Tranh cãi hai tay vịn của ghế giữa trên máy bay thuộc về ai

Tranh cãi hai tay vịn của ghế giữa trên máy bay thuộc về ai

Trong chuyến bay từ Anh tới Tây Ban Nha, hai hành khách cãi nhau nảy lửa về việc sử dụng thành ghế, khiến máy bay suýt phải quay đầu.

Một chương trình truyền hình Mỹ ngày 6/6 đã hỏi trên Twitter về tình huống thường gặp trên máy bay: “Bạn có được dùng cả hai tay vịn nếu ngồi ghế giữa không?”. Câu hỏi nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi, thu hút hơn 100.000 người tham gia.

Dylan Connolly, một hành khách cho rằng đây là “luật ngầm” trên máy bay. “Ghế giữa sẽ có hai tay vịn, vì ghế sát cửa sổ có một bức tường để dựa vào, ghế cạnh lối đi có thể tận hưởng không gian rộng lớn để duỗi chân”, Dylan viết.

Nhiều hành khách trên máy bay đã xảy ra tranh cãi về chỗ dựa tay ở hàng ghế giữa. Ảnh: Paper Clipdesign.

Nhiều hành khách trên máy bay đã xảy ra tranh cãi về chỗ dựa tay ở hàng ghế giữa. Ảnh: Paper Clipdesign.

Crazy Diamond, một tài khoản khác, cũng đồng tình với câu trả lời trên, nên thường nhường tay vịn cho hành khách ngồi giữa. Nhiều người cho rằng khách ngồi ghế giữa thiệt thòi nhất, vì ít không gian riêng tư. Do đó, họ hoàn toàn được quyền sử dụng hai tay vịn để có thể ngồi thoải mái hơn.

Nikolaus Sennhauser, du khách Scotland đã mua phải ghế ngồi giữa trong chuyến du lịch tới Bangkok, Thái Lan. Quy tắc của anh trong “cuộc chiến” giành tay vịn là tỳ cả hai tay lên hai thành ghế.

Tuy nhiên, cựu cầu thủ bóng rổ Ross Tucker thì cho rằng điều này còn tùy thuộc vào việc bạn ngồi cạnh ai. “Người ngồi giữa sẽ không thể dùng cả hai thành ghế nếu ngồi cạnh tôi”, Ross viết. Bởi anh là một người chơi thể thao, có thân hình cao lớn nên thường chiếm không gian nhiều hơn.

Một số khác cho rằng bất kỳ người nào trong hàng ghế ba chỗ đều có quyền sử dụng cả hai tay vịn. Việc ai là người có đặc quyền này phụ thuộc vào tính cách của người ngồi cạnh. Nếu không thể thu xếp được, chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với một “cuộc chiến khuỷu tay” suốt hành trình.

Tranh cãi hai tay vịn của ghế giữa trên máy bay thuộc về ai

Một số người cho rằng nếu bạn ngồi cạnh những người to lớn, không gian riêng tư sẽ bị xâm chiếm ít nhiều. Ảnh: Scoop Whoop.

Sự cố liên quan đến tay ghế từng xảy ra vào đầu năm 2017, trên chuyến bay từ London, Anh tới Malaga, Tây Ban Nha giữa hai hành khách cùng là luật sư. Họ tranh cãi rồi quay sang mạt sát và đe dọa kiện tụng nhau. Sự việc căng thẳng đến mức phi hành đoàn suýt phải yêu cầu máy bay quay đầu.

Jacqueline Marie, tiếp viên hàng không của một hãng lớn ở Mỹ, tin rằng người ngồi ghế giữa có quyền sử dụng cả hai tay vịn. Trong sự nghiệp của mình, Jacqueline chưa bao giờ phải phân xử về vấn đề trên. Tuy nhiên cô nhận thấy nhiều hành khách mắc kẹt ở giữa chỉ hy vọng một chuyến bay yên bình, tránh đối đầu. Điều đó có nghĩa là họ chấp nhận ngồi không thoải mái và dựa vào một bên thành ghế mà không muốn khiếu nại hay đòi quyền lợi.

Nhiều người vì muốn một chuyến bay yên bình nên chấp nhận ngồi trong tư thế không thoải mái, và bị hai người ngồi cạnh lấn chiếm chỗ để tay ở cả hai bên. Ảnh: CBC.

Nhiều người vì muốn một chuyến bay yên bình nên chấp nhận ngồi trong tư thế không thoải mái, và bị hai người ngồi cạnh lấn chiếm chỗ để tay. Ảnh: CBC.

Theo Daniel Baron, CEO của một hãng thiết kế nội thất hàng không có trụ sở ở Tokyo, những người ngồi ghế phổ thông được đối xử bình đẳng về mặt không gian. Bên cạnh đó, nhiều thiết kế được một số hãng bay áp dụng để giải quyết cuộc chiến khuỷu tay. Một trong số đó là lắp đặt các thành ghế hai tầng, giúp hai người ngồi cạnh nhau đều có thể tựa tay lên đó.

Nguồn: vnexpress.net

Tân Sơn Nhất ngưng phát thanh thông tin chuyến bay để bớt ồn

Tân Sơn Nhất ngưng phát thanh thông tin chuyến bay để bớt ồn

Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) từ ngày 1/7 ngừng phát thanh bằng micro (loa) tại nhà ga quốc tế (T2).

Tân Sơn Nhất ngưng phát thanh thông tin chuyến bay để bớt ồn

Việc ngưng phát thanh ở nhà ga nhằm hạn chế tiếng ồn trong điều kiện hạ tầng đang quá tải. Ảnh: Hữu Công.

Các mẫu phát thanh tự động tại nhà ga quốc tế cũng bị hủy, chỉ còn phát thanh Gate change (thông báo thay đổi cửa khởi hành). Tất cả thông tin trạng thái được cập nhật liên tục trên hệ thống màn hình FIDS. Đến tháng 10 sẽ áp dụng tại nhà ga quốc nội (T1).

Động thái này được sân bay đưa ra nhằm hạn chế tiếng ồn, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trong điều kiện hạ tầng đang quá tải. Tân Sơn Nhất là sân bay đầu tiên ở Việt Nam thực hiện việc ngừng phát thanh thông tin.

Nguồn: vnexpress.net