Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Dòng nước uốn lượn qua những thửa ruộng lúa chín vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp đẹp tựa bức tranh thủy mặc nơi biên cương.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam từ xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối tháng 8.Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh. Anh cho biết mình bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao. Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10 km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Đầu tháng 10, những ruộng lúa đã chín vàng ươm trên thung lũng Phong Nậm. Nằm nép mình dưới chân núi là những nóc nhà của người Tày, với khoảng 20 – 30 hộ dân cùng chung sống.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Người dân đánh cá trên dòng Quây Sơn. Non nước vùng Cao Bằng với thác Bản Giốc, sông Quây Sơn, động Ngườm Ngao… là những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Vào mùa lúa chín, những địa danh này thu hút nhiều khách tham quan và các nhiếp ảnh gia trên cả nước tới ngắm cảnh, chụp hình.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Mây trôi lơ lửng trên những cánh đồng lúa. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để săn ảnh thiên nhiên Phong Nậm là lúc nắng mới lên và hoàng hôn.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Dòng Quây Sơn uốn lượn chảy qua những thửa ruộng mùa vàng.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Trên đường vào thung lũng Phong Nậm, du khách sẽ bắt gặp những bụi tre xanh nằm kề bên cánh đồng lúa chín và các bản làng nối tiếp nằm ven chân núi.

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy), nơi đổ nước của sông Quây Sơn có hai dòng chính. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Tại thác, du khách có thể thuê bè tre của người dân để tham quan xung quanh, với giá khoảng 50.000 đồng một người.Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Đặt vé máy bay đi Hà Nội giá chỉ 190k

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Phạm Huy Trung

Chính phủ đề xuất giao ACV làm sân bay Long Thành

Chính phủ đề xuất giao ACV làm sân bay Long Thành

Một trong những lý do giao ACV đầu tư chính ở dự án sân bay Long Thành, theo ông Nguyễn Văn Thể, là “đảm bảo an toàn cho các nguyên thủ, lãnh đạo”.

Tại tờ trình báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án này, Chính phủ muốn đề xuất Quốc hội thông qua nghị quyết giao Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (AVC) đầu tư các hạng mục chính giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư 4,8 tỷ USD, tương đương 111.000 tỷ đồng.

Chính phủ lý giải, theo quy định Nghị quyết 94/2015 dự án có thể sử dụng phần vốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn doanh nghiệp. Do vậy, việc giao ACV trực tiếp đầu tư các hạng mục chính của dự án giai đoạn 1 bằng vốn của doanh nghiệp “là có thể xem xét chấp nhận được”. Nhưng do đây là dự án cảng hàng không mới, nên theo Luật Đấu thầu phải đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư nên việc giao ACV đầu tư, khai thác cảng cần phải được Quốc hội thông qua.

Nói lý do chọn ACV, tại cuộc họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế về dự án này sáng nay (14/10), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, tổ chức nào làm cũng được, nhưng “nếu ACV làm sẽ đảm bảo an ninh, an toàn cho các nguyên thủ, lãnh đạo”.

Hiện vốn Nhà nước đang chiếm 95% tại ACV và sẽ tăng lên gần 100% thời gian tới thông qua chủ trương tăng vốn nhà nước rót vào làm một số đường bay tại 21 sân bay đơn vị này đang quản lý.

Chính phủ đề xuất giao ACV làm sân bay Long Thành

Phối cảnh hình hoa sen của sân bay Long Thành. Ảnh: MT

Ông Thể cũng cho biết, ACV đã cân đối được 37% vốn để thực hiện dự án giai đoạn 1. Cụ thể theo tờ trình của Chính phủ, phương án bố trí vốn để ACV triển khai các hạng mục chính cho giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành gần 4,2 tỷ USD, tương đương trên 98.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2018, tổng công ty này đã tích lũy được lượng tiền mặt gần 24.270 tỷ đồng và dự tính sẽ tích lũy gần 12.340 tỷ đồng trong 8 năm tới nhờ kết quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, tổng số tiền ACV bố trí vốn chủ sở hữu thực hiện là hơn 36.607 tỷ đồng (gần 1,6 tỷ USD). Số vốn còn lại, hơn 2,6 tỷ USD, ACV sẽ đi vay.

“Huy động chứ không phải hợp tác vì sân bay quốc tế là không cổ phần hóa”, Bộ trưởng Giao thông Vận tải nói và nhấn mạnh, phần vốn huy động từ bên ngoài của ACV sẽ được tính toán để quản lý, đảm bảo an toàn cho cảng hàng không quốc tế lớn nhất nước.

Tuy nhiên, đề xuất này lại không nhận được đồng tình từ phía các thành viên Ủy ban Kinh tế. Ông Nguyễn Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban băn khoăn, nếu Chính phủ kiến nghị giao việc thực hiện cho ACV đầu tư các hạng mục chính sẽ là “chỉ định thầu, vì theo luật Đấu thầu, dự án này phải tiến hành đấu thầu”.

“Chưa bao giờ Quốc hội chỉ định giao cho một đơn vị cái gì cả. Vậy có cần trình ra Quốc hội cái này hay không?”, ông Thanh nói.

Chưa kể, hiện ACV đầu tư xây nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Điện Biên… Với khối lượng công trình đang rót vốn lớn thì “tài chính của ACV có làm được không”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh hỏi.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trường Giang – Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ chỉ nên xin Quốc hội thông qua chủ trương chỉ định thầu, chứ không xin chỉ định một doanh nghiệp cụ thể như vậy. Ông cũng đề nghị, hồ sơ trình của Chính phủ cần làm rõ việc giao một doanh nghiệp đầu tư các hạng mục chính sẽ tác động ra sao, có vi phạm các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia hay không.

Chính phủ trình Quốc hội, giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành gồm 4 hạng mục.

Hạng mục 1 (các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước): Giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư, sau đó cho các cơ quan quản lý nhà nước thuê lại.

Hạng mục 2 (các công trình phục vụ quản lý bay): Giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 3 (các công trình thiết yếu của cảng hàng không): Giao ACV trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 4 (các công trình dịch vụ): Giao ACV hợp tác đầu tư, nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Nguồn: vnexpress.net

Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng

Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng

Vào những ngày đông 24h không có ánh mặt trời, đường băng cũng không có đèn, phi công được huấn luyện để hạ cánh ở sân bay Nam Cực.

Nằm cách thành phố Christchurch (New Zealand) hơn 4.000 km trên bờ biển đảo Ross là khu định cư lớn nhất ở Nam Cực, trạm McMurdo. Đây là cơ sở chính cho Chương trình Nam Cực của Mỹ với hơn 1.000 người sinh sống vào mùa hè. Nơi này chỉ còn khoảng 250 người sinh sống vào mùa đông, do nhiệt độ có thể xuống thấp -50 độ C.

Ngoài thời tiết khắc nghiệt hay vị trí xa xôi hẻo lánh, những người sống tại McMurdo có một mối quan tâm khác: tới đó bằng cách nào. Một phương tiện cổ điển và chậm hơn, là tàu thuỷ. Nhanh nhất là máy bay, với ba đường băng trên tuyết trắng.

Nơi phi công phải hạ cánh dù không thấy đường băng

Máy bay hạ cánh trên sân bay McMurdo. Ảnh: USAF.

Lớp băng bạn nhìn thấy không hề giống một sân trượt băng hay mặt hồ đông cứng vào một ngày mùa đông. Đường băng này thực ra là “băng trắng” – một lớp tuyết nén cực chặt dày 7 – 10 cm. Dưới thời tiết khó đoán của Nam Cực, trải nghiệm những đường băng trơn trượt này không phải phần đáng ngại nhất trên chuyến bay. Những tàu bay phù hợp để hạ cánh trong điều kiện này phải có thiết bị hạ cánh với khả năng trượt tuyết. Một số thậm chí còn có “máy bay hỗ trợ cất cánh” để giúp chúng bay lên không trung nếu thời tiết đặc biệt khắc nghiệt.

Đường băng trắng hoà với cảnh vật xung quanh. Ảnh: Alamy.

Đường băng trắng hoà với cảnh vật xung quanh. Ảnh: Alamy.

Vào những ngày mùa đông 24h không có ánh mặt trời, đường băng cũng không có đèn, phi công được huấn luyện để hạ cánh ngay cả khi không thấy đường băng trong một trận bão tuyết. Tệ hơn, phi công sẽ phải quay đầu về Christchurch, và đợi cho đến khi điều kiện cải thiện trước khi cố gắng hạ cánh một lần nữa xuống đường băng trơn trượt kia.

Hiện trạm McMurdo hạn chế khách du lịch, chỉ những người tới đây với mục đích nghiên cứu khoa học mới được chấp thuận. Bạn có thể thử vận may khi đăng ký làm tình nguyện viên, thực tập sinh hoặc ứng tuyển trở thành nhân viên hỗ trợ căn cứ cho các bộ phận cứu hoả, nhà bếp… Những chuyến bay từ New Zealand tới đây quanh năm, dùng máy bay quân sự, tàu phá băng và tàu cung ứng nhu yếu phẩm vào mùa hè.

Ngoài trạm McMurdo, du khách có thể khám phá nhiều nơi thú vị khác tại Nam Cực. Tháng 11 và 12 – thời điểm dễ chịu nhất trong năm ở vùng đất băng giá với nhiệt độ cao nhất lên tới -16 độ C. Tour khởi hành từ Việt Nam có giá hơn 300 triệu đồng.

Nguồn: vnexpress.net

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Đèo dài 20 km, nằm cheo leo bên sườn núi cùng dòng Nho Quế uốn lượn chảy quanh tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Đèo Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200 m, thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, địa danh được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010. Nhìn từ xa, con đèo như một “sợi chỉ” vắt giữa lưng chừng đồi núi tạo nên khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Cung đường đèo này có chiều dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn – Mèo Vạc.

Mã Pì Lèng hay Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng đều mang nghĩa “sống mũi con ngựa” theo tiếng của dân tộc Mông. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nghiên cứu cho rằng tên gọi này ban đầu không được đặt cho đỉnh núi hay con đèo mà là tên của một bản người Mông ở địa phương vào thời con người mới mở đường qua đây.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Trên đường đèo, du khách sẽ bị cuốn hút khi nhìn thấy hẻm Tu Sản nằm dưới khe núi tạo thành sông Nho Quế.

Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, Đồng Văn, đi qua hẻm núi Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo Mã Pì Lèng. Đến Mèo Vạc, dòng nước tách ra chảy theo hướng đông – đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Nhiều điểm trên cung đường này du khách có thể dừng để ngắm và chụp ảnh. Chị Thu Hà, du khách từ Hà Nội, check-in tại khu vực mỏm đá (năm 2017) ở đèo Mã Pì Lèng, nơi có tầm nhìn toàn cảnh hẻm Tu Sản.

Công trình nhà nghỉ, quán cà phê không phép Panorama được xây trên một khúc cua, trước cũng là mỏm đá nhiều khách dừng check-in.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Con thuyền lướt trên dòng Nho Quế, xung quanh là những vách núi đá hùng vĩ của vùng cao Hà Giang.

Anh Phạm Hoàng Cương (Hà Nội), tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh dành nhiều năm để ghi lại vẻ đẹp hùng vĩ của cung đèo. “Mỗi khi lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc cùng những đỉnh núi cao vợi, tôi lại thấy như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh”, anh Cương kể.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Một trạm dừng chân trên cung đèo.

Các tài liệu lịch sử ghi lại, cung đường đèo được hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó, riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế

Ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh, du khách có thể tìm hiểu và thử trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa trên đèo Mã Pì Lèng. Trong ảnh là một người dân tộc Mông ngồi nghỉ trên đường gùi bó cây ngô khô về nhà.

Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Trong đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; và hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Nguồn: Huỳnh Phương, vnexpress.net
Ảnh: Phạm Hoàng Cương

Điều cần biết cho chuyến ‘săn’ dã quỳ

Điều cần biết cho chuyến ‘săn’ dã quỳ

Du khách nên đến Đà Lạt vào cuối tháng 10 để ngắm hoa nở rộ và đặt phòng trước, tránh tình trạng kín chỗ.

Mùa hoa dã quỳ nở rộ hàng năm hút du khách khắp nơi đến Đà Lạt. Theo dân gian, loài hoa mang ý nghĩa cho tình yêu mãnh liệt vượt lên nghịch cảnh khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm gợi ý cho chuyến ngắm hoa dã quỳ ở Đà Lạt.

Hoa dã quỳ như một đặc sản níu chân du khách đến Đà Lạt vào mỗi năm. Ảnh: Di Vỹ.

Hoa dã quỳ như một “đặc sản” níu chân du khách đến Đà Lạt vào mỗi năm. Ảnh: Di Vỹ.

Thời gian thích hợp

Tuỳ thời tiết mà mỗi năm hoa dã quỳ nở vào thời điểm khác nhau. Thời gian lý tưởng để đến đây thường vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi vào dịp cuối tuần.

Phương tiện di chuyển

Từ Hà Nội hay Đà Nẵng, du khách đều có thể sử dụng máy bay để di chuyển. Giá vé máy bay một chiều từ hai thành phố này đi Đà Lạt dao động từ 1,1 triệu đồng (đã bao gồm thuế và phí). Săn tại đây!

Từ Sài Gòn, bạn có thể đi xe buýt giường nằm với giá 225.000 đồng một chiều, di chuyển 5 đến 7 tiếng. Các chuyến bay từ TP HCM đi Đà Lạt có giá dao động từ 940.000 đến 2,4 triệu đồng, tuỳ theo lịch bay và hãng hàng không.

Lưu trú

Dịch vụ lưu trú tại Đà Lạt phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. “Thành phố tình yêu” cung cấp cho du khách đầy đủ loại hình lưu trú từ resort nghỉ dưỡng 4 – 5 sao đến khách sạn, nhà nghỉ và homestay. Bạn có thể tham khảo giá tại các trang đặt phòng trực tuyến.

Cung đường nổi tiếng có hoa nở rộ

Dọc theo những đường dốc quanh co, bạn sẽ bắt gặp thung lũng nép mình dưới cánh rừng thông. Vào ngày trời nắng, mây lờn vờn bên trên những đỉnh đồi. Nổi bật trên khung cảnh thơ mộng đó là sắc vàng của hoa dã quỳ kéo dài như vô tận.

Trại Mát – Cầu Đất luôn đứng đầu danh sách các cung đường có hoa dã quỳ nở đẹp nhất ở Đà Lạt. Cung này cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Du khách có thể kết hợp ghé thăm đồi chè. Ngoài ra, từ đèo D’ran (thuộc địa phận thị trấn Đơn Dương), chân đập nước Đa Nhim cũng là nơi bạn dễ ngắm hoa.

Một số cung đường khách bạn nên tham khảo như: Đèo Prenn và cao tốc Liên Khương, Dinh 3 – Hồ Tuyền Lâm – Đường hầm đất sét hay Tu Tra – Bồng Lai… Nếu ngại di chuyển xa, bạn có thể tìm đến một số địa điểm trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, hoa ở các nơi này thường thưa và ít hơn.

Hoa dã quỳ khi nở tạo thành những mảng màu vàng, xanh rực rỡ. Ảnh: Di Vỹ.

Hoa dã quỳ khi nở tạo thành những mảng màu vàng, xanh rực rỡ. Ảnh: Di Vỹ.

Các món ngon nên thử

Sau chuyến đi dài trong ngày, du khách có thể tìm ra chợ đêm Đà Lạt để thử nhiều món ăn vặt đã thành thương hiệu cuả vùng đất này như bánh tráng nướng, sữa đậu nành, bắp nướng, khoai nướng… Nhiều hàng quán phục vụ bữa ăn tối bằng các món như bún riêu, bún bò Huế, hủ tiếu…

Một số địa chỉ lâu năm hút khách là: bánh tráng nướng ngã ba Hoàng Diệu, bánh căn gốc bơ, lẩu gà lá é đường 3/4, bánh ướt lòng gà dốc Tăng Bạt Hổ, bún riêu cô Lan, lẩu bò Dã Chiến, bánh mì xíu mại ở ngã tư đường Bùi Thị Xuân – Thông Thiên Học…

Lưu ý thêm

Vào cuối năm, thời tiết ở Đà Lạt khá lạnh, du khách nên mang theo nhiều áo ấm. Một số vật dụng cần thiết khác như bao tay, nón len, khăn choàng cũng phù hợp để giữ ấm và trở thành phụ kiện giúp bạn đẹp hơn trong ảnh.

Bạn có thể thuê xe máy tại nhiều cửa hàng ở trung tâm thành phố, giá 150.000 đồng – 200.000 đồng, tuỳ loại xe. Ngoài ra, du khách nên khởi hành vào sáng sớm để quay về thành phố vào buổi chiều, tránh trường hợp đi đường đèo, núi dốc vào buổi tối, khá nguy hiểm.

Nguồn: vnexpress.net

Khách nhí đi tiểu vào chai nước tại ghế máy bay

Khách nhí đi tiểu vào chai nước tại ghế máy bay

Khi khách nhí đi tiểu vào chiếc chai rỗng, cả cabin máy bay “bốc mùi không khác gì trong nhà vệ sinh”.

Trên chuyến bay từ thành phố Dunedin đến Auckland tuần trước, một gia đình đã thay tã bẩn cho con nhỏ 4 tuổi ngay trên ghế máy bay. Khi tiếp viên nhắc nhở và nói rằng gia đình có thể làm điều đó trong nhà vệ sinh, họ đã phớt lờ. Một nhân chứng cho biết sau đó, bà đứa trẻ đã để cháu đứng trên ghế máy bay và đi tiểu vào một chai nước rỗng, thay vì dẫn vào toilet. Điều tệ hơn, những hành khách này đã nhét khăn giấy mà họ dùng để lau chai đựng nước tiểu vào túi ghế máy bay phía trước mặt.

Nhiều người đã chỉ trích hành động cho con đi tiểu ngay tại ghế máy bay của cặp du khách. Ảnh: One Mile At A Time.

Nhiều người đã chỉ trích hành động cho con đi tiểu ngay tại ghế máy bay của cặp du khách. Ảnh: One Mile At A Time.

“Toàn bộ cabin bốc mùi như trong nhà vệ sinh”, một hành khách chia sẻ. Dù nhiều người cùng phàn nàn về sự cố trên, hãng bay cho biết họ không thể bồi thường cho trường hợp này.

Người phát ngôn của hãng bay gửi lời xin lỗi vào ngày 14/10 tới hành khách vì trải nghiệm của họ trên chuyến bay. “Vì lý do vệ sinh và sự thoải mái của mọi khách hàng, chúng tôi khuyến khích các gia đình đi du lịch cùng trẻ nhỏ, sơ sinh sử dụng thiết bị thay tã trong nhà vệ sinh trên chiếc A320. Trong các toilet cũng đều có thùng rác để vứt tã lót bẩn”.

Nguồn: vnexpress.net