rồng độc nhất vô nhị. Ảnh: Dragon Eye Island

Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến hòn Bái Đông trở nên khác biệt giữa hàng nghìn hòn đảo tuyệt đẹp của khu di sản thiên nhiên thế giới chính là Mắt Rồng độc nhất vô nhị. Ảnh: Dragon Eye Island

Bên trong đảo có một áng nước trong xanh, chứa đựng cả một hệ sinh thái được cho là đặc sắc nhất vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Dragon Eye Island

Bên trong đảo có một áng nước trong xanh, chứa đựng cả một hệ sinh thái được cho là đặc sắc nhất vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Dragon Eye Island

Muốn vào bên trong Mắt Rồng, bạn phải men theo hệ thống bậc thang lên đỉnh núi rồi mới thả bộ xuống. Ảnh: Dragon Eye Island

Muốn vào bên trong Mắt Rồng, bạn phải men theo hệ thống bậc thang lên đỉnh núi rồi mới thả bộ xuống. Ảnh: Dragon Eye Island

Du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng toàn cảnh Mắt Rồng. Ảnh: baoquangninh

Du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng toàn cảnh Mắt Rồng. Ảnh: baoquangninh

Áng nước hình tròn độc đáo, như một điểm nhấn giữa lòng núi thật hấp dẫn với ai thích chèo thuyền kayak để khám phá hệ sinh thái đa dạng trong lòng đảo. Ảnh: Trung Jones

Áng nước hình tròn độc đáo, như một điểm nhấn giữa lòng núi thật hấp dẫn với ai thích chèo thuyền kayak để khám phá hệ sinh thái đa dạng trong lòng đảo. Ảnh: Trung Jones

Từ lâu, Bái Đông đã được xác định là điểm đến trong tuyến điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long và nằm trong vùng quy hoạch chi tiết bảo tồn Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên nơi này vẫn chỉ được biết đến với kiểu du lịch tự túc. Ảnh: Trung Jones

Từ lâu, Bái Đông đã được xác định là điểm đến trong tuyến điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long và nằm trong vùng quy hoạch chi tiết bảo tồn Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên nơi này vẫn chỉ được biết đến với kiểu du lịch tự túc. Ảnh: Trung Jones

Để ra Bái Đông, từ Cảng tàu Bãi Cháy hay Bến Đoan, chỉ cần khoảng 2h - 2h30 phút tàu chạy và mức giá cũng không cao, chỉ 30.000 VND/khách. Ảnh: Dragon Eye Island

Để ra Bái Đông, từ Cảng tàu Bãi Cháy hay Bến Đoan, chỉ cần khoảng 2h – 2h30 phút tàu chạy và mức giá cũng không cao, chỉ 30.000 VND/khách. Ảnh: Dragon Eye Island

Hiện tại, các công trình phục vụ nhu cầu ăn nghỉ đã được chủ đầu tư tiến hành xây dựng nhưng vẫn chưa đưa vào khai thác. Khó khăn lớn nhất là nước ngọt phục vụ du khách. Dự tính trong tháng 4/2016, đảo sẽ cung cấp các dịch vụ như chèo kayak, xuồng bay, thuyền phao, áo phao, câu hải sản, tiệc nướng dã ngoại… và nhiều khả năng sẽ đón khách trong năm nay. Ảnh: Dragon Eye Island

Hiện tại, các công trình phục vụ nhu cầu ăn nghỉ đã được chủ đầu tư tiến hành xây dựng nhưng vẫn chưa đưa vào khai thác. Khó khăn lớn nhất là nước ngọt phục vụ du khách. Dự tính trong tháng 4/2016, đảo sẽ cung cấp các dịch vụ như chèo kayak, xuồng bay, thuyền phao, áo phao, câu hải sản, tiệc nướng dã ngoại… và nhiều khả năng sẽ đón khách trong năm nay. Ảnh: Dragon Eye Island

Khi tham quan, các bạn phải tự mang theo đồ ăn, nước uống và tự dọn dẹp vệ sinh khi ra về. Nếu tìm một không gian riêng tư cho kỳ nghỉ cuối tuần, đảo Mắt Rồng chính là một lựa chọn tuyệt vời... Ảnh: Dragon Eye Island

Khi tham quan, các bạn phải tự mang theo đồ ăn, nước uống và tự dọn dẹp vệ sinh khi ra về. Nếu tìm một không gian riêng tư cho kỳ nghỉ cuối tuần, đảo Mắt Rồng chính là một lựa chọn tuyệt vời… Ảnh: Dragon Eye Island


Toàn cảnh đảo Mắt Rồng nhìn từ flycam. Clip: Chúa Chổm
 

Phương tiện, di chuyển khi du lịch Hạ Long

Xe máy/ô tô

Lộ trình Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long: 155 km. Đây là tuyến đường bộ từ Hà Nội đi du lịch Hạ Long ngắn nhất, đi bằng ôtô hết khoảng 3 tiếng, hành trình như sau:

– Hà Nội theo tuyến đường 5 – ngã ba Sài Đồng: 10 km.

– Sài Đồng theo đường 1 – Bắc Ninh: 23 km.

– Từ Bắc Ninh theo đường 18 – Phả Lại- Chí Linh – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long: 122 km.

Lộ trình Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long: 160 km.

– Sân bay Nội bài (Hà Nội) theo đường Nội Bài – Bắc Ninh (32km) đến Bắc Ninh.

– Nối vào Quốc lộ 18A qua Phả Lại, Sao Đỏ, Đông Triều, Uống Bí đến Hạ Long.

Xe khách

Du khách có thể đi các hãng xe lớn tập trung ở bến xe Lương Yên hoặc bến xe Mỹ Đình, chuyến đầu tiên khởi hành lúc 6h00 giờ sáng và chuyến cuối lúc 17h00 giờ chiều (chuyến hành trình mất từ 3-4 tiếng). Các chuyến xe cách nhau từ 5 đến 15 phút đến bến xe Bãi Cháy ở Hạ Long. Giá vé xe dao động từ 100.000 VND/khách ghế ngồi đến 200.000 VND/khách giường nằm.

Tàu hỏa từ Hà Nội – Hạ Long

Du khách có thể đi tàu hỏa du lịch HALONG EXPRESS khởi hành từ ga Gia Lâm. Tàu khởi hành lúc 7h05 phút sáng, mất khoảng 5 tiếng để đến Hạ Long. Giá vé 5USD/chiều/khách (đối với khách Việt) và 15 USD/chiều/khách (đối với khách nước ngoài).

Thủy phi cơ

Hiện nay ngoài các phương tiện di chuyển thông thường, khách du lịch Vịnh Hà Long từ Hà Nội còn có thêm sự lựa chọn mới với thủy phi cơ hiện đại và sang trọng của Hãng hàng không Hải Âu.

Máy bay với 2 chỗ ngồi cho phi công, 12 chỗ ngồi cho hành khách và cửa sổ rộng rãi, không chỉ giúp du khách tiết kiệm thời gian đi lại, mà còn giúp bạn thoải mái ngắm nhìn cảnh đẹp từ trên máy bay, cũng như ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của Vịnh Hạ Long từ độ cao từ 150 đến 3.000 m so với mực nước biển.

Nguồn: ivivu.com

Dạo chơi làng hoa Hạ Lũng – Hải Phòng

Làng Hạ Lũng xưa, nay là làng Đằng Hải thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề trồng hoa. Hoa ở đây được trồng rất độc đáo khoe sắc quanh năm, nhưng đẹp nhất vẫn là mỗi dịp xuân về.

Cùng ghé thăm nơi được mệnh danh là ngôi làng của mùa xuân, làng hoa Hạ Lũng, Hải An (Hải Phòng).

Nguồn: vtv.vn