Vì sao bạn không nên đồng ý nếu có người xin đổi chỗ trên máy bay?

Vì sao bạn không nên đồng ý nếu có người xin đổi chỗ trên máy bay?

Hành khách có thể cân nhắc với đề nghị đổi chỗ hoặc chủ động mở lời trong những trường hợp có lợi cho trẻ nhỏ.

Đôi khi đi máy bay, ai đó có thể hỏi xin đổi ghế ngồi với chúng ta. Đó có thể là một đôi tình nhân muốn ngồi cùng nhau nhưng không kịp đặt vé hoặc check-in muộn, một doanh nhân không thể mua ghế cạnh lối đi và bất đắc dĩ phải ngồi cạnh cửa sổ. Vậy chúng ta nên ứng xử ra sao trong tình huống này?

Vì sao bạn không nên đồng ý nếu có người xin đổi chỗ trên máy bay?

Không phải ai cũng sẵn sàng từ bỏ ghế ngồi mình đã mua vé trên máy bay. Ảnh: Old Spice.

Erin Florio, đến từ New York (Mỹ) kể lại một câu chuyện từng xảy ra mà tới giờ vẫn khiến cô bực mình vài năm trước.

“Tôi đang đi du lịch một mình, đến Rio de Janeiro lần đầu tiên và có lẽ là duy nhất trong cuộc đời tôi. Nghe về sử thi của Rio, xem ảnh những bãi biển của thành phố, ngọn đồi màu ngọc lục bảo lộng lẫy khiến tôi háo hức. Trước khi máy bay cất cánh, một phụ nữ bước tới và hỏi rằng cô ấy có thể ngồi vào chỗ của tôi để ở cạnh chồng mình suốt chuyến bay hay không”, Erin hồi tưởng.

Ghế của cô ấy nằm cách hai hàng phía sau, xa cửa sổ và ngồi cạnh một gia đình có ba đứa trẻ nhỏ. Erin cảm thấy lúng túng nếu phải từ chối, vì vậy cô đồng ý và để người phụ nữ kia thoải mái duỗi chân ngồi cạnh chồng suốt chuyến. Còn Erin phải ngậm ngùi chịu cảnh khó chịu và hối hận về quyết định của mình suốt chuyến bay.

Nina K. Hahn, biên tập viên Condé Nast Traveler, cho rằng một người không nên cảm thấy mình là kẻ tệ hại nếu từ chối một đề nghị đổi ghế.

“Tôi hay lo lắng khi bay, một phần vì có lần tôi ngồi trên đúng chuyến bay bị sét đánh. Phải mất nhiều năm tôi mới tìm ra chỗ ngồi lý tưởng cho mình, do đó tôi đặt vé có chiến lược để luôn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái trên máy bay”, Nina chia sẻ. Cô tiết lộ ghế ngồi phù hợp với mình không nằm cuối máy bay, khu vực rung lắc mạnh mỗi khi phi công đi vào vùng nhiễu động.

Ngay cả khi không hay bồn chồn trên máy bay, Nina cũng không muốn đổi chỗ cho ai vì ghế hạng phổ thông hiện nay cũng khác biệt theo từng vị trí – điều này được minh chứng trong những chuyến bay dài.

Lý do cuối cùng để Nina giữ nguyên ghế ngồi mình đã chọn chính là giá cả. Ghế vé phổ thông cao cấp ngày càng cao tạo nên trải nghiệm khác biệt cho hành khách, nên không ai dễ dàng đổi chỗ cho người khác.

Nếu đổi chỗ trên máy bay, hành khách có thể tự đẩy mình vào thế khó. Ảnh: Travel + Leisure.

Nếu đổi chỗ trên máy bay, hành khách có thể tự đẩy mình vào thế khó. Ảnh: Travel + Leisure.

Đồng tình với quan điểm của Nina, nhà báo Sebastian Modak không bao giờ đồng ý nếu ai đó xin đổi ghế hàng giữa của họ để ngồi ghế cạnh ghế lối đi của mình. Sebastian nghĩ rằng một hành khách hoàn toàn có thể chủ động chọn chỗ khi mua vé hoặc check-in sớm, do đó không ai nên chờ đợi người khác cho không ghế ngồi lý tưởng họ đã bỏ tiền ra để mua trước.

“Nếu có đứa trẻ nào cảm thấy sợ hãi khi phải ngồi cạnh mình, tôi sẽ xin đổi chỗ nhưng chắc chắn không vui vẻ gì với điều đó”, Sebastian nhận định.

Dĩ nhiên, chúng ta có thể cân nhắc với đề nghị đổi chỗ hoặc chủ động mở lời trong những trường hợp có lợi cho trẻ nhỏ. Nhà báo Caitlin Moscatello từng tình nguyện ngồi ghế dãy giữa chật chội để một gia đình có con nhỏ ngồi cạnh nhau. Caitlin còn bất ngờ được tiếp viên mời chuyển chỗ lên khoang hạng nhất sau đó.

Trong khi đó, Meg Reinhardt lại luôn cởi mở với những đề nghị đổi chỗ bởi đôi bên cùng có lợi. Đôi khi cô có thể chuyển từ ghế cạnh lối đi vào ghế cạnh cửa sổ – nơi cô có thể ngủ ngon lành trên chuyến bay dài.

Theo Condé Nast Traveler
Tiểu Bảo, vnexpress.net

Lý do phải gập bàn ăn khi máy bay cất, hạ cánh

Lý do phải gập bàn ăn khi máy bay cất, hạ cánh

Nhiều hành khách băn khoăn tại sao tiếp viên lại yêu cầu dựng thẳng lưng ghế, thắt dây an toàn, gập bàn ăn khi cất, hạ cánh.

Theo các chuyên gia hàng không Australia chia sẻ trên Trevor Bock, những điều luật được áp dụng trên máy bay đều có lý do chính đáng, chứ không “vô nghĩa” như nhiều người lầm tưởng.

Lý do phải gập bàn ăn khi máy bay cất, hạ cánh

Gập bàn ăn là yêu cầu bắt buộc mà hành khách phải làm khi lên máy bay. Ảnh: Rd.

Cất và hạ cánh là hai trong số các giai đoạn quan trọng nhất của chuyến bay. Theo báo cáo năm 2017 của hãng Boeing, 61% vụ tai nạn nghiêm trọng trong 10 năm trở lại đều xảy ra trong quá trình này.

Thời gian tối ưu để thoát khỏi máy bay khi gặp sự cố là 90 giây, theo Bock, chuyên gia về lĩnh vực đào tạo an toàn bay. Anh thường xuyên làm việc với các hãng hàng không quốc tế và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Do đó, các tiếp viên cần phải quan sát qua cửa sổ để phát hiện các tình huống xảy ra sự cố. Việc mở khay bàn ăn, ngả ghế sẽ gây cản trở quá trình sơ tán. Nó sẽ làm vướng những người ngồi bên trong, ngồi hàng ghế sau lưng bạn, khiến họ chậm thoát thân.

Bên cạnh đó, khi phi công phanh gấp, hành khách theo quán tính sẽ lao người về phía trước và việc mở khay bàn ăn có thể khiến họ bị đập bụng vào. Đó cũng là lý do Cục Hàng không Mỹ đưa ra quy định bắt buộc khách phải đóng khay bàn ăn trong lúc máy di chuyển trên đường băng.

Nhiều hành khách bất chấp quy định, vẫn thường đứng dậy lấy hành lý ở mọi thời điểm. Ảnh: Travel&Leisure.

Nhiều hành khách bất chấp quy định, vẫn thường đứng dậy lấy hành lý ở mọi thời điểm. Ảnh: Travel&Leisure.

Bock cũng giải thích thêm về yêu cầu tắt điện thoại, máy nghe nhạc khi ngồi máy bay. Anh cho biết ngay cả các hãng chuyên sản xuất máy bay lớn cũng không thể kết luận chính xác việc sóng điện thoại có làm nhiễu sóng các thiết bị điều khiển bay hay không. Nhưng thực tế đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra, và giả thuyết về việc sóng điện thoại làm ảnh hưởng luôn là một trong những nguyên nhân được nghi ngờ.

“Bạn cũng không nên đeo tai nghe, vì nếu sự cố xảy ra bạn sẽ không nghe thấy mệnh lệnh của tiếp viên. Bạn chỉ biết được tình hình khi người khác trèo qua người hoặc xô đẩy. Việc phản ứng chậm đôi khi cũng khiến hành khách gặp nhiều rủi ro. Việc chần chừ một vài giây sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn, và cản trở người khác thoát thân”.

Các chuyên gia trong ngành hàng không cũng khuyên du khách nên bình tĩnh rời máy bay, không nên chen lấn xô đẩy vì xuống máy bay sớm vài phút cũng không giải quyết được vấn đề gì. Ảnh: Travel&Leisure.

Các chuyên gia khuyên du khách nên bình tĩnh rời máy bay, không nên chen lấn xô đẩy khi sơ tán. Ảnh: Travel&Leisure.

Bock khuyên mọi người không nên đứng dậy để lấy túi xách đựng ở khoang để đồ phía trên đầu trong chuyến bay. “Tôi thấy mọi người thường làm điều này mọi lúc. Nhưng hãy tưởng tượng, máy bay đang bay với tốc độ rất cao. Và khi phi công phải phanh, bạn và hành lý sẽ bị lao đi, tai nạn có thể xảy ra và có thể bạn bị thương”.

Anh nhấn mạnh hành khách cần tuân thủ mọi yêu cầu của tiếp viên để có được chuyến bay suôn sẻ.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Những điều bạn phải đặc biệt lưu ý khi đi máy bay dịp Tết 2019

Những điều bạn phải đặc biệt lưu ý khi đi máy bay dịp Tết 2019

Dịp Tết, lượng hành khách di chuyển bằng máy bay tăng lên rất cao. Vì vậy, để có một chuyến bay đảm bảo an toàn và tránh những rắc rối không đáng có, ATADI xin lưu ý đến quý khách hàng những điều dưới đây.

1. Thường xuyên cập nhật thông tin chuyến bay

Hãy kiểm tra email / điện thoại thường xuyên để cập nhật kịp thời nếu có thông báo thay đổi giờ bay từ hãng hàng không. Tốt nhất bạn nên liên hệ tổng đài các hãng trước giờ khởi hành 24h để đảm bảo thông tin cho chuyến bay của mình.

2. Có mặt ở sân bay trước giờ khởi hành 3 tiếng đồng hồ

Mùa cao điểm, các thủ tục check-in, cân hành lý, kiểm tra an ninh,… sẽ mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nguy cơ kẹt xe dịp này rất cao. Để không bị trễ chuyến bay, bạn nên sắp xếp thời gian để có mặt ở sân bay sớm 3 tiếng đồng hồ trước giờ khởi hành.

Bạn có thể tự làm thủ tục trực tuyến (check-in online) để tiết kiệm thời gian nếu không có hành lý kí gửi, không đi cùng trẻ nhỏ hoặc người khuyết tật.

3. Kiểm tra giấy tờ cần thiết khi đi máy bay

Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin cá nhân in trên vé có chính xác hay chưa, đặc biệt là phải mang theo đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên: CMND không quá 15 năm, giấy phép lái xe, hộ chiếu, thẻ Đảng viên, giấy xác nhận nhân thân (có giá trị trong 1 tháng, và xin trước 7 ngày so với ngày khởi hành).
  • Hành khách dưới 14 tuổi: sử dụng giấy khai sinh bản sao trích lục (hoặc bản gốc) không sử dụng bản photocopy; hộ chiếu.
  • Em bé từ 14 ngày tuổi đến dưới 1 tháng tuổi: Giấy chứng sinh hoặc hộ chiếu của trẻ.
  • Nếu là thai phụ: Giấy xác nhận sức khỏe đảm bảo để có thể bay của bác sĩ, và không quá tuần thai quy định của mỗi hãng.

4. Quy định về vận chuyển hành lý tại sân bay

Hành khách (trừ em bé) sẽ được miễn phí 7kg hành lý xách tay, bao gồm 1 kiện hành lý chính và 1 túi cá nhân. Riêng hãng hàng không Vietnam Airlines, người lớn còn được miễn phí 20kg hành lý ký gửi, em bé (dưới 2 tuổi) được miễn phí 10kg ký gửi.

  • Quy định về hành lý xách tay:
    • Kiện hành lý chính: Đối với kiện hành lý xách tay chính thì có kích thước tối đa là 56cm (rộng) x 36cm (cao) x 23cm (dày).
    • Túi cá nhân: Đối với túi xách cá nhân hành khách được mang theo những vật dụng sau: túi xách phụ nữ, tạp chí, máy ảnh, túi thức ăn em bé, túi mua hàng sân bay với kích thước tối đa 30cm (rộng) x 20cm (cao) x 10cm (dày).
    • Lưu ý tránh mang theo dao kéo, các vật sắc nhọn…
  • Quy định về hành lý kí gửi:
    • Mỗi gói hành lý không vượt quá 32 kg, kích thước 119cm x 119cm x 81cm.
    • Lưu ý khi mang rượu (nồng độ cồn < 70 độ), nước mắm: phải có tem, nhãn mác, đóng thùng xốp, dung tích không quá 5 lít.
    • Hải sản đông lạnh, thực phẩm khô: phải đóng gói kỹ, không bốc mùi, đóng thùng xốp không rỉ nước.
    • Không nên chứa các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh, sạc dự phòng,…
    • Nên đóng gói cẩn thận và ghi chú bên ngoài nếu là hàng dễ vỡ.

5. Lưu ý khi có trẻ sơ sinh – trẻ em đi cùng.

– Lưu ý độ tuổi được tính đến ngày khởi hành.

– Trẻ em từ 12 – dưới 14 tuổi đi một mình phải có giấy ký miễn trừ trách nhiệm của cha/mẹ/người giám hộ.

– Một người lớn có thể đi cùng tối đa 1 trẻ sơ sinh và 1 trẻ em dưới 6 tuổi hoặc 2 trẻ em dưới 6 tuổi

6. Phụ nữ mang thai.

– Cần thông báo việc mang thai tại thời điểm mua vé và tại quầy làm thủ tục đăng ký chuyến bay.

– Các hãng có quy định về việc yêu cầu bổ sung giấy xác nhận sức khỏe từ bác sĩ, và từ chối vận chuyển đối với phụ nữ mang thai quá số tuần thai quy định của mỗi hàng. Những hành khách đang mang thai, vui lòng liên hệ số hotline của hãng hàng không để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình:

  • Vietjet Air: 19001886
  • Jetstar Pacific Airlines: 19001550
  • Vietnam Airlines: 19001100

Hy vọng với những lưu ý trên đây, ATADI có thể góp một chút sức lực giúp hành trình về nhà đón Tết của bạn trở nên suôn sẻ hơn!

Chúc cả nhà một năm mới An Khang – Thịnh Vượng – Vạn Sự Như Ý!

Lý do không nên làm phồng áo phao trước khi ra khỏi máy bay

Lý do không nên làm phồng áo phao trước khi ra khỏi máy bay

Nếu phi cơ phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển, hành khách có thể bị chết đuối nếu hành động vội vàng.

Trước khi cất cánh, tiếp viên hàng không thường dành thời gian để hướng dẫn cách thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Một trong số đó là việc dùng áo phao được cất dưới ghế ngồi. Hành khách sẽ được tiếp viên chỉ chỗ lấy, cách mặc và sử dụng áo phao khi cần.

Lý do không nên làm phồng áo phao trước khi ra khỏi máy bay

Nhiều hành khách có thói quen lấy trộm áo phao khi rời máy bay. Hành động này luôn bị các hãng hàng không lên án và phạt tiền nếu người lấy đồ bị phát hiện. Ảnh: Express.

Trang Express đã đưa ra lý do hành khách không nên làm phồng áo phao trong khoang khi xảy ra tình huống khẩn cấp và cần sơ tán. “Nếu máy bay hạ cánh dưới nước và bạn hành động như vậy, bạn sẽ chết đuối trước khi ra ngoài”, một tiếp viên tiết lộ trên Reddit. 

Khi đó, nước tràn vào các khoang và người mặc áo phao đã làm phồng sẽ bị nổi lên, chạm trần. Họ sẽ khó di chuyển ra phía cửa thoát hiểm.

Theo chương trình truyền hình Air Crash Invest, sự cố như vậy đã xảy ra trong một vụ tai nạn năm 1996. Đó là chuyến bay mang số hiệu 961 của hãng Ethiopian Airlines, bị không tặc tấn công vào ngày 23/11. Cơ trưởng đã bắt buộc phải hạ cánh trên mặt nước. Trong số 175 hành khách, 125 người đã thiệt mạng. Một cuộc điều tra sau đó chỉ ra rằng, phần lớn các nạn nhân đã vội vàng làm phồng áo phao khi vẫn ở bên trong. Họ bị mắc kẹt khi nước dâng cao và không thể ra ngoài.

Cách làm phồng áo phao máy bay. Video: Jonathan Proce.

Ngoài ra, các tiếp viên cũng khuyên hành khách nên thắt dây an toàn khi ngồi trên phi cơ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát để nắm rõ vị trí các cửa thoát hiểm. Trong trường hợp khẩn cấp, dù đèn tắt tối om, khách vẫn có thể xác định được lối để chạy ra.

Đôi khi bạn cũng khó có thể ra ngoài bằng lối đi giữa hai hàng ghế, vì đã chật kín người. Trong tình huống đó, khách có thể chủ động trèo qua các hàng ghế và đi về phía có cửa thoát hiểm mở sẵn.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Sắp tăng giá giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất

Sắp tăng giá giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất

Khách gửi xe đạp, xe máy, ôtô ở nhà xe TCP sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị áp dụng giá cước mới kể từ ngày 1-1-2019.

Sắp tăng giá giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Sắp tăng giá giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: TCP

Công ty cổ phần đầu tư TCP (nhà đầu tư nhà để xe tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất) vừa có thông báo nhà để xe ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chính thức áp dụng mức giá giữ xe mới từ ngày 1-1-2019 (mức giá sẽ thay đổi với cả xe máy và ôtô, tăng từ 3.000 – 25.000 đồng sau 90 phút đến 4 giờ đầu gửi xe).

Theo đó, với khung giá xe đạp, xe đạp điện: 4 giờ đầu là 3.000 đồng/lượt, 4 giờ tiếp theo là 2.000 đồng và trên 8 giờ là 5.000 đồng. Còn xe máy 4 giờ đầu là 6.000 đồng, 4 giờ tiếp theo là 4.000 đồng và trên tám giờ tiếp theo là 9.000 đồng. Cụ thể:

Sắp tăng giá giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 2.

Xe ôtô 4-8 chỗ sẽ thu từ 90 phút đầu tiên là 25.000 đồng/lượt, tăng thêm 5.000 đồng/lượt so với trước đây; từ 90 phút đến hết 24 giờ là 10.000 đồng/giờ và trên 24 giờ là 75.000 đồng/12 giờ. Gửi tháng là 1,6 triệu đồng/xe/tháng.

Ôtô 9-29 chỗ, 90 phút đầu tiên là 40.000 đồng/lượt, trên 90 phút đến hết 24 giờ là 15.000 đồng/giờ và trên 24 giờ là 150.000 đồng/giờ.

Còn ô tô từ 30 chỗ trở lên là 50.000 đồng/lượt cho 90 phút đầu tiên và 20.000 đồng/giờ cho từ 90 phút trở lên. Cụ thể:

Sắp tăng giá giữ xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 3.

Lý giải việc tăng giá, lãnh đạo của TCP cho biết việc áp dụng giá thu giá mới là căn cứ quyết định số 6003 ngày 13-11-2017 của UBND TP.HCM và theo quyết định của Công ty cổ phần đầu tư TCP về việc điều chỉnh giá dịch vụ trông giữ xe.

Nhà để xe trong sân bay Tân Sơn Nhất với quy mô 1 tầng hầm, 1 tầng lửng và 5 tầng nổi, có sức chứa lên đến 10.000 xe (gồm cả xe máy và ôtô).

Theo Công Trung, tuoitre.vn

CEO AirAsia Tony Fernandes: Tôi không điên để bỏ qua thị trường Việt Nam!

CEO AirAsia Tony Fernandes: Tôi không điên để bỏ qua thị trường Việt Nam!

Việt Nam là thị trường buộc phải có của Tony Fernandes. Người đàn ông đậm dáng, có vẻ ngoài dễ trộn lẫn với bất cứ một doanh nhân Ấn Độ nào nhấn mạnh: “Để trở thành hãng hàng không Đông Nam Á đích thực, nhất định phải có mặt tại Việt Nam”.

CEO AirAsia Tony Fernandes: T&#244;i kh&#244;ng đi&#234;n để bỏ qua thị trường Việt Nam!

Sáng 6/12, Tony Fernandes, CEO hãng hàng không giá rẻ AirAsia có mặt ở Hà Nội. Mục đích lần đến này của ông là ký kết biên bản ghi nhớ với ông Trần Trọng Kiên, TGĐ CTCP Hàng không Hải Âu để cùng xây dựng hãng hàng không giá rẻ mới tại Việt Nam.

“Đây có lẽ là lần thứ 25 tôi đến Việt Nam”, Tony thoải mái thả mình vào ghế, sau lễ ký kết vừa xong dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ông cho biết mình không quen xuất hiện với bộ comple nhưng hôm nay là ngày trang trọng. Người đàn ông được phong tước Dato (phẩm hàm do hoàng gia cấp bang ở Malaysia trao tặng những người có đóng góp lớn cho xã hội) thích mọi thứ giản đơn.

Lần đầu tiên Tony đến Việt Nam là khoảng 24 năm trước, khi ông dự một nhạc hội.

“Mọi người làm việc thật nghiêm túc từ 8h sáng đến 8h tối và sau đó họ trở nên điên cuồng, cứ như thể hôm nay là ngày cuối cùng, nên phải tận dụng để uống sạch bia vậy”, Tony sảng khoái kể lại ấn tượng lúc ban đầu.

Mảnh đất hình chữ S tỏ ra có duyên nợ với Tony. Người vợ Hàn Quốc của ông là fan của Việt Nam vì thắng cảnh và những món ăn ngon. Còn ông, Việt Nam là một phần công việc. Đất nước có dân số gần 100 triệu người là thị trường mà AirAsia thèm muốn.

Lý do AirAsia “trồng cây si” Việt Nam

Từng ba lần thất bại khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng AirAsia không từ bỏ mà vẫn đeo đuổi lần thứ tư, tại sao vậy?

Tôi đã từng bỏ ra 7 năm để thiết lập đường bay giữa Kuala Lumpur và Singapore. Thứ nhất, tôi là người không bao giờ bỏ cuộc. Thứ hai, tôi không điên để bỏ qua Việt Nam, là một thị trường lớn với gần 100 triệu dân, trong khi Đông Nam Á tổng số là 700 triệu dân.

Vì vậy, nếu AirAsia muốn trở thành một hãng hàng không đích thực của Đông Nam Á, chúng tôi phải có mặt ở Việt Nam. Chúng tôi không thể không có thị trường Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi có mặt ở đây và không ngừng nỗ lực.

Nếu như nhớ không nhầm thì năm 2010, ông đã từng ký thỏa thuận chiến lược với Vietjet Air?

Trước đó, đúng vậy, chúng tôi đã thử với Vietjet nhưng nó không hiệu quả lắm. Họ về sau đã xây dựng được một hãng hàng không thành công. Còn chúng tôi, hi vọng tháng 7, tháng 8, AirAsia Việt Nam có thể khởi sự được.

Tại sao ông lại chọn ông Trần Trọng Kiên là đối tác?

Cậu ta ấy hả? Kiên là người chân thành, nhiệt huyết và có hiểu biết về đặc trưng ngành công nghiệp du lịch. Kiên cực kỳ khao khát giới thiệu Việt Nam. Anh ấy rất tự hào về đất nước mình.

Tối qua, khi tôi tới nơi, Kiên gửi tặng tôi một cuốn sách về Hà Nội. Tôi đã đi ngủ muộn hơn vì mải đọc sách.

Đầu tư hàng không: Cánh cửa hẹp cho tư nhân

Ông có được hưởng ưu đãi gì từ phía Chính phủ Việt Nam?

Tôi không biết. Nhưng Phó Thủ tướng đang ủng hộ chúng tôi, đó là một tín hiệu tốt. Sau sáng nay tôi cũng sẽ gặp ngài Thủ tướng Việt Nam. Tôi thì nghĩ rằng không có lý do gì Chính phủ các bạn không ủng hộ chúng tôi. Bởi mọi nơi AirAsia đến, chúng tôi đều mang đến công ăn việc làm, khách du lịch… giúp phát triển kinh tế.

Chúng tôi ở đây không để chiếm thị phần của ai, ngược lại, chúng tôi phát triển thị trường. Các hãng hàng không Malaysia vẫn tiếp tục hoạt động, vận chuyển hành khách như khi chúng tôi xuất hiện, nhưng đã mở rộng hơn.

Việt Nam có nên phát triển nhiều hãng hàng không giá rẻ để thu hút du lịch?

Đất nước các bạn có rất nhiều sân bay, đó là lợi thế. Tôi có hỏi Thủ tướng Việt Nam tại sao không mở rộng cho tư nhân đầu tư sân bay mà chỉ có Chính phủ. Tại sao chúng ta có bệnh viện, trường học tư nhân mà không có sân bay tư nhân. Việt Nam có Vingroup, có FPT… tại sao không cho họ làm?

Singapore, như ông đã nhắc đến ban nãy, AirAsia đã mất 7 năm và có thể xem là trải nghiệm không mấy vui với ông. Nếu so sánh với việc thâm nhập vào Việt Nam, ông cảm thấy như thế nào?

Ồ, Việt Nam tốt hơn nhiều! Singapore thì… xin lỗi, ý tôi là …

Tôi nghĩ Việt Nam nên mời gọi đầu tư nhiều hơn. Các bạn thấy đấy, trong sáng nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Và, nói một cách công bằng, Singapore là một đất nước rất bé. Đó là một thành phố chứ không thật sự là một quốc gia. Còn Việt Nam thì có gần 100 triệu dân, Singapore khoảng 6 triệu nhỉ? (Cười). Hai thị trường rất khác nhau nên rất khó so sánh.

Chiến lược tại Việt Nam

Ông dự định đầu tư như thế nào ở Việt Nam?

Chúng tôi sẽ rót vào rất nhiều tiền. Chúng tôi cũng không biết là bao nhiêu nữa. Điều đó phụ thuộc vào các đối tác.

Ông có thể cho biết kế hoạch cụ thể?

Không! Vì đây là chuyện chiến lược. Nhưng đùa thôi, chúng tôi sẽ phải cắm một “cái rễ” mới.

Bản thân AirAsia đã có một nền tảng vững chắc rồi, ví như cơ sở dữ liệu dồi dào, kênh truyền thông, bán hàng tốt. Chúng tôi sẽ tập trung vào mảng digital. AirAsia là hãng hàng không đầu tiên có cách bán hàng số, đó là lợi thế lớn so với các đơn vị bay khác.

Chiến lược là AirAsia sẽ truyền thông ở thị trường Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu. Khi tôi đi loanh quanh trong khách sạn, có người đến nói với tôi là có lắm khách từ Malaysia quá, nhờ vào AirAsia. Hiện khách Malaysia đến đây đứng thứ 5 sau Hàn Quốc và một số nước khác. Đó là điều hết sức ngạc nhiên.

Trên chuyến bay đến Việt Nam tôi cũng bị ấn tượng vì nhiều người Malaysia trong khoang hơn là người Việt.

Chúng tôi đã làm marketing rất tốt vì trước đó rất ít người Malaysia nghĩ đến chuyện đến Việt Nam để du lịch. Tôi tin rằng chúng tôi có lợi thế lớn.

Nhưng Việt Nam cũng đang có nhiều hãng hàng không địa phương. AirAsia sẽ cạnh tranh như thế nào?

Thứ nhất, chúng tôi không muốn cạnh tranh với các hãng địa phương mà muốn xây dựng một thị trường mới. Ví dụ những tuyến bay kiểu Bangkok – Đà Nẵng hay Chiangmai – Đà Nẵng chưa được khai thác nhiều.

Một phần sự cạnh tranh đến từ việc tạo ra thị trường mới thay vì thứ mà ai cũng đã làm rồi.

Thứ hai, AirAsia có lượng hành khách lớn trên toàn thế giới, vậy nên giá sẽ rẻ hơn.

Thứ ba, thương hiệu của AirAsia lớn hơn rất nhiều, độ phủ, sự phân phối cũng rộng hơn, nên sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng mới.

Thực tế thì chúng tôi không nghĩ về sự cạnh tranh nhiều lắm. Lúc AirAsia mới bắt đầu chỉ có 2 máy bay, trong khi Malaysia Airlines có 250 chiếc, nên luôn luôn có thị phần. 700 triệu người ở Đông Nam Á, trong đó 100 triệu người tại Việt Nam đa phần chưa từng bay và những người từng sử dụng cũng hầu hết là bay nội địa.

Số nước bạn đi chẳng hạn, cũng chỉ trên đầu ngón tay tôi, (cười). Việc của chúng tôi là tạo điều kiện để mọi người được đi nhiều hơn. Nếu đắt quá thì chẳng ai đến cả. Nên thị trường thực ra là còn rất nhiều mà!

Ông có bao nhiêu phần tự tin với thị trường Việt Nam?

Tôi siêu – tự – tin!

Suy nghĩ về Vietjet Air và Bamboo Airways

Vậy ông nghĩ như thế nào về Madame Phương Thảo của hàng không giá rẻ Vietjet Air?

Ồ, họ bảo tôi đừng nói về cô ấy nên tôi không nói đâu. Cô ấy là trùm mà. Họ bảo tôi đừng nói về cô ấy.

Mà thôi, để tôi nói. Cô ấy đã làm rất tốt. Vietjet là một hình mẫu. Chúng tôi từng là đối tác và đã có sự trao đổi. Tôi rất tự hào khi thấy Thảo thành công. Điều đó tốt cho người Việt Nam.

Thành công của Vietjet có liên hệ với AirAsia. Khi nhìn máy bay của họ, tôi có cảm giác như nhìn thấy máy bay của mình vậy, cả website nữa chứ. Tôi tự hào vì đã giúp được cô ấy. Tôi tin là Thảo cũng sẽ nói là chúng tôi đã giúp họ xây dựng Vietjet. Chúc mừng thành công của cô ấy.

Nhưng AirAsia sẽ làm được những điều khác. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể cùng tồn tại với Vietnam Airlines, Vietjet, Jestar… và làm được nhiều thứ cho Việt Nam.

Chúng tôi có một thương hiệu rất mạnh và thương hiệu đó lớn hơn Vietjet rất nhiều khi so ra thế giới. Tôi cũng nghĩ rằng có thể mang lại những điều khác hơn so với Vietjet.

Tôi cũng “nice” hơn cô ấy nữa! (Cười lớn)

Vậy còn Bamboo Airways thì sao?

Các bạn đã ai nhìn thấy máy bay của Bamboo Airways chưa? Bamboo Airways sẽ bay nhưng đấy là họ nói.

Họ đã thông báo là gần cuối tháng 12 năm nay sẽ bay!

Nếu Bamboo Airways trong một tháng nữa mà chạy được thì tôi sẵn lòng tặng các bạn vé free bay khắp nơi!

Đằng sau thành công AirAsia là gì?

Điều gì đã giúp ông gây dựng AirAsia, tạo ra làn sóng hàng không giá rẻ tại châu Á?

Trước khi khởi nghiệp về hàng không với AirAsia, tôi chẳng biết gì về ngành này cả. Trước đó, tôi làm trong ngành công nghiệp âm nhạc (Tony yêu âm nhạc, ông là người chơi guitar nghiệp dư, ngoài ra thích chơi trống và keyboard – pv). Tôi bắt đầu tham gia thị trường bay với ý tưởng là làm thứ gì đó như du lịch giá rẻ sẽ khiến mọi người yêu thích. Tôi không hề biết đến khó khăn của ngành hay câu chuyện chính trị gì cả.

Là một người làm trong ngành marketing, tôi hiểu rằng nếu sản phẩm tốt sẽ lôi kéo khách hàng nên phải làm ra thứ mà người ta mong muốn. Tôi nghĩ đơn giản là vậy. AirAsia chính xác là điều tôi nghĩ: sản phẩm tốt, mọi người biết về nó, rồi phải có kênh phân phối tốt.

Tôi cũng nhận thấy cách quản lý theo sự phân cấp ở các hãng hàng không khác không tốt khi kỹ sư, nhân viên, các bộ phận… ở rải rác. AirAsia dồn hết tất cả vào một văn phòng duy nhất. Chúng tôi có cơ cấu phẳng, tại đây, cũng chẳng ai mặc vest.

Tôi cho rằng thành công đến với AirAsia là do con người, phải có những nhân sự tốt. Ai cũng có thể mở được hãng hàng không mà thôi. Còn lý do mà tôi thành công, có lẽ do tôi không xuất phát từ ngành này. Nếu đến từ ngành hàng không thì tôi sẽ nghĩ giống những người khác mất.

Chính tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thể đi được đến ngày hôm nay. Có lần có một người ở sân bay Thái Lan bảo tôi, ngoài kia nhiều máy bay của AirAsia quá, tôi đã làm cách nào vây? Tôi trả lời là không biết nữa!

Nhưng có một điều là phải nỗ lực thật nhiều, không chấp nhận từ bỏ, luôn luôn dấn tới. Nếu chúng ta tin là việc mình làm là tốt thì cứ làm thôi. Đối với AirAsia, không chỉ là không thể. Tôi thích thử thách, cho dù mọi người nói là muộn rồi, khó lắm nhưng càng thế, tôi càng hứng thú để dấn thân.

Tony Fernandes sinh tại Malaysia năm 1964 trong một gia đình trung lưu. Từ sớm, tư duy của ông được định hình bởi hệ thống giáo dục của Anh.

Tony được hai tác giả Sen Ze và Jayne Ng mô tả là người thích máy bay và thích bay. Từ rất lâu, ông đã đứng tại sân bay Sultan Aziz ở Subang chỉ để ngắm nhìn những chiếc máy bay cất và hạ cánh.

Tony được gợi cảm hứng từ mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ thành công do Rollin King và Herb Kelleher của Southwest Airlines ở Mỹ tiên phong. Nhưng cơ hội bước chân vào ngành hàng không của ông bắt đầu tư một thảm kịch tai nạn trực thăng năm 1997 của Tan Sri Yahaya Ahmad, chủ DRB-Hicom, doanh nghiệp thành lập AirAsia.

Mua lại AirAsia năm 2001 với giá 1RM (Ringgit, đồng USD Malaysia, 1 ringgit được chia thành 100 xen, ký hiệu RM hoặc MYR) gồm 2 chiếc Boeing 737-300, một mạng lưới đường bay tí hon và khoản nợ gần 40 triệu RM, Tony đã tạo dựng nên bình minh của hãng hàng không màu đỏ chỉ trong thời gian ngắn ngủi.

Vật dụng tiếp viên giấu sau lưng mà chỉ người trong ngành mới biết

Vật dụng tiếp viên giấu sau lưng mà chỉ người trong ngành mới biết

Tiếp viên hàng không thường khoanh tay sau lưng khi chào khách ở cửa lên, thực tế, họ đang cầm một thiết bị đếm số người.

Vì sao tiếp viên hàng không thường khoanh tay sau lưng khi chào khách?

Tiếp viên hàng không là một công việc nặng nhọc với nhiều nhiệm vụ phải đảm nhận cùng một lúc. Họ phải luôn tỏ ra chuyên nghiệp và thân thiện với tất cả các hành khách. Sẽ hiếm khi bạn nhìn thấy họ cười đùa hay có những động tác thừa khi đang đứng trước mặt khách. Tất cả đều rất chỉn chu và đúng mực.

Vào đầu chuyến bay, họ luôn là người được lên tàu bay trước tiên, sắp xếp hành lý của mình, kiểm tra lại các thông số, các thiết bị thoát hiểm tại mỗi ghế ngồi, chuẩn bị đồ ăn… Trong khi một số người được bố trí đứng dọc theo lối đi để hướng dẫn khách tìm chỗ ngồi hoặc xếp vali lên khoang phía trên thì luôn có ít nhất một tiếp viên đứng ở cửa máy bay để cúi chào hành khách. Đặc biệt, họ thường khoanh tay sau lưng. Động tác này thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người đối diện. Nhưng ngoài ra, nó còn ẩn chứa một bí mật mà chỉ người trong ngành mới biết.

Vật dụng bí ẩn tiếp viên hàng không giấu sau lưng khi chào khách

Thực tế, họ cầm theo một thiết bị đặc biệt, chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay. Mỗi khi hành khách đi ngang qua, tiếp viên nhấp một lần, thiết bị sẽ nhảy số, từ đó thống kế được chính xác số người lên máy bay. Nhiều người cho rằng, việc đếm số lượng khách là không cần thiết bởi trước khi lên máy bay, đã có nhiều công đoạn kiểm tra bằng máy tính từ lúc check in tới lúc boarding rất chính xác. Tuy nhiên, việc kiểm tra số lượng một lần nữa phòng trừ trường hợp có hành khách vào phút cuối gặp sự cố, không lên máy bay.

Thay vì đếm bằng mắt thường rất dễ sai sót, khi sử dụng thiết bị này, tiếp viên có thể kiểm tra số lượng đầu vào một cách nhanh chóng. Thiết bị này rất nhỏ gọn, tiện dụng, cho ra số liệu chính xác. Hiện nay, không phải hãng hàng không nào cũng sử dụng thiết bị đếm này nhưng nó vẫn rất phổ biến trong ngành hàng không thế giới.

Vật dụng bí ẩn tiếp viên hàng không giấu sau lưng khi chào khách - 1

Theo Lifebuzz
Video: Brightside

Hành khách kể cách xử trí khi bị trẻ con đá ghế trên máy bay

Hành khách kể cách xử trí khi bị trẻ con đá ghế trên máy bay

Bị trẻ con ngồi sau đá vào lưng ghế là một trong những điều khiến hành khách đi máy bay khó chịu nhất và không bao giờ muốn gặp phải.

Trang Quora đã trở nên sôi động sau khi một người dùng vào đặt câu hỏi: “Bạn đã bao giờ phải chịu cảnh bị trẻ con ngồi phía sau đạp liên tục vào lưng ghế khi ngồi máy bay?”.

Hành khách kể cách xử trí khi bị trẻ con đá ghế trên máy bay

Trẻ con thường hay đá chân lên ghế ngồi của người ngồi trước, điều này khiến không ít hành khách cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong suốt chuyến bay. Ảnh: TravnikovStudio.

Câu hỏi nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi từ những người bức xúc về vấn đề này. Một người dùng có tên là Kev Partridge cho biết trong một chuyến bay, anh được xếp ngồi trước một đứa trẻ hiếu động. Cậu nhóc đã liên tục đấm vào màn hình tivi được gắn phía sau lưng ghế của Kev. Điều đó khiến nam hành khách cảm thấy khó chịu, nhất là trong suốt một chuyến bay dài từ châu Á đến châu Âu.

Do vậy, anh đã nghĩ ra một mẹo nhỏ. Anh giơ cao cốc nước (nhưng không có quá nhiều nước) lên phía trên đầu mình. Khi cậu nhóc tiếp tục đập vào ghế phía trước, Kev giả vờ giật mình và hất cốc nước về phía sau rồi quay xuống nói: “Xin lỗi nhé, chú hay bị giật mình khi đang bay lắm”. Cậu nhóc bị ướt một chút do cốc nước đổ vào, nhưng ngồi im suốt chặng bay sau đó.

Trẻ con thường hiếu động và tỏ ra buồn chán khi phải ngồi quá lâu trên máy bay. Ảnh: Romrodphoto.

Trẻ con thường hiếu động và tỏ ra buồn chán khi phải ngồi quá lâu trên máy bay. Ảnh: Romrodphoto.

Carmen Blakestad cũng kể lại câu chuyện mà vợ chồng mình từng trải qua. “Một cậu nhóc ngồi sau lưng chồng tôi và đá vào ghế liên tục. Chồng tôi cao hơn 1m9, nên anh ấy đã rất không thoải mái khi ngồi trên ghế máy bay rồi. Khi bị người ngồi sau liên tục đá vào ghế, chồng tôi rất bực. Điều khiến anh ấy khó chịu nữa là mẹ đứa trẻ ngồi đó, biết hành động của con mình nhưng không ngăn cản”.

Chồng Carmen đợi đến khi người mẹ đi vệ sinh, liền quay ngay xuống nói với đứa trẻ bằng giọng nhẹ nhàng, nhưng gương mặt rất nghiêm túc: “Nếu còn đá vào ghế chú một lần nữa, chú sẽ xử lý cháu đấy”. Câu nói đùa dọa trẻ con của chồng Carmen có tác dụng ngay lập tức. Khách nhí tỏ ra sợ hãi và ngồi im suốt chặng đường.

Với Dariuz Scharsig, sau khi chờ đợi nhưng vẫn không thấy cha mẹ đứa trẻ ngồi sau ngăn con không đá vào ghế trước mình, anh đã quay xuống nói: “Này, đây là chuyến bay đầu tiên của cháu phải không? Chú cũng rất lo lắng vì vậy, chú sẽ nhắm mắt và cố thư giãn. Nhưng nếu cháu cứ đá vào ghế của chú thì chú sẽ rất khó để thư giãn đấy”.

Dariuz cho biết biện pháp này của anh chủ yếu tập trung vào nhắc nhở cha mẹ đứa trẻ. Chắc chắn họ sẽ xấu hổ và không để con mình tiếp tục đá ghế nữa.

Brad Chisholm thì giải quyết vấn đề theo phong cách “đại gia” hơn: “Tôi đưa thêm cho anh chàng ngồi trước mình 50 USD để anh ta đổi chỗ cho tôi”.

Elizabeth O’Shea, admin trang web Parent 4 Success, cho biết bạn nên đối phó với tình huống này bằng cách lại gần đứa trẻ và nói nhẹ nhàng với chúng, hơn là dọa nạt.

Theo Anh Minh, vnexpress.net

Hành khách bị chỉ trích vì tập yoga như diễn xiếc trên máy bay

Một số người ấn tượng với màn trình diễn, không ít ý kiến cho rằng hai hành khách này đang chiếm dụng không gian chung và muốn gây chú ý.

Nicholas Coolridge, đến từ Mỹ, gây “bão” trên mạng xã hội với video tập yoga cùng bạn gái trên máy bay, theo Express ngày 13/11. Nicholas từng tham gia chương trình truyền hình Chiến binh Ninja Mỹ 4 lần và tự gọi mình là “Tarzan thời hiện đại”. Anh và bạn gái Dana Arnold đều yêu vận động, thường xuyên luyện tập cùng nhau.

Video được chia sẻ lại trên Passenger Shaming, trang tổng hợp những hành động xấu xí của hành khách đi máy bay và thu hút gần 350.000 lượt xem. Tuy nhiên, hiện chưa xác định được hành trình của chuyến bay trong video.

Tuy nhiên bài tập yoga đôi của họ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi một số người ấn tượng với màn trình diễn, không ít ý kiến cho rằng hai hành khách này đang chiếm dụng không gian chung và muốn gây chú ý.

“Đây là máy bay hay rạp xiếc đấy? Làm ơn hãy ngồi yên tại chỗ”, một tài khoản bình luận. “Phi hành đoàn đâu? Sao họ không ngăn lại?”, người dùng @katlern chia sẻ.

“Lẽ ra họ chỉ nên duỗi chân tay tại chỗ. Nếu máy bay vào vùng nhiễu động, không biết chuyện gì sẽ xảy ra”, tài khoản @cg9901 viết.

“Thật nực cười, tại sao các bạn phải tập yoga trên máy bay? Để thể hiện hay sao? Hãy làm thế khi máy bay hạ cánh tại nơi bạn cần tới”, theo một người khác.

Nguồn: vnexpress.net

Hành khách suýt đánh nhau với tiếp viên Indonesia vì mùi sầu riêng

Một chuyến bay khởi hành từ Jakarta (Indonesia) bị hoãn một tiếng để dỡ bỏ toàn bộ sầu riêng trong khoang hành lý, do khách phản đối dữ dội.

Sự việc xảy ra trên một chuyến bay nội địa của hãng hàng không Sriwijaya, hành trình từ Jakarta đến Benkulu thuộc đảo Sumatra (Indonesia). Máy bay mang theo khoảng 2 tấn sầu riêng, SCMP đưa tin ngày 6/11.

Mùi sầu riêng tỏa ra từ khoang hành lý khiến hàng trăm hành khách không thể chịu nổi. Amir Zidane, một nhân chứng có mặt trên máy bay, cho hay thứ mùi đó được miêu tả giống như mùi tất bẩn, hành tây thối hoặc nhựa thông.

Nhiều hành khách yêu cầu tiếp viên dời toàn bộ số sầu riêng cất ở khoang đựng hành lý xuống đất. Nhà báo Boyke Ledy Watra cho hay, có lúc hành khách và tiếp viên tranh cãi gay gắt, gần như lao vào đánh nhau.

Nhân viên sân bay đưa các bao sầu riêng xuống mặt đất, hành khách đi quanh đường băng để xem. Nhiều người đồng tình và ca ngợi sự quyết liệt của hành khách trên máy bay. Video: The Star TV.

Cuối cùng, trước sự quyết liệt của hành khách, phi hành đoàn buộc phải dỡ hàng chục bao sầu riêng từ khoang chứa đồ. Điều này khiến giờ khởi hành chậm hơn dự kiến một tiếng.

Trong video quay lại cảnh tháo dỡ sầu riêng, các nhân chứng cho rằng hãng này đã chở theo 3 tấn sầu riêng. Tuy nhiên Retri Maya, giám đốc truyền thông cấp cao của hãng, khẳng định chỉ có 2 tấn trái cây, một tấn là hành lý của khách.

Trên thực tế, nếu khoang hành lý chứa 3 tấn sầu riêng, khối lượng này vẫn không vượt quá sức chở của máy bay. Hãng bay Indonesia khẳng định việc mang theo sầu riêng lên máy bay là hoàn toàn bình thường, miễn chúng được đóng gói cẩn thận để không tỏa mùi.

Theo Anh Minh, vnexpress.net