Bộ Giao thông nghiên cứu hai phương án mở rộng Nội Bài

Hai phương án mở rộng về phía bắc và phía nam đều gặp nhiều khó khăn do diện tích giải phóng mặt bằng lớn.

Ngày 30/10, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi có chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc mở rộng sân bay Nội Bài, Bộ Giao thông sẽ tìm nguồn vốn để thuê tư vấn nghiên cứu toàn bộ quy hoạch sân bay Nội Bài; dự báo các thay đổi so với quy hoạch cũ cũng như nghiên cứu hai phương án mở rộng về phía bắc và phía nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, Bộ sẽ tìm phương án khả thi nhất.

Cũng theo vị này, Cục Hàng không từng đề xuất mở rộng sân bay về phía bắc thay vì phía nam như quy hoạch trước đó, song đề xuất này chưa dựa trên nghiên cứu đánh giá tổng thể nên Bộ Giao thông chưa quyết định.

Hai khu vực được nghiên cứu mở rộng sân bay Nội Bài. 

Hai khu vực được nghiên cứu mở rộng sân bay Nội Bài.

Năm 2016, Cục Hàng không từng nghiên cứu hai phương án mở rộng về phía bắc và phía nam sân bay Nội Bài sau năm 2020.

Với phương án mở rộng về phía nam như quy hoạch đã phê duyệt, các hạng mục xây dựng mới sau năm 2020 gồm đường cất hạ cánh số 2A song song, cách đường cất hạ cánh 1B hiện nay 1,7 km về phía nam; ga hành khách T3, T4 với công suất 25 triệu khách mỗi năm nâng tổng công suất cụm cảng lên 50 triệu hành khách; ga hàng hóa, sân đỗ máy bay, xe tải…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng không, việc triển khai mở rộng về phía nam sẽ rất khó khăn bởi mật độ dân cư hiện dày đặc khiến chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn. Dự kiến, trên 5.000 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ khoảng 4-5 tỷ USD, ngoài ra, vấn đề an sinh xã hội là thách thức lớn.

Do đó, Cục Hàng không đã kiến nghị Bộ Giao thông cho phép nghiên cứu theo hướng mở rộng sân bay về phía bắc. Phương án này dự kiến xây dựng đường cất hạ cánh số 3, đường lăn, sân đỗ máy bay và ga hành khách công suất 25 triệu người mỗi năm. Chi phí giải phóng mặt bằng sẽ giảm so với phương án mở về phía nam, song vẫn vướng một số khu công nghiệp.

Theo một chuyên gia giao thông, từ nay đến năm 2030, Nội Bài phải xây dựng được đường cất hạ cánh số 3 và nhà ga hành khách công suất 25 triệu, để nâng công suất sân bay lên 50 triệu khách vào năm 2030. Sau năm 2030, đường cất hạ cánh số 4 tiếp tục được xây dựng đồng bộ, sẽ nâng công suất sân bay thêm 40 triệu người.

Sân bay Nội Bài cần mở rộng vì đang có dấu hiệu quả tải. Ảnh: Đoàn Loan

Sân bay Nội Bài cần mở rộng vì đang có dấu hiệu quả tải. Ảnh: Đoàn Loan.

Theo Quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2020, Nội Bài sẽ đạt cấp độ sân bay 4E với lưu lượng hành khách 20-25 triệu và trên 260.000 tấn hàng hóa mỗi năm; Đến năm 2030 cảng hàng không này tiếp nhận 35 triệu khách và sau năm 2030 là 50 triệu khách và 500.000 tấn hàng hóa mỗi năm.

Tuy nhiên, hiện nay, lưu lượng hành khách thông qua sân bay Nội Bài đã đạt 25 triệu hành khách, tương đương công suất thiết kế của nhà ga T1 và T2. Năm 2018, nhà ga đã có dấu hiệu quá tải, một số công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đã xuất hiện hư hỏng.

Từ hiện trạng này, tại buổi làm việc tại Nội Bài giữa tháng 10/2018, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông chủ động làm việc với các nhà khoa học, đơn vị tư vấn có năng lực, rà soát quy hoạch phát triển của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phó thủ tướng chỉ đạo, trước mắt, Bộ Giao thông rà soát quy hoạch khu vực phía bắc để nâng quy mô công suất khai thác đạt 50 triệu hành khách/năm, đồng thời nghiên cứu phát triển về phía nam, bảo đảm đến năm 2050 đạt 80-100 triệu hành khách/năm.

Theo Đoàn Loan, vnexpress.net

Hướng dẫn nhập mã giảm giá cho Đại lý

Chào cả nhà! Hôm nay ATADI sẽ hướng dẫn cả nhà sử dụng mã giảm giá “chớp nhoáng” đang gây bão lớn trong cộng đồng Đại lý vé máy bay. Mã giảm giá được tung ra thường xuyên và không báo trước, áp dụng cho một hoặc một số đường bay nhất định tùy thời điểm.

Lưu ý: Chương trình tặng “Mã giảm giá chớp nhoáng” này chỉ dành cho những Đại lý nhận được email từ ATADI. Chương trình nằm trong chiến dịch phát triển bền vững du lịch nội địa do ATADI và các đối tác trên khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng phối hợp thực hiện.

Đối với những mã giảm giá kéo dài trong 1 tuần: 5 vé đầu tiên nhập mã xuất vé với giá bình thường. Từ vé thứ 6 trở đi bắt đầu giảm giá trực tiếp, và ATADI sẽ hoàn lại tổng giá trị giảm giá cho 5 vé đầu tiên ngay khi xuất vé thứ 6 (theo điều kiện riêng của từng mã giảm giá).

Xem video hướng dẫn

Bước 1: Đăng ký (nếu chưa có tài khoản Đại lý) hoặc đăng nhập vào tài khoản Đại lý của bạn tại daily.atadi.vn

Bước 2: Tiến hành các bước đặt vé như thông thường. Lưu ý: Mã giảm giá có giá trị cho Đại lý nhận được email từ ATADI.

Bước 3: Sau khi chọn được chuyến bay, đến bước nhập thông tin hành khách, bạn sẽ nhìn thấy ô “Mã giảm giá”. Nhập mã bạn nhận được vào đây để được giảm giá trực tiếp trên đầu vé. Lưu ý: Mã voucher có giá trị trên mỗi đầu vé, trong thời gian voucher còn hiệu lực, bạn có thể sử dụng nhiều lần. Quá hấp dẫn phải không!

 

Những vị trí lương vài trăm triệu đồng trong ngành hàng không

Vì là ngành đặc thù, lại khan hiếm nguồn nhân lực nên nhiều vị trí được trả lương tới gần 300 triệu đồng.

Những số liệu từ kết luận thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng thông tin tự công bố bởi các doanh nghiệp hàng không hé lộ mức lương hàng trăm triệu đồng của một số vị trí đặc thù (xem bảng dưới).

Vị trí công việc Thu Nhập
Giáo viên kiểm tra năng định DPE 200-300
Phi công 70-260
Bảo dưỡng máy bay 27-250
Kiểm soát viên không lưu 50-120
Phục vụ mặt đất 15-120

Đvt: triệu đồng

Như tại Công ty TNHH Dịch vụ bảo dưỡng máy bay cảng hàng không miền Nam – một công ty liên kết với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), thu nhập (tính theo tháng) trong năm 2017 cao nhất là 245,7 triệu đồng, trong đó 93% là lương. Mỗi năm, người có thu nhập cao nhất tại đây được nhận 3 tỷ đồng và mức này đã tăng 18% so với năm 2016.

Cũng tại công ty chuyên bảo dưỡng máy bay, thu nhập bình quân của lao động lên tới 33,6 triệu đồng một người một tháng. Đây đồng thời là mức thu nhập bình quân cao nhất trong số các công ty thành viên thuộc ACV. Đặc biệt, mức này còn cao hơn cả bình quân tại ACV là 23,5 triệu đồng một tháng.

Ngoài nhân viên bảo dưỡng, nhóm nhân viên tại các công ty phục vụ mặt đất cũng nhận lương cao. Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Hà Nội (ACV đang nắm giữ 20% vốn) có khoảng 864 lao động với mức thu nhập bình quân theo tháng hơn 12,3 triệu đồng. Đây chỉ là con số bình quân, còn thực tế kết luận thanh tra cho thấy, mức thu nhập cao nhất lên tới 156 triệu đồng một tháng, còn thấp nhất là 6,8 triệu đồng.

Phi công là một trong những vị trí nhận lương cao nhất trong ngành hàng không. Ảnh: VNA.

Phi công là một trong những vị trí nhận lương cao nhất trong ngành hàng không. Ảnh: VNA.

Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (chi nhánh của ACV), thu nhập bình quân của lao động mỗi tháng là 25,6 triệu đồng. Trong đó, người có thu nhập cao nhất được chi trả tới 115 triệu đồng một tháng, thấp nhất 20 triệu đồng.

Còn thu nhập bình quân tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 24,7 triệu một tháng. Người lao động có thu nhập cao nhất là 107 triệu (tăng hơn 27 triệu đồng so với năm 2016) và thấp nhất là 15,5 triệu đồng.

Lương của nhóm dịch vụ phụ trợ hàng không được đánh giá là cao nhưng vẫn thấp hơn nhóm phi công trong các hãng hàng không. Với những hãng có lịch bay dày đặc, theo lãnh đạo một đơn vị, thu nhập của phi công còn cao hơn cả giám đốc.

Báo cáo thường niên 2017 của Vietjet Air cho biết, lương bình quân của nhân viên là 15 triệu đồng nhưng lương phi công là 180 triệu đồng. Trong đó, mức lương cơ phó của Vietjet khoảng 120 -140 triệu đồng, còn cơ trưởng 180 – 240 triệu đồng (tùy vào hiệu quả làm việc, thâm niên). Thậm chí có những phi công bay liên tục, thu nhập có thể lên tới 260 triệu đồng một tháng.

Tại Vietnam Airlines, năm 2017, lương bình quân của phi công cũng trên 120 triệu đồng. Sau khi hàng loạt phi công gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng, ngày 1/6 năm nay, hãng đã quyết định tăng lương cho nhóm này. Nhờ vậy, mức lương mới với phi công dao động 75-250 triệu đồng (tùy chức vụ và máy bay lái). Ngoài ra, họ còn được thưởng và hưởng các phúc lợi khác.

Không chỉ phi công, giáo viên trong ngành hàng không cũng đang có thu nhập hấp dẫn. Với giáo viên kiểm tra năng định DPE (giáo viên đánh giá bay), mức lương tháng dao động 210 – 297 triệu đồng, giáo viên năng định TRI (giáo viên  huấn luyện bay) lương 198 – 284 triệu. Dự kiến, năm 2019, mức lương phi công của Vietnam Airlines được tăng thêm 1-6 triệu đồng một tháng (tùy vào loại máy bay phi công lái).

Bên cạnh nhân viên bảo dưỡng, phi công, giáo viên kiểm tra DPE và TRI, nhóm kiểm soát viên không lưu cũng có mức lương từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng một tháng.

Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo trong ngành hàng không cho biết, phi công, nhân viên bảo dưỡng máy bay, giáo viên kiểm định, kiểm soát viên không lưu đều là nhóm ngành đặc thù. Họ làm việc trong môi trường căng thẳng và mức độ phức tạp cao. Để tuyển được kiểm soát viên không lưu nhạy bén, xử lý tình huống tốt không dễ dàng. Còn phi công, họ phải trải qua khổ luyện nhưng không phải người nào học xong cũng có thể làm được nghề nếu sức khỏe kém, kỹ năng yếu.

Riêng với nhóm bảo dưỡng máy bay, lãnh đạo ACV cũng cho biết, mức thu nhập 245,7 triệu đồng là cho người nước ngoài do đây là công ty liên kết với đối tác Singapore. Theo vị này, mức chi trả như vậy vẫn thấp nếu so với thị trường nước ngoài.

Trên thực tế, nguồn lực nhân sự bảo dưỡng máy bay khan hiếm và để làm công việc này, họ phải mất nhiều thời gian, chi phí để học tập. Hàng năm nhóm này phải thi chứng chỉ do các hãng như Boeing, Airbus cấp. Tại các công ty bảo dưỡng trên thế giới, giám đốc nhóm này còn được trả lương cả triệu USD một tháng.

“Hiện nay các hãng hàng không Việt muốn xây cơ sở bảo dưỡng thì cũng ‘đỏ mắt’ tìm nhân lực vì ngành này đào tạo lâu, đòi hỏi sự nhạy bén và kỹ lưỡng trong xử lý”, lãnh đạo này cho biết.

Theo Thi Hà, vnexpress.net

Chưa tăng trần giá vé máy bay nội địa

Bộ Giao thông vẫn chưa đưa việc tăng trần giá vé máy bay vào lộ trình, bất chấp một số đề nghị từ các hãng hàng không.

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố dự thảo Thông tư khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không trên các đường bay nội địa. Theo đó, trần giá vé máy bay vẫn được giữ nguyên như quy định đang áp dụng từ tháng 8/2015.

Vé máy bay cho nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội khoảng cách dưới 500 km có giá tối đa 1,6 triệu đồng. Đây là mức trần thấp nhất. Mức trần cao nhất là 3,75 triệu đồng đối với các đường bay 1.280 km trở lên.

Nhóm Khoảng cách Mức tối đa

(đồng/vé một chiều)

I Dưới 500 km
1  Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội 1.600.000
2  Nhóm đường bay khác 1.700.000
II Từ 500 km đến dưới 850 km 2.200.000
III Từ 850 km đến dưới 1.000 km 2.790.000
IV Từ 1.000 km đến dưới 1.280 km 3.200.000
V Từ 1.280 km trở lên 3.750.000

Khung giá dịch vụ tối đa như trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả  nhưng chưa có các khoản như: thuế giá trị gia tăng; các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, gồm giá phục vụ, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; khoản thu đối với các dịch vụ tăng thêm do hãng hàng không cung cấp mà hành khách có quyền lựa chọn dùng hay không.

Trước đó, hồi cuối tháng 7, một số hãng hàng không đề xuất tăng trần giá vé khi giá nhiên liệu tăng mạnh so với thời điểm áp dụng khung trần vé máy bay năm 2015. Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Chính phủ về bình ổn giá và đảm bảo giữ vững mục tiêu duy trì chỉ số lạm phát năm 2018, Cục Hàng không đề nghị vẫn duy trì khung giá quy định hiện hành.

Theo cơ quan này, mức kê khai giá tối đa của hãng hàng không chiếm tỷ lệ 76-79% so với mức giá trần hiện hành. Việc điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa là cần thiết, nhất là với những đường bay dài. Tuy nhiên, Cục hàng không sẽ đánh giá và đề xuất khung giá mới vào năm sau, tùy vào tình hình thực tế.

Theo Anh Tú, vnexpress.net

Những điều thú vị trên chuyến bay dài nhất thế giới đến Mỹ

Thiết kế cabin, ghế ngồi rộng rãi, ẩm thực phong phú và kho phim giải trí hơn 1.800 lựa chọn, giúp hành khách nghỉ ngơi thoải mái.

Từ Singapore, chuyến bay thương mại dài nhất thế giới vừa cất cánh tới New York, Mỹ.

Nhu cầu khách Việt đến Mỹ ngày càng tăng cao

Theo Văn phòng Du lịch Quốc gia Mỹ (ITA), năm ngoái có 123.000 du khách Việt đến Mỹ. Chưa kể, 2,1 triệu Việt kiều Mỹ có nhu cầu về thăm quê hương, theo Cơ quan Kiểm tra Dân số Mỹ.

Nhu cầu du lịch, thăm hỏi, hợp tác thương mại giữa hai nước hiện rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có đường bay thẳng đến Mỹ. Du khách phải bay 1-3 chặng quá cảnh. Sau đó, khách tiếp tục vượt Thái Bình Dương hoặc Đại Tây Dương đến các sân bay quốc tế ở Mỹ. Tổng thời gian bay kéo dài trên dưới một ngày.

Trên những chuyến bay đường dài, ghế ngồi chật hẹp thiếu thoải mái, đồ ăn thức uống không hợp khẩu vị, dịch vụ không tốt khiến hành khách mệt mỏi. Nhiều người còn gặp phải vấn đề sức khỏe do không chịu nổi tiếng động cơ ồn ào, áp suất thay đổi đột ngột hay chênh lệch múi giờ.

Loại máy bay này được thiết kế khoảng 160 chỗ cho hành trình dài.

Loại máy bay này được thiết kế khoảng 160 chỗ cho hành trình dài.

Tuy nhiên, hành khách sẽ hạn chế những khó chịu này nếu đặt chân lên phi cơ Airbus A350-900 ULR (viết tắt cụm từ “Ultra Long Range”) của “Hãng hàng không tốt nhất thế giới” bình chọn bởi Skytrax năm 2018 – Singapore Airlines. Quá cảnh ở Changi – sân bay tốt nhất thế giới suốt 6 năm, bạn sẽ bước lên chuyến bay thẳng đến xứ cờ hoa.

Chuyến bay thoải mái với phi cơ siêu tầm xa Airbus A350-900 ULR

Chuyến bay thẳng kết nối các siêu đô thị của châu Á (Singapore) và châu Mỹ (New York, Los Angeles, San Francisco) bằng máy bay A350-900 ULR thế hệ mới. Siêu cơ này được thiết kế với 67 ghế thương gia và 94 ghế phổ thông cao cấp, không có ghế phổ thông bình thường.

Mặc dù kéo dài gần một ngày trên không, vượt nửa vòng trái đất với chênh lệch 12 múi giờ, chuyến bay lại không hề gây khó chịu cho hành khách. Florent Petteni, giám đốc tiếp thị của Airbus nói với CNN Travel: “A350-900 ULR là một thiết kế lý tưởng cho các chuyến bay tầm xa. Mọi thứ đã được tính toán hoàn hảo cho những chuyến bay siêu dài”.

Cabin máy bay giống như một “khách sạn thu nhỏ” với trần cao, chỗ ngồi rộng rãi, ánh đèn led dịu nhẹ, mức độ tiếng ồn rất thấp đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh cho hành khách. Cứ mỗi 2-3 phút, hệ thống lọc không khí tiên tiến lại tái chế nguồn khí tinh khiết trong cabin. Nhờ vậy, A350-900 ULR giúp hành khách giảm mệt mỏi, giảm “jetlag” (rối loạn nhịp sinh học do trái múi giờ), duy trì sức khỏe trong suốt chuyến bay dài.

Ghế hạng thương gia trên máy bay A350-900 URL. Ảnh: Singapore Airlines.

Ghế hạng thương gia trên máy bay A350-900 URL. Ảnh: Singapore Airlines.

Thân máy bay chế tạo bằng vật liệu composite, gia cố bằng sợi carbon, giúp máy bay nhẹ hơn và có thêm vô số cửa sổ rộng nhìn ra toàn cảnh bầu trời. Điều này giúp loại bỏ nỗi sợ hãi “không có cửa sổ” hoặc chứng “sợ độ cao” của mọi hành khách nhạy cảm khi bay.

Dịch vụ ẩm thực, giải trí hạng sang trên không

Hành trình trên không kéo dài đặt ra rất nhiều câu hỏi. Cơ thể con người sẽ thế nào khi múi giờ thay đổi liên tục, phi hành đoàn sẽ vận hành chuyến bay ra sao? Thực phẩm, nước uống, đồ dùng vệ sinh cá nhân… trên máy bay có đáp ứng được nhu cầu của hành khách không? Thực tế, với một số người, khi chuyến bay thẳng đến Mỹ của Singapore Airlines cất cánh, nó sẽ là giấc mơ cho những người đam mê hàng không.

Richard Quest, phóng viên CNN có mặt trên chuyến bay thẳng từ Singapore đến New York ngày 11/10 cho biết ông có nhiều trải nghiệm khó quên. Quest cùng 160 hành khách khác lên máy bay vào lúc 23h35 và cất cánh sau 25 phút chuẩn bị. Với động cơ Rolls Royce Trent XWB, máy bay cất cánh rất êm bất chấp trời mưa và điều kiện đêm tối. “Tôi có cảm giác rất thoải mái”, Quest nói.

Phóng viên Quest thưởng thức bữa chính của Singapore Airlines. Ảnh: CNN.

Phóng viên Quest thưởng thức bữa chính trên chuyến bay. Ảnh: CNN.

Máy bay mang theo khoảng 500 suất ăn dành cho 161 hành khách. Đối với hành khách đi vé hạng thương gia cũng như hạng phổ thông cao cấp, họ có rất nhiều lựa chọn về món ăn. Thực đơn hạng thương gia gồm, bánh bao tôm hùm hấp trong súp cao cấp, cá chỉ vàng chiên, thịt bò horfun và tráng miệng với trái cây. Richard Neo, người quản lý thực phẩm của Singapore Airlines cho biết, hãng có rất nhiều kinh nghiệm giữ hương vị của thức ăn khi được làm lạnh nhanh.

Bữa chính được phục vụ sau khi máy bay cất cánh. Khoảng 3 giờ sau món chính, hành khách còn được phục vụ ăn nhẹ với chocolate nóng và bánh quy trước khi đi ngủ.

Mỗi hành khách được trang bị màn hình 18 inch trên hạng thương gia, hoặc 13,3 inch trên hạng phổ thông cao cấp, kèm điều khiển cảm ứng và tai nghe chống ồn. Singapore Airlines cung cấp kho hơn 1.000 lựa chọn, bao gồm các bộ phim bom tấn mới nhất, giúp hành khách có nhiều lựa chọn giải trí trong suốt hành trình dài. Ngay cả khi bạn không lên tiếng nhờ hướng dẫn cách dùng, các tiếp viên hãng bay vẫn chủ động và tận tình trợ giúp hành khách, tạo cảm giác thân quen như ở nhà.

Sau New York, Singapore Airlines sẽ khai thác đường bay thẳng từ Singapore tới Los Angeles kể từ 2/11/2018. Los Angeles là điểm đến rất phổ biến với người Việt Nam, bởi số lượng Việt kiều sinh sống tại đây cũng như những địa danh nổi tiếng như Hollywood. Hành trình bay thẳng giữa Singapore và Los Angeles chỉ kéo dài hơn15 tiếng, cùng thời gian nối chuyến thuận tiện tại sân bay Changi. Hành khách còn có thể lựa chọn nối chuyến lâu hơn tại sân bay Changi để dành thời gian mua sắm hàng miễn thuế từ các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Theo Kim Ngân, vnexpress.net

Bí mật sau vẻ ngoài xinh đẹp của những tiếp viên hàng không

Nhiều hãng bay quy định tiếp viên phải mặc váy dài tới đầu gối, không được đeo vòng cổ, trang điểm cùng một kiểu giống nhau.

Tiếp viên hàng không thường phải tuân thủ những luật lệ về an toàn, thể lực. Để luôn giữ vẻ ngoài chuyên nghiệp, các nữ tiếp viên còn thực hiện hàng loạt quy định từ mặc váy dài tới đâu cho đến son tô màu gì.

British Airways quy định váy của tiếp viên phải dài trên hoặc dưới đầu gối không quá một inch (2,54 cm); tất giấy mỏng dưới 15 denier (denier chỉ độ xuyên thấu của vải: 3-15 denier là dạng trong suốt, 30-40 là trong vừa và 100 denier là tất màu đục).

Heather Poole, tiếp viên có kinh nghiệm 15 năm, trả lời Mental Floss: “Chúng tôi không thể cắt váy ngắn hơn cho tới khi đủ thâm niên để tự quyết định. Khi đó, tôi cắt gấu váy cao lên và để lộ một chút chân cũng không sao”.

Một số mẫu đồng phục của tiếp viên hàng không trên thế giới

Trang phục dành cho tiếp viên Vietnam Airlines phục vụ khoang hạng thương gia là áo dài màu vàng nhạt, tiếp viên khoang thường mặc màu xanh. Ảnh: Vietnam Airlines.

Đồng phục của hãng Virgin thay đổi theo chi nhánh tại từng quốc gia, nhưng vẫn giữ màu đỏ chủ đạo. Trong ảnh là đồng phục của Virgin Atlantic. Ảnh: Virgin Atlantic.

Đổi mới đồng phục tiếp viên từ năm 2017, Hainan Airlines gây sốt với thiết kế lấy cảm hứng từ sườn xám – trang phục truyền thống của Trung Quốc, kết hợp với áo khoác và áo choàng kiểu phương Tây theo tông màu pastel. Ảnh: CNN.

Đồng phục của các nữ tiếp viên hãng Singapore Airways được sử dụng từ những năm 1970 tới nay, với xà rông kebaya truyền thống và dép không quai. Ảnh: MaryHop.

Nhà thiết kế Ettore Bilotta tạo nên mẫu đồng phục gây tiếng vang cho Etihad Airways, với tông màu nâu chocolate kết hợp cùng màu tím hoàng gia, và áo khoác trench coat cổ điển cho tiếp viên. Ảnh: The Design Air.

Hãng hàng không Skymark của Nhật Bản phải hứng chịu nhiều chỉ trích về thiết kế váy đồng phục ngắn của tiếp viên hàng không. Ảnh: Bloomberg.

Không phải hãng hàng không nào cũng quy định váy là đồng phục bắt buộc của tiếp viên nữ, trong đó British Airways cho phép tiếp viên nữ mặc quần tây.

Đầu năm nay, Cathay Pacific đã bỏ quy định tiếp viên nữ phải mặc váy đồng phục có hiệu lực suốt 70 năm qua. Năm 2014, phi hành đoàn từng đề nghị hãng hàng không Hong Kong này thay đổi thiết kế đồng phục, vì váy ngắn khiến họ cảm thấy dễ để lộ phần nhạy cảm và có nhiều khả năng bị quấy rối tình dục hơn, theo Independent.

Hiện một số mẫu đồng phục hàng không vẫn là đề tài gây tranh cãi. Tiếp viên hàng không của một số hãng bay Malaysia, trong đó có Malindo, từng bị phê phán vì mặc váy quá chật và gợi cảm.

Không chỉ trang phục, một số hãng bay còn quy định thống nhất mẫu trang điểm, ngoại hình cho tiếp viên. Ví dụ như Emirates yêu cầu tiếp viên tô son đỏ và kẻ mắt trong suốt ca làm việc.

“Hãng muốn thống nhất mọi thứ. Móng tay có thể sơn màu nude, hồng phớt hoặc theo kiểu Pháp. Chúng tôi cũng có nhiều tông móng tay đỏ được Bộ phận Hình ảnh và Chăm sóc Sắc đẹp quy định”, theo Joanna Collins, tiếp viên người Anh làm việc tại Dubai.

Hãng bay này cũng quy định tiếp viên nữ búi tóc kiểu Pháp hoặc búi tóc tròn cột thun đỏ - không bắt buộc. Ảnh: Flygosh.

Hãng bay này cũng quy định tiếp viên nữ búi tóc kiểu Pháp hoặc búi tóc tròn cột thun đỏ – không bắt buộc. Ảnh: Flygosh.

Joanna cho hay, tiếp viên thường sử dụng son tông đỏ Nga của Mac vì màu bền. Phấn mắt có thể màu đen hoặc be, chì kẻ mắt nước.

“Chúng tôi có những lớp đào tạo tiếp viên cách trang điểm và chăm sóc da. Vì một số cô gái có hiểu biết sẵn về trang điểm và chăm sóc, tạo kiểu tóc, một số lại ít quan tâm và thích để mặt tự nhiên hơn”, cô nói.

Tiếp viên có thể đeo khuyên tai ngọc trai hay dạng đinh tán gắn kim cương hoặc pha lê. Họ không được phép đeo vòng cổ. Đồng hồ đeo tay nếu có nên đơn giản và tránh khoa trương.

Trong khi đó, quy định của hãng hàng không Mỹ United Airlines đơn giản hơn: Trang điểm nhẹ để có vẻ ngoài tự nhiên, tránh những màu quá đậm hoặc chói. Móng tay cần được cắt tỉa cẩn thận, không để dài quá nửa inch (khoảng 1,3 cm) và sơn màu nhã nhặn với đồng phục – một màu; không gắn đá; vẽ hay dán hình; cần tẩy nếu lớp sơn bong tróc.

Tiếp viên của hãng chỉ được phép đeo một chiếc khuyên nhỏ cho mỗi bên tai, dáng khuyên tròn không lớn hơn một đồng 10 xu Mỹ, chất liệu phù hợp với trang phục. Họ không được để lộ những phần bắn khuyên khác trên cơ thể.

Thành viên của phi hành đoàn có thể đeo 4 nhẫn, không quá 2 chiếc mỗi bàn tay (gồm cả nhẫn cưới và nhẫn đính hôn) và không được đeo nhẫn trên đốt ngón tay hoặc ngón tay cái.

Một ngày của tiếp viên hàng không diễn ra như thế nào. Video: Cathay Pacific.

Theo Tiểu Bảo, vnexpress.net

ATADI thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 10/2018

Công ty Cổ phần ATADI thông báo tuyển dụng nhân sự.

Ứng viên vui lòng xem kỹ thông tin vị trí tuyển dụng, địa điểm làm việc và yêu cầu công việc tương ứng.

Lưu ý:
***Thời gian nhận hồ sơ:
 từ nay đến hết ngày 31/10/2018.

***Phỏng vấn và thử việc: Tháng 10 – 11/2018.

Vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng

  • Số lượng tuyển: 10 nhân viên
  • Mô tả công việc:

– Trực tổng đài, bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch;

– Giải đáp thông tin và hỗ trợ khách hàng mua vé máy bay, sản phẩm du lịch và thanh toán trực tuyến;

– Báo cáo cho cấp trên theo yêu cầu;

– Công viêc̣ cụ thể trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

  • Yêu cầu công việc:

– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc các hệ khác.

– Tác phong thanh lịch, chuyên nghiệp.

– Thành thạo tin học văn phòng, hiểu biết và có thể làm việc trên môi trường internet.

– Kỹ năng: giao tiếp, thuyết phục tốt, biết sắp xếp và điều phối công việc khoa học.

– Phẩm chất / tính cách: ngôn ngữ lưu loát, nhẹ nhàng, trung thực, trách nhiệm, cởi mở, nhiệt tình. Yêu thích ngành dịch vụ và có thể làm việc dưới áp lực công việc cao.

– Ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo nghiệp vụ.

  • Thu nhập: 5,000,000 VNĐ – 6,500,000 VNĐ.
  • Thử việc: 01 tháng.
  • Quyền lợi:

– Được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nhà nước.

– Chế độ tăng lương theo quy chế của công ty, lộ trình thăng tiến rõ ràng.

– Du lịch hàng năm cùng công ty.

– Được tài trợ vé máy bay miễn phí (tùy thâm niên làm việc)

– Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp.

  • Địa điểm làm việc:

Block 601 – Lầu 6 – Thăng Long Office building – 84 Thăng Long, P.4, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Thời gian làm việc: theo ca 8 tiếng – 6 ngày/ tuần

+ Từ 8h sáng đến 17h30 chiều

+ Hoặc 12h30 trưa đến 22h tối

***Cách thức ứng tuyển:

  • Ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ qua địa chỉ email: hr@atadi.asia
  • Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty.

***Thời gian nhận hồ sơ: từ nay đến hết ngày 31/10/2018.
***Phỏng vấn và thử việc: Tháng 10 – 11/2018.

Cùng xem qua một số hình ảnh nơi bạn sẽ làm việc nhé!

Nhiều khách vô tư dùng điện thoại trên máy bay bị xử phạt

Nhà chức trách hàng không sân bay quốc tế  Tân Sơn Nhất vừa quyết định xử phạt một hành khách đi trên chuyến bay của Vietjet Air do người này có hành vi sử dụng điện thoại dù đã được tiếp viên nhắc nhở.

Theo đó, nhà chức trách hàng không đã phải đề nghị lực lượng an ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất ra tận sân đỗ máy bay để hỗ trợ hãng hàng không Vietjet Air đưa hành khách N.T.H.D đi trên chuyến bay VJ641 từ Đà Nẵng về TP.HCM về trụ sở Cảng vụ hàng không miền Nam để xử lý vi phạm.

Theo đó, dù đã được nhắc nhở nhưng hành khách D. vẫn cố tình sử dụng điện thoại di động trên máy bay.

Mới đó, một hành khách khác tên N.H.T đi từ Singapore về TP.HCM cũng bị lập biên bản xử phạt với lỗi tương tự.

ảnh 1

Nhiều hành khách vô tư dùng điện thoại trên máy bay đã bị xử phạt

Theo nhà chức trách hàng không, căn cứ vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, cá nhân “vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay”, khách đều bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Đầu tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam đã có Chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không chấn chỉnh đội ngũ tiếp viên hàng không phải nghiêm túc, kiên quyết nhắc nhở hành khách không sử dụng các thiết bị thu phát sóng, điện thoại di động, máy tính cá nhân, Ipad, tai nghe nhạc trên máy bay trong quá trình cất, hạ cánh.

Chỉ thị của Cục hàng không ban hành trong bối cảnh tình trạng hành khách sư dụng điện thoại khi máy bay chuẩn bị cất và hạ cánh diễn ra khá phổ biến.

Thậm chí, nhiều trường hợp, hành khách cố tình sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng khi máy bay chuẩn bị cất/hạ cánh dù tiếp viên biết nhưng cũng không nhắc nhở hay lập biên bản.

Được biết, một tổ tiếp viên hàng không trên chuyến bay VN1382 từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Liên Khương đã bị Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kiểm điểm vì để hành khách vô tư sử dụng điện thoại trong lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, dù tiếp viên ngồi gần đó biết nhưng lại không nhắc nhở.

Theo quy trình, trên máy bay, nếu phát hiện vi phạm, tiếp viên phát hiện sẽ báo cho cơ trưởng lập biên bản ngay trên máy bay. Sau đó, vụ việc sẽ được chuyển cho cảng vụ hàng không ở các sân bay để ra quyết định xử phạt.

Nguồn: anninhthudo.vn

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Sân bay ở Kuala Lumpur (Malaysia) có một khoảng rừng nhiệt đới còn ở Munich (Đức) có khu lướt sóng trong nhà.

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Tokyo Haneda, Nhật Bản

Trong ảnh là vườn hoa trong sân bay quốc tế Haneda nằm ở quận Ota, thủ đô Tokyo. Hàng năm, sân bay phục vụ khoảng 67 triệu lượt khách, 900 chuyến đến và đi mỗi ngày. Các hoạt động tiếp đón, vệ sinh, an ninh, tổ chức bay tại đây rất khoa học và đúng giờ. Ảnh: Haneda Airport International.

Hamad, Qatar

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Sân bay tại thủ đô Doha của Qatar gồm 5 khu với 138 quầy check-in, 200 phòng khách sạn, bể bơi, nhà thờ Hồi giáo và hàng nghìn m2 dành cho trung tâm mua sắm, giải trí. Kinh phí xây dựng sân bay, theo USA Today, không dưới 15 tỷ USD. Khách sạn quá cảnh tại sân bay chính của Qatar có hồ bơi dài 25 m, có thể điều chỉnh nhiệt độ. Ảnh: CNN.

Munich, Đức

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Khu lướt sóng, sân trượt tuyết, vườn bia là một vài điểm đến tại khu vui chơi giải trí nằm trong khuôn viên của sân bay. Công trình do kiến trúc sư Helmut Jahn đảm nhiệm thiết kế. Dưới mái vòm lớn ở khu trung tâm, hành khách có thể lướt trên những con sóng nhân tạo trong mùa hè, uống bia vào tháng Mười và mua sắm tại các cửa hàng Giáng Sinh khi tháng Mười Hai tới. Ảnh: Michael Dalder.

Kuala Lumpur, Malaysia

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Đi vào hoạt động năm 1998 với mức kinh phí xây dựng lên tới 3,5 tỷ USD, sân bay lớn nhất Malaysia xứng đáng là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thế giới. Có cả một khu rừng nhiệt đới nhỏ nằm giữa sân bay. Kisho Kurokawa, kiến trúc sư người Nhật phụ trách thiết kế sân bay cho biết, ông muốn tạo ra một “sân bay trong rừng, một khu rừng trong sân bay”. Ảnh: Dustin Iskandar.

Wellington, New Zealand

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Rất nhiều cảnh quay trong series phim nổi tiếng “Chúa tể những chiếc nhẫn” được thực hiện tại New Zealand. Vì vậy không khó để hiểu việc sân bay Wellington lại chọn thiết kế nội thất với các nhân vật như Gollum, Gandalf. Nằm tại thủ đô Wellington của New Zealand, sân bay này có diện tích 110 ha, là trung tâm vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế. Ảnh: Masa Osada.

Changi, Singapore

Những sân bay quốc tế khiến bạn muốn nán lại thêm

Một trong những điểm nổi bật nhất của sân bay là Jewel – khu tổ hợp xây dựng từ năm 2014, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2019. Bên trong khu vực này có thác nước trong nhà cao 40 m với tên gọi Rain Vortex và rừng nhân tạo 5 tầng Forest Valley bao quanh. Sân bay Changi đã giữ danh hiệu sân bay tốt nhất thế giới do tổ chức Skytrax bình chọn trong 5 năm liền, từ 2013 đến nay. Có tới 7 khu vườn trồng cây theo các chủ đề khác nhau ở sân bay này. Ảnh: JewelChangiAirport. 

Nguồn: vnexpress.net

Vì sao một số người dễ khóc trên máy bay

Áp lực khi ở trên cao, ghế ngồi chật hẹp là một trong những lý do tác động lên tâm lý, khiến bạn dễ khóc khi đang bay.

Hãng hàng không Virgin Atlantic từng làm một cuộc khảo sát và chỉ ra rằng, 55% người được hỏi thừa nhận cảm xúc của họ dễ dâng trào hơn khi ngồi trên máy bay, thậm chí có người cho biết họ đã khóc.

Nhiều người dễ khóc khi bay. Ảnh: CNN.

Nhiều người dễ khóc khi bay. Ảnh: CNN.

Theo CNN, dựa theo tâm lý học, lý do rất đơn giản. Một số người mắc hội chứng sợ phòng kín, nhiều người lại sợ độ cao hoặc các hội chứng liên quan đến vấn đề lo lắng.

Những căng thẳng khi di chuyển đủ sức kích thích sức khỏe tâm thần của bất kỳ ai, theo nhà tâm lý học sống ở Colorado, Mỹ, Jodi De Luca. Theo đó, rất ít người khi bay không bị ảnh hưởng tâm lý dẫn đến căng thẳng về các vấn đề như: đến sân bay đúng giờ, làm sao không gặp rắc rối khi qua cổng kiểm soát an ninh, tiếp đó là khi lên máy bay càng nhanh càng tốt.

Nếu bạn đang đi du lịch một mình, bạn bị nhốt trong một không gian nhỏ với những người mình không quen biết. Sau đó, ngoại cảnh khác cũng tác động lên bạn như: Vừa tạm biệt người thân, chuẩn bị đến nơi mình chưa từng đến. Những yếu tố đó khiến ngay cả những người có tâm lý ổn định nhất cũng có đôi chút bồn chồn, căng thẳng. Do vậy, việc ai đó có thể rơi nước mắt khi lên máy bay là một điều dễ hiểu.

Nhiều người mắc hội chứng sợ độ cao, nên ngồi máy bay với họ là một cực hình. Ảnh: CNN.

Nhiều người mắc hội chứng sợ độ cao, nên ngồi máy bay với họ là một cực hình. Ảnh: CNN.

Nếu giải thích theo vật lý học, máy bay là một môi trường đặc biệt khó chịu. Nhiều người phải ngồi trong những chiếc ghế chật chội, chỗ để chân hạn hẹp dẫn đến hông và đầu gối đau đớn. Cũng theo tiến sĩ Luca, việc chỗ ngồi nhỏ cũng làm tăng sự lo lắng vì tạo cảm giác ranh không gian riêng của bạn bị xâm chiếm.

Ngoài ra, bạn cũng bị tác động từ việc chăn, gối, đồ ăn không được cung cấp hay giới hạn mang các món đồ lên máy bay – những thứ có thể khiến tâm lý bạn được xoa dịu.

Sau đó là áp lực ở cabin, khi bạn đang ở độ cao hàng chục nghìn mét. Ở điều kiện này, nhiều khi bạn bị rơi vào trạng thái thiếu oxy tương đối. Tình trạng thiếu oxy cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con người theo những cách khác nhau. Có người cảm thấy buồn ngủ, nhưng có người lại cảm thấy mình đang khóc.

Stephen Groening, giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ từng nghiên cứu và cho rằng sự kết hợp giữa những lo lắng và tiếp xúc quá gần với một phương tiện truyền thông, khiến chúng ta có thể rơi nước mắt.

Ví dụ khi bạn đang ngồi trên máy bay, nhâm nhi ly rượu vang và xem một bộ phim. Rượu có thể làm giảm sự lo lắng khi bay của một số người, nhưng nó cũng có thể đem lại các tác động tiêu cực khác. Hoàn cảnh đó kết hợp với áp suất của cabin có thể khiến tâm lý của bạn yếu mềm hơn và dễ xúc động hơn. Do vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng việc uống rượu khi bay không phải là một ý kiến hay.

Một số người hoài nghi rằng càng lên cao con người càng khóc nhiều hơn. Trên thực tế, tiến sĩ Paul Wicks khẳng định đây là một hiện tượng giả. Chúng ta khóc trên máy bay hay khóc ở nhà cũng không khác gì nhau. Chỉ là bộ nhớ lưu giữ những lần chúng ta khóc trên máy bay nhiều hơn những lần khóc dưới mặt đất.

Khi cảm thấy mình xúc động khi bay, lựa chọn thứ nhất là hãy kệ nó và sống đúng tâm trạng của mình: khóc thoải mái. Mỗi người đều có một cách khóc khác nhau, có người khóc lặng lẽ, có người lại khóc ồn ào. Tuy nhiên ở nơi công cộng, bạn hãy hành động sao cho không làm ảnh hưởng đến người khác.

Nếu bạn đi du lịch cùng nhóm bạn, hãy chia sẻ với họ cảm xúc của mình. Nếu bạn đi du lịch một mình, hãy làm việc gì đó như chơi game để phân tán sự tập trung của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh lại những thứ đang nghe. Ví dụ như không nên nghe một bản nhạc buồn trong lúc tâm trạng đang xúc động.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Vietjet “bắt tay” một trong những hãng hàng không đúng giờ nhất thế giới

Vietjet và Japan Airlines, một trong những hãng hàng không quốc tế đúng giờ nhất thế giới, hợp tác khai thác các chuyến bay liên danh, trong đó các đường bay nội địa: TP HCM-Hà Nội, TP HCM-Đà Nẵng, Hà Nội-Đà Nẵng.

Ngày 19-10, tại Tokyo, hãng hàng không Vietjet và Japan Airlines công bố triển khai bay liên danh (code-share) trên các chuyến bay của Vietjet từ ngày 23-10-2018.

Vietjet bắt tay một trong những hãng hàng không đúng giờ nhất thế giới - Ảnh 1.

Japan Airlines (JAL) được thành lập vào năm 1951, là hãng hàng không quốc tế đầu tiên của Nhật Bản

Hai hãng trước đó đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thương mại toàn diện vào năm 2017 và sẽ bắt đầu thực hiện các chuyến bay liên danh trên một số đường bay nội địa tại Việt Nam và quốc tế giữa hai nước do Vietjet vận hành.

Các đường bay liên danh nội địa Việt Nam gồm: TP HCM-Hà Nội, TP HCM-Đà Nẵng, Hà Nội-Đà Nẵng.

Đường bay liên danh quốc tế Hà Nội-Osaka (sân bay Kansai).

Việc triển khai bay liên danh áp dụng cho các chuyến bay khởi hành từ ngày 28-10-2018. Riêng đường bay Hà Nội-Osaka được khai thác từ ngày 8-11-2018.

Theo thoả thuận đã ký, Vietjet và Japan Airlines sẽ tiếp tục mở rộng mạng đường bay liên danh trên các đường bay giữa Nhật Bản và Việt Nam, đường bay nội địa tại Nhật Bản và Việt Nam của hai hãng trong thời gian tới.

Japan Airlines (JAL) được thành lập vào năm 1951 và là hãng hàng không quốc tế đầu tiên của Nhật Bản. Là thành viên của liên minh hàng không oneworld®, JAL hiện bay đến hơn 349 sân bay trên 54 quốc gia và lãnh thổ cùng các đối tác bay liên danh “code-share” với đội bay hơn 230 tàu. Chương trình khách hàng thân thiết của hãng (JAL Mileage Bank) hiện là một trong những chương trình thành viên lớn nhất tại châu Á. JAL được vinh danh là một trong những hãng hàng không quốc tế đúng giờ nhất thế giới với chuẩn hàng không 5 sao của Skytrax.

Trước đó, ngày 10-10, hãng hàng không Vietjet đã khai trương 3 đường bay kết nối Việt Nam – Nhật Bản nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản, đồng thời ký thoả thuận tài trợ vốn phát triển đội máy bay hơn 1,2 tỉ USD.

Theo đó, Vietjet và Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (MUL), thuộc tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) và Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) đã ký kết và trao bản thoả thuận cung cấp tài chính cho 5 máy bay mới của Vietjet với tổng giá trị 614 triệu USD theo giá công bố của nhà sản xuất. Vietjet, Ngân hàng Natixis (Pháp) và các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã ký kết hợp đồng khung về cung cấp tài chính cho 5 máy bay mới khác của hãng trị giá 625 triệu USD.

Đây là những khoản vốn được cung cấp cho Vietjet theo hình thức thuê tài chính để Vietjet sở hữu máy bay. Các máy mới này thuộc gói đặt hàng tàu bay của Vietjet với Airbus. Vietjet sẽ đưa các máy bay này vào khai thác ngay trong năm 2018 và đầu năm 2019.

Theo D.Ngọc, nld.com.vn

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp

Xinh đẹp, cá tính, mạnh mẽ, Nguyễn Phương Anh – nữ cơ trưởng của hãng hàng không Vietjet tạo nhiều ấn tượng khi vượt qua nhiều nhiều thử thách để trở thành một trong những nữ nhân quyền lực nhất ngồi trên khoang lái chinh phục bầu trời.

Khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay, Nguyễn Phương Anh vẫn dành ít thời gian hiếm hoi chia sẻ về quá trình học tập, khổ luyện để trở thành phi công – ngành nghề đặc thù vốn dành cho số đông nam giới.

Làm lại từ đầu

Với gương mặt xinh đẹp, giọng miền Nam ngọt ngào, cơ trưởng Nguyễn Phương Anh toát lên thần thái của người làm dịch vụ hàng không: thân thiện, ân cần, trách nhiệm và có sức hút riêng.

Nói về quá trình bén duyên với nghề phi công, Phương Anh chia sẻ đó là một hành trình dài với nhiều quyết định táo bạo và đầy thú vị.

“Trước đây, tôi đã từng làm tiếp viên hàng không trong 7 năm. Những năm tháng theo đuổi giấc mơ bay, được đi nhiều nơi trên thế giới, nhìn hình ảnh các đồng nghiệp phi công đẹp trai, quyền uy trong bộ đồng phục bay, trong tôi dấy lên niềm mơ ước: một ngày nào đó mình cũng sẽ được mặc bộ đồng phục ấy và ngồi trên khoang lái ấy trước ánh mắt ngưỡng mộ của biết bao hành khách.

Rồi cơ hội đã đến cùng với hãng bay Vietjet. Vậy là tôi quyết tâm, xách vali sang Mỹ học bay, quyết thực hiện ước mơ của mình”, chị bộc bạch.

Tuy trước đó đã thành thạo nghề phục vụ trên không, nhưng phi công lại là chuyện khác. Phương Anh cho biết, với hầu hết phi công, chuyến bay đơn đầu tiên trong đời là một kỉ niệm khó quên và chị cũng vậy.

Trong quá trình đào tạo để trở thành phi công cơ bản, có bài bay bắt buộc là học viên phải tự điều khiển chiếc máy bay huấn luyện cơ bản cất – hạ cánh 3 lần. Đây là một bài khó và đòi hỏi sự tập trung, quyết tâm và nắm vững các kiến thức mà các phi công tương lai được học.

“Bạn bè cùng khoá, lần lượt hết người này đến người khác thi xong bài thi ấy trong sự chờ đợi và hồi hộp của mình. Mùa mưa gió, thời tiết xấu chuẩn bị đến với bao áp lực. Nhiều đêm tự mình nén nước mắt và quyết tâm. Đến khi được ngồi trên chiếc máy bay ấy, một mình mình, tự tay cất hạ cánh 3 lần, mọi cảm xúc như vỡ oà… Khi máy bay lăn vào bãi đỗ, Phương Anh đã ôm chầm thầy của mình và khóc.

Trường của Phương Anh có phong tục là ai thực hiện bài bay này xong sẽ được giáo viên dội nước lên người. Nhưng Phương Anh thì nhảy xuống hồ bơi của trường luôn cho… sướng. Ngồi trên khoang lái máy bay thương mại chở theo hàng trăm hành khách với mỗi phi công là trách nhiệm lớn lao xen lẫn tự hào. Đó là những khoảng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất của mình khi bắt đầu nghề phi công”.

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp - Ảnh 1.

Cô dâu phi công hạnh phúc

Khổ luyện trên ghế nóng

Quá trình tập luyện để trở thành phi công, đặc biệt là với nữ giới theo cơ trưởng Phương Anh đòi hỏi nhiều quyết tâm.

“Với nghề phi công thì nam giới hay nữ giới đều là một công việc đầy trách nhiệm và thử thách. Là một nữ phi công, nó càng khó khăn bội phần trước áp lực của công việc chinh phục bầu trời”, chị nói.

Nữ cơ trưởng chia sẻ, từ kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao, từ những kĩ năng cơ bản đến kĩ năng nâng cao để điều khiển thành thục chiếc máy bay thương mại, chị đã phải trải qua nhiều mồ hôi, nước mắt và những đêm không ngủ. “Tôi đã phải tự rèn luyện và phấn đấu không ngừng để nâng cao tay nghề và chứng minh bản thân trước các đồng nghiệp nam”.

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp - Ảnh 2.

Đám cưới như mơ của nữ phi công

Không dừng ở đó, ghế nóng cơ trưởng mới là mục tiêu lớn lao của cô gái xinh đẹp, cá tính này.

“Sau khi tốt nghiệp, tôi được Hãng Hàng không Vietjet nhận vào làm cơ phó từ năm 2014. May mắn cho tôi, đây là nơi có nhiều cơ hội được đào tạo và thăng tiến cho nhân viên, nhất là các phi công. Tôi đã liên tục học tập và phấn đấu để trau dồi đạo đức, kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm làm việc.

Sau 4 năm làm việc miệt mài, phấn đấu và học tập không ngừng nghỉ, cùng với sự dìu dắt của các thầy của mình, tôi đã thành công trong việc chinh phục chiếc ghế trái quyền lực – Cơ trưởng trên các chuyến bay của hãng”.

Phương Anh cho biết, vì là phi công nữ nên áp lực trong chị thường cao hơn so với các đồng nghiệp nam. “Tôi nhắc mình phải cố gắng hơn rất nhiều. Từ tư cách, tác phong đến hành động, các chi tiết đều được chú trọng để các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp nam tin tưởng và phối hợp tốt trong mỗi chuyến bay”.

Khi mẹ là cơ trưởng

“Đặc thù của ngành hàng không là không phân biệt thời gian, tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào thời gian cất hạ cánh của mỗi chuyến bay. Nghề nghiệp cũng mang đến cho tôi hạnh phúc cá nhân”, Phương Anh hạnh phúc khi nói về đời sống cá nhân của mình.

Hành trình trở thành cơ trưởng của nữ tiếp viên xinh đẹp - Ảnh 3.

“Tôi kết hôn 3 năm trước. Chồng tôi cũng là cơ trưởng của Vietjet. Chúng tôi có một bé trai hơn 2 tuổi, cũng sớm thể hiện niềm ham thích với máy bay.

Là phụ nữ, tôi lại càng phải sắp xếp chi tiết, chu đáo thời gian biểu của mình, để vừa có thể hoàn thành tốt nhất công việc, vừa chăm sóc cho gia đình. Tôi nấu ăn cũng khá . Những khi có thời gian hiếm hoi rảnh rỗi, tôi cũng sắp xếp nấu nướng, tổ chức những buổi tiệc nhỏ cho gia đình mình. Khi vợ chồng cùng đi bay thì nhờ ông bà chăm sóc bé”.

Chị cũng bộc bạch, trong mỗi dịp lễ tết, đối với người phụ nữ, gia đình là nơi họ gắn kết. Nhưng đối với những người làm trong ngành Hàng không thì thời gian đó lại là những chuyến bay không ngừng nghỉ, mang đến niềm vui, đưa hành khách về đoàn tụ với gia đình họ.

“Những lúc ấy, mình lấy niềm vui sum họp của hành khách, của gia đình, người thân họ làm niềm an ủi và hạnh phúc cho riêng mình”. Cùng với hãng hàng không Vietjet, nữ cơ trưởng xinh đẹp có niềm tự hào mang lại cơ hội bay cho hàng triệu người dân và du khách.

Nguồn: cafef.vn