8 điều khiến khách Tây lần đầu đến Việt Nam phải ngạc nhiên

Chàng trai Mỹ lần đầu thấy nhiều người hút thuốc lào từ ống tre khổng lồ khi họ ngồi trong quán nước, hàng bia hơi ven đường.

Jimmy – đến từ Mỹ, và bạn gái Tah – người Thái Lan, gặp nhau tại Hàn Quốc năm 2015 khi anh còn phục vụ trong quân đội còn Tah đang du học. Hai năm sau, họ cùng nhau lên đường khám phá thế giới, một trong những điểm đến đầu tiên là Việt Nam. Mới đây, hai blogger này chia sẻ trên kênh YouTube Diver Living những ấn tượng về Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội và Hội An.

Jimmy và Tah chụp ảnh trên cầu Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Divert Living.

Jimmy và Tah chụp ảnh trên cầu Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Divert Living.

Nếu chưa từng đến Việt Nam, bạn nên biết trước một số điều để lên kế hoạch tốt hơn. Thực tế, Việt Nam là một trong những điểm đến nổi bật nhất trong hành trình của chúng tôi. Từ văn hóa, ẩm thực, con người cho tới thắng cảnh, đất nước này có mọi thứ cho du khách khám phá.

Đây là điểm dừng chân lý tưởng cho người lần đầu phượt Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ hé lộ những ấn tượng đầu tiên về Việt Nam.

Thuốc lào

Sau khi ghé thăm một số nước Đông Nam Á, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người hút thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là thuốc lào từ những ống tre khổng lồ (điếu cày) mà cả hai chưa từng thấy trên đời. Người Việt thường uống trà xanh khi hút thuốc lào, họ nói rằng hai thứ này kết hợp sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa – chúng tôi không chắc thực hư thế nào.

Mũ bảo hiểm

Thông thường mũ bảo hiểm có hình dáng đồ sộ, che kín tai nhưng mũ kiểu Việt Nam có lưỡi trai trông giống mũ bóng chày, một số còn có khoảng trống chừa ra phía sau để các chị em buộc tóc cao nếu muốn. Kiểu dáng mũ bảo hiểm này dường như rất phổ biến với thanh thiếu niên.

Lần đầu đến Việt Nam, chúng tôi bật ra câu hỏi: “Thực sự nó có thể bảo vệ bạn khỏi tai nạn sao?”. Một số người nói rằng, mũ bảo hiểm nửa vời này chỉ là phương tiện để chống chế.

Tiếng còi xe là một ngôn ngữ

Bạn có thể ngạc nhiên trước lượng xe máy tại Việt Nam. Người dân bấm còi liên tục, nhưng đây là một cách để họ giao tiếp với nhau trên đường, như để thông báo rằng: “Tôi đang đi lên phía ấy đó nhé, anh kia hãy cẩn thận”.

Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy người dân cũng bấm còi theo nhịp điệu. Đây là điều chúng tôi chưa hiểu hết và thực sự muốn thử nghiệm trong chuyến đi tiếp theo tới Việt Nam.

Làn sóng Hàn Quốc

Chúng tôi gặp nhau tại Hàn Quốc nên rất dễ nhận ra thời trang từ xứ sở kim chi. Những bạn trẻ Việt Nam có phong cách giống nhau từ kiểu tóc đến trang điểm hơi hướng Hàn Quốc, xu hướng thời trang này cũng thịnh hành tại Thái Lan.

Con gái Việt Nam thường trang điểm tự nhiên, và có làn da đẹp nên họ trông thực sự trẻ trung, Tah nhận xét. Ảnh: Divert Living.

“Con gái Việt Nam thường trang điểm tự nhiên, và có làn da đẹp nên họ trông thực sự trẻ trung”, Tah nhận xét. Ảnh: Divert Living.

Bia rẻ như nước

Khi đến Hội An lần đầu, chúng tôi định gọi nước khoáng trong nhà hàng, song phát hiện ra một chai nước có giá 15.000 đồng trong khi một chai bia giá chỉ 20.000 đồng nên cả hai quyết định uống bia. Có lẽ đây là lý do Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất tại Đông Nam Á.

Không chỉ vậy, người Việt còn có bia hơi rẻ nhất thế giới – 5.000 đồng một cốc. Một số nhà nghỉ hostel hay homestay còn miễn phí bia cho khách tới vào giờ vàng, vì giá của loại đồ uống này quá rẻ. Chúng tôi không chắc có thể tìm được nơi nào bán bia rẻ hơn không.

Một điều thú vị khiến chúng tôi chú ý là văn hoá uống bia của người Việt. Phần lớn, khi người Việt rủ đi uống bia, bạn sẽ ăn tối luôn hoặc gọi thêm đồ nhắm như cánh gà, đùi ếch… Văn hoá này có phần giống Hàn Quốc khi rất nhiều cặp đôi hẹn hò và uống bia cùng nhau.

Bia hơi Hà Nội. Ảnh: Divert Living.

Bia hơi Hà Nội. Ảnh: Divert Living.

Người Việt thích nói to

Dường như người Việt thích hét lên khi nói chuyện với nhau, điều này đôi khi khiến chúng tôi hoảng sợ.

Khi đang tới một quán bít tết trên phố Hàng Buồm, chúng tôi không thể tìm đường theo Google Maps vì lối vào là một hẻm nhỏ rất sâu. Khi hỏi những phụ nữ sống tại đó, chúng tôi thấy họ nói rất to như đang cãi nhau, đến mức cả hai tự ra dấu rằng nên ra khỏi đó ngay lập tức.

Điều ngạc nhiên hơn là cô ấy quay lại và nở nụ cười sau đó, khiến cả hai không cảm thấy bị đe doạ phải rời đi. Chúng tôi nhận ra rằng, người Việt có thể nói to với nhau nhưng họ rất thân thiện và tốt bụng.

Jimmy giật mình trước kiểu nói chuyện của người địa phương. Video: Divert Living.

Món gì cũng có rau

Không khó hiểu khi Việt Nam là một trong những quốc gia có nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới. Món ăn Việt Nam sử dụng rất nhiều rau xanh, thậm chí có những món vốn không có rau cũng được trang trí bằng rau gia vị. Tại các quán ăn, nhân viên luôn phục vụ sẵn một rổ rau sống, điều này phần nào tương tự với Hàn Quốc. Bàn ghế tại các quán vỉa hè thì siêu nhỏ.

Nón lá

Nếu đi dạo trên đường phố, bạn sẽ thấy phụ nữ Việt Nam thường đội một chiếc mũ độc đáo có tên là nón lá. Đây là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên nắng mưa xen kẽ quanh năm. Do đó, người Việt sáng tạo ra nón lá, ban đầu để nông dân tiện làm việc đồng áng. Chiếc mũ hình chóp truyền thống vẫn được sử dụng tới nay, và trở thành nét quyến rũ với du khách nước ngoài.

Theo Tiểu Bảo, vnexpress.net

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Đến thành phố Shimabara, nhiều du khách bất ngờ khi thấy nhiều đàn cá koi bơi lội dưới những rãnh nước trong vắt.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Shimabara là thành phố thuộc tỉnh Nagasaki. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), nơi đây là một thị trấn sầm uất với các hoạt động giao thương. Nhờ nguồn nước tinh khiết, thị trấn còn thu hút nhiều du khách nhờ “những con đường cá chép” xuất hiện ở đây.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Năm 1978, Hiệp hội khu phố bắt đầu quy hoạch hệ thống đường thủy nội địa dài khoảng 100 m với nguồn nước sạch để nuôi cá koi.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Hiện nay, nó trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, được mệnh danh là “thành phố của nước” hay “thành phố của cá Koi”.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Tuy chỉ là rãnh bên các con đường, nước ở đây vẫn trong vắt giúp khách dễ dàng quan sát cá koi nhiều màu sắc. Cá koi là giống cá chỉ có thể sống trong môi trường nước sạch thuần khiết. Do đó, sự sống của chúng ở các rãnh đã khẳng định chất lượng nước ở đây.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Shimabara cũng nằm trong danh sách “100 nguồn nước nổi tiếng của Nhật Bản”. Cách tốt nhất để khám phá ngôi làng cá koi là đi bộ. Cá koi cũng là một trong những biểu tượng của thành phố.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Vườn nước suối Shimamaso là điểm hút khách bậc nhất trong làng. Tại đây, khách có thể thưởng thức tách trà và thư giãn ngắm nhìn dòng nước suối tuyệt đẹp xung quanh. Ước tính khoảng 1.000 tấn nước suối chảy vào hồ nước ở đây một ngày.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Khám phá Shimabara, bạn có thể ghé những ngôi nhà samurai được xây dựng từ thời Minh Trị mở cửa cho du khách tham quan. Tại đây, có những bức tượng mô phỏng sinh hoạt của người dân khi xưa.

Ngôi làng cá koi sống dưới rãnh nước ở Nhật Bản

Lâu đài Shimabara là địa điểm phải đến ở đây. Công trình nổi tiếng với hệ thống hào xung quanh. Hiện nay, Shimabara là bảo tàng và nơi tổ chức các cuộc triển lãm về văn hoá địa phương.

Ảnh: Pinterest
Theo Linh Chi, vnexpress.net

Chú chó giúp hải quan Mỹ phát hiện hành khách giấu đầu heo quay trong vali

Thịt lợn và các sản phẩm làm từ thịt lợn bị cấm tự do đưa vào Mỹ để phòng tránh dịch bệnh.

Một con chó thuộc đội cảnh khuyển “Beagle Brigade” của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã phát hiện một chiếc đầu heo quay giấu trong vali của hành khách bay từ Ecuador. Người này tới sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, Fox đưa tin ngày 16/10.

Lực lượng hải quan thu giữ và tiêu huỷ con heo nặng gần một kg. Ảnh: Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ.

Lực lượng hải quan thu giữ và tiêu huỷ đầu heo nặng gần một kg. Ảnh: Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ.

Carey Davis, sĩ quan CBP, phát biểu: “Chúng tôi ngăn chặn những nông sản bị cấm vào Mỹ, phòng chống thuốc trừ sâu và mầm bệnh từ động vật truyền nhiễm. Vụ bắt giữ này thể hiện kỹ năng chuyên môn của những đồng sự bốn chân thuộc đội K-9 trong quá trình bảo vệ Mỹ”.

Chú cảnh khuyển lập công trong vụ này là Hardy, gia nhập CBP sau khoá huấn luyện tại trung tâm đào tạo chó nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Georgia.

Mỹ cấm nhập bất kỳ sản phẩm nào làm từ thịt heo từ các châu lục khác, để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm như lở mồm long móng hay cúm, theo Fox 5. Hành khách tới Mỹ được hỗ trợ khai hải quan và trình báo mọi loại trái cây, rau củ hay thức ăn với lực lượng CBP.

Nguồn: vnexpress.net

Hàng không hướng cạnh tranh vào thị trường du lịch

Thị trường hàng không, du lịch chứng kiến những kiểu “cộng sinh” mới như tập đoàn bất động sản mở hãng hàng không, Vietnam Airlines bắt tay ông lớn du lịch.

“Hàng không và du lịch như hai cánh của một chú chim. Một trong hai cánh bị tổn thương thì không thể bay cao”, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng từng phát biểu về tầm quan trọng của sự bắt tay giữa hàng không và du lịch.

Sự phát triển “cộng sinh” giữa hàng không và du lịch không phải là điều mới. Các số liệu cho thấy hàng không là ngành đang hưởng lợi nhiều từ du lịch và ngược lại, nhờ sự phát triển thêm hãng hàng không và đường bay mới mà nhiều điểm đến ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt du khách.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục du lịch cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,89 triệu lượt người, trong đó 80% du khách tới bằng đường hàng không. Khách du lịch nội địa ước đạt 42,8 triệu lượt và khoảng 7,5 triệu lượt di chuyển bằng máy bay.

Tuy vậy, chỉ cho đến gần đây, sự cạnh tranh nhắm đến thị trường du lịch của các ông lớn hàng không mới bắt đầu rõ rệt. Trong bối cảnh thị trường hàng không chững lại sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ bùng nổ trên 20% mỗi năm, các hãng đang chuyển hướng sang thị trường ngách và hợp tác chiến lược đặc biệt để tìm kiếm khách hàng mới.

Ông Dương Trí Thành - TGĐ Vietnam Airlines và ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vingroup ký kết và trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của các đại diện lãnh đạo hai bên.

Ông Dương Trí Thành – TGĐ Vietnam Airlines và ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vingroup ký kết và trao đổi thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của các đại diện lãnh đạo hai bên.

Với sự ra mắt của hãng hàng không mới Bamboo Airways với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, Tập đoàn FLC tuyên bố chiến lược mở các đường bay nội địa và quốc tế và hướng tới kết nối hành khách tới các khu nghỉ dưỡng quy mô từ 1.000 – 3.000 phòng của tập đoàn này nằm ở các điểm du lịch lớn.

Như vậy, du khách đến Việt Nam tham dự các giải đấu golf lớn kết hợp với du lịch khám phá, nghỉ dưỡng có thể bay thẳng tới các địa điểm cần đến. Và còn được hưởng giá vé tốt do sử dụng chuỗi sản phẩm, dịch vụ của FLC.

Trước đó, từ khi ra đời năm 2010, AirMekong đã nhắm vào thị trường ngách là khách du lịch với các đường bay đến điểm du lịch Phú Quốc cùng các địa điểm mà tập đoàn mẹ là BIM Group có hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng.

“Hướng đi này tập trung vào thị trường ngách, nơi có nhiều tiềm năng chưa được khai phá, mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ tốt hơn cho hành khách”, đại diện Tổng cục Du lịch nhận xét.

Mới đây nhất, hôm 4/10, thị trường hàng không, du lịch tiếp tục chứng kiến cú hích mới khi hai ông lớn Vietnam Airlines và Vingroup bắt tay nhau phối hợp xây dựng sản phẩm chung.

Theo đại diện Vietnam Airlines, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ đi theo xu hướng chuyên biệt hoá, phục vụ tốt hơn nhu cầu của phân thị khách hàng trung và cao cấp.

Cũng theo hai doanh nghiệp, sự hợp tác này để hiện thực hóa mong muốn tạo đà phát triển của du lịch mà Bộ chính trị đề ra trong nghị quyết 08 là tái cấu trúc du lịch tới năm 2030, trở thành ngành mũi nhọn đóng góp GDP trực tiếp cao hơn.

Cuộc chơi của những thương hiệu lớn

Thỏa thuận nói trên của hai ông lớn mang đến các sản phẩm kết hợp hàng không và du lịch trên toàn bộ mạng đường bay của Vietnam Airlines và toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch mang thương hiệu Vinpearl. Hai bên có thể hợp tác đầu tư, phát triển đường bay dưới hình thức thường lệ và thuê chuyến từ các điểm nội địa và quốc tế tới các cơ sở du lịch, vui chơi giải trí của Vinpearl.

“Đây là các sản phẩm ‘hai trong một’ giúp khách hàng mua một gói sản phẩm với hai dịch vụ hàng không – du lịch nghỉ dưỡng cao cấp,tiện nghi, có thể tiết kiệm chi phí và thời gian”, người đại điện Vietnam Airlines cho hay.

Hình thức này được các đã được Singapore Airlines, Bristish Airways và nhiều hãng hàng không khác thực hiện. Khi khách hàng đặt vé máy bay, hệ thống sẽ tự động gợi ý các gói nghỉ dưỡng, hoặc tour du lịch tới các địa điểm nổi tiếng.

Hai thương hiệu cũng ký kết hợp đồng khách hàng lớn xây dựng chính sách trao đổi, sử dụng dịch vụ của nhau cùng các ưu đãi đi kèm. Và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng chương trình khách hàng thường xuyên nhằm đem đến những sản phẩm, tiện ích tốt nhất phù hợp với nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng.

Ký kết này không chỉ dừng lại ở lợi ích tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dùng, mà hai thương hiệu lớn này còn mở ra hàng loạt ưu đãi cho khách hàng.

Cụ thể, hội viên của Vietnam Airlines có thể chuyển đổi từ dặm bay Bông sen vàng sang điểm tích lũy sử dụng được các dịch vụ của Vingroup. Ngược lại, lần đầu tiên thẻ VinID của tập đoàn Vingroup có quyền lợi đặc biệt ngoài hệ thống, đổi điểm lấy dặm bay của Vietnam Airlines.

Các ông lớn cạnh tranh, người dùng hưởng lợi 

Một chuyên gia hàng không nhận định, việc tập đoàn bất động sản, du lịch như FLC thành lập hãng hàng không mới để đưa khách đến các điểm du lịch nghỉ dưỡng của mình, hay lựa chọn hợp tác giữa một hãng hàng không và ông lớn nghỉ dưỡng đều là những giải pháp hiệu quả để chinh phục khách hàng.

Hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh này, theo giới chuyên gia, chính là người tiêu dùng.

Theo đó, để chuẩn bị cho ký kết này, cả hai thương hiệu đã tự chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tốt để đảm bảo thực hiện tốt thỏa thuận.

Vào tháng ba, Vingroup đã hoàn thành việc tái cấu trúc thương hiệu Vinpearl và quy hoạch lại hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ trên toàn hệ thống (31 khách sạn, khu nghỉ dưỡng dòng 4 sao và 5 sao với khoảng 13.000 phòng) theo xu hướng chuyên biệt hoá của các tập đoàn du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu.

Vietnam Airlines được định vị là hãng hàng không nội địa có chất lượng dịch vụ đạt bốn sao, có mạng lưới bay kết hợp quốc tế – nội địa phục vụ đa dạng nhu cầu của hành khách, giữ thị phần tại các nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.

Thông thường, chi phí đi lại, lưu trú chiếm quá nửa chi phí tour. “Khi các hãng hàng không và du lịch xây dựng được sản phẩm chung, chi phí sẽ tiết giảm. Từ đó thúc đẩy phát triển du lịch tại nhiều địa phương, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, một chuyên gia nhận định.

Theo Hồng Dung, vnexpress.net

Những vật dụng thường bị khách lấy cắp trên máy bay

Trong các chuyến bay thương mại, những vật phẩm thường bị lấy đi gồm cốc cà phê, dao kéo, chăn và áo phao.

Joyce Kirby, cựu tiếp viên hàng không Mỹ, kể rằng các hành khách thường xuyên lấy trộm đồ cứu sinh dưới chỗ ngồi của mình trước khi rời khỏi máy bay. “Chúng tôi phải kiểm tra từng chỗ ngồi sau chuyến bay để đảm bảo mỗi hành khách có một chiếc áo phao cứu sinh trong trường hợp khẩn cấp”, Kirby nhớ lại.

Cựu tiếp viên hàng không Joyce Kirby nói hành khách thường xuyên lấy đi áo phao dưới ghế của họ. Ảnh: Independent.

Cựu tiếp viên hàng không Joyce Kirby nói hành khách thường xuyên đem áo phao dưới ghế về nhà. Ảnh: Independent.

Theo Washington Post, chưa có khảo sát nào thống kê tình trạng mất cắp trên máy bay và các hãng hàng không cũng không công bố những vụ trộm. Riêng United Airlines đã gửi một bản nhắc nhở phi hành đoàn về những đồ dùng dễ bị hành khách lấy. “Ngay cả khi chỉ một số ít các vật dụng này bị lấy khỏi mỗi chuyến bay, chúng ta có thể mất tới hàng triệu đô la một năm”, hãng này cảnh báo.

Những vật dụng thường bị khách lấy khỏi máy bay:

Túi nôn: Những hành khách như Clemens Sehi thích sưu tầm những thứ này. “Đó là một sở thích của tôi khi lấy những chiếc túi nôn làm quà lưu niệm”, anh nói. Sehi hiện là giám đốc sáng tạo và nhà văn làm việc ở Berlin (Đức). Anh không coi việc này là hành động trộm cắp.

Sehi đã thu thập được 250 chiếc túi nôn từ 50 nước, bao gồm cả túi của những hãng hàng không đã ngưng hoạt động. Chiếc túi nôn được anh đánh giá cao nhất là của hãng Aero Lloyd (Đức) đã ngừng bay từ năm 2003.

Đồ dùng trong ăn uống: Một số người thừa nhận đã lấy đi đĩa, dao, thìa, đồ thủy tinh, bình muối và hạt tiêu của các hãng hàng không.

Rõ ràng, tái sử dụng đồ nhựa là rất đúng đắn, nhưng tốt nhất bạn nên hỏi xin tiếp viên. Valerio Violo, kỹ sư xây dựng từ Copenhagen (Đan Mạch), đã làm vậy trên chuyến bay của hãng Lufthansa: “Khi tôi hỏi tiếp viên tôi có thể mua chiếc cốc cà phê này không, cô ấy đã cho tôi hai cái. Họ thực sự rất tốt bụng”.

Bàn ăn trên máy bay. Ảnh: SouthernLiving.

Bàn ăn trên máy bay. Ảnh: SouthernLiving.

Gối và chăn: Simah Etgar không cảm thấy có vấn đề gì khi lấy chăn trên các chuyến bay của mình. Theo cô, đây là một “việc làm tốt” bởi cô tặng những chiếc chăn này cho một trường học ở vùng Raisinghnagar, Ấn Độ. Đây là một khu vực thu nhập thấp, nơi cô dạy tiếng Anh.

Vé của một số hãng hàng không như JetBlue bao gồm chăn cho hành khách. Theo quy tắc chung, bạn không thể lấy chăn nếu tiếp viên hàng thông báo rằng bạn không được lấy nó, hoặc có loa thông báo “Tiếp viên sẽ thu lại gối và chăn của bạn” hoặc quy định in trên thẻ gắn với bộ đồ dùng.

Ngoài ra, nhiều người còn lấy những món đồ gây ngạc nhiên với phi hành đoàn và các hành khách khác. Chẳng hạn như biển báo “Life vest under your seat” (Áo phao đặt bên dưới), bàn ăn và phù hiệu trên áo đồng phục của tiếp viên.

Lý do tình trạng này xảy ra

Nếu hành khách lấy đi mọi thứ có thể khi họ rời khỏi máy bay, điều này nói lên nhiều thứ về ngành hàng không.

Cách đây không lâu, Christopher Elliott, phóng viên của tờ Washington Post đã xem xét kỹ vấn đề những vật dụng trong khách sạn bị biến mất. Các chuyên gia cho rằng chi phí đặt phòng khiến cho khách hàng nghĩ rằng giá đó đã bao gồm mọi thứ trong phòng. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trộm đồ gia tăng. Vấn đề của hãng hàng không cũng tương tự. Bất cứ dịch vụ nào cũng tính phí, và hành khách không phải lúc nào cũng có cơ hội lựa chọn trả tiền hay không trả tiền cho một dịch vụ nào đó. Họ lấy cắp đồ vì tức giận.

Khi hãng hàng không tính giá “cắt cổ” cho một món ăn nhạt nhẽo, khách dễ lấy đó làm lý do biện minh cho việc lấy trộm một túi bánh quy từ bếp trên máy bay. Tương tự, khi hãng bay tính phí một chỗ ngồi cao cấp, khách có thể cho rằng mức giá đó đã gồm chăn, gối.

Andrew Mondia, diễn viên ở Toronto (Canada) nói: “Hầu hết hành khách biết mình được phép lấy gì. Nếu đó là đồ dùng một lần, bạn có thể lấy nó. Nếu không chắc, hãy hỏi tiếp viên”.

Không phải tất cả đều tiêu cực

Gối, chăn biến mất khiến hãng hàng không thiệt hại nhưng có một số mặt tích cực trong vấn đề này. Nick Richards, giám đốc chiến lược trải nghiệm khách hàng và dịch vụ cao cấp tại American Airlines, cho biết, anh tự hào vì hãng bay của anh đang sản xuất bộ chăn gối khiến hành khách muốn mang về nhà.

“Nó làm cho chúng tôi hạnh phúc khi thấy khách hàng thích chăn gối trên máy bay, đến nỗi họ muốn giữ lại chúng khi hạ cánh”, Jonathan Guerin, phát ngôn viên của United Airlines, nói. Hãng này bán các sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến, chăn bông giá 59,99 USD và gối giá 27,99 USD.

Bộ chăn gối trên máy bay. Ảnh: DevilsLakeJournal.

Bộ chăn gối trên máy bay. Ảnh: DevilsLakeJournal.

“Khi sản phẩm ở nhà của khách, dù được mua hay bị đánh cắp, các hãng lại coi đó là phương tiện quảng cáo cố định. Nó giống như một lời nhắc nhở khách hàng rằng họ có trải nghiệm tuyệt vời với một hãng hàng không, đủ để mang vật dụng trên máy bay về làm đồ lưu niệm. Có lẽ, nhiều khả năng họ sẽ đặt vé của chúng tôi một lần nữa”, Guerin nói thêm.

Theo Kiều Dương, vnexpress.net

VNA và Jetstar Pacific được xếp hạng 7 sao về an toàn hàng không

AirlineRatings – website uy tín chuyên đánh giá về mức độ an toàn và chất lượng dịch vụ của hơn 435 hãng hàng không xếp hạng 7/7 sao cho Vietnam Airlines và Jestar Pacific.

AirlinesRatings đánh giá mức độ an toàn của mỗi hãng hàng không dựa trên nhóm tiêu chuẩn được các quốc gia công nhận như: bộ 8 nhóm tiêu chí an toàn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO Country Audit), chứng nhận an toàn khai thác của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IOSA), chấp thuận bay của Liên minh châu Âu…

Đồng thời, AirlineRatings đưa vào các tiêu chí riêng như không xảy ra tai nạn làm thương vong hành khách hoặc phi hành đoàn trong vòng 10 năm vừa qua. Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đáp ứng tất cả tiêu chí trong thang đánh giá này.

VNA va Jetstar Pacific duoc xep hang 7 sao ve an toan hang khong hinh anh 1
Vietnam Airlines và Jetstar Pacific được AirlineRatings xếp hạng 7 sao về an toàn hàng không.

Ông Geoffrey Thomas – Giám đốc AirlineRatings, chia sẻ: “Vietnam Airlines đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là hãng hàng không có đội tàu bay Airbus và Boeing hiện đại đã và đang hoạt động rất an toàn và hiệu quả”.

Trong những năm qua, Vietnam Airlines đặc biệt thành công trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo, xác định các nguy cơ, từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời.

Năm 2017, Vietnam Airlines thực hiện an toàn tuyệt đối 140.000 chuyến bay, vận chuyển gần 22 triệu lượt hành khách. Đối với Jetstar Pacific, hãng vừa vượt qua hơn 800 tiêu chuẩn để tiếp tục đón nhận chứng chỉ an toàn khai thác IOSA vào tháng 9.

Hiện tại, Jetstar Pacific vận hành hệ thống an toàn (SMS-Safety Managerment System) được phê chuẩn bởi Cục Hàng không Việt Nam và theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA.

Ông Nguyễn Thái Trung – Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Trong quá trình xây dựng và phát triển, Vietnam Airlines luôn xác định an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi trong mọi hoạt động của Hãng. Công tác an toàn bay là hoạt động trường kỳ, liên tục, có đặc thù tiêu chuẩn khắt khe và bị ảnh hưởng bởi tính chất biến động của ý thức, hành vi con người, đòi hỏi chúng tôi không ngừng theo dõi và hành động để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng trăm hành khách trên mỗi chuyến bay”.

Cùng với đánh giá về an toàn hàng không, AirlineRatings cũng xếp hạng sản phẩm dịch vụ hàng không qua các tiêu chí, thông số về dịch vụ trên chuyến bay, suất ăn, độ ngả ghế, độ rộng bước ghế, giải trí trên chuyến bay… Theo đó, Vietnam Airlines đạt 6,5/7 sao với các đánh giá chi tiết ở cả ba hạng Phổ thông, Phổ thông đặc biệt và Thương gia.

Trong phân khúc hàng không giá rẻ, Jetstar Pacific đạt 3/5 sao – xếp hạng khá cao so với các hãng trong khu vực.

Nguồn: zing.vn

9 trang bị ít người biết trong khoang máy bay

Gạt tàn, còng tay, nút bấm điều chỉnh tay ghế là những trang bị xuất hiện trên các chuyến bay nhưng hành khách ít người ngờ tới.

Bạn sẽ thấy chuyến bay của mình thêm thú vị khi khám phá 9 bí mật dưới đây.

Hình tam giác màu đen

Vị trí hình tam giác nhỏ màu đen trong khoang máy bay. Ảnh: TravelAndLeisure.

Vị trí hình tam giác nhỏ màu đen trong khoang máy bay. Ảnh: TravelandLeisure.

Cửa sổ không chỉ mang đến cho hành khách tầm nhìn, mà còn có tính năng hỗ trợ an toàn. Nếu phi hành đoàn nhận định cánh, các thanh nối hay động cơ gặp trục trặc, cách tốt nhất để kiểm tra là nhìn ra ngoài cửa sổ. Để làm điều này, họ sẽ đến vị trí có tầm nhìn tốt nhất, thường được đánh dấu bằng một hình tam giác nhỏ màu đen trên tường.

“Tam giác màu đen đánh dấu vị trí được gọi là William Shatner Seat hay chỗ ngồi với tầm nhìn cánh máy bay rõ ràng nhất”, Lee Ballentine, kỹ sư hàng không vũ trụ đã nghỉ hưu giải thích trên trang Quora.

Còng tay và máy khử rung tim

Có nhiều hành khách không tuân thủ quy định trên các chuyến bay khắp thế giới. Vì vậy, các hãng hàng không thường xuyên mang theo “còng tay” để hạn chế rủi ro. Nhưng “còng tay” trên máy bay thường là các dây thít bằng nhựa thay vì kim loại như trang bị của cảnh sát. Chúng được để trong buồng lái.

Bộ phụ kiện khác mà một số hãng hàng không mang theo là máy khử rung tim, dành cho trường hợp cần hỗ trợ y tế khẩn cấp trong chuyến bay.

Lỗ nhỏ trên cửa sổ

Nó nằm ở giữa ba lớp kính cửa sổ, giúp những người ngồi trong được an toàn. Bởi sự chênh lệch áp suất trong khoang máy bay sẽ gây sức ép rất lớn lên các cửa sổ.

Marlowe Moncur, giám đốc công nghệ tại GKN Aerospace, cho biết: “Mục đích của lỗ nhỏ này là cân bằng áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống nằm giữa các tấm kính. Do đó áp lực của khoang hành khách sẽ chỉ ảnh hưởng tới tấm ngoài cùng”.

Bret Jensen, một chuyên viên kỹ thuật hàng không cao cấp của Boeing chia sẻ: “Chiếc lỗ này giúp ngăn hơi ẩm và tuyết bám tụ trên cửa sổ. Điều này lý giải cửa sổ của bạn không bị mờ đặc mỗi lần máy bay đi qua các đám mây.”

Nút bấm dưới tay ghế

Nút bấm nằm dưới tay vịn ghế ngồi. Ảnh: TravelAndLeisure.

Nút bấm nằm dưới tay vịn ghế ngồi. Ảnh: TravelAndLeisure.

Tay vịn bên cạnh lối đi được lắp đặt cố định tại chỗ. Nhưng nếu bạn cần thêm một vài mm không gian cho phần hông, bạn có thể nâng tay vịn lên. Đơn giản, bạn chỉ cần tìm ra nút nhỏ nằm về phía sau, dưới tay vịn. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho các hành khách khuyết tật, giúp họ dễ dàng ngồi và rời khỏi ghế của mình.

Phòng ngủ bí mật

Trên máy bay có một khoảng không gian dùng làm phòng ngủ bí mật, nơi phi hành đoàn có thể chợp mắt nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng. Hầu hết máy bay được thiết kế để hoạt động đường dài đều có một khoang cho tiếp viên hàng không có thể ngủ, đọc sách, hoặc đơn giản là “trốn” những khách hàng hung hăng, thô lỗ trong thời gian giữa chuyến bay.

Mặt nạ hoá chất

Mặt nạ oxy có mặt trên tất cả máy bay lớn. Tuy nhiên, những gì bạn được cung cấp không chính xác là oxy, cũng không phải loại không khí nén dùng cho lặn biển. Những thùng chứa oxy nặng và cồng kềnh khiến máy bay phải trang bị một hệ thống phức tạp hơn. Thay vào đó các hãng sản xuất đưa vào một loại hỗn hợp hoá chất khi phản ứng với nhau sẽ giải phóng khí oxy.

Vụ va chạm của chuyến bay ValuJet 592 năm 1996 khiến 110 người thiệt mạng do máy phát điện oxy bốc cháy. Nhiều lý do được đưa ra như các thiết bị đã quá hạn, đội bay không tuân thủ quy tắc an toàn. Nhưng rõ ràng, mặt nạ từ hỗn hợp hoá chất vẫn tốt hơn là một cỗ máy sản xuất oxy khi hoả hoạn xảy ra trong khoang máy bay.

Mặt nạ khí (không dành cho hành khách)

Mặt nạ khí trang bị riêng cho phi hành đoàn. Ảnh: Traveller.

Mặt nạ khí trang bị riêng cho phi hành đoàn. Ảnh: Traveller.

Sau khi tham gia vào một buổi đào tạo phi hành đoàn của British Airways, Lizzie Porter – nhà báo của Telegraph phát hiện ra tiếp viên hàng không được phát mặt nạ khí để đeo trong trường hợp có hỏa hoạn. Theo đó, chiếc mặt nạ dành riêng cho những người phải dập lửa.

Gạt tàn

Việc hút thuốc trong khoang máy bay bị cấm hàng chục năm nay, nhưng chiếc gạt tàn vẫn tồn tại. Lý do là khi có hành khách cố tình hút thuốc trên chuyến bay, tốt nhất nên có một chỗ nào đó để họ dụi tàn thuốc, thay vì thả tàn vào thùng rác và gây hoả hoạn. Do vậy, trang bị gạt tàn trên máy bay vẫn là yêu cầu bắt buộc ở hầu hết hãng hàng không.

Chốt mở cửa nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh trên máy bay có thể mở từ bên ngoài. Thường chiếc chốt này được giấu sau tấm biển “Không hút thuốc”. Việc này giúp tiếp viên hàng không mở được cửa nhà vệ sinh trong các trường hợp khẩn cấp.

Nguồn: vnexpress.net

Việt Nam ở đâu trên bản đồ du lịch thế giới

Du lịch Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhưng lại xếp hạng chưa cao trên bản đồ du lịch quốc tế.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ du lịch thế giới

Tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam, thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 (Vietnam Economic Forum – ViEF), các vấn đề của ngành du lịch sẽ được thảo luận. Sự kiện dự kiến diễn ra trung tuần tháng 11 tại Hà Nội.

Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại và hội đàm cấp quốc gia lần đầu tiên của ngành du lịch; là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt toàn diện hơn các cơ chế, chiến lược, tiềm năng quốc gia cũng như những vấn đề còn tồn tại, thách thức cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Chương trình do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng VnExpress và Hội đồng tư vấn du lịch TAB tổ chức.

Nguồn: vnexpress.net

Chuyến bay dài nhất thế giới cất cánh trở lại

Từ Singapore, chuyến bay thương mại dài nhất thế giới vừa cất cánh tới New York, Mỹ kể từ lần bay đầu tiên vào 2013.

Chuyến bay mang số hiệu SQ 22 của hãng hàng không Singapore Airlines cất cánh lúc 23h37 ngày 11/10 (theo giờ địa phương), từ sân bay Changi. Máy bay sẽ hạ cánh ở sân bay quốc tế Newark Liberty vào 5h27 ngày 12/10 (giờ địa phương), sớm hơn lịch trình 33 phút, Traveller đưa tin.

Đây được xem là chuyến bay thẳng dài nhất thế giới, với lộ trình dài 16.700 km, thời gian bay 19 tiếng. Đại diện hãng hàng không cho biết chuyến bay hoạt động ba lần mỗi tuần, trước khi được tăng cường để phục vụ hành khách hàng ngày.

Ghế hạng thương gia trên máy bay A350-900 URL trên máy bay Singapore Airlines. Ảnh: Ausbt. 

Ghế hạng thương gia trên máy bay A350-900 URL trên máy bay Singapore Airlines. Ảnh: Ausbt.

Hãng sử dụng chiếc Airbus A350-900 ULR mới. Máy bay này được thiết kế với 67 ghế thương gia và 94 ghế phổ thông đặc biệt, không có ghế phổ thông thường. Giá vé khứ hồi ban đầu được đề xuất cho ghế phổ thông là 1.438 SGD (hơn 24 triệu đồng). Hành khách trong chuyến bay được mời tới bữa tiệc ra mắt ở cổng chào.

Trên thế giới có nhiều hành trình kéo dài hơn 10 tiếng trên không. Dưới đây là top 5 chuyến bay dài nhất thế giới được ghi nhận: Singapore – Newark với 16.700 km; Doha – Auckland của hãng Qatar Airways với 14.529 km; London – Perth của hãng Qantas dài 14.496 km; Dubai – Auckland của hãng Emirates với 14.200 km và Los Angeles – Singapore của hãng United Airlines với 14.113 km.

Theo Vân Phạm, vnexpress.net

Khách thản nhiên hút thuốc cạnh động cơ máy bay

Trong khi chờ lên máy bay tại sân đỗ, một nam hành khách đã thản nhiên châm lửa hút thuốc.

Sự việc xảy ra mới đây tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo đó, trong khi chờ để lên máy bay tại sân đỗ, nam hành khách T. đã thản nhiên châm lửa hút thuốc lá ngay gần khu vực động cơ máy bay.

An ninh sân bay Tân Sơn Nhất ngay lập tức đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời; đồng thời phối hợp với hãng hàng không lập biên bản, bàn giao khách cho nhà chức trách hàng không tại Tân Sơn Nhất. Cảng vụ hàng không miền Nam sau đó đã ra quyết định phạt nam hành khách này 7,5 triệu đồng.

Thời gian qua, nhà chức trách hàng không đã nhiều lần ra quyết định cấm vận chuyển theo đường hàng không với những hành khách lén hút thuốc trên máy bay, bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, họ kiên quyết không nộp phạt dù các đơn vị chức năng của ngành hàng không đã liên tục gửi yêu cầu.

Nhiều năm qua, trên các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific cũng như nhiều hãng hàng không quốc tế khác tuyệt đối không cho phép hành khách hút thuốc lá.

Sau khi hành khách lên máy bay, tiếp viên đọc phát thanh thông báo: “Đây là chuyến bay không hút thuốc” và cảnh báo thêm rằng ngay cả trong nhà vệ sinh hút thuốc cũng được lắp đặt hệ thống báo khói. Tuy nhiên, rất nhiều hành khách không hiểu vì vô tình hay cố ý vẫn thản nhiên hút thuốc trên máy bay.

Nguồn: zing.vn

Thủ tướng chốt phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Theo phương án được Thủ tướng đồng ý, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cán bộ, công chức, người lao động được nghỉ liên tục 9 ngày và dịp lễ 30/4-1/5 năm 2019 nghỉ 5 ngày.

Săn ngay vé máy bay Tết 2019 TẠI ĐÂY!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Related image

Ảnh: internet

Lịch nghỉ Tết Âm lịch từ thứ hai 4/2/2019 (30 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết thứ sáu 8/2/2019 (mùng 4 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Như vậy, tính cả thứ bảy, chủ nhật, dịp Tết Âm lịch có tổng cộng 9 ngày nghỉ.Cụ thể, vào dịp Tết Dương lịch năm 2019, người lao động được nghỉ từ ngày 31/12/2018 (thứ hai) đến hết ngày 1/1/2019 (thứ ba) và đi làm bù vào thứ bảy ngày 5/1/2019. Tính cả thứ 7, chủ nhật, dịp này người lao động được nghỉ liên tục 4 ngày.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng quyết định vào dịp lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, người lao động được nghỉ từ thứ hai 29/4/2019 đến hết thứ tư 1/5/2019 và đi làm bù vào thứ bảy 4/5/2019. Tính cả thứ bảy, chủ nhật, dịp 30/4-1/5 có 5 ngày nghỉ.

Thu tuong chot phuong an nghi 9 ngay dip Tet Nguyen dan Ky Hoi 2019 hinh anh 2
Lịch nghỉ Tết Âm lịch từ thứ hai ngày 4/2/2019 (ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết thứ sáu ngày 8/2/2019 (mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Tính cả thứ 7, chủ nhật, dịp nghỉ kéo dài tổng cộng 9 ngày. Ảnh: Trà My.

Săn ngay vé máy bay Tết 2019 TẠI ĐÂY!

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, cá nhân.

Với các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, Thủ tướng yêu cầu cần căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng LĐTB&XH thông báo việc thực hiện nghỉ lễ, tết trên.

Nguồn: zing.vn

Cục Hàng không Việt Nam: Dùng điện thoại khi máy bay cất, hạ cánh sẽ bị phạt 3 – 5 triệu đồng

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, cá nhân “vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay” có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Trong đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không nghiêm túc chấn chỉnh đội ngũ tiếp viên hàng không, kiên quyết nhắc nhở hành khách không sử dụng các thiết bị thu phát sóng như: Điện thoại di động, laptop, iPad, máy nghe nhạc trên máy bay trong quá trình cất, hạ cánh.

Chỉ thị này của Cục Hàng không Việt Nam được ban hành không lâu sau khi có phản ánh của một hành khách trên chuyến bay mang số hiệu VN1382, từ Tân Sơn Nhất đi Liên Khương, về việc sử dụng điện thoại di động trên tàu bay.

Cục Hàng không Việt Nam: Dùng điện thoại khi máy bay cất, hạ cánh sẽ bị phạt 3 - 5 triệu đồng - Ảnh 1.

Cấm sử dụng điện thoại, thiết bị thu phát sóng trong quá trình cất, hạ cánh là quy định từ lâu của nhiều hãng hàng không. Tuy nhiên, hành khách vẫn xem nhẹ

Theo nhân chứng, anh đã tận mắt chứng kiến hành khách ngồi ghế 14C sử dụng điện thoại để liên lạc khi máy bay hạ cánh. Tuy nhiên, tiếp viên hàng không ngồi ngay gần ở ghế 15D lại làm ngơ, không nhắc nhở. Cục Hàng không đã yêu cầu tổ tiếp viên hôm đó nghiêm túc kiểm điểm.

Khi đi máy bay, hành khách luôn được tiếp viên nhắc nhở tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay. Sự thật là, hành khách vẫn coi nhẹ quy định này, các hãng hàng không cũng chưa thật sự siết chặt.

Có những trường hợp hành khách cố tình sử dụng, tiếp viên nhìn thấy nhưng cũng không nhắc nhở gì.

Theo FAA (Cục Hàng không liên bang Mỹ), các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng xấu đến thông tin liên lạc và định vị máy bay. Dù vậy, cơ quan này đã giao cho các hãng hàng không tự quyết định thiết bị điện tử nào được sử dụng trên máy bay.

Đại đa số các hãng hàng không đều tuân thủ theo hướng dẫn của FAA, chỉ được dùng khi máy bay ở độ cao hơn cố định 3000m để phi công có đủ thời gian xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

Trong khi đó, giai đoạn cất và hạ cánh của máy bay được xem là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi chuyến bay, đòi hỏi đội ngũ phi hành đoàn phải tập trung cao độ, liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát không lưu và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Thực tế, những tai nạn nguy hiểm đều tập trung ở hai giai đoạn này, kéo dài khoảng 15 – 20 phút để đạt được độ cao hơn 3000m.

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, cá nhân “vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay” có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.
Nguồn: genk.vn