Hành khách mất chích chòe 10.700 USD trên máy bay

Hành khách mất chích chòe 10.700 USD trên máy bay

Một hành khách của hãng Garuda Indonesia báo mất con chim trị giá 150 triệu Rp (10.700 USD) trên chuyến bay nội địa từ Jakarta đến Pontianak.

Rendy Lesmana, hành khách, cho biết con chim chích chòe than của mình được đặt trong lồng và ký gửi cho chuyến bay về nhà tại thành phố Pontianak, tỉnh West Kalimantan vào ngày 17/12, sau khi đi thi hót tại thủ đô Indonesia.

Ông Rendy mang theo tổng cộng 8 con chim trong 6 chiếc lồng, trong đó có hai con chích chòe than, ba con chích chòe lửa, và ba con vẹt lovebird.

Khi máy bay hạ cánh lúc 20h, ông đến nơi lấy hành lý và nhận thấy lồng nhốt chích chòe than đã bị vỡ và trống không. Hành khách này báo cáo sự cố và đáp ứng mọi yêu cầu theo quy định của hãng hàng không về thủ tục mang theo động vật sống lên khoang hành lý. Thậm chí, Rendy cho biết ông còn trả 3,5 triệu Rp (hơn 250 USD) tiền dịch vụ và cẩn thận bọc lồng bằng vải.

“Tôi không muốn lũ chim căng thẳng vì chúng vừa tham gia một kỳ thi quốc gia. Đó là lý do tôi không đem chúng về bằng dịch vụ vận chuyển hàng hóa”, nam hành khách cho hay.

Rendy đã dành bốn năm chăm sóc và huấn luyện cho con chim chích chòe than nay đã biến mất, nó còn chiến thắng nhiều cuộc thi hót. Có người từng chào giá 150 triệu Rp (hơn 10.700 USD) để mua con chim này, nhưng Rendy từ chối vì nó vô giá với ông. Ảnh: Tribun News.

Rendy đã dành bốn năm chăm sóc và huấn luyện cho con chim chích chòe than nay đã biến mất, nó chiến thắng nhiều cuộc thi hót. Có người từng chào giá 150 triệu Rp (hơn 10.700 USD) để mua con chim này, nhưng Rendy từ chối vì nó vô giá với ông. Ảnh: Tribun News.

Nam hành khách cho biết ông sẽ quay trở lại Jakarta sớm để viết tường trình gửi cảnh sát sân bay quốc tế Soekarno-Hatta, cũng như ban giám đốc Garuda Indonesia.

Đại diện sân bay Supadio Pontianak cho biết cảnh sát đã tổ chức hòa giải cho hãng hàng không và nam hành khách này. “Buổi hòa giải không đi đến thống nhất. Ông Rendy từ chối hòa giải và quyết định báo cảnh sát”, đại diện sân bay nói.

Sự việc đang tiếp tục được giải quyết. Tới nay chưa có thêm tin tức gì về con chim chích chòe than của ông Renda.

Nguồn: vnexpress.net

Các ngày nghỉ lễ Tết năm 2020

Các ngày nghỉ lễ Tết năm 2020

Tính cả thứ bảy và chủ nhật liền kề, người lao động sẽ được nghỉ 14 ngày lễ Tết trong năm 2020.

Tết Dương lịch 2020 rơi vào giữa tuần tới (thứ tư) nên công chức, viên chức và người lao động sẽ nghỉ một ngày, không được nghỉ bù, hoán đổi.

Tết Nguyên đán 2020 nghỉ 5 ngày theo Bộ luật Lao động, cộng thêm hai ngày thứ 7 và chủ nhật liền kề nên người lao động được nghỉ 7 ngày, từ thứ 5 ngày 23/1/2020 đến hết thứ 4 ngày 29/1/2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý).

Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ 5 ngày 2/4/2020. Do vào giữa tuần nên người lao động không được nghỉ hoán đổi, không được nghỉ kèm cuối tuần.

Lịch nghỉ các ngày lễ 2020. Đồ họa: Tạ Lư

Lịch nghỉ các ngày lễ 2020. Đồ họa: Tạ Lư

Dịp lễ 30/4 và 1/5 rơi vào thứ 5 và thứ 6 liền kề với thứ bảy, chủ nhật nên công chức được nghỉ liên tục 4 ngày, từ 30/4 đến hết 3/5 (từ thứ 5 đến hết chủ nhật).

Lễ Quốc khánh 2/9/2020 vào thứ 4 nên người lao động được nghỉ một ngày duy nhất. Năm qua, Quốc hội đã sửa đổi Bộ Luật Lao động theo hướng tăng một ngày nghỉ liền kề ngày 2/9, song Bộ luật Lao động mới có hiệu lực từ năm 2021.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lưu ý, các cơ quan thực hiện lịch nghỉ trên cần sắp xếp hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt việc phục vụ nhân dân. Những đơn vị không thực hiện lịch nghỉ thứ bảy, chủ nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể để bố trí lịch nghỉ phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Nguồn: vnexpress.net

Khách xông vào buồng lái của phi công

Khách xông vào buồng lái của phi công

Hành khách hơn 50 tuổi bị tiếp viên dùng băng dính quấn quanh người sau khi cố gắng xông vào buồng lái để “nói một lời” với phi công.

Sự việc xảy ra giữa chuyến bay dài 4 tiếng từ Mineralnye Vody đến Novosibirsk của hãng S7 Airlines. Khi bị tiếp viên ngăn cản, hành khách trên đã có những hành động thiếu kiểm soát và chửi thề.

Những hành khách khác cũng lập tức khống chế kẻ gây rối. Một khách cho biết người đàn ông hành động như “con gấu hoang dã”. Tuy nhiên, không ai rõ ông muốn nói gì với phi công khi cố xông vào buồng lái.

Khách xông vào buồng lái của phi công

Sau khi gây rối, người đàn ông bị trói vào một ghế trống ở khoang thương gia, để không làm ảnh hưởng đến những hành khách khác. Người này khi bị trói vẫn tiếp tục chửi thề. Ảnh: Interior Ministry of Russia.

Ngay khi máy bay hạ cánh tại Novosibirsk, thành phố lớn nhất Serbia, cảnh sát có mặt và bắt giữ vị khách vì vi phạm trật tự nơi công cộng. Họ cho biết người đàn ông say xỉn trước khi lên máy bay và có thể phải đối mặt với án 5 năm tù.

Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Nga cho biết khi bị đưa đến đồn cảnh sát, người đàn ông tiếp tục có hành vi thiếu kiểm soát. Người này chửi mắng nhân viên, thậm chí còn có ý định tấn công họ. Khi bị thẩm vấn,g anh ta nói không nhớ bất kỳ điều gì diễn ra trên máy bay.

Tại đồn cảnh sát, người khách say xỉn năn nỉ cảnh sát thả mình ra và hứa sẽ cư xử lịch sự. Cảnh sát đáp lại: Tất nhiên là anh cư xử lịch sự rồi. Anh đã phá nát nửa đồn cảnh sát ở đây rồi. Ảnh: Interior Ministry of Russia.

Tại đồn cảnh sát, người khách say xỉn năn nỉ cảnh sát thả mình ra và hứa sẽ cư xử lịch sự. Cảnh sát đáp lại: “Tất nhiên là anh cư xử lịch sự rồi. Anh đã phá nát nửa đồn cảnh sát ở đây rồi”. Ảnh: Interior Ministry of Russia.

Dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho thấy hành khách gây rối đang trở thành vấn đề đáng quan tâm đối với ngành hàng không. Năm 2017, cứ 1.053 chuyến có một trường hợp gây rối. Tỷ lệ này đã tăng so với một năm trước đó là 1.424 chuyến.

Nguồn: vnexpress.net

Lời cảnh báo qua cây thông Noel của an ninh sân bay

Lời cảnh báo qua cây thông Noel của an ninh sân bay

Cây thông Giáng sinh tại sân bay Vilnius được trang trí bằng các đồ vật của hành khách từng bị an ninh tịch thu.

Kể từ ngày 12/12, du khách đi qua sân bay Vilnius tại Lithuania được chiêm ngưỡng một cây thông Noel làm từ các đồ vật bị an ninh ở đây tịch thu. Một trong số vật dụng nguy hiểm đó là dao, kéo, lưỡi kiếm, súng giả, vỏ đạn, bật lửa…

Cây thông Noel được làm từ các vật phẩm mà hành khách bị sân bay tịch thu. Ảnh: Lithuanian Airport.

Cây thông Noel được làm từ các vật phẩm mà hành khách bị sân bay tịch thu. Ảnh: Lithuanian Airport.

Sau khi chia sẻ hình ảnh lên mạng, đại diện sân bay cho biết họ muốn thông qua cây thông này để gửi tới các hành khách thông điệp về tầm quan trọng của an ninh hàng không.

“Nếu bạn không muốn đồ dùng cá nhân của mình có mặt trên cây thông Giáng sinh năm tới của chúng tôi, hãy đọc kỹ yêu cầu về các vật dụng bị cấm mang theo trước khi đóng gói đồ”, phía sân bay chia sẻ.

Nhiều người khi xem bức ảnh trên nói rằng họ đã không biết là kéo và kìm hay các vật dụng tương tự lại bị cấm mang lên máy bay. “Tôi không hiểu sao có người mang theo tuốc nơ vít lên máy bay”, một người bình luận.

Nguồn: vnexpress.net

Hai hành khách khiến hãng bay lỗ hàng triệu USD

Hai hành khách khiến hãng bay lỗ hàng triệu USD

Steve Rothstein chi gần 400.000 USD để bay miễn phí cả đời. Thực tế, ông bay hơn 10.000 chuyến chỉ trong 20 năm, đôi khi mời người lạ đi cùng.

Năm 1981, hãng hàng không American Arilines giới thiệu đến khách hàng loại vé AAirpass. Chỉ cần bỏ ra 250.000 USD, bạn có thể đi đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Người mua có thể bỏ thêm 150.000 USD cho người đi cùng. Khi đó, hãng hàng không này thua lỗ tới 76 triệu USD nên rất cần tiền mặt, mà lãi suất ngân hàng lại quá cao. Vì vậy, công ty quyết định tung ra dịch vụ vé hạng nhất không giới hạn này dành cho những hành khách giàu có nhất.

Năm 1990, giá vé là 600.000 USD dành cho hai người (số tiền này tương đương với gần 1,2 triệu USD ở thời điểm hiện tại). Năm 1993, giá cho loại vé này tăng lên 1,01 triệu USD và đến năm 1994, hãng dừng bán. 28 người đã sở hữu tấm vé với mức giá chỉ có một lần trong đời như vậy.

Tấm vé bay trọn đời của Rothstein. Ảnh: Rothstein/Hustle.

Tấm vé bay trọn đời của Rothstein. Ảnh: Rothstein/Hustle.

Tuy nhiên, hãng bay nhanh chóng nhận ra AAirpass có một lỗ hổng nghiêm trọng: Họ bị “mất” nhiều hơn là “được” trong giao dịch này. Người đứng đầu hãng lúc đó là CEO Robert Crandall cho biết: “Công chúng luôn thông minh hơn bất kỳ tập đoàn nào. Và họ lập tức phát hiện ra chúng tôi đã mắc sai lầm về giá cả”.

Hai hành khách đã có “đóng góp” nhiều nhất cho việc thua lỗ này chính là Steve Rothstein và Jacques Vroom. Hãng đã tính ra rằng, mỗi người đã tiêu tốn của họ ít nhất một triệu USD tiền thuế, phí và vé máy bay mỗi năm.

Steve Rothstein là một chuyên viên tư vấn đầu tư ở Chicago. American Arilines đã liên hệ với Rothstein và mời ông đầu tư cho vé AAirpass. Thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt, họ trả cho ông bằng dặm bay. Với tổng số tiền thương lượng là 383.000 USD, Rothestein đã mua vé cho mình và người đi cùng đến trọn đời.

Trong vòng 25 năm tiếp theo, Rothestein đã đặt hơn 10.000 chuyến, tích lũy hơn 30 triệu dặm bay, tiêu hết 21 triệu USD tiền vé máy bay, thuế phí. Ông bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles… hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích. Ông còn bay sang London (Anh), đôi khi cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.

Hai hành khách khiến hãng bay lỗ hàng triệu USD

Trong 25 năm dùng vé, Steve Rothstein đã thực hiện 1.000 chuyến bay tới thành phố New York, 500 chuyến tới San Francisco, 500 chuyến tới Los Angeles, 500 chuyến tới London, 120 chuyến tới Tokyo, 80 chuyến tới Paris, 80 chuyến tới Sydney, 50 chuyến tới Hong Kong… và chưa kể tới những lần cho người khác đi nhờ vé. Ảnh: Los Angeles Times.

Về phần Jacques Vroom, một chuyên gia tư vấn tại Texas, cũng bỏ ra 400.000 USD mua vé bay không giới hạn cho bản thân và bạn đồng hành. Trong vòng 20 năm, ông sử dụng khoảng 2 triệu dặm bay mỗi năm.

Vroom cũng rất biết cách sử dụng ưu đãi này của mình. Ông bắt các chuyến bay để tới xem mọi trận đấu bóng đá của cậu con trai mình đang sống tại Bờ Đông. Ông bay qua Pháp hoặc Anh chỉ để ăn trưa với một người bạn. Khi con gái Vroom học về văn hóa Nam Mỹ, ông chẳng ngại ngần để đưa cô tới Buenos Aires (Argentina) chỉ để xem một cuộc đua ngựa, và bay về Mỹ ngay ngày hôm sau.

Jacques Vroom luôn luôn bay hạng nhất khi sở hữu tấm vé đặc biệt. Ảnh: Jacques Vroom.

Jacques Vroom luôn bay hạng nhất khi sở hữu tấm vé đặc biệt. Ảnh: Jacques Vroom.

Hãng bay Mỹ nhanh chóng thu hồi vé của hai hành khách trên và họ cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm được lý do. Rothstein đã thực hiện 3.000 chuyến bay trong 4 năm, hủy 2.500 chuyến bay trong số đó. Vroom đặt nhiều chuyến bay cho người lạ. Những giao dịch này đều không vi phạm hợp đồng, nhưng hãng coi đó là hành động không trung thực.

Năm 2008, Vroom và Rothstein bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Họ đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa. Vroom, giờ là một giáo viên ở Dallas, nói rằng hãng bay đã làm tổn thương những người mua vé, còn Rothstein ước rằng mình chưa bao giờ thực hiện giao dịch này.

Robert Crandall, nay là cựu chủ tịch của American Airlines, có lý lẽ của riêng mình: “Tôi cho rằng họ là những kẻ gian lận. Nếu họ gian lận, họ xứng đáng với điều đó [bị tước vé]”.

Sau các vụ kiện, Vroom và Rothstein không lấy lại được AAirpass, một hành khách thứ ba cũng bị thu hồi tấm vé này. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực. Tuy nhiên, hiện tại Cuba đã là tỷ phú, và sở hữu máy bay riêng. Dù vậy, ông vẫn nói rằng tấm vé AAirpass là giao dịch tuyệt vời nhất trong đời mình. Còn với nhiều người, Steve Rothstein và Jacques Vroom được coi là huyền thoại của ngành hàng không, với khoản tiền họ bỏ ra và những dặm bay khổng lồ họ tích lũy.

Năm 2004, American mở bán AAirpass không giới hạn lần cuối với giá 3 triệu USD cộng với một thẻ đồng hành giá 2 triệu USD. Hãng không bán được tấm vé nào.

Nguồn: vnexpress.net

Hãng hàng không duy nhất trên thế giới tính giá vé theo cân nặng của hành khách: Càng nặng bay càng tốn tiền!

Hãng hàng không duy nhất trên thế giới tính giá vé theo cân nặng của hành khách: Càng nặng bay càng tốn tiền!

Khi đến sân bay, hành khách và hành lý sẽ được cân lại một lần nữa để đảm bảo độ chính xác. Nếu tổng trọng lượng vượt quá những gì đã đăng ký, hành khách sẽ được “du di” một vài kg, tuy nhiên nếu nhẹ hơn, họ sẽ không được hoàn tiền.

Chris Langton, CEO của Samoa Air cho rằng chính sách thu phí vé máy bay dựa trên trọng lượng của hành khách không chỉ công bằng mà còn là tương lai cho các hãng hàng không khác.

Ông chia sẻ với CNN: “Bước tiếp theo của ngành hàng không là công nhận và áp dụng chính sách tương tự Samoa Air. Đâu phải tất cả chúng ta đều nặng 72 kg và ngồi vừa một chỗ tiêu chuẩn. Trọng tải là điều quan trọng nhất với một chiếc máy bay. Chúng tôi bán trọng tải chứ không bán chỗ ngồi”.

Samoa Air đã áp dụng cách tính trên từ cuối năm 2013, đối với cả chuyến bay trong nước lẫn nước ngoài. Trang web của hãng thông báo: “Bạn sẽ phải trả tiền cho cân nặng của mình và trọng lượng của hành lý đi kèm. Rất đơn giản phải không nào?”.

Được biết, hãng hàng không ở Nam Thái Bình Dương này chỉ có 3 máy bay, 2 chiếc có 10 chỗ ngồi và 1 chiếc có 4 chỗ. Chặng bay của Samoa cũng chỉ giới hạn ở một số khu vực nhất định. Langton cho biết công ty có kế hoạch mua một số chiếc Airbus A320-200 lớn để phục vụ các điểm đến quốc tế như Úc và New Zealand.

Hãng hàng không duy nhất trên thế giới tính giá vé theo cân nặng của hành khách: Càng nặng bay càng tốn tiền! - Ảnh 1.

Máy bay hạng nhẹ của Samoa Air.

Vị CEO chia sẻ: “Khách hàng của chúng tôi đang dần chấp nhận chính sách trên và coi đây là cách công bằng nhất. Tuy nhiên, nó cũng là một vấn đề nhạy cảm. Chính vì vậy, chúng tôi luôn giúp mọi người nhìn nhận theo hướng tích cực, đặc biệt là những người béo phì.

Ngoài ra, những người có thân hình quá khổ cũng nhận được dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Ví dụ, người béo phì sẽ được dành cho chỗ ngồi thoải mái hơn hay người quá cao sẽ có nhiều chỗ để để chân hơn”.

Tính đến thời điểm hiện tại, Samoa Air là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất trên thế giới tính giá vé máy bay theo trọng lượng hành khách. Để đặt vé online, khách hàng cần nhập gần đúng cân nặng và trọng lượng hành lý của họ rồi thanh toán trước.

Khi đến sân bay, hành khách và hành lý sẽ được cân lại một lần nữa để đảm bảo độ chính xác. Nếu tổng trọng lượng vượt quá những gì đã đăng ký, hành khách sẽ được “du di” một vài kg, tuy nhiên nếu nhẹ hơn, họ sẽ không được hoàn tiền.

Theo Langton, các gia đình đều rất hài lòng với mô hình tính phí này bởi khi đưa theo trẻ em, giá vé sẽ giảm đáng kể so với các hãng hàng không khác. Trong khi đó, một số người đã chỉ trích rằng chính sách này giống như “thuế đánh vào lượng mỡ” trên cơ thể họ.

Trên thực tế, một số hãng hàng không lớn của Mỹ cũng có chính sách riêng dành cho hành khách có thân hình quá khổ. Theo đó, họ có thể mua ghế thứ hai để có chỗ ngồi thoải mái hơn.

Nhà phân tích Vaughn Cordle nhận định: “Đối với một hãng hàng không nhỏ như Samoa Air, mô hình định giá này khá hợp lý bởi họ sở hữu những chiếc máy bay nhỏ. Kiểm soát trọng lượng là vấn đề quan trọng nhất mà họ cần làm trong mỗi chuyến bay. Do vậy, tính giá vé máy bay dựa trên cân nặng hành khách và hành lý là phương án khả thi nhất. Với máy bay hạng nhẹ, bạn càng nặng, chi phí bay của bạn càng cao.

Mặc dù vậy, có khả năng các hãng hàng không lớn sẽ không áp dụng chính sách này vì vốn dĩ họ đều sử dụng máy bay trọng tải lớn. Ngoài ra, họ cũng tính đến mục đích thực tế của việc cân hành khách trước khi lên máy bay”.

Nguồn: cafef.vn

Lỗi đơn giản khiến khách dễ bị thất lạc hành lý

Lỗi đơn giản khiến khách dễ bị thất lạc hành lý

Việc quên xé miếng dán và thẻ ghi thông tin chuyến bay cũ trên vali khiến hành lý của bạn có thể bị thất lạc.

Thất lạc hành lý sau mỗi chuyến bay là cơn ác mộng của mọi khách du lịch. Tuy nhiên, ngoài lỗi từ hãng hàng không và sân bay, bạn có thể mắc một số sai lầm khiến điều đáng tiếc đó xảy ra. Một chuyên gia du lịch giấu tên chia sẻ trên Reddit, đó chính là việc hành khách quên không xé các miếng dán và tấm thẻ thông tin cũ trên vali.

Lỗi đơn giản khiến khách dễ bị thất lạc hành lý

Nhiều hành khách cho biết, việc chờ đợi hành lý trên băng chuyền là một trong những điều khiến họ cảm thấy chán nản nhất sau chuyến bay. Ảnh: Catwalk photos/ stock.adobe.

Ví dụ vào tháng 10, bạn có một chuyến du lịch đến Thái Lan cùng hãng hàng không A. Tại quầy làm thủ tục, bạn được dán và gắn tấm thẻ điền thông tin của hãng bay, trên đó có cả mã vạch. Tuy nhiên khi trở về nhà, bạn quên không xé chúng đi và lại dùng chính chiếc vali đó để ký gửi cho chuyến đi Singapore tiếp theo, của một hãng bay khác. Điều này đôi khi khiến nhân viên sân bay hoặc máy quét bị nhầm lẫn. Do đó, vali của bạn có thể không lên đúng chuyến bay, hãng bay do bị nhầm với chuyến đi trước đó.

Theo báo cáo mới nhất từ SITA (công ty đa quốc gia, chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho ngành vận tải hàng không), mỗi năm có khoảng 22,7 triệu túi hành lý bị thất lạc trên toàn cầu.

Ngoài ra, một nhân viên ở bộ phận vận chuyển hành lý tại sân bay khuyên hành khách không nên xếp đồ khiến vali quá nặng, trên 25 kg. Bởi đây là điều không mấy nhân viên khuân vác yêu thích. “Bạn cảm thấy khó chịu thế nào khi nhấc chiếc túi nặng trịch của mình để vào cốp xe, thì chúng tôi cũng thế. Hãy tưởng tượng, chúng tôi phải làm điều đó 200 lần, nên mệt mỏi và dễ cáu hơn. Chúng tôi thường đặt vali rất cẩn thận, nhưng đôi khi chúng quá nặng và khó tránh khỏi va đập mạnh”.

Các chuyên gia du lịch cũng gợi ý các kiện hành lý ký gửi của một người hoặc một nhóm nên có hình dáng, kích thước tương đồng và cùng màu. Như thế, chúng sẽ được xếp vào cạnh nhau để đưa lên máy bay. Điều này sẽ giúp chúng được đưa ra ngoài băng chuyền cùng lúc, tránh tình trạng hành khách lấy được một vali, nhưng phải đợi rất lâu sau đó để lấy cái thứ hai.

Trong trường hợp bạn bị mất hành lý, hãy thông báo ngay với hãng bay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguồn: vnexpress.net

Ý nghĩa ký hiệu tam giác đen trên thân máy bay

Ý nghĩa ký hiệu tam giác đen trên thân máy bay

Phần lớn hành khách thích ngồi cạnh cửa sổ máy bay để nhìn ra ngoài, nhưng ít người để ý tới biểu tượng nhỏ ngay phía trên đó.

Hành khách đi máy bay thường quan tâm đến vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, hoặc chất lượng thức ăn được cung cấp. Một số khác lo lắng về tiếng ồn, trẻ nhỏ, chứng sợ độ cao… Những vấn đề đó khiến khách ít quan tâm đến một ký hiệu nhỏ, hình tam giác và thường có màu đen in trên hai bên tường máy bay.

Ý nghĩa ký hiệu tam giác đen trên thân máy bay

Hình tam giác đen trên thân máy bay ít được hành khách chú ý. Ảnh: Shutterstock/ leungchopan.

Ký hiệu này nằm ngay phía trên ô cửa sổ ở giữa máy bay. Theo kỹ sư hàng không – vũ trụ đã nghỉ hưu Lee Ballentine, nó rất quan trọng, có tác dụng đánh dấu vị trí “ghế của William Shatner”. Đây là chỗ ngồi có tầm nhìn rõ nhất về hai cánh của máy bay. Từ vị trí này, tiếp viên có thể quan sát một cách đầy đủ nhất về tình trạng của phần cánh, để kịp thời báo với cơ trưởng mà không khiến hành khách lo lắng.

Do đó, với những hành khách ngồi ở vị trí thẳng hình tam giác xuống, ngoài việc ngắm cảnh quan ngoài cửa sổ, bạn nên để ý về phần cánh. Nếu nhìn thấy dấu hiệu bất ổn ở bộ phận này, hãy báo với tiếp viên. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, nhu cầu kiểm tra kiểu “thủ công” này ngày càng ít.

Dù vậy, vị trí tam giác đen này vẫn mang lại một số lợi ích khác. Nó có tác dụng báo cho hành khách biết đây là chỗ ngồi có tầm nhìn chụp cánh máy bay đẹp nhất. Với những người bị say tàu, xe, đây cũng là vị trí ít xóc nhất.

Thuật ngữ “Ghế của Shatner” được sử dụng sau khi phim Nightmare at 20.000 Feet được phát sóng vào ngày 11/10/1963. Đó là tập 123, nằm trong seri phim truyền hình Mỹ Twilight Zone, dựa trên truyện ngắn cùng tên của Richard Matheson. Nội dung kể về William Shatner, hành khách duy nhất trên chuyến bay phát hiện có một sinh vật gớm ghiếc đang ẩn nấp bên ngoài máy bay.

Nguồn: vnexpress.net

10 hành động tệ nhất của du khách trong thập kỷ qua

10 hành động tệ nhất của du khách trong thập kỷ qua

Một người đàn ông cố tình đá vào măng đá hàng nghìn năm tuổi trong hang động ở Trung Quốc.

Những hành động xấu xí của du khách không phải chuyện còn mới mẻ. Dưới đây là những điều tồi tệ nhất du khách đã làm trên khắp thế giới trong thập kỷ từ 2010 đến 2019 do Insider bình chọn.

Bắt trộm chim cánh cụt 

Một cặp khách Anh say xỉn đã bị phạt 1.000 USD vì ăn trộm con chim cánh cụt trong thuỷ cung Sea World tại Australia vào tháng 5/2012. Sau đêm tiệc tùng, hai du khách thức dậy và tìm thấy một con chim cánh cụt trong phòng. Họ không có bất kỳ ký ức gì về con vật này.

Họ lập tức thả chim cánh cụt xuống một dòng nước trước khi chính quyền địa phương tìm thấy con vật. Hai du khách sau đó bị lần ra danh tính, và nhận cáo buộc xâm phạm tài sản tư nhân, trộm cắp và giữ trái phép một con vật trong danh sách động vật được bảo vệ. Camera an ninh cho thấy hai người này đã bơi cùng cá heo trong thuỷ cung trước khi bắt trộm chim cánh cụt.

Khắc tên lên đền cổ 3.500 tuổi tại Ai Cập

Tháng 5/2013, một thiếu niên 15 tuổi người Trung Quốc khắc nguệch ngoạc dòng chữ “Ding Jinhao đã ở đây” lên tường đá trong đền Luxor 3.500 tuổi tại Ai Cập. Thiếu niên này bị bắt sau khi những du khách khác đăng tải bức ảnh di tích bị phá hoại lên mạng xã hội. Bố mẹ Ding phải xin lỗi công khai.

Doạ chết chim công

Khách tham quan vườn thú Vân Nam (Côn Minh, Trung Quốc) được cho là gây ra cái chết của hai con công vào tháng 2/2016. Nhân viên vườn thú cho rằng những con chim chết vì sốc sau khi một số du khách bắt chúng để chụp ảnh và thậm chí còn nhổ lông đuôi.

Phá nhũ đá nghìn năm tuổi

Năm 2017, một người đàn ông liên tiếp đá vào một nhũ đá cao khoảng 50 cm trong hang động tại huyện Tùng Đào (Quý Châu, Trung Quốc). Hành động phá hoại này gây tổn thất lớn cho khu di tích, bởi nhũ đá trong hang động trải qua hàng nghìn năm mới hình thành và rất khó khôi phục. Tuy nhiên, cảnh sát không tìm ra danh tính của du khách trên.

Bắt cá heo con để chụp ảnh

Khi một chú cá heo con đến quá gần bờ biển Mojacar ở Tây Ban Nha vào tháng 8/2017, khách du lịch xúm quanh con vật để chụp ảnh. Tổ chức từ thiện Equinac cho biết hành động này của đám đông có thể gây sốc cho cá heo, thậm chí một đứa trẻ còn bịt lỗ thở của con vật.

Một sự cố tương tự xảy ra hồi tháng 2/2016, khi các du khách tại bãi biển thuộc thành phố Buenos Aires (Argentina) lôi một con cá heo lên mặt nước để chụp ảnh. Ảnh: CEN.

Một sự cố tương tự xảy ra hồi tháng 2/2016, khi các du khách tại bãi biển thuộc thành phố Buenos Aires (Argentina) lôi một con cá heo lên mặt nước để chụp ảnh. Ảnh: CEN.

Chụp ảnh khỏa thân trong chùa Phật giáo

Tháng 11/2017, hai phượt thủ Mỹ chụp ảnh khoe vòng ba trong đền Wat Arun tại Bangkok, Thái Lan. Họ bị bắt khi sắp rời khỏi Thái Lan và phải nộp phạt 150 USD, bị đưa vào danh sách đen. Hai người này vốn là blogger nổi tiếng trên Instagram với loạt hình khoả thân ở khắp nơi trên thế giới. Sau sự cố, họ phải xoá tài khoản.

Khoả thân trên đỉnh Kim tự tháp

Tháng 11/2018, Andreas Hvid, nhiếp ảnh gia người Đan Mạch, đã đăng tải bức ảnh bạn gái khoả thân trên đỉnh Kim tự tháp Giza, Ai Cập. Điều này khiến cộng đồng mạng tức giận, và các điều tra viên phải vào cuộc. Andreas thừa nhận đã leo kim tự tháp trái phép song phủ nhận những lời đồn đoán rằng anh ta sex với bạn gái người mẫu. Vào tháng 12/2018, hai người giúp nhiếp ảnh gia này trèo lên kim tự tháp bị bắt giữ.

10 hành động tệ nhất của du khách trong thập kỷ qua

Hình ảnh trong video. Ảnh: Andreas Hvid.

Trộm gạch từ lò thiêu tại Ba Lan

Cũng trong năm 2018, hai du khách Hungary đã cố gắng đánh cắp gạch từ lò thiêu tại Auschwitz, trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Thế chiến II. Ước tính hơn một triệu người đã chết trong trại tập trung này từ 1940 đến 1945.

Hai du khách trên bị buộc tội trộm cắp tài sản văn hóa, mỗi người bị phạt 405 USD và một năm tù treo. Cả hai cho biết, họ muốn mang gạch về làm lưu niệm và không biết hậu quả của việc này.

Vứt rác bừa bãi

Một gia đình khách Anh đã gây tai tiếng tại New Zealand trong suốt chuyến du lịch kéo dài một tháng hồi đầu 2019. Họ tìm cách lừa đảo nhiều nhà hàng để lấy thức ăn miễn phí và xả rác khắp bãi biển. Cuối cùng, chính phủ New Zealand đã thu hồi visa của cả gia đình, buộc tất cả rời khỏi xứ sở kiwi trong 28 ngày.

Vẩy nước thiêng lên vòng ba

Tháng 8/2019, 2 vlogger người Czech Sabina Dolezalova và Zdenek Slouka tham quan đền cổ Beji trong Rừng Khỉ thiêng ở Bali, Indonesia. Zdenek đã hắt nước thiêng lên vòng ba của bạn gái, hành động này khiến dư luận phẫn nộ.

Zdenek và Sabina sau đó phải tới làng Padangtegal, nơi có rừng khỉ Ubud, để đích thân xin lỗi người dân vì hành động của mình. Người dân yêu cầu hai du khách này tham gia vào một buổi lễ truyền thống để xin các vị thần tha thứ.

Nguồn: vnexpress.net

Lý do nên yêu cầu nước gừng trên máy bay

Lý do nên yêu cầu nước gừng trên máy bay

Đồ uống ướp gừng là thức uống tốt nhất hành khách nên yêu cầu, còn nước uống có gas không đường là thứ tệ nhất.

Các chuyên gia du lịch chia sẻ trên Travel & Leisure, lần tới khi bạn đi máy bay, hãy gạt bỏ những tiếng ồn ào xung quanh và thay vào đó, chọn một loại nước uống có gas vị gừng. Theo đó, nó không chỉ ngon hơn khi ở trên trời, mà còn khiến cho người dùng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Áp suất và không khí khô trên máy bay thường làm thay đổi vị giác của hành khách. Mặn và ngọt là hai vị bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bạn bay. Nhưng đồ uống ướp gừng lại ít bị ảnh hưởng và hương vị của nó thậm chí rõ nét hơn. Vì vậy, đây là một trong số ít loại đồ uống thực sự ngon khi bạn dùng ở độ cao hơn 10.000 m.

Lý do nên yêu cầu nước gừng trên máy bay

Đồ uống có gas vị gừng thường ít ngọt khi dùng trên máy bay. Ảnh: Thrillist.

Nước uống ướp gừng cũng có một số lợi ích về sức khỏe. Nó được khuyến khích dùng cho những người bị say tàu xe, máy bay vì gừng có tác dụng làm giảm các cơn buồn nôn. Gừng cũng có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm sưng.

Tuy nhiên, đồ uống có gas không đường là loại không được đánh giá cao. Jet, một tiếp viên hàng không và điều hành blog These Gold Wings, cho biết đây là loại đồ uống mà các đồng nghiệp của cô sợ nhất vì mất nhiều thời gian phục vụ. “Tôi phải đợi cốc nước tan hết bọt, rồi mới có thể đổ tiếp”, cô nói. Nếu có ba hành khách yêu cầu đồ uống có gas không đường, cô sẽ làm và nhận thêm yêu cầu của ba người khác nữa. Phục vụ những người đó xong cũng vừa lúc cô hoàn thành phần đồ uống không đường kia.

Trên nhiều chuyến bay hiện nay tiếp viên không phục vụ đồ uống có cồn, vì chúng có khả năng khiến hành khách bị mất nước.

Nếu là một người cuồng sự sạch sẽ, bạn có thể bỏ qua trà và cà phê trên máy bay. Theo một nghiên cứu của Mỹ vào tháng 9, chất lượng nước được sử dụng để pha chế đồ uống nóng trên các chuyến bay không đủ tiêu chuẩn.

Nguồn: vnexpress.net

Những hành động ‘tra tấn’ người khác trên máy bay

Những hành động ‘tra tấn’ người khác trên máy bay

Cởi giày và bắt những người ngồi cùng phải ngửi mùi hôi là hành động gây khó chịu của hành khách.

Chuyên gia du lịch từ Points Guy UK chỉ ra rằng một trong số những hành động của bạn khiến những người đồng hành trên máy bay cảm thấy khó chịu nhất là tháo giày dép. “Chúng tôi hoàn toàn có thể hiểu lý do vì sao bạn muốn cởi giày ra, đặc biệt là trong chuyến bay đường dài. Nhưng ít nhất hãy đi tất (vớ)”, một thành viên của Points Guy UK cho biết.

Passenger Shaming, fanpage phản ánh những hành động xấu xí của hành khách, thường xuyên nhận những lời phàn nàn về vấn đề này. Một trong những bài viết đăng gần nhất là hình ảnh một đôi vợ chồng sử dụng khay bàn ăn làm chỗ để chân. Một ý kiến bày tỏ: “Tôi luôn muốn được thoải mái trên máy bay nhưng không bao giờ đặt chân lên bàn ăn. Tôi biết rằng người khác sẽ sử dụng nó để đồ ăn, đọc tài liệu hoặc thậm chí là gối đầu họ lên đó để ngủ”.

Việc gác chân lên ghế là hành động khiến nhiều người không thích khi lên máy bay. Ảnh: Sun.

Việc gác chân lên ghế là hành động khiến nhiều người không thích khi lên máy bay. Ảnh: Sun.

Các chuyên gia du lịch cũng khuyến nghị khách không nên nhổ cạo hay cắt tỉa lông trên thân thể ở chốn đông người. Bạn nên làm những việc vệ sinh cá nhân này khi ở nhà hoặc toilet trên máy bay. Bên cạnh đó, nói quá to, mang theo thức ăn nặng mùi hay thể hiện tình cảm vô tư là những điều không nên.

Bạn nên thận trọng khi có ý định ngả ghế để nghỉ ngơi. Trước khi nhấn nút ngả ghế, hãy quan sát để đảm bảo rằng hành khách phía sau đang không dùng bàn để ăn uống hay mở laptop làm việc… Tương tự, với vấn đề sử dụng tay vịn, trừ khi ngồi khoang hạng thương gia hay hạng nhất, bạn có thể thoải mái đặt cả hai tay lên thành ghế. Nhưng ở khoang phổ thông, hãy dành phần để tay cho người ngồi ở ghế giữa. Người ngồi cạnh cửa sổ đã có vách để dựa vào, người ngồi dọc lối đi đã có khoảng duỗi chân thoải mái hơn.

Những hành động ‘tra tấn’ người khác trên máy bay

Ngồi cạnh một người say máy bay cũng là “cực hình”. Ảnh: Chalkdown.

Một trong những điều được coi là khác nữa trong cách hành xử của bạn, đó là say xỉn và gây rối trên máy bay. Vì vậy, dù đồ uống thật hấp dẫn, bạn cũng nên tự kiềm chế bản thân và nên uống tối đa 1-2 ly rượu. Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh, có ít nhất 400 sự cố hàng không liên quan đến đồ uống có cồn được báo cáo hàng năm tại quốc gia này. Dữ liệu từ các hãng hàng không cho thấy con số lên tới 4.000, tương đương với 10 trường hợp mỗi ngày.

Nicky Kelvin, từ Points Guy UK, là một người thường xuyên di chuyển bằng máy bay do tính chất công việc. Anh từng phải chịu đựng đủ tiếng ồn trên máy bay từ trẻ con khóc, tiếng người khác nói lớn, ho, xì xụp thức ăn hay nhạc vang ra từ headphone của người khác…

Cuối cùng, Nicky đã tìm giải pháp là mang theo tai nghe để tránh tiếng ồn, nhắm mắt trên máy bay để không phải nhìn thấy những điều gây khó chịu. Ngoài ra, anh cũng cố gắng trở thành một hành khách cư xử tốt nhất có thể, tuân theo mọi quy định trong an toàn bay và hướng dẫn của phi hành đoàn.

Nguồn: vnexpress.net