Tân Sơn Nhất đứng cuối bảng chất lượng dịch vụ 6 sân bay trong nước

Tân Sơn Nhất đứng cuối bảng chất lượng dịch vụ 6 sân bay trong nước

Đứng đầu bảng xếp hạng dịch vụ là sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Nội Bài (Hà Nội) xếp thứ tư.

Ngày 11/3, Cục Hàng không công bố khảo sát từ tháng 10 đến tháng 12/2018 tại 6 cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và Cát Bi.

Cơ quan quản lý đã tổng hợp 25.000 phiếu khảo sát với 25 tiêu chí đánh giá về sự hài lòng của hành khách với 7 khu vực cảng hàng không, gồm: nhà ga đi; nơi làm thủ tục hàng không; điểm soi chiếu an ninh; xuất nhập cảnh; phòng chờ ra máy bay; nhà ga đến và phương tiện giao thông công cộng.

Tân Sơn Nhất đứng cuối bảng chất lượng dịch vụ 6 sân bay trong nước

Hàng nghìn người đến Tân Sơn Nhất đón người thân từ nước ngoài về quê ăn Tết cổ truyền Kỷ Hợi. Ảnh: Quỳnh Trần

Ở tất cả các tiêu chí, hành khách đều đánh giá chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không Cát Bi đứng vị trí cao nhất với trung bình 4,56 điểm; tiếp theo là Cam Ranh đạt 4,31 điểm; Đà Nẵng 4,23 điểm; Nội Bài 4,22 điểm; Phú Quốc 4,04 điểm. Đứng cuối là cảng hàng không Tân Sơn Nhất với số điểm 3,96.

Điểm số thấp của Tân Sơn Nhất thể hiện tại 6 trong số 7 tiêu chí trên, chỉ cao hơn Phú Quốc ở mục phòng chờ sân bay.

Việc Cát Bi, Cam Ranh và Đà Nẵng được đánh giá cao, theo Cục Hàng không, có thể do các cơ sở này có sự đầu tư mới trong năm 2018, với việc đưa nhà ga hành khách quốc tế vào khai thác.

Về nguyên nhân sân bay Tân Sơn Nhất đạt điểm thấp, Cục Hàng không nhận định do lượng hành khách qua cảng này năm 2018 đạt trên 38 triệu người, tăng 6,4% so năm 2017, trong khi công suất thiết kế chỉ 25 triệu khách đã dẫn đến tình trạng quá tải. “Mặc dù thứ hạng thấp, nhưng trung bình tất cả các tiêu chí năm 2018 của Tân Sơn Nhất không thay đổi so năm 2017. Đây là sự nỗ lực đáng ghi nhận trong bối cảnh quá tải tại cảng hàng không này”, Cục nhận xét.

Cụ thể, năm 2018, Tân Sơn Nhất tăng điểm ở tiêu chí khu vực làm thủ tụcsoi chiếu an ninhxuất nhập cảnh; còn các tiêu chí nhà ga đếnnhà ga điphương tiện giao thông công cộng và phòng chờ ra tàu bay giảm nhẹ so với năm 2017.

Sân bay Tân Sơn Nhất có lượng hành khách tăng 1,5 so với công suất thiết kế. Ảnh: Đoàn Loan 

Hành khách tại phòng chờ sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đoàn Loan

Cảng Nội Bài có điểm trung bình đứng thứ tư sau Đà Nẵng và tất cả các tiêu chí đều tăng điểm. “Điều đó cho thấy sân bay này đã cải thiện cơ sở hạ tầng, nhân viên làm thủ tục và đảm bảo an ninh”, Cục Hàng không đánh giá.

Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy công tác đào tạo đội ngũ nhân viên của các hãng hàng không và công ty dịch vụ mặt đất tiến bộ hơn về ứng xử, thái độ với hành khách cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chí về “chất lượng wifi” tại nhà ga đi và khu vực phòng chờ ra tàu bay có số điểm tăng nhẹ so với năm 2017. Theo Cục Hàng không, đây là kết quả thể hiện sự đầu tư của Tổng công ty Cảng hàng không, song vẫn là hạng mục đạt điểm thấp nhất và cần cải thiện hơn nữa.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Bí mật của những nhân viên an ninh sân bay

Bí mật của những nhân viên an ninh sân bay

Nhân viên an ninh sân bay Mỹ dùng mật mã để trò chuyện, và họ thường chú ý đến những người vấn tóc cao, cầu kỳ.

An ninh sân bay là bộ phận góp phần quan trọng trong việc giúp hành khách có những chuyến bay an toàn. Dưới đây là chia sẻ của những người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra, soi chiếu hành lý của hành khách để tìm ra những vật nguy hiểm có thể gây đe dọa trên các chuyến bay, theo Mental Floss.

Nhân viên sân bay ngại nhất làm việc buổi sáng, vì các chuyến bay sớm hành khách thường rất khó tính, hay cáu gắt. Ảnh: Mental Floss.

Nhân viên sân bay “ngại” nhất làm việc buổi sáng, vì các chuyến bay sớm hành khách thường rất khó tính, hay cáu gắt. Ảnh: Mental Floss.

Theo Jason Harrington, người đã có 6 năm làm việc tại sân bay O’Hare, Chicago, Mỹ, nhiều hành khách thường mang theo mèo khi đi du lịch. Với họ, mèo là một cơn ác mộng vì chúng thường không chịu chui ra khỏi lồng để họ có thể kiểm tra mọi thứ bên trong. Chúng thậm chí còn dùng móng vuốt để cào các nhân viên, và không chịu đến khi các nhân viên gọi. Việc đưa mèo qua cổng kiểm tra an ninh thường mất thời gian hơn. Trong khi đó, những con chó lại được đánh giá cao vì khả năng biết nghe lời.

Máy quét thân thể tại sân bay. Video: CNN.

Các nhân viên an ninh thường dùng các mật mã riêng để có thể thoải mái trò chuyện mà không làm mất lòng hành khách. “Mật mã để nói về những người phụ nữ xinh đẹp là phổ biến nhất”, Harrington cho biết. Họ cũng hay dùng từ “hotel papa” để chỉ về những hành khách nóng tính. “May mắn là phần lớn du khách mà tôi từng gặp, đều rất dễ chịu”, anh cho biết.

Bất kỳ hành khách nào đi qua cổng kiểm soát an ninh với kiểu tóc cầu kỳ, vấn cao kỹ càng đều được các nhân viên “chăm sóc đặc biệt”. Thông thường, đó là những người trang điểm đẹp để đi đám cưới, nhưng cũng có người lợi dụng kiểu tóc để cất giấu vũ khí bên trong.

Khi đồ được đưa vào máy quét, nhiều nhân viên giám sát thường bị nhầm một gói phô mai với bom, vì rất khó phân biệt. Thịt cũng tương tự vì tất cả sản phẩm hữu cơ đều có màu cam trên màn hình, và giống với chất nổ.

Bí mật của những nhân viên an ninh sân bay

Các nhân viên sân bay cũng kiểm tra kỹ họ tên trên cuống vé của hành khách, để phát hiện yếu tố bất thường. Ảnh: Axios.

Các nhân viên an ninh sân bay Mỹ cũng thường xuyên nhận các khiếu nại, chỉ trích từ hành khách. Do đó, nhiều người khá e ngại khi được hỏi “bạn làm việc ở đâu”. Thông thường, họ nói dối là mình làm việc tại Bộ An ninh Nội địa. Harrington cho biết, nhiều đồng nghiệp cũng cùng suy nghĩ giống anh.

Tại Mỹ, các nhân viên an ninh sân bay thường không làm cùng một công việc. Có thể hôm nay họ đứng ở vị trí máy bay, lúc khác lại được cử đến bộ phận soát vé. Theo Tina, một nhân viên an ninh sân bay, công việc quay vòng này giúp các nhân viên tránh bị mắc lỗi.

Các sân bay khác nhau sẽ có các chính sách khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều cố gắng phát hiện ra điều bất thường của hành khách. Với những nhân viên soát vé, họ sẽ tìm kiếm những điều nghi ngờ qua tên, họ của bạn trên cuống vé. Nếu có những trường hợp nghi ngờ, họ sẽ viết những ký hiệu lên cuống vé để bạn “được” kiểm tra kỹ càng hơn. Nhiều nhân viên cũng viết tên mình, hoặc mã số huy hiệu của mình lên máy bay như một ám hiệu.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Những phần bí mật trên máy bay hành khách hiếm khi được thấy

Những phần bí mật trên máy bay hành khách hiếm khi được thấy

Trên phi cơ có khoang chứa các loại động vật, đôi khi là hổ, sư tử và chỗ nằm ngủ sát nóc cho tiếp viên.

Phi hành đoàn của một hãng hàng không quốc tế vừa hé lộ về những chi tiết, khu vực được giấu kín trên máy bay mà hành khách hầu như chưa bao giờ từng nhìn thấy.Một trong những khu vực đặc biệt, không phải ai cũng được phép vào là buồng lái. Cơ phó Rob Noonan của Qantas nói với News: Ngày nay phần lớn máy bay đều có chế độ lái tự động. Tuy nhiên, mọi phi công đều thích tự điều khiển máy bay. 

Phi hành đoàn của một hãng hàng không vừa hé lộ những khu vực trên máy bay mà hành khách hầu như chưa nhìn thấy bao giờ. Một trong những không gian đặc biệt, không phải ai cũng được phép vào, là buồng lái. Cơ phó Rob Noonan của Qantas nói với News: “Ngày nay, phần lớn phi cơ đều có chế độ lái tự động. Tuy nhiên, mọi phi công đều thích tự điều khiển máy bay”.

Cơ phó cũng cho biết thêm, các phi công rất thích hạ cánh, vì đó là những chiếc máy bay tuyệt vời để hạ cánh.

Một phi công tiết lộ họ được phép tranh thủ đọc báo khi áp dụng chế độ bay tự động. Tuy nhiên, họ không được phép đọc sách hay tiểu thuyết vì quy định an toàn bay.

Trên ảnh là khoang chứa thực phẩm, hoặc thú cưng của hành khách. Cơ phó Rob Noonan của Qantas nói với News: Chúng tôi kiểm soát nhiệt độ ở khu vực này lên sàn máy bay để chăm sóc vật nuôi, hoặc bất kỳ đồ dễ hỏng nào mà chúng tôi mang theo.

Trên ảnh là khoang chứa thực phẩm hoặc thú cưng của hành khách. Noonan cho biết: “Chúng tôi kiểm soát nhiệt độ ở khu vực này để không ảnh hưởng tới vật nuôi hoặc bất kỳ đồ dễ hỏng nào”.

Thông thường, các khoang này chỉ chở chó mèo nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, nơi đây đón các vị khách như hươu, sư tử...

Trên máy bay có khoang chở chó mèo nhưng đôi lúc, nơi đây đón các “vị khách” như hươu, hổ, sư tử…

Những phần bí mật trên máy bay hành khách hiếm khi được thấy

Trong các chuyến bay đường dài, phi công và tiếp viên được phép nghỉ ngơi lấy sức. Có một số phòng bí mật sát nóc phi cơ để họ nằm ngủ.

Thông thường, phi công sẽ nằm nghỉ tại buồng phía đầu máy bay, còn hai buồng ở phía đuôi máy bay là dành cho tiếp viên.

Thông thường, phi công sẽ nằm nghỉ tại buồng phía đầu máy bay, còn hai buồng ở phía cuối là dành cho tiếp viên.

Trong các căn phòng này có nút điều hòa nhiệt độ và chỉnh ánh sáng của đèn. Nút điều chỉnh đèn nhằm giúp các tiếp viên có thể nghỉ ngơi tốt nhất trong trường hợp có hai người, một người muốn ngủ còn một người muốn đọc sách.

Trong các căn phòng này có nút điều hòa nhiệt độ và chỉnh ánh sáng. Nút điều chỉnh đèn nhằm giúp các tiếp viên có thể nghỉ ngơi tốt nhất trong trường hợp có hai người, một người muốn ngủ còn một người muốn đọc sách.

Những căn phòng nhỏ này có thể chứa tới 6 người. Tuy nhiên ngay cả khi nằm ngủ, các tiếp viên cũng phải thắt dây an toàn để tránh trường hợp máy bay đột ngột đi vào vùng nhiễu động. 

Ngay cả khi nằm ngủ, các tiếp viên cũng phải thắt dây an toàn để tránh trường hợp máy bay đột ngột đi vào vùng nhiễu động. Chỉ có các thành viên phi hành đoàn mới được phép sử dụng các căn phòng bí mật này.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Trong chuyến đi cùng bạn trai, Kylie Jenner đã ở trong khách sạn có giá 6.000 USD một đêm.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Kylie Jenner, ngôi sao truyền hình thực tế ở Mỹ, trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới khi mới bước sang tuổi 21. Sống trong đại gia đình nổi tiếng Kardashian-Jenner, cô gái này có cuộc sống sang chảnh ngay từ khi còn rất trẻ. Ảnh: Stemit.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Cô được biết đến là một trong số ít ngôi sao Hollywood thường xuyên sử dụng máy bay riêng khi đi du lịch. Ảnh: JustJared.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Trên trang cá nhân, Kylie thường đăng các bức ảnh chụp bên cạnh máy bay, hoặc ngồi một mình trong chiếc phi cơ riêng rộng rãi. Ảnh: YouTube.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Để bay khứ hồi từ New York sang Los Angeles bằng máy bay riêng, Kylie đã mạnh tay chi trả 38.000 USD. Với chuyến đi từ Los Angeles đến London, số tiền phải trả lên đến 160.000 USD. Trên ảnh, Kylie mặc áo màu đỏ. Ảnh: PublicFigure-Media.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Bên cạnh đó, nữ tỷ phú cũng không tiếc tiền chi trả cho những căn phòng khách sạn sang trọng. Trong kỳ nghỉ cùng bạn trai Travis Scott vào mùa hè năm 2018, cô đã ở khu nghỉ dưỡng 5 sao thuộc quần đảo Turks & Caicos. Ảnh: Instagram.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Resort này nằm bên bờ biển của đảo Providenciales, có giá phòng từ 2.500 USD một đêm. Do đi du lịch cùng con gái và bảo mẫu, Kylie đã thuê khu biệt thự rộng rãi với ba phòng ngủ có giá gần 6.000 USD. Ảnh: Edgeretreats.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Trong kỳ nghỉ tới Hy Lạp với các chị em gái cùng mẹ khác cha, Kylie đã nghỉ tại resort cao cấp có giá 40.000 USD một tuần. Khu nhà mà cô nghỉ dưỡng có ba biệt thự trang bị đầy đủ tiện nghi, bãi biển riêng, hồ bơi, tầm nhìn toàn cảnh ra biển Aegea và có cả khu đỗ cho máy bay trực thăng. Ảnh: Hello.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Kylie từng tiết lộ, cô thường thuê nguyên một phòng để quần áo, đồ trang điểm và chỗ chơi cho con gái. Trên ảnh là hình cô chụp trong chuyến du lịch vào đầu năm 2019 cùng bạn trai và con gái. Ảnh: Instagram.

Tỷ phú trẻ nhất thế giới thích đi du lịch bằng máy bay riêng

Kylie là em gái cùng mẹ khác cha của Kim Kardashian, thuộc đại gia đình nổi tiếng Hollywood – Kardashian-Jenner. Ở tuổi 21, cô trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất từ trước đến nay, khi cán mốc tài sản tỷ USD trước cả ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg (khi đó 23 tuổi).

Cô là chủ công ty mỹ phẩm Kylie Cosmetics (được định giá 900 triệu USD), tham gia nhiều chương trình truyền hình và đóng quảng cáo. Kylie là một trong những nhân vật quyền lực trên mạng xã hội với 175 triệu người theo dõi. Ảnh: Source.

Nguồn: vnexpress.net

Tổng giám đốc ACV: Tân Sơn Nhất sẽ được khắc phục từng hạng mục

Tổng giám đốc ACV: Tân Sơn Nhất sẽ được khắc phục từng hạng mục

Ông Vũ Thế Phiệt cho rằng một số đánh giá năm 2018 của Tân Sơn Nhất không thay đổi so với 2017 đã là “cố gắng lớn” của doanh nghiệp.

Đánh giá về xếp hạng chất lượng dịch vụ tại 6 cảng được Cục Hàng không công bố ngày 11/3, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không (ACV – đơn vị quản lý 21 cảng) cho biết, sẽ phân tích làm rõ những mặt được, chưa được và phản hồi Cục.

Đề cập nguyên nhân Tân Sơn Nhất đứng thứ hạng thấp, ông Phiệt cho rằng do sân bay đang quá tải so với công suất thiết kế nên chất lượng phục vụ không thể so sánh với các sân bay nhỏ như Cát Bi, Cam Ranh. Nhiều tiêu chí đánh giá năm 2018 của Tân Sơn Nhất không thay đổi so năm 2017 đã là “cố gắng lớn” của doanh nghiệp. Một số đánh giá như wifi kém là do có những thời điểm lượng người truy cập đông khiến tắc nghẽn.

“Chúng tôi sẽ tập trung rà soát, đánh giá từng hạng mục tại sân bay Tân Sơn Nhất, từ đó lên kế hoạch khắc phục”, ông Vũ Thế Phiệt nói.

Sân bay Nội Bài đã được cải thiện chất lượng dịch vụ. Ảnh: Xuân Hoa. 

Sân bay Nội Bài đã được cải thiện chất lượng dịch vụ. Ảnh: Xuân Hoa. 

Trong danh sách xếp hạng chất lượng dịch vụ sân bay của Cục Hàng không, Nội Bài đứng thứ 4 sau Cát Bi, Cam Ranh, Đà Nẵng. Trong khi theo xếp hạng của Skytrax, tổ chức hàng đầu thế giới xếp hạng hàng không, Nội Bài đứng thứ 83 trong top 100 sân bay tốt nhất thế giới.

Theo đại diện sân bay Nội Bài, đánh giá của Skytrax dựa trên nhiều ý kiến của khách quốc tế thường xuyên đến. Nội Bài phục vụ 30 triệu khách quốc tế (chiếm 40% sản lượng) nên đánh giá của khách quốc tế về một số tiêu chí sẽ khác biệt so với khách trong nước.

Đại diện sân bay cho hay, năm 2018, đơn vị cải tiến dịch vụ, an ninh an toàn, triển khai biện pháp chống ùn tắc nhà ga T2. Trước kết quả đánh giá của hành khách trong nước, đơn vị sẽ tiếp tục rà soát để tăng chất lượng dịch vụ.

Ngày 11/3, Cục Hàng không công bố bảng xếp hạng 6 sân bay. Ở tất cả tiêu chí, hành khách đánh giá chất lượng dịch vụ tại cảng Cát Bi đứng vị trí cao nhất với trung bình 4,56 điểm; tiếp theo là Cam Ranh 4,31 điểm; Đà Nẵng 4,23 điểm; Nội Bài 4,22 điểm; Phú Quốc 4,04 điểm. Đứng cuối là Tân Sơn Nhất với 3,96 điểm.

Cơ quan quản lý đã tổng hợp 25.000 phiếu khảo sát với 25 tiêu chí đánh giá về sự hài lòng của khách ở 7 khu vực gồm: nhà ga đi; nơi làm thủ tục; điểm soi chiếu an ninh; xuất nhập cảnh; phòng chờ ra máy bay; nhà ga đến và phương tiện giao thông công cộng.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Lý do phi công không để râu rậm, đeo khuyên mũi

Lý do phi công không để râu rậm, đeo khuyên mũi

Nhiều người cho rằng việc đeo mặt nạ oxy sẽ gặp khó khăn nếu phi công để râu hoặc đeo trang sức.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy phi công để râu dày và rậm? Phần lớn những người lái máy bay đều trong trạng thái “mày râu nhẵn nhụi”, hoặc nếu có chỉ là một bộ ria được tỉa gọn gàng.

Theo Beard and Company, phi công không để râu nhằm bảo đảm an toàn bay. Nhờ đó, họ có thể đeo mặt nạ dưỡng khí đúng cách và nhanh nhất. Theo Quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, phi hành đoàn phải đeo mặt nạ dưỡng khí khi ở độ cao trên 3.500 m (đối với máy bay có động cơ phản lực, độ cao bay từ 11.800 m).

Phi công tại phần lớn hãng bay trên thế giới đều không để râu, đeo khuyên mũi để đảm bảo an toàn bay. Ảnh: Beard and company.

Phi công tại phần lớn hãng bay trên thế giới đều cạo râu để đảm bảo an toàn bay. Ảnh: Beard and company.

Nhiều ý kiến cho rằng, không phải lúc nào râu của phi công cũng cản trở việc đeo mặt nạ đúng cách nhưng không loại trừ rủi ro mà nó mang lại. Họ là người nắm sinh mạng của hàng trăm hành khách khi đang bay, nên họ sẽ không được phép mạo hiểm, để xảy ra sai sót dù là nhỏ nhất.

Các hãng hàng không luôn nhấn mạnh với hành khách về việc phải đeo mặt nạ oxy cho mình trước, rồi mới giúp đỡ người khác. Điều này cũng tương tự đối với phi công. Nếu họ không thể đeo mặt nạ đúng cách, họ không thể thực hiện tốt công việc của mình khi có chuyện xảy ra. Lý do tương tự cũng được đưa ra với yêu cầu phi công không đeo khuyên mũi.

Air Canada là một trong những hãng hiếm hoi chấp nhận cho phi công để râu. Ảnh: Kelownanow.

Air Canada là một trong những hãng hiếm hoi chấp nhận cho phi công để râu. Ảnh:Kelownanow.

Tuy nhiên, theo All about vision, du khách có thể thấy phi công của một số hãng bay trên thế giới vẫn để râu. Trong khi đó, ở Mỹ, hầu hết người làm công việc này đều phải cạo râu.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Sợ con làm phiền, mẹ Hàn Quốc tặng 200 phần quà cho khách bay cùng

Sợ con làm phiền, mẹ Hàn Quốc tặng 200 phần quà cho khách bay cùng

Người mẹ trẻ tặng các hành khách trong chuyến bay gói quà gồm bông bịt tai, kẹo kèm một lời nhắn dễ thương.

Reddit ngày 25/2 chia sẻ về một sự việc nhận được sự chú ý của nhiều người. Bài đăng về một nữ hành khách cùng con nhỏ trong chuyến bay hơn 10 tiếng từ Seoul, Hàn Quốc tới San Francisco, Mỹ.

Khách Hàn Quốc gây bão vì hành động văn minh trên máy bay

Hình ảnh bà mẹ trẻ bế con và tặng đồ cho mọi người trên máy bay được hành khách chụp lại. Ảnh: Reddit.

Hơn 200 khách trên chuyến bay đó đã nhận được một túi quà từ người mẹ trẻ Hàn Quốc. Trong túi là bông bịt tai, kẹo và một mẩu giấy nhỏ. Trên giấy ghi: “Xin chào mọi người, con tên là Junwoo, 4 tháng tuổi. Hôm nay, con bay sang Mỹ cùng bà và mẹ, để thăm dì. Đây là lần đầu con đi máy bay, con hơi hồi hộp và sợ nên có thể con sẽ khóc hoặc gây ồn ào. Con không dám hứa chắc chắn nhưng con sẽ cố gắng giữ yên lặng. Mọi người đừng giận con. Mẹ con tặng mọi người ít kẹo và đồ bịt tai. Nếu con ồn quá mọi người bịt tai lại nhé. Con cám ơn và chúc mọi người chuyến bay tốt lành”.

Talal Masood, hành khách Pakistan, cho biết, câu chuyện này đã khiến trái tim anh tan chảy. Anh cũng đăng gói quà của người mẹ và hình ảnh cô lặng lẽ đứng bế con ở cuối máy bay lên trang cá nhân.

Hành động của người mẹ trẻ nhận được sự khen ngợi từ nhiều độc giả. Họ khẳng định đây là hành động văn minh. “Trẻ con gây ồn ào trên máy bay là điều khó chịu. Nhưng hành động của bà mẹ sẽ khiến mọi người cảm thấy đỡ hơn phần nào”, một độc giả cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng tò mò không biết nữ hành khách đã lấy đâu ra nhiều bông bịt tai để tặng đến vậy.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

AirAsia đang xin cấp phép bay tại Việt Nam, dự kiến mất 6 tháng

AirAsia đang xin cấp phép bay tại Việt Nam, dự kiến mất 6 tháng

Đại diện AirAsia khẳng định hãng vẫn đang cùng Thiên Minh Group chuẩn bị để đưa liên doanh AirAsia Việt Nam cất cánh trong thời gian sớm nhất, dự kiến là quý II/2019.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện AirAsia cho hay sau khi ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) giữa AirAsia và Thiên Minh Group (TMG/HAA) tại Việt Nam vào ngày 6/12/2018, Giám đốc điều hành Tập đoàn AirAsia Tony Fernandes đã viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ lại ý định thành lập hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam.

Vẫn trong quy trình xin giấy phép

Vị này cũng chia sẻ AirAsia và TMG/HAA vẫn đang tiếp tục quy trình xin giấy phép liên quan để vận hành liên doanh. Kế hoạch xin cấp giấy phép sẽ diễn ra trong quý I/2019 và các quyết định phê duyệt dự kiến mất khoảng 6 tháng.

AirAsia dang xin cap phep bay tai Viet Nam, du kien mat 6 thang hinh anh 1
AirAsia xác nhận nội dung bức thư ông Tony Fernandes gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Reuters.

Đại diện hãng khẳng định liên doanh của AirAsia và TMG / HAA sẽ đóng vai trò phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch Việt Nam và hỗ trợ phát triển bền vững, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế, kết nối, kích thích nhu cầu du lịch hàng không và mở ra cánh cửa cho ngành giáo dục, kinh doanh và các công ty khởi nghiệp mới và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trước đó, hãng cũng chia sẻ với Zing.vn vẫn đang giữ nguyên kế hoạch cất cánh dự kiến vào quý II/2019 trong khi nội dung bức thư Giám đốc điều hành Tập đoàn AirAsia Tony Fernandes gửi cho Thủ tướng, được nhiều nguồn tin trong nước đăng tải, lại nhắc đến việc liên doanh giữa hãng và Thiên Minh sẽ cất cánh vào ngày 1/8.

Nguồn tin cho hay trong thư này, tỷ phú người Malaysia cho biết trong hai tháng tới, AirAsia và Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh (TMG)/Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu (HAA) sẽ sử dụng tối đa nguồn lực và đẩy nhanh tiến trình dự án đầu tư để có thể chính thức nộp bộ hồ sơ xin cấp phép khai thác vận tải hàng không tại Việt Nam.

AirAsia cũng bày tỏ muốn được khảo sát kỹ hơn cơ hội đầu tư vào hai sân bay lớn tại khu vực miền Trung Việt Nam là Chu Lai và Phú Bài.

3 lần thử gia nhập thị trường Việt Nam thất bại

Đây là lần thứ 4 AirAsia nỗ lực mở cửa thị trường Việt Nam. “AirAsia là một hãng hàng không Đông Nam Á. Và trong Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất với dân số đáng kể mà chúng tôi chưa thể thâm nhập”, Fernandes chia sẻ đầu tháng 12/2018.

Việt Nam đã nằm trong tầm ngắm của AirAsia từ năm 2005, chỉ 4 năm sau khi hãng được thành lập. Ban đầu hãng đưa ra đề nghị hỗ trợ Pacific Airlines của Việt Nam, tuy nhiên đã thất bại trước Qantas và Pacific Airlines từ đó trở thành Jetstar Pacific.

Theo Nikkei Asia Review, nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của AirAsia để gia nhập thị trường Việt Nam là vào năm 2007 khi hãng muốn thành lập liên doanh với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), với 30% cổ phần thuộc về ông lớn hàng không đến từ Malaysia. Tuy nhiên, quan hệ đối tác này không thành khi mà thời điểm đó việc cấp phép hãng bay mới, đặc biệt hãng bay có đầu tư nước ngoài không được mấy ủng hộ.

Ba năm sau, vào năm 2010, AirAsia thử liên doanh với chính Vietjet Air. Tuy nhiên giống như nỗ lực không thành trước đó, hai bên không thể bắt tay hợp tác. Chưa đầy một năm sau đó, Vietjet Air đã tự cất cánh.

Gia nhập thị trường Việt Nam lần này, Vietjet Air được xem là đối thủ trực tiếp lớn nhất của AirAsia, theo Nikkei Asia Review, khi cả hai đều nhắm tới phân khúc bình dân.

Theo các chuyên gia hàng không, cạnh tranh tại thị trường Việt Nam đang rất khốc liệt. Tháng trước, Bamboo Airways, công ty con của FLC, cũng vừa đi vào khai thác sau thời gian dài chờ đợi giấy phép với nhiều lần lỡ hẹn.

Báo Giao thông ngày 18/2 cũng dẫn nguồn tin cho biết Công ty cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông Việt Nam (Vietravel) cũng muốn lập hãng hàng không.

AirAsia là hãng hàng không giá thấp hàng đầu và lớn nhất ở châu Á, với mạng lưới rộng khắp hơn 120 điểm đến. Bắt đầu hoạt động từ năm 2001, hãng đã chuyên chở hơn 330 triệu hành khách và đội bay lên đến hơn 200 chiếc.

AirAsia có trụ sở hoạt động tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Nhật Bản, với dịch vụ bay bao phủ toàn khu vực.

Nguồn: news.zing.vn

Hàng không Việt khan hiếm phi công

Hàng không Việt khan hiếm phi công

Để cạnh tranh thu hút nhân sự, mức lương phi công tại các hãng hàng không đang chênh lệch nhau 15 – 20%.

Trong đề án đánh giá tác động của Vietnam Airlines gửi Cục Hàng không Việt Nam năm 2018 cho thấy, số lượng phi công đến 2018 của hãng là 1.100 người, dự báo sang 2019 là 1.293. Như vậy, trong một năm đơn vị này cần thêm 193 nhân sự là phi công.

Đề án cũng đưa ra dự báo đến 2020 nhu cầu phi công của hãng lên tới 1.340, tăng 240 phi công và đến 2025 sẽ cần đến 1.570 người. Đây là con số khá lớn trong bối cảnh thị trường hàng không trong nước và thế giới ngày càng khan hiếm phi công đủ tiêu chuẩn.

Cũng trong báo cáo này, hãng cho hay, đối với đội bay A350 hiện không có nguồn tuyển dụng, còn nguồn từ các đội bay khác dùng để huấn luyện đã cạn kiệt. Với đội bay A321, hãng chưa tuyển bổ sung được. Bởi lẽ, nguồn phi công nước ngoài hạn chế do nguồn lực này ưu tiên chọn các hãng hàng không châu Á khác.

Một phi công từng làm việc cho Vietnam Airlines tiết lộ, sau khi xin nghỉ việc đã được rất nhiều hãng hàng không mời về làm việc, thậm chí cả ở nước ngoài nhưng anh vẫn chưa thể nhận lời vì chưa thanh lý xong hợp đồng với hãng. Anh cũng cho biết, không chỉ anh mà nhiều phi công đang làm cho các hãng hàng không ở Việt Nam cũng liên tục được đề nghị mức lương cao hơn từ nhiều nhà tuyển dụng, chênh lệch nhau 15-25%.

Cũng chính vì khó khăn trong việc tuyển phi công nên Vietnam Airlines vẫn liên tục tuyển dụng học viên phi công cơ bản. Chia sẻ với VnExpress trước đó, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, nhu cầu phi công trên thị trường hàng không Việt nói riêng và thế giới nói chung ngày càng thiếu hụt nên để cho kế hoạch mở rộng mạng bay trong thời gian tới của hãng không bị chậm lại thì công ty liên tục tuyển dụng đào tạo và thuê thêm phi công nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu dù phải trả mức chi phí cao.

Hàng không Việt khan hiếm phi công

Hàng không khan hiến nhân sự phi công.

Cũng cho biết khó khăn trong tuyển dụng khi đang mở rộng các mạng bay mới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á…, Jetstar Pacific và Vietjet Air khó có được đủ số lượng phi công theo nhu cầu. Hiện, lượng phi công tại các hãng này phần lớn là người nước ngoài do nguồn cung trong nước hạn chế. Điển hình như Jetstar Pacific, phi công nước ngoài chiếm tới 80%.

Là hãng hàng không mới “chen chân” vào thị trường, Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cũng liên tục đăng tuyển phi công với mức lương thỏa thuận hấp dẫn. Tuy nhiên đến lúc này hãng vẫn chưa đủ số lượng cho đội tàu bay mới. Hiện, trên website tuyển dụng của hãng vẫn đang tuyển cơ trưởng, cơ phó và nhiều vị trí khác.

Không chỉ các hãng hàng không trong nước gặp khó trong việc giữ chân và tuyển dụng phi công mà trên thế giới, nhiều hãng cũng lâm vào cảnh thiếu hụt trầm trọng.

Indigo – đơn vị chiếm hơn 40% thị phần bay nội địa Ấn Độ đã có đến 49 chuyến bay không thể cất cánh vào ngày 13/2 vừa qua do không đủ số lượng phi công đạt chuẩn. Theo Bloomberg, hãng cũng thông báo sẽ huỷ 30 chuyến bay mỗi ngày cho đến cuối tháng 2/2019. Việc hủy chuyến sẽ còn tiếp diễn đến tháng 3 bởi hãng đang điều chỉnh lịch bay của phi công.

China Airlines cũng gặp phải sự cố tương tự. Tổ bay của hãng hàng không Trung Quốc đã đình công và phàn nàn vì quá tải, khiến hàng nghìn hành khách rơi vào cảnh vạ vật tại các sân bay trong mùa cao điểm du lịch.

Không chỉ tại châu Á, Ấn Độ mà ở các nước châu Âu, châu Mỹ để tuyển dụng được phi công các hãng cũng trải qua một thời gian dài. Nhiều hãng còn phải thuê doanh nghiệp chuyên săn đầu người và cũng vì khan hiến nên mức lương của nhiều phi công tăng gấp 3 lần chỉ sau 3 năm.

Theo báo cáo mới đây của Boeing, ngành hàng không thế giới sẽ cần tới 790.000 phi công mới vào năm 2037. Trong khi đó, tại Triển lãm hàng không Farnborough, Airbus ước tính nhu cầu ở mức 450.000 phi công vào 2035.

Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nhìn nhận, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới sự thiếu hụt phi công đang ngày càng đe dọa ngành hàng không. Nhiều nhân sự ở các hãng hàng không truyền thống đang dần chuyển dịch sang các hãng hàng không tư nhân có mức lương cao hơn và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Thậm chí, nhiều phi công là những chuyên gia giỏi “bỏ” hãng và công việc đào tạo để chuyển hẳn sang lái cho các khách hàng “VIP” riêng mới mức lương hấp dẫn.

Do đó, theo ông, các hãng hàng không cần áp dụng các biện pháp đối phó với tình trạng thiếu hụt phi công bằng cách đầu tư vào các cơ sở đào tạo và các chương trình tuyển dụng, cũng như trợ cấp chi phí đào tạo cho các học viên phi công.

Trên thế giới, nhiều hãng hàng không phải chi hàng trăm triệu USD để tăng lương và phúc lợi cho phi công, đồng thời các hãng hàng không Mỹ và châu Âu đang tìm cách thu hút lại những phi công bỏ việc để sang bay cho các hãng hàng không tại Trung Đông và châu Á.

Hãng hàng không Qantas Airways của Australia đầu tư 15 triệu USD trong năm 2018 cho học viện đào tạo phi công của mình, còn hãng hàng không Emirates Airline mở cửa trung tâm đào tạo có tổng vốn đầu tư lên đến 270 triệu USD vào năm 2017.

Theo Thi Hà, vnexpress.net

Lời nói đùa khiến phi công ‘đứng tim’ của hành khách

Lời nói đùa khiến phi công ‘đứng tim’ của hành khách

Chỉ vì một câu hỏi vui miệng, một hành khách đã khiến hãng bay phải thực hiện một cuộc kiểm tra phi công đột ngột trước giờ cất cánh.

Trên Quora, một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả nhất là “Bạn không nên nói gì khi gặp phi công?”.

Cựu tiếp viên hàng không quốc tế David Roan, người từng làm việc tại hãng Continental Airlines (Mỹ), trước khi hãng này sáp nhập với United Airlines, đã kể về một câu chuyện có thật. Đó là về hai cha con hành khách được phép tham quan buồng lái của phi công trước giờ khởi hành. Tại đây, người cha đã hỏi đùa: “Không ai trong số các vị vừa uống rượu đấy chứ?”.

Lời nói đùa khiến phi công ‘đứng tim’ của hành khách

Điều tốt nhất hành khách nên làm khi lên máy bay là tuân thủ mọi yêu cầu của phi hành đoàn. Ảnh: Express.

Sau câu hỏi tưởng như vô thưởng vô phạt đó, không khí trong buồng lái trở nên căng thẳng. Ngay lập tức, cơ trưởng yêu cầu hai cha con khẩn trương trở về chỗ ngồi. Sau đó, người này gọi cho sếp của mình và yêu cầu một cuộc kiểm tra nồng độ cồn trong máu của hai phi công ngay lập tức, để chắc chắn rằng không ai trong số họ đã uống rượu trước khi làm nhiệm vụ. Cuối cùng, chuyến bay cất cánh muộn 45 phút, chỉ vì lời nói đùa của một hành khách.

Roan giải thích rằng, dù câu hỏi chỉ mang tính chất đùa vui, nhưng các phi công lại rất nghiêm túc. Họ không coi đó là một trò đùa, và hơn nữa có thiết bị ghi âm đặt trong buồng lái. Nếu chuyến bay diễn ra suôn sẻ, mọi việc sẽ không có gì để nói. Nhưng nếu chuyến bay gặp sự cố, chắc chắn câu hỏi đó được ghi âm và các thanh tra hàng không sẽ nghe được. Các phi công có thể vì câu hỏi đó mà mất việc, hoặc dính vào kiện tụng, nặng hơn thì bị ngồi tù.

Theo Roan, việc uống rượu trước khi bay là một tội khá nặng đối với các phi công. Vào tháng 11/2018, một phi công bị kết án 10 tháng tù sau khi thực hiện chuyến bay từ London (Anh) đến Tokyo (Nhật Bản). Khi kiểm tra máu, người ta phát hiện phi công này có nồng độ cồn trong máu cao gấp 10 lần cho phép. Tại toà án London, thẩm phán nói rằng hậu quả mà người này đem lại có thể rất thảm khốc.

Ngoài lời nói đùa về rượu, hành khách cũng không nên nói đùa về các chủ đề liên quan đến bom, các vấn đề nhạy cảm… Tại sân bay Hobart, Tasmania, Australia, một nữ hành khách đã bị đuổi khỏi máy bay trên chuyến của hãng Virgin Australia hồi tháng 12/2018. Lý do là người này nói đùa về việc có thiết bị nổ ở bàn làm thủ tục. Chuyến bay cũng vì thế bị hoãn một tiếng, cảnh sát được phái đến kiểm tra. Người phụ nữ trên bị buộc tội đe dọa an toàn bay và phải ra tòa vào tháng 2/2019.

Tháng 10/2018, một nam hành khách trên chuyến bay từ Singapore tới Scotland đã bị phạt 4.600 USD. Lý do là người này đã nói đùa trên chuyến bay có bom. Tháng 9, một hành khách khác cũng bị ngồi tù vì nói đùa có bom giả ở sân bay Manila (Philippines). Cái kết cho người đàn ông thích đùa không đúng lúc này là bị chính quyền sở tại phạt tù.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Cục trưởng Hàng không: ‘Mỹ kiểm tra từng biên bản bay trước khi cấp chứng chỉ an toàn’

Cục trưởng Hàng không: ‘Mỹ kiểm tra từng biên bản bay trước khi cấp chứng chỉ an toàn’

Để giữ được chứng chỉ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ phải vượt qua kỳ đánh giá lại hàng năm của Cơ quan hàng không liên bang Mỹ.

Ngày 15/2, Cục Hàng không Việt Nam đã được nhận Chứng chỉ phê chuẩn năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1) của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không chia sẻ về nội dung này.

– Việt Nam đã đáp ứng những tiêu chí nào để được cấp chứng chỉ CAT1?

– Phía Mỹ xem xét toàn bộ từ Luật Hàng không dân dụng đến các nghị định, thông tư chuyên ngành của chúng ta về lĩnh vực này. Họ đưa ra khuyến cáo Việt Nam cần làm rõ quan điểm chính sách về vấn đề an toàn. Qua những chính sách, họ đánh giá mức độ quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ. Điều này chúng tôi đã đưa vào chương trình sửa đổi Luật Hàng không và các quy định pháp luật để đáp ứng yêu cầu.

Liên quan đến thanh tra, kiểm tra, họ xem từng biên bản, hồ sơ điều tra sự cố, hồ sơ giám sát bay, cấp chứng chỉ, thi. Họ yêu cầu các phòng thi lắp camera, bài thi đưa vào ngân hàng câu hỏi, các số liệu phải thiết lập hệ thống để lưu trữ. Bất kể lúc nào ấn nút cũng có thể biết người này được cấp bằng lái ngày nào, hết hạn ngày nào.

Cục trưởng Hàng không: ‘Mỹ kiểm tra từng biên bản bay trước khi cấp chứng chỉ an toàn’

Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ lên kế hoạch mở đường bay đến Mỹ. Ảnh: Xuân Hoa. 

Thậm chí có những buổi tập giả định. Đội ngũ giám sát phía Mỹ rất khắt khe, họ gọi bất kỳ ai họ muốn, trích xuất bất kỳ hồ sơ nào họ muốn. Ví dụ họ yêu cầu trích xuất hồ sơ máy bay chỉ 15 phút là phải có, hồ sơ thiếu là đánh trượt.

Phía Mỹ cũng yêu cầu huấn luyện các cán bộ phụ trách an toàn rất chặt chẽ, đặc biệt là huấn luyện tại chỗ. Định kỳ 1-2 tháng phải kiểm tra lại nhân viên xem có nắm được phương pháp làm việc không. Sau lần giám sát này, các cán bộ Cục Hàng không làm việc rất bài bản, tự tin, trưởng thành hơn nhiều so với trước.

Cách đây 6 năm, Cục Hàng không lần đầu tiên kiểm tra lấy chứng chỉ CAT1, nhưng còn mang tính đối phó. Phía Mỹ đã đưa ra 49 điểm cần khắc phục. Tôi trực tiếp sang Washington để đưa kế hoạch khắc phục 49 điểm hạn chế. Lúc đó các hãng hàng không Việt Nam chưa sẵn sàng mở đường bay đến Mỹ nhưng Cục vẫn quyết tâm lấy bằng được chứng chỉ vì danh dự của chúng ta, uy tín của quốc gia. Một quốc gia chưa đạt CAT 1 tức là chưa được công nhận trên trường quốc tế về vấn đề an toàn.

– Nhận được chứng chỉ CAT1, nhiều nước Đông Nam Á vẫn bị Mỹ đánh tụt hạng, Cục Hàng không sẽ có biện pháp gì để giữ vững?

– Việc đạt được CAT1 đã khó, giữ được còn rất khó. Theo quy trình, sau một năm, Cơ quan hàng không liên bang Mỹ sẽ quay lại đánh giá lại toàn bộ quá trình chấp hành, có những kỳ kiểm tra bất thường.

Để giữ vững được cần có sự đầu tư nguồn tiền, đào tạo nhân lực giám sát bay. Hiện nay Cục Hàng không chỉ có gần 30 giám sát viên bay, đáp ứng 30%, còn lại là thuê phi công kỳ cựu của các hãng. Mỹ khuyến cáo về lâu dài phải bảo đảm số lượng giám sát viên mà không phải thuê, Cục đã trình kế hoạch đến 2025 bảo đảm có đủ lực lượng giám sát bay. Việc đào tạo đội ngũ này rất tốn kém, trung bình mỗi người chi phí hơn 5 tỷ đồng.

Một số nước do không qua được kỳ kiểm tra, từng đạt CAT 1 rồi lại bị hạ xuống CAT 2 như Thái Lan, Indonesia, Philippines, gần đây nhất là Ấn Độ. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, thiếu giám sát viên bay, do thu nhập quá chênh lệch giữa doanh nghiệp và nhà nước. Tại Việt Nam, một giám sát viên bay phải đạt tiêu chuẩn giáo viên bay, song chỉ nhận lương công chức hơn 10 triệu đồng trong khi bình quân hiện nay các hãng trả cho phi công khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng. Hiện mỗi năm, Nhà nước cấp cho chúng tôi 20-30 tỷ đồng thuê giám sát viên, 10 tỷ đồng đào tạo giám sát viên. Sắp tới cần sự đầu tư lớn hơn nữa của Nhà nước mới phát triển được đội ngũ này.

– Chứng chỉ này mang lại cơ hội gì cho việc kinh doanh hàng không ở Việt Nam?

– Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, đây là điều kiện bắt buộc cho các hãng hàng không của mỗi quốc gia muốn mở đường bay đến Mỹ.

Thứ hai, quốc gia nào chưa được công nhận CAT 1 thì việc hợp tác với các hãng hàng không Mỹ chỉ được thực hiện trên các chuyến bay của các hãng hàng không Mỹ. Khi đã có chứng chỉ đạt chuẩn thì các hãng hàng không của quốc gia đó có quyền liên danh với các Hãng hàng không Mỹ. Hiện nay cả nước có gần 3.500 chuyến bay mỗi ngày, nên chúng tôi phải đạt CAT1 thì mới quản lý hàng không được an toàn, chứ không phải để cho vui.

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam. Ảnh: Đoàn Loan. 

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam. Ảnh: Đoàn Loan. 

– Cụ thể, việc mở đường bay đến Mỹ của các hãng đang tiến triển như thế nào? 

– Hãng Vietnam Airlines đã nghiên cứu từ lâu và đã có kế hoạch xúc tiến bay thẳng đến Mỹ. Hãng Bamboo Airways tuy mới ra đời nhưng cũng có tham vọng bay thẳng tới Mỹ. Vietjet Air cũng có kế hoạch mua máy bay tầm xa để mở đường bay tới Mỹ.

Chúng tôi đánh giá thị trường hàng không Mỹ hết sức tiềm năng nhưng khó tính và việc mở đường bay tới Mỹ sớm hay muộn chúng ta phải làm. Các hãng hàng không Việt Nam nếu có sự chuẩn bị tốt sẽ đạt được những thành công tại thị trường này.

Tuy nhiên, thách thức cũng không ít. Thứ nhất, việc đầu tư đội tàu bay tầm xa rất tốn kém. Thứ hai, thị trường hàng không là khốc liệt vì các đường bay đến Mỹ ngả châu Âu qua Đại Tây Dương hay ngả Đông Bắc Á qua Thái Bình Dương đều đã có số lượng hãng bay đông. Giá vé của một số hãng vào giai đoạn thấp điểm chỉ khoảng 300-400 USD.

Thách thức lớn thứ ba mà các hãng hàng không Việt Nam cần lưu ý đó là hệ thống tư pháp Mỹ hết sức phức tạp, các hãng cần tìm hiểu kỹ trước khi mở đường bay.

– Thị trường khó khăn như vậy, các hãng hàng không Việt Nam cần có biện pháp gì? 

– Các hãng hàng không Việt Nam có 2 lựa chọn: Có điểm dừng ở nước khác thì sẽ phải cạnh tranh với các hãng nước ngoài trên đường bay đó, các hãng Việt Nam cần đàm phán để có được thương quyền năm, được lấy khách tại nước đó; hoặc bay thẳng.

Bay thẳng cần có máy bay phù hợp, công tác làm thị trường phải rất tốt, giá phải giảm. Hiện nay hãng hàng không Việt Nam bay sang châu Âu cũng đã bị sự cạnh tranh rất lớn từ các hãng hàng không Trung Đông với một điểm dừng Dubai nên có giá vé thấp hơn. Đặc biệt, khi bay xa, yếu tố hiệu quả lợi nhuận phụ thuộc nhiều khai thác hạng ghế cấp cao, còn hạng phổ thông chỉ đủ bù đắp chi phí. Do đó, cần tập trung vào phân khúc thị trường này.

Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu đặt dòng máy bay xa hơn, về lâu dài đặc biệt là A350- 900 ULR, Boeing 777X. Còn các dòng máy bay hiện nay nếu bay sang Mỹ phải giảm tải, điều này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thương mại. Vấn đề thứ hai là hợp tác giữa các hãng hàng không để tạo mạng lưới hãng hàng không, Vietnam Airlines có lợi thế đã tham gia liên minh hàng không SkyTeam, có lợi thế hợp tác dễ dàng, thuận lợi hơn.

Tôi cho rằng một vài năm đầu nếu khai thác đường bay thẳng tới Mỹ thì các hãng sẽ phải chịu lỗ nhưng dự đoán về lâu dài thì đường bay này sẽ hiệu quả. Việc chấp nhận lỗ thời gian đầu là bình thường khi khởi động một thị trường mới. Tôi nghĩ các hãng hàng không Việt Nam sẽ có cách làm khác, tạo sản phẩm khác biệt với các hãng nước ngoài. Thực tế việc làm khác đó mang hiệu quả tốt, lượng hành khách tăng mạnh thời gian qua.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Thị trường hàng không Việt Nam diễn biến như thế nào khi Bamboo Airways chính thức nhập cuộc?

Thị trường hàng không Việt Nam diễn biến như thế nào khi Bamboo Airways chính thức nhập cuộc?

Trong giai đoạn 2016 – 2020 theo ước tính của VIRAC, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm sẽ đạt 9,29% và đạt 74,5 triệu khách hàng trong năm 2020, trong đó có 42,2 triệu khách hàng nội địa và 32,3 triệu khách hàng quốc tế.

Ngành hàng không Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn bùng nổ khi nhu cầu sử dụng vận tải bằng đường hàng không liên tục gia tăng, đồng thời sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trong nước ngày càng diễn ra sôi động. Đặc biệt, sự kiện ra mắt Bamboo Airways mới đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của vận tải nói riêng và ngành du lịch nói chung.

Chiến lược của Bamboo Airways là tập trung vào các tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch, bao gồm các địa phương có dự án của FLC như Quy Nhơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Quốc, Nha Trang… nhằm tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển của du khách, tránh cho họ phải qua nhiều điểm trung chuyển không cần thiết.

Theo thông tin của Công ty CP Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tham gia khai thác của 63 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam.

Các hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific Airlines đang khai thác khai thác 105 đường bay quốc tế. Cũng theo đơn vị này, trong năm 2017, VietJet Air với 43% thị phần, Vietnam Airlines với 42%, luôn nằm trong danh sách các hãng hàng không nắm giữ thị phần lớn nhất. Bên cạnh đó, Jestar Pacific mặc dù chiếm mức thị phần không lớn nhưng cũng ghi nhận những bước tăng trưởng tích cực nửa đầu năm.

Thị trường hàng không Việt Nam diễn biến như thế nào khi Bamboo Airways chính thức nhập cuộc? - Ảnh 1.

Thị phần nội địa các hãng hàng không (Nguồn: VIRAC)

Cụ thể có thể nhận thấy, VietJet Air đã áp dụng thành công mô hình dịch vụ vé máy bay giá rẻ. Doanh thu của hãng này liên tục tăng trưởng qua các năm đều ở mức 2 con số, đạt 27.500 tỷ đồng năm 2016, và đạt 42.300 tỷ đồng vào năm 2017, mức tăng vượt trội 40% và 54% so với năm trước.

Năm 2018, hãng hàng không giá rẻ này đạt tổng doanh thu 52.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 5.830 tỷ đồng. Doanh thu vận tải hàng không đạt 33.815 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước.

Trong khi đó, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng duy trì tốc độ tăng trưởng cao với doanh thu 9 tháng đầu năm 2018 đạt gần 73.000 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tình hình kinh doanh của Jetstar Pcific cũng khá ấn tượng trong giai đoạn 2017-2018 khi doanh thu tính trong 7 tháng đầu năm đã tăng hơn 523 tỷ so với cùng kỳ, vượt kế hoạch 6 lần.

Bên cạnh các hãng hàng không “ăn nên làm ra”, hiện nay, các hãng hàng không hàng đầu Đông Nam Á như AirAsia và Lion đều đang có kế hoạch lập liên doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, VietStar – 1 hãng nội địa khác – mới đây đã được cấp phép và có kế hoạch bắt đầu cung cấp dịch vụ từ cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Nếu liên minh Vietnam AirAsia của AirAsia và Batik Vietnam của Lion Group được đưa vào hoạt động tại Việt Nam, thị trường sẽ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Mới đây, hãng lữ hành lớn nhất Việt Nam là Vietravel cũng úp mở về việc tham gia thành lập một hãng hàng không mới.

Việc Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường hàng không vừa đặt ra những thuận lợi và cả những khó khăn, đặc biệt là đối với thị trường còn nhiều tiềm năng nhưng không dễ tồn tại như hàng không. Nó đòi hỏi hãng này phải sử dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp và đúng đắn, đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía Nhà nước trong việc nâng cao hạ tầng và quy hoạch đội bay.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 theo ước tính của VIRAC, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm sẽ đạt 9,29% và đạt 74,5 triệu khách hàng trong năm 2020, trong đó có 42,2 triệu khách hàng nội địa và 32,3 triệu khách hàng quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách hàng nội địa sẽ tiếp tục gia tăng với tốc độ 10,56% và khách hàng quốc tế sẽ là 7,73% trong giai đoạn 2016 – 2020. Điều này cho thấy mức độ tiềm năng lớn của thị trường này bên cạnh những sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Thị trường hàng không Việt Nam diễn biến như thế nào khi Bamboo Airways chính thức nhập cuộc? - Ảnh 2.
Nguồn: cafef.vn