Đây có lẽ là trang phục tiếp viên hàng không xa xỉ nhất từ trước đến giờ

Hãng hàng không Hải Nam vừa hợp tác với một thương hiệu Haute Couture để mang đến cho đội ngũ nhân viên của mình những bộ đồng phục vô cùng sang xịn.

Đội ngũ tiếp viên được coi là bộ mặt của một hãng hàng không, do đó không lạ khi khoản đồng phục luôn được các hãng chú trọng. Đồng phục của nhân viên hàng không thường được thiết kế kỹ lưỡng để vừa đảm bảo được tính chuyên nghiệp mà lại vừa đẹp mắt, phản ánh được hình ảnh mà hãng hàng không muốn hướng đến. Mặc dù phần lớn các hãng hàng không cao cấp đều không tiếc tiền của để đầu tư vào đồng phục của tiếp viên nhưng chịu chơi đến mức đặt cả thiết kế Haute Couture cho dàn nhân viên trai xinh gái đẹp thì có lẽ chỉ có mỗi Hainan Airlines – Hãng hàng không Hải Nam, TQ.

Đây chính là đồng phục mới của Hainan Airlines, những thiết kế haute couture của Laurence Xu.

Vừa qua, Hainan Airlines đã “chơi lớn” khi hợp tác với Laurence Xu, NTK Haute Couture nổi tiếng nhất nhì TQ và cũng là một trong số ít những NTK của nước này từng tham dự Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris. Theo đó, Laurence Xu đã sáng tạo riêng cho Hainan Airlines những bộ đồng phục vô cùng sang xịn pha trộn hài hòa văn hóa Trung Hoa với âm hưởng Tây phương.

Trong đó đồng phục cho tiếp viên nữ được lấy cảm hứng từ xường xám, trang phục truyền thống nổi tiếng của người Hoa và được diện cùng với blazer rất kiểu cách nhưng vẫn không kém phần tinh tế. Ngoài set đồ này, tiếp viên nữ còn có thêm một chiếc áo choàng dáng cape vô cùng sang trọng, đẳng cấp để diện khi trời lạnh. Đồng phục của tiếp viên nam có phần đơn giản hơn, bao gồm suit và áo măng tô màu ghi lịch thiệp.


Những thiết kế đồng phục mà Laurence Xu thực hiện riêng cho Hainan Airlines cũng vừa được giới thiệu trong BST Haute Couture mà NTK này vừa ra mắt tại Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu 2017 mới đây.

Đồng phục của Hainan Airlines được trình diễn trong show Laurence Xu thuộc khuôn khổ Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu 2017.



Đây có lẽ là lần đầu tiên đồng phục của một hãng hàng không được ra mắt trong một show diễn Haute Couture tầm cỡ.

Được biết, lý do Hainan Airlines đầu tư “khủng” cho đồng phục nhân viên là để nâng tầm hình ảnh của hãng và cũng là để phục vụ cho mục tiêu vươn ra thế giới của hãng hàng không này. ‘Chúng tôi không chỉ đơn thuần tạo ra một bộ đồng phục mới mà còn là để thể hiện hình ảnh quốc tế của Hainan Airlines. Đặc biệt là trên những chặng bay quốc tế, chúng tôi muốn các hành khách biết rằng TQ rất hiện đại và trendy’ – XuFei, giám đốc thương hiệu của Hainan Airlines chia sẻ.

Các tiếp viên của Hainan Airlines rạng rỡ trong bộ đồng phục sang xịn.
Nguồn: gotit.cool

Doanh nghiệp cho thuê nhà kho, chỗ đậu máy bay thu tiền tỷ mỗi ngày

Trung bình cứ 10 đồng doanh thu thì Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn thu về 5,5 đồng lợi nhuận trước thuế.

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) vừa được giao dịch trên thị trường UPCoM thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 12/7, cổ phiếu SCS đã tăng tối đa 40% lên 72.800 đồng một cổ phiếu, đồng thời đưa vốn hóa của doanh nghiệp này lên gần 3.400 tỷ.

Cung cấp dịch vụ tại các sân bay, vốn chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận, được đánh giá là “con gà đẻ trứng vàng” trong bối cảnh ngành hàng không đang phát triển nhanh, với khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp hiện tại.

Hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là cho thuê sân đậu máy bay, khai thác nhà ga hàng hóa và cho thuê văn phòng, bãi đỗ xe, năm 2016 SCSC đạt gần 500 tỷ đồng doanh thu, tương đương gần 1,4 tỷ đồng mỗi ngày. Lợi nhuận trước thuế đạt 275 tỷ, với biên lợi nhuận 55%.

doanh-nghiep-cho-thue-nha-kho-cho-dau-may-bay-thu-tien-ty-moi-ngay

Cho thuê sân đậu máy bay, khai thác nhà ga hàng hóa và cho thuê văn phòng là 3 lĩnh vực kinh doanh chính của Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn.

Hàng không đang trở thành một lĩnh vực phát triển nhanh vượt qua nhiều loại hình khác trong thời gian gần đây, không chỉ trong vận chuyển hành khách mà còn cả lĩnh vực hàng hóa.

Là lĩnh vực kinh doanh “béo bở”, nhưng thị trường cung cấp dịch vụ tại hai sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài chỉ có sự hiện diện một số công ty như Công ty Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất, Công ty Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn, Công ty Dịch vụ hàng hóa Nội Bài, Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội… Trong số này, riêng Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn là công ty duy nhất được Cục Hàng không công nhận là nhà ga hàng hóa (Air Cargo Terminal).

Được triển khai từ tháng 6/2009 và hoàn thành vào cuối năm 2010, dự án Ga hàng hóa Tân Sơn Nhất là dự án trọng điểm của SCSC có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Dự án được bố trí phía Tây Nam ga hành khách với diện tích 143.000 m2, trong đó chia làm 3 khu vực: sân đậu máy bay (hơn 52.400 m2), nhà ga hàng hóa (26.670 m2) và khu vực nhà kho, nhà đậu xe, công trình phụ trợ (64.000 m2).

Với công suất giai đoạn 1 đạt 200.000 tấn, khai thác nhà ga hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh đem về doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho SCSC trong những năm gần đây. Năm 2016, hoạt động này đem về hơn 455 tỷ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu, với biên lợi nhuận đạt gần 73%.

Lợi thế của SCSC là giá vốn rất thấp chỉ chiếm hơn 27%, khả năng mở rộng hoạt động và sự hỗ trợ của các cổ đông lớn, đều là những doanh nghiệp nắm thị phần cao trong lĩnh vực logistics.

Trong bản cáo bạch mới công bố, doanh nghiệp này cũng cho biết đã có 23 hãng hàng không là khách hàng trong tổng số 45 hãng hàng không có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó có những hãng lớn như Lufthansa, Cargolux, Singapore Airlines, Cathay Pacific…

Hiện tại cơ cấu cổ đông của SCSC gồm 3 cổ đông lớn nắm giữ trên 55% vốn điều lệ và hơn 1.200 cổ đông khác. Trong đó, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Công ty cổ phần Gemadept là 2 cổ đông lớn nhất sở hữu lần lượt 14,05% và 34,55% vốn của SCSC.

Nguồn: vnexpress.net

ATADI tặng 10 cặp vé máy bay khứ hồi cho các thủ khoa kỳ thi THPT Quốc Gia 2017

Để vinh danh các thí sinh có kết quả xuất sắc trong kỳ thi THPT Quốc Gia, ATADI gửi tặng các em một món quà là cặp vé khứ hồi cho chặng bay nội địa bất kỳ. Hãy cùng ATADI tìm đến một nơi thật xa, thư giãn để lấy lại năng lượng và tinh thần, chuẩn bị bước vào những năm tháng sinh viên – bước vào giai đoạn mới của cuộc sống nhé!

Điều kiện áp dụng

Để được nhận giải thưởng, các em cần:

  • Đạt điểm số tối đa trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.
  • Mua một chặng bay bất kỳ trên atadi.vn, sẽ được tặng 01 cặp vé khứ hồi cho người đi cùng.

Ví dụ: Bạn mua vé Sài Gòn – Nha Trang với giá khứ hồi là 1.000.000, người đi cùng bạn trong chuyến bay đó sẽ được miễn phí cả chiều đi và chiều về.

Cách thức nhận quà

Gửi các thông tin dưới đây về ATADI theo địa chỉ email: hr@atadi.vn

  • Ảnh chụp chứng minh nhân dân
  • Bảng điểm
  • Số báo danh.

Vì số lượng quà tặng có hạn nên ATADI sẽ ưu tiên trao giải cho những bạn đến sớm.

Mọi thắc mắc có thể inbox tại fanpage atadi.vn để được giải đáp tức thời.

Danh sách các bạn đăng ký nhận giải thưởng được cập nhật liên tục tại:

https://goo.gl/3JUCp2

Vì đây là chương trình dành cho các thí sinh có kết quả xuất sắc nhằm tạo động lực để các em phấn đấu trong học tập, ATADI rất mong không nhận được trường hợp gian lận nào. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu gian lận, ATADI sẽ thu hồi giải thưởng để trao cho người xứng đáng.

Cả nhà giúp ATADI chia sẻ thông điệp này để các bạn thủ khoa biết được tin nhé!

Lưu ý: Thể lệ chương trình có thể được cập nhật theo tiến độ của chương trình.

Siêu sân bay ế khách nhất thế giới

“Mỗi ngày, chúng tôi đón khoảng 50-70 khách”, người quản lý sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa, Sri Lanka cho biết.

Chính phủ Sri Lanka đã dành 270 triệu USD để xây dựng sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa và nó trở thành sân bay lớn thứ hai ở quốc gia này.

sieu-san-bay-e-khach-nhat-the-gioi

Mục đích xây dựng sân bay là nhằm biến nơi này thành trung tâm giao thông, du lịch, thương mại lớn, dự kiến đón 1 triệu hành khách mỗi năm. Ảnh: Wikimedia Commons/Amila Tennakoon.

Sân bay có đường băng dài để đón những máy bay chở khách lớn nhất thế giới, bàn check-in với đầy đủ nhân viên, quán cà phê và cửa hàng bán đồ lưu niệm mở cửa quanh năm. Ngoài ra, Mattala Rajapaksa còn có tiền sảnh lớn có sức chứa hàng nghìn du khách cùng lúc.

Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng từ năm 2013, sân bay không đạt được những kỳ vọng của chính phủ. Chia sẻ với BBC, đại diện sân bay nói mỗi ngày họ chỉ có 50-70 khách khởi hành và chỉ có một hãng hàng không đặt trụ sở tại đây. Với những con số trên, Mattala Rajapaksa còn được du khách đặt cho biệt danh mới – “siêu sân bay ế khách nhất thế giới”.

Khung cảnh vắng vẻ tại sân bay lớn thứ hai Sri Lanka.

Ban đầu, sân bay có 7 chuyến bay khởi hành mỗi ngày, tới các thành phố lớn là Bangkok, Bắc Kinh, Chennai, Jeddah và Thượng Hải. Tuy nhiên, các hãng hàng không đã bị thua lỗ hơn 20 triệu USD mỗi năm do quá ít người sử dụng dịch vụ. Do đó, họ rút dần các đường bay.

sieu-san-bay-e-khach-nhat-the-gioi-1

Khác với khung cảnh tấp nập người qua lại tại các sân bay khác, Mattala Rajapaksa lúc nào cũng yên tĩnh và không một bóng người. Ảnh: News.

Một trong những lý do khiến Mattala Rajapaksa bị quên lãng là vị trí địa lý. Nó nằm ở ngoại ô, xung quanh là các vùng nông thôn với dân số chưa đến 23.000 người và rất xa các điểm du lịch. Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo ở đây chiếm hơn 30%.

Ngày nay, Mattala Rajapaksa trở thành điểm du lịch với du khách vì chính sự “thất sủng” của nó. Mọi người thường mua vé vào đây tham quan để chiêm ngưỡng khung cảnh hiện đại của sân bay nhưng lại hoàn toàn vắng người qua lại.

Nguồn: vnexpress.net

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Hai siêu phẩm máy bay mang tên The Hollywood và The Manhattan đều trị giá 80 triệu USD và có sức chứa 19 hành khách.
Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Embraer, công ty chuyên thiết kế những chiếc máy bay tư nhân sang trọng dành cho giới nhà giàu, vừa công bố các sản phẩm mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đó là hai chiếc máy bay tư nhân siêu sang mang tên The Hollywood và The Manhattan. Trên ảnh là thiết kế của The Hollywood.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

The Hollywood được thiết kế theo phong cách của điện ảnh Mỹ thập niên 20 và 30 của thế kỷ trước. Siêu phẩm trị giá 80 triệu USD này được miêu tả là “tràn ngập các chi tiết xa hoa với ghế sofa bọc da, đồ nội thất bọc vàng và bàn gỗ gụ”, theo Longroom.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Nó có sức chứa 19 người, với một phòng ngủ chính và phòng tắm vòi hoa sen.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Phòng ăn trên máy bay có sức chứa ít nhất 6 người ngồi cùng lúc. Trang trí nội thất theo trường phái Art Deco.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Ngược lại với sắc trắng tối giản của The Hollywood, The Manhattan được trang trí nội thất sẫm màu, với ghế sofa da cừu mềm mại, bàn gỗ gụ sáng bóng.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Thiết kế trong máy bay thứ hai mang phong cách của tòa nhà Empire State – một trong những biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Manhattan toát lên sự hoành tráng và sành điệu, gợi cho du khách nhớ đến các câu lạc bộ dành cho quý ông.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Khi chưa có nội thất, The Manhattan có giá 53 triệu USD.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Tuy nhiên sau khi được trang trí cầu kỳ, chiếc máy bay này có giá lên đến 80 triệu USD.

Bên trong siêu máy bay giá 80 triệu USD phục vụ khách VIP

Hai siêu máy bay này dành cho du khách nhà giàu thuê để di chuyển khắp  thế giới trong thời gian tới.

Đường sắt ‘đổ lỗi’ thụt lùi vì hàng không giá rẻ

Tổng công ty Đường sắt cho rằng doanh thu và sản lượng vận chuyển giảm mạnh do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ôtô chất lượng cao…

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 vừa được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 6.523 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với năm trước. Trong đó, doanh thu của công ty mẹ đóng góp 34% nhưng vẫn không hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Giao thông vận tải giao. Kết quả này kéo dài chuỗi 4 năm liên tiếp doanh thu ngành đường sắt sụt giảm, trong khi khoản tiền nộp ngân sách tiếp tục tăng lên.

Ban lãnh đạo Tổng công ty đánh giá, lượng khách đi tàu đường dài giảm rõ rệt do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ôtô chất lượng cao và đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng đã đẩy ngành đường sắt vào tình cảnh khó khăn.

Năm 2016, sản lượng vận chuyển hành khách đạt 9,8 triệu lượt, giảm 1,4 triệu so với năm trước. Khối lượng hàng hoá xếp dỡ giảm gần 22%, đạt hơn 5 triệu tấn.

duong-sat-do-loi-thut-lui-vi-hang-khong-gia-re

Doanh thu ngành đường sắt giảm liên tiếp trong 4 năm.

Ngoài ra, kết quả này cũng có sự tác động bởi sự cố sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) vào cuối tháng 3 khiến thiệt hại ước tính khoảng 535 tỷ đồng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngành đường sắt không kịp phục hồi để đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 8% mỗi năm. Trong văn bản trình Bộ Giao thông mới đây, Tổng công ty đề nghị sử dụng gói hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ để thanh toán kinh phí mua đất mở đường tại ga Trảng Bom (Đồng Nai) hạch toán vào chi phí giải phóng mặt bằng khắc phục sự cố.

Nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, cộng thêm tiết giảm hơn phân nửa chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi vay nên lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gần 18% so với năm trước, đạt 173 tỷ đồng. Tính đến cuối năm, tổng tài sản của công ty mẹ là 14.414 tỷ đồng, cao gấp đôi năm trước do giá trị tài sản cố định hữu hình tăng thêm 7.000 tỷ.

Ban lãnh đạo Tổng công ty cho biết, nguồn vốn Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển ngành đường sắt giai đoạn 5 năm tới là 2.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí trả nợ xây dựng cơ bản, hoàn vốn ứng kế hoạch các năm trước và hai dự án chuyển tiếp gần 1.000 tỷ đồng nên kết cấu hạ tầng ngành đường sắt chưa thể có bước chuyển biến đột phá. Một số dự án chiến lược như đầu tư đường sắt tốc độ cao không được đưa vào danh mục bố trí nguồn vốn nên cũng không thể triển khai, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty.

Năm nay, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 138 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020, ngành đường sắt hoàn thành đầu tư mới 100 đầu máy công suất lớn và nâng sản lượng vận chuyển hành khách tăng gấp đôi hiện nay.

Nguồn: vnexpress.net

Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn

Gần 100 năm đã trôi qua kể từ khi chính quyền thuộc địa Pháp khởi xây Tân Sơn Nhất. Phi trường này là chứng nhân trước bao thế cuộc ly loạn, chiến tranh đẫm máu, và bây giờ là khát vọng đổi thay, phát triển.

Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn

Máy bay của vua Bảo Đại đáp xuống Tân Sơn Nhứt sau một chuyến đi săn – Ảnh tư liệu

Tân Sơn Nhất ngày xưa ra sao, ngày mai sẽ thế nào?

Chiếc Dreamliner – Boeing 787 hiện đại chầm chậm lăn bánh ra đường băng phi trường Tân Sơn Nhất. Cơ trưởng người Việt thông báo tình hình khí tượng trên đường bay đang ở điều kiện bình thường và chúc hành khách hành trình Sài Gòn – Paris thú vị.

Cú “take off”, cất cánh nhẹ nhàng với chiếc phi cơ lớn và hiện đại nhất của Vietnam Airlines. Vài phút sau, nó đã xa dần thành phố rực rỡ ánh đèn, tiến dần ra Biển Đông.

Từ quả khinh khí cầu thế kỷ XIX

Ở hàng ghế cuối sát cửa sổ, ông Nguyễn Trần Đỗ ngồi lặng yên quan sát cabin máy bay còn thơm mùi mới xuất xưởng. Trở lại quê hương sau hơn 41 năm xa cách, ông hơi bất ngờ vì được đi, về trên cả hai loại máy bay hiện đại nhất hiện nay là Airbus 350 và Boeing 787.

Tất cả đều mới bóng, sạch sẽ và phi hành đoàn cũng phục vụ khá lịch sự. Cô tiếp viên nói giọng chuẩn Sài Gòn nhẹ nhàng mời ông dùng suất ăn. Hương vị ẩm thực Việt thân quen, lại thêm vài lát dưa hấu, dứa, thăng long ngọt mát… Nhưng đó là chuyến bay đầu năm 2017.

Ngược dòng lịch sử trở lại 60 năm trước, vị Việt kiều Pháp tuổi ngoài 80 này từng là chứng nhân buổi đầu phát triển hàng không Việt Nam.

Khi ông nộp đơn cho người Pháp, xin làm việc ở Tân Sơn Nhất (trước năm 1975 gọi là Tân Sơn Nhứt), phi trường này vừa chính thức hoạt động được hơn 20 năm với những chiếc Dakota cánh quạt phục vụ cho cả vận tải quân sự lẫn dân sự.

Theo tư liệu của Tàng thư Bộ thuộc địa Pháp, người Việt đã chứng kiến rất sớm phương tiện di chuyển trên không của nhân loại ngay từ khi nó vừa được phát minh.

Năm 1791, nước Việt vẫn chìm đắm trong cuộc nội chiến khốc liệt giữa nhà Nguyễn với quân Tây Sơn, một quả khinh khí cầu của nền văn minh phương Tây đã được thả lên bầu trời Sài Gòn – Bến Nghé.

Người thả chính là giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), một giáo sĩ người Pháp giúp đỡ Nguyễn Ánh giành lại vương triều. Quả khinh khí cầu này đã chứng minh cho chúa Nguyễn và cả đối thủ ông thấy được sức mạnh của văn minh Pháp.

Đến năm 1793, trong trận giao chiến tái chiếm thành Quy Nhơn, viên sĩ quan lính thủy đánh bộ Pháp Olivier de Puynamel lại đề nghị Nguyễn Ánh cho sử dụng khinh khí cầu ném chất cháy hỏa thiêu thành trì, nhưng không được chấp thuận.

Nhà Nguyễn sợ rằng vũ khí khủng khiếp này (quá hiện đại thời ấy) sẽ gây thương vong và thiệt hại nghiêm trọng cho thường dân trong thành.

Nhắc lại sự kiện này, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Tư kể: “Người Việt đã không đành sử dụng hỏa lực từ khinh khí cầu để tàn sát đồng bào, nhưng người Pháp thì không ngại điều đó. Họ đã sớm sử dụng phương tiện bay trên không để phục vụ cho cuộc xâm lược Việt Nam”.

Ngày 12-4-1884, viên đại úy bộ binh Pháp Aron đích thân điều khiển khinh khí cầu Virgie bay cao độ 300m, ngoài tầm tất cả các loại vũ khí quân Việt bấy giờ, để do thám thành Hưng Hóa, chỉ điểm cho pháo binh bắn phá, chiếm thành…

Và ngay từ thế kỷ 19, khi thế giới mới khởi phát phương tiện bay, người dân nước Việt đã là chứng nhân, nhưng phần lớn là chứng nhân đau buồn của đêm dài mất nước.

Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn

Máy bay Pháp hạ cánh xuống Sài Gòn năm 1925 – Ảnh tư liệu – Tam Thái sưu tầm

Đến chiếc máy bay đầu tiên ở Sài Gòn

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, vào dịp gần lễ Giáng sinh, sáng 10-12-1910, chiếc máy bay Farman cánh đôi đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn.

Phi công Van Den Borg đã cố tình trình diễn lượn mấy vòng để dân chúng chiêm ngưỡng, rồi mới hạ cánh xuống bãi đất phẳng ở trường đua Sài Gòn.

Và chỉ một ngày sau tại Paris, tờ Le Figaro đã nhanh chóng chạy tin sự kiện đặc biệt này: “Ở Sài Gòn, phi công Van Den Borg đã bay trên máy bay cánh đôi hôm qua giữa Sài Gòn và Chợ Lớn, chuyến bay đầu tiên ở Đông Dương và Viễn Đông. Thống đốc Nam kỳ cùng đại sứ Pháp tại Bangkok đã có mặt chứng kiến”.

Điều thú vị là cùng ngày 10-12-1910, một chiếc Farman khác do phi công Tokugawa cũng cất cánh trên bầu trời Nhật Bản nhưng chậm hơn vài giờ so với chuyến bay chiếm kỷ lục đầu tiên tại Sài Gòn.

Tuy không được là chứng nhân sự kiện đặc biệt này, nhưng ông Nguyễn Trần Đỗ vẫn còn lưu lại câu chuyện tỉ mỉ từ hồi ký gia đình của ông nội Nguyễn Trần Cử.

Là thầy giáo dạy tiếng Pháp lẫn Quốc ngữ ở Sài Gòn, ông Cử kể sự kiện này như sau: “Trước ngày phi cơ đầu tiên đến Sài Gòn, Nhà nước Nam kỳ đã sai quan lại địa phương bố cáo dân chúng thành phố biết sắp có một sự kiện đặc biệt chưa từng thấy trên bầu trời.

Người dân được mời đến bãi quần ngựa để chiêm ngưỡng một con chim sắt bay được bằng động cơ có chong chóng đằng trước do một sĩ quan Lang Sa điều khiển.

Ngày đó, tui dẫn bà vợ và mấy đứa con cùng đi từ rất sớm, đến khoảng hơn 10 giờ sáng thì máy bay chúi đầu đáp xuống từ phía Phú Lâm”.

Kể về sự tò mò của người dân Sài Gòn lần đầu được nhìn thấy máy bay, ông Cử thuật lại tỉ mỉ: “Đám đờn ông thì ngơ ngẩn, thích thú, nhưng bầy phụ nữ và con nít thét lên vì sợ hãi. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ, chưa bao giờ họ ngó thấy một con chim sắt bự và gầm rú ầm ĩ đến vậy.

Nó bay xuống cứ như lao thẳng vào mình, khói lửa phun ra thành vệt dài như quầng mây phía sau. Nghe kể đâu nó bay từ Tân Gia Ba (Singapore) qua đây mất đến gần nửa ngày dù tốc độ phải nhanh gấp nhiều lần con hắc mã cự chiến nhất.

Điều nực cười là có mấy ông phú hộ, thương gia miệt Chợ Lớn hỏi giá, thèm mua ngay con chim thép bự này, dẫu từ thuở cha sanh mẹ đẻ tới giờ chưa được rớ ngón tay vô nó chứ mần gì biết lái…”.

Sau Sài Gòn 3 năm, một phi công người Nga tên là Komnousky mới hạ cánh xuống trường đua Hà Nội vào năm 1913.

Những sự kiện hàng không độc đáo này đã làm cho chính quyền Pháp ở Đông Dương thêm quyết tâm xây dựng phi trường để nối liền các địa phương xứ thuộc địa, và đặc biệt là tương lai của con đường nhanh nhất từ Sài Gòn đi Paris.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918, không quân lần đầu tiên trở thành lực lượng tác động mạnh cục diện chiến trường.

Một số sĩ quan Pháp sau khi tham chiến ở châu Âu, đã tháo rời các bộ phận máy bay để chở bằng đường biển sang Việt Nam và lập câu lạc bộ bay đầu tiên.

Họ bay trên bầu trời Sài Gòn, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Huế và Phnom Penh theo yêu cầu của quốc vương xứ này. Đó là loại máy bay hai tầng cánh, phải đốt khói để phi công xác định hướng gió khi cất và hạ cánh.

Ngày 13-7-1917, Sở Hàng không Đông Dương đầu tiên được toàn quyền Albert Sarraut ký quyết định thành lập, chính thức mở ra ngành hàng không trên cõi Việt Nam. Các sĩ quan công binh Pháp cũng bắt đầu khảo thám, nghiên cứu xây dựng phi trường Tân Sơn Nhất.

Ngày 21-12-1920 cũng là bước ngoặt lịch sử với nền hàng không Việt Nam khi một đội bay người Pháp thực hiện thành công chuyến bay từ Pháp sang.

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt thú vị là ngay thời điểm chưa mấy người dân xứ này được đặt chân lên máy bay thì đã có những phi công Việt sớm bay lượn trên trời Âu.

Trong đó có một đại úy phi công trẻ tuổi gốc Sài Gòn, từng hiên ngang tham chiến cùng các phi công Pháp trong Thế chiến thứ nhất, và được Chính phủ Pháp kính nể, lấy tên ông để đặt tên đường, trường học, in ảnh tem bưu chính…

“Đám đờn ông thì ngơ ngẩn, thích thú, nhưng bầy phụ nữ và con nít thét lên vì sợ hãi. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ, chưa bao giờ họ ngó thấy một con chim sắt bự và gầm rú ầm ĩ đến vậy”
Ông Nguyễn Trần Cử

 

Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước của Sài Gòn

Tọa lạc tại ngôi làng nằm trên gò đất cao nhất của Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất hồi đầu thế kỷ 20 chỉ có một đường băng bằng đất, xung quanh trồng cỏ.

Nằm cách trung tâm TP HCM 8 km về phía Bắc, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2015, sân bay phục vụ hơn 26,5 triệu lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới.

san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon

Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1968, khu vực trên và dưới đường băng vốn là
căn cứ quân sự nay thành khu dân cư và sân golf. Ảnh: Flickr

Đến năm 1920, khi thành lập phi đội Nam kỳ, chính quyền thực dân Pháp lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay. Tên của làng cũng thành tên sân bay từ đó. Phần đất còn lại của ngôi làng nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hợp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa.Theo cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, Tân Sơn Nhứt (tên ngày xưa) trước năm 1919 là tên một ngôi làng nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định. Về địa giới hành chính, làng thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và giáp các thôn Tân Sơn Nhì, Hạnh Thông Tây, Phú Nhuận… nay đều là tên các địa danh ở thành phố.

Ban đầu sân bay Tân Sơn Nhứt có một đường băng, nền đất, xung quanh trồng cỏ chỉ dùng cho quân sự. Năm 1921 tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút.

Năm 1930, chính quyền Sài Gòn muốn mở rộng sân bay phục vụ mục đích dân sự nhưng giá đất xung quanh sân bay đã cao vọt lên, không đủ ngân sách để bồi thường. Người ta nghĩ tới việc tìm ở Cát Lái thuộc Thủ Đức một khu đất vuông vức, mỗi chiều 1.400 m để xây dựng sân bay khác.

Công việc chưa kịp tiến hành thì gặp lúc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xây dựng lại từ đầu tốn kém nên chương trình làm sân bay mới đành hủy bỏ. Nhà chức trách lúc bấy giờ quay lại việc đền bù để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.

san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon-1

Sân bay Tân Sơn Nhất năm 1938 trong lần đón Bảo Đại bị thương
khi đi săn ở Đà Lạt về Sài Gòn chữa trị. Ảnh: Tư liệu

Khi vào Việt Nam, Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3.000 m bằng bêtông thay cho đường băng đất đỏ Pháp làm trước đó. Sân bay mới vừa phục vụ thương mại vừa là nơi không quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng làm căn cứ.Cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới hạ cánh Tân Sơn Nhất. Sau đó, nhiều tuyến bay quốc tế khác được mở. Đến năm 1937, toàn quyền Đông Dương cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở Hàng không dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay.

Theo một chuyên gia ngành hàng không, trước năm 1975, Tân Sơn Nhất có số lượng chuyến bay mỗi ngày cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay lúc đó khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore.

Phần đất này sau 1975 được cắt ra trong quá trình đô thị hóa, giao cho một số quận như Tân Bình, Gò Vấp quản lý. Theo đó, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền dọc đường Trường Chinh về ngã tư An Sương hay từ Phổ Quang sang Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung… vốn nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất xưa.

Hiện sân bay chỉ còn khoảng 1.500 ha, trong đó 850 ha được sử dụng dân dụng, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý. Trong đất quân đội này có 160 ha để làm sân golf và dịch vụ. Cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng cũng thông tin sẵn sàng nhường 20 ha đất ở khu vực sân bay cho Bộ Giao thông Vận tải để mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng đến nay việc bàn giao chưa hoàn tất.

san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon-2

Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Ảnh: Panoramio

Nguồn: vnexpress.net

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG THÁNG 07/2017

Công ty Cổ phần ATADI thông báo tuyển dụng nhân sự tháng 07/2017.

Ứng viên vui lòng xem kỹ thông tin vị trí tuyển dụng, địa điểm làm việc và yêu cầu công việc tương ứng.

Lưu ý:
***Thời gian nhận hồ sơ:
 từ nay đến hết ngày 09/07/2017.

***Phỏng vấn và thử việc: Bắt đầu từ 10/07/2017.


Vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng

  • Số lượng tuyển: 10 nhân viên
  • Mô tả công việc:

– Trực tổng đài, bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch;

– Giải đáp thông tin và hỗ trợ khách hàng mua vé máy bay, sản phẩm du lịch và thanh toán trực tuyến;

– Báo cáo cho cấp trên theo yêu cầu;

– Công viêc̣ cụ thể trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

  • Yêu cầu công việc:

– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc các hệ khác.

– Tác phong thanh lịch, chuyên nghiệp.

– Thành thạo tin học văn phòng, hiểu biết và có thể làm việc trên môi trường internet.

– Kỹ năng: giao tiếp, thuyết phục tốt, biết sắp xếp và điều phối công việc khoa học.

– Phẩm chất / tính cách: ngôn ngữ lưu loát, nhẹ nhàng, trung thực, trách nhiệm, cởi mở, nhiệt tình. Yêu thích ngành dịch vụ và có thể làm việc dưới áp lực công việc cao.

– Ưu tiên các ứng viên đã có kinh nghiệm trực Tổng đài, Bán vé máy bay, Bán hàng trực tuyến hoặc Chăm sóc khách hàng trong các lĩnh vực hàng không, du lịch và khách sạn.

  • Mức Lương:

– Lương chính thức: từ 5,000,000 VNĐ + thưởng 1,500,000 VNĐ nếu đạt kết quả tốt.

– Thời gian thử việc: 02 tuần.

  • Quyền lợi:

– Được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nhà nước.

– Chế độ tăng lương theo quy chế của công ty.

– Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp.

  • Địa điểm làm việc:

Block 305 – Lầu 3 – Thăng Long Office building – 84 Thăng Long, P.4, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Thời gian làm việc: giờ hành chính – 6 ngày/ tuần

+ Từ 7h sáng đến 17h chiều

+ Hoặc 8h sáng đến 18h chiều

***Cách thức ứng tuyển:

  • Ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ qua địa chỉ email: hr@atadi.asia
  • Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty.

***Thời gian nhận hồ sơ: từ nay đến hết ngày 09/07/2017.
***Phỏng vấn và thử việc: Bắt đầu từ 10/07/2017.