Chuyện ít người biết về đào tạo phi công: Quy trình khắc nghiệt và tốn kém

Phi công là nghề có thu nhập cao, mức lương lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng; nhưng để trở thành những phi công lành nghề, họ phải trải qua những khóa huấn luyện khắc nghiệt kéo dài hàng năm trời và phải tự bỏ số tiền rất lớn để đi học.

Quy trình đào tạo cực kỳ khắc nghiệt

Để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, các học viên trước tiên phải qua được khâu tuyển chọn vô cùng khó khăn về thể hình và thể lực.

Sau khi qua vòng sơ tuyển, các học viên sẽ tham gia khóa huấn luyện phi công dự khóa, các học viên sẽ được chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tiếp thu tốt chương trình huấn luyện phi công cơ bản. Giai đoạn này sẽ giúp các học viên hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về năng lực cũng như phẩm chất của nghề phi công. Khóa huấn luyện này sẽ kéo dài 6 tháng.

Giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo phi công là chương trình đào tạo phi công cơ bản. Để có thể tham gia khóa học dài 16 đến 18 tháng này, các học viên phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và vượt qua vòng phỏng vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ được cấp các chứng chỉ cần thiết theo đúng tiêu chuẩn về bằng cấp của người lái do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.

Chuyen it nguoi biet ve dao tao phi cong: Quy trinh khac nghiet va ton kem hinh anh 1

Học viên phi công phải đáp ứng điều kiện khắt khe về sức khỏe

Tiếp đó, các học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong khoảng 1 năm, rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Do đó, đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm.

Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ. Đến khi đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái, mỗi năm, các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.

Chuyen it nguoi biet ve dao tao phi cong: Quy trinh khac nghiet va ton kem hinh anh 2

Mỗi năm các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.

Tự bỏ tiền “khủng” học nghề

Ở nước ta hiện nay, nghề phi công là giấc mơ của nhiều người. Nhưng sự thực không nhiều người có thể với tới “giấc mơ bay”. Vì muốn trở thành phi công, ngoài các tiêu chuẩn về thể hình, thể lực, người học phải có một số tiền ít nhất là 4 tỷ đồng để đi học cho tới lúc thành nghề.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi nguồn nhân lực đã gần như đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, các hãng hàng không đang dần dần loại bỏ chương trình hỗ trợ dành cho học viên, buộc các học viên phải tự chi trả toàn bộ học phí đào tạo nếu muốn đi học trở thành phi công.

Cách đây chưa lâu, PV của VTC News đã khảo sát tại một số gia đình có con em đang theo học phi công dân dụng, thì chi phí đi học đào tạo phi công ở nước ngoài, đào tạo huấn luyện bay trong nước đến khi trở thành cơ phó các gia đình đều phải tự trả 100%. Tổng chi phí ước tính từ khi bắt đầu học đến khi lên được cơ phó khoảng 4 tỷ đồng.

Việt Nam hiện tại có trường Học viện Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, để tham gia vào các khóa học trở thành phi công, có bằng hàng không quốc tế, các học viên sẽ phải tới một số quốc gia có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không cho Việt Nam như: Mỹ, Úc, Anh, Pháp hoặc New Zealand, mới đây nhất có thêm Nam Phi.

Chuyen it nguoi biet ve dao tao phi cong: Quy trinh khac nghiet va ton kem hinh anh 3

Theo anh Louis Trần, chi phí ban đầu bỏ ra để đi du học tại Nam Phi là 77.000 USD
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Để trở thành phi công chuyên nghiệp, một học viên có thể đi theo 3 con đường. Một là học tại Việt Nam, sau đó xin đi du học nước ngoài. Hai là du học ngay từ đầu và thứ ba là được các hãng hàng không nội địa cử đi học.

Ở trường hợp thứ nhất, các học viên có thể học sơ cấp tại Học viện Hàng không Việt Nam trong 2 năm, sau đó, tùy vào năng lực và tài chính có thể học tiếp tại Nam Phi hoặc Úc.

Anh Louis Trần, một học viên phi công đang tham gia khóa học đào tạo phi công tại Nam Phi cho biết: “Học ở Việt Nam chủ yếu là học ngoại ngữ, và lý thuyết, sau đó khi đủ điều kiện bạn sẽ phải ra nước ngoài để tiếp tục học thực hành trong vòng 14 – 24 tháng, tùy vào năng lực của mỗi người”.

Chi phí đi học trong nước và nước ngoài do người học tự chi trả 100%. Đây là một số tiền không nhỏ.

Theo thông tin mà anh Louis cung cấp, chi phí ban đầu bỏ ra để đi du học tại Nam Phi là 77.000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng). Sau 2 năm, học viên có thể nhận được bằng hàng không quốc tế và trở về Việt Nam học tiếp.

Giai đoạn này gọi là học chuyển loại. Chi phí của giai đoạn này khoảng 30.000 USD (gần 700 triệu đồng). Tiếp tục, sau khi học chuyển loại xong, các học viên sẽ tốn thêm 75.000 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng) để được huấn luyện lên cơ phó tại một hãng hàng không nào đó trong nước.

Nguồn: vtc.vn

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không

Cặp song sinh hiện đều là nữ tiếp viên hàng không. Họ luôn chia sẻ mọi thứ với nhau trong cuộc sống, từ công việc tới đời thường và cùng chung sở thích du lịch.

Cặp song sinh Anna và Laura Perry cùng đến từ Sutton Coldfield, Birmingham, Anh, hiện đang là nữ tiếp viên hàng không của hãng Virgin Atlantic. Ở tuổi 23, họ luôn chia sẻ mọi thứ với nhau, gắn kết như hình với bóng từ khi sinh ra cho tới hiện tại. Do lối trang phục giống hệt nhau, đôi khi người khác vẫn nhầm lẫn giữa Anna và Laura Perry.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Vẻ cuốn hút của cặp đôi song sinh người Anh hiện đang là nữ tiếp viên hàng không của hãng Virgin Atlantic

 Hai chị em chia sẻ, họ trải qua từng giây phút bên nhau, luôn mặc đồ đôi giống hệt và thậm chí cả công việc hiện tại cũng giống nhau. Thậm chí, cả hai còn lựa chọn cùng 1 ca làm việc trên mỗi chuyến bay.

Cùng chung niềm đam mê du lịch và giấc mơ bay, cả hai quyết định nộp đơn làm việc tại Virgin Atlantic. “Khi phỏng vấn, chúng tôi nói với nhà tuyển dụng sẽ không nhận công việc này, trừ khi người chị em song sinh của mình cũng được nhận”, Laura và Anna kể lại.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Cả hai luôn gắn với nhau như hình với bóng suốt 23 năm qua

Cặp song sinh cho biết, họ hiện vẫn sống chung với gia đình và di chuyển tới sân bay Heathrow hàng tuần. Tại đây, cả hai thường đổi ca với những thành viên phi hành đoàn của hãng để đảm bảo họ luôn bay cùng một chuyến. Do luôn chọn ca làm việc cùng nhau, họ thường xuyên nhận được những ánh mắt bối rối pha chút thích thú từ du khách.

“Chúng tôi thích bay cùng nhau để có thể cùng đi du lịch, chia sẻ mọi trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cả hai đều thích tới San Francisco, thăm thú các điểm tham quan vào ngày nghỉ. Chúng tôi hãnh diện khi trở thành cặp song sinh được nhiều người chú ý và thấy may mắn khi có được công việc mơ ước này”, Anna nói.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Hình ảnh luôn gắn kết với nhau của họ đôi lúc khiến du khách trên các chuyến bay ngạc nhiên bối rối

Trong 2 năm làm việc cùng hãng hàng không Virgin, cặp đôi có nhiều cơ hội vi vu khắp thế giới. “Chúng tôi thích được khám phá nhiều nơi, nhưng điểm đến ưa thích hơn cả vẫn là Mỹ”, Laura khẳng định.

Vô tình chia sẻ cuộc sống của mình trên Instagram, cả hai không ngờ họ được chú ý nhiều đến vậy. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là cặp song sinh tiếp viên hàng không “hấp dẫn nhất thế giới”.

Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Nhờ làm việc trên cùng chuyến bay, cả hai có dịp chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, công việc và cả du lịch
Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không
Công việc tiếp viên hàng không giúp họ có cơ hội đặt chân tới nhiều điểm du lịch nổi tiếng
Vẻ đẹp cuốn hút khó rời mắt của cặp song sinh tiếp viên hàng không

Hiện cả hai đang trở thành cặp đôi song sinh là tiếp viên hàng không được săn đón trên mạng xã hội

Nguồn: vietnamnet.vn