Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Lên đến độ cao ổn định và mọi thứ đều bình thường, Jim Thurber với tay đặt chuông đồng hồ báo thức cứ 10 phút một lần.

Trên Quora, diễn đàn dành cho những người tò mò nhất thế giới, một câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm: “Phi công thường làm gì trong khoảng thời gian sau cất cánh và trước lúc hạ cánh?”. Câu hỏi đã được nhiều cơ trưởng hào hứng vào trả lời.

Jim Thurber, cựu phi công Hải quân Mỹ, cho biết: “Cách đây nhiều năm, trước khi gia nhập Hải quân năm 1980, tôi đã thực hiện nhiều chuyến bay chở hàng. Khi tôi ở độ cao trên 5.000 m, chỉ có một mình với máy bay và mọi thứ đều bình thường thì việc tiếp theo của tôi đơn giản chỉ là đọc một cuốn sách. Nếu buồn ngủ, tôi sẽ đặt đồng hồ báo thức cứ 10 phút mỗi lần. Người anh em họ của tôi cũng vậy, sẽ luôn mang theo một cuốn sách mỗi khi bay”.

Thurber cho biết thêm, sau những trải nghiệm ở hàng không của Hải quân Mỹ, anh phát hiện ra rằng mình không phù hợp với cuộc sống của một phi công. Do đó, anh giải nghệ và trở thành giáo viên để tận hưởng những điều thú vị khác của cuộc sống. Và Thurber đã được toại nguyện khi hàng ngày phải đối mặt với các học sinh lớp 7 – 8, đang ở độ tuổi “siêu quậy”.

Nhiều người nói rằng phi công là người có văn phòng làm việc đẹp nhất thế giới. Ảnh: 

Nhiều người nói rằng phi công là người có văn phòng làm việc đẹp nhất thế giới. Còn với nhiều phi công, điều họ thích được khen nhất khi nói về nghề nghiệp chính là: Hạ cánh đẹp lắm! Ảnh: Shutterstock.

Tuy nhiên, với một chuyến bay đường dài, theo CnTraveller, trong khi các hành khách ngủ say hoặc nằm thư giãn đắp mặt nạ, tai nghe, thì phi công lại có nhiều việc để làm.

Tony Daly, một cựu phi công khác, cho biết sẽ phải đảm bảo rằng máy bay đang đi đúng hướng và báo cáo vị trí của họ tại các điểm được chỉ định dọc theo lộ trình bay. Đây là thời gian các phi công ít bận rộn, một số người sẽ trò chuyện với nhau về chủ đề yêu thích của họ. Một trong những điều Daly đã làm là trò chuyện với cơ phó về tác dụng của mỗi công tắc và mỗi chiếc đèn trong buồng lái.

Dù đường bay thường được lên kế hoạch trước giờ khởi hành, các phi công tùy từng tình huống cụ thể vẫn có thể thay đổi hay định tuyến lại một chút nếu cảm thấy cần. Với Anderson, cơ trưởng sống tại London, thời tiết là vấn đề lớn đối với các phi công trong những chuyến bay đường dài. Một chiếc máy bay thường đi qua 3 hoặc 4 loại thời tiết khác nhau. Thời tiết ở từng đoạn đường cũng không giống nhau, chúng khác nhau về tính chất, cường độ và mức độ khó. Và do di chuyển với tốc độ nhanh, nên việc máy bay đang ở vùng có thời tiết đẹp sẽ lao vào một cơn giông lớn trong thời gian ngắn. Khi ấy, máy bay sẽ gặp hiện tượng gọi là nhiễu động không khí. Đó là lý do phi công thường cảnh báo hành khách thắt dây an toàn khi đi vào vùng nhiễu động.

Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các hãng bay phần lớn đều cài đặt các công nghệ thời tiết mới, giúp phi công nắm được nhiều thông tin hơn. Kết hợp với thông tin từ kiểm soát không lưu, phi công của các máy bay khác đi trước họ trên cùng một tuyến đường, các phi công có thể dự đoán được khu vực nhiễu loạn mình sắp đi vào.

Phi công làm gì sau khi cất cánh?

Phi công là một trong những nghề luôn nằm đầu danh sách mơ ước của nhiều người. Ảnh: l3 commercial aviation.

Ngoài việc lái máy bay, khi cửa máy bay đóng lại, cơ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về mọi vấn đề nhân sự có thể phát sinh. Quyền hạn của cơ trưởng được duy trì bởi nhiều thỏa thuận quốc tế, như công ước Tokyo 1963 và Montreal năm 1999. Họ sẽ là người có thẩm quyền chính trên một chuyến bay và sẽ quyết định việc máy bay quay đầu, chuyển hướng hay tiếp tục hành trình vì lý do an toàn bay hay có hành khách gây rối.

Các phi công đều làm việc như những chiến lược gia. Máy bay là những cỗ máy phức tạp, và các phi công phải đảm bảo rằng họ có đủ nhiên liệu để đến đích, dù có sự cố phát sinh. Trong trường hợp không đủ nhiên liệu, họ sẽ chuyển hướng đến một sân bay gần hơn để tiếp nhiên liệu trước khi cất cánh cho điểm đến cuối cùng. Và trong khi một phi công đang giám sát các hệ thống trên máy bay nhằm đảm bảo chuyến bay an toàn, thì phi công còn lại hoàn tất các thủ tục giấy tờ. Họ được cung cấp kế hoạch bay trước khi khởi hành, và một phi công sẽ chịu trách nhiệm ghi chú trên bản kế hoạch đó về bất kỳ thay đổi nào. Những ghi chú này chi tiết đến mức có thể dựa vào đó để phác thảo lại chính xác đường bay mà máy bay đã bay trên thực tế, theo Anderson.

Các phi công thường ăn sau khi hành khách được phục vụ. Họ có thể ăn trong buồng lái, nhưng sẽ không ăn cùng một lúc. Ít nhất trong buồng lái luôn có một người tập trung kiểm soát mọi thứ. Và khi mọi thứ đều bình thường, máy bay bay êm và trong cabin không có hành khách gây rối, các phi công thường sẽ được nghỉ ngơi. Các chuyến bay dài, từ 12 tiếng trở lên sẽ có từ 3 – 4 phi công. Điều này cho phép phi công có thời gian nghỉ ngơi trong khu vực dành riêng cho phi hành đoàn để ngủ hoặc đọc sách, báo thư giãn.

Với các chuyến bay quốc tế ngắn hơn, máy bay có thể chỉ có hai phi công. Theo Anderson, những chuyến bay đó thực sự khó khăn hơn vì các phi công gần như dành toàn bộ thời gian để ở trong buồng lái. Anderson cho biết, anh thường cười khi nghe mọi người nói rằng các phi công dành toàn bộ thời gian trên máy bay chỉ để tán gẫu, đọc báo. “Khi bạn được giao trách nhiệm lái một chiếc máy bay đi khắp thế giới, và bạn biết mọi thứ bất lợi có thể xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều thứ để quan tâm và lo lắng”, Anderson nói.

Nguồn: vnexpress.net

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

PAPUA NEW GUINEA – Chưa bao giờ Taino để sự nghèo khó, thiếu thốn trong cuộc sống làm chùn bước việc anh thực hiện mơ ước của mình.

Luke Mondi Taino là học viên khóa đào tạo phi công thương mại của học viện bay Royhle nằm ở thành phố Dumaguete, Philippines từ năm 2017. Khi tốt nghiệp, anh sẽ được Cục Hàng không Dân dụng Philippines cấp bằng. Niềm đam mê với bầu trời của Taino bắt đầu từ ngày còn thơ bé, khi anh nhìn thấy những chiếc trực thăng hạ cánh trên ngọn núi thuộc tỉnh Kerema, một vùng nông thôn của Papua New Guinea.

Hành trình trở thành phi công của một thổ dân

Lý do để Taino chọn trường bay Royhle, trong khi có nhiều trường dạy bay ở Philippines là vì mức giá học phí vừa phải nhưng lại được tận hưởng môi trường bay tuyệt vời. Ảnh: Royhle flight training academy.

Taino sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 7 người con ở ngôi làng nhỏ nằm ở phía bắc thị trấn Kerema, tỉnh Kerema. Bố mẹ của Taino mất sớm vì bệnh tật, nên sau khi học xong tiểu học, chàng trai trẻ buộc phải dừng việc học vì không có tiền. Với số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày, việc mua thức ăn với Taino rất khó khăn. Và để mua được đồ ăn, Taino phải đi chân trần xuống phía nam, băng qua rừng rậm và những dòng suối chảy xiết. Mỗi chuyến đi như thế, anh mất 3 ngày 3 đêm để đến được thị trấn gần nhất. Việc đi bộ về nhà thậm chí còn tồi tệ hơn, khi anh phải mang theo trên lưng lương thực nặng nề. Với Taino, cuộc sống có thể rất khó khăn nhưng anh luôn tự nhủ phải luôn mạnh mẽ.

Cái nghèo khiến giấc mơ phi công của Taino gác sang một bên. Và khao khát bay đó lại một lần nữa được khơi dậy trong anh, khi Taino gặp phi công kiêm nhà truyền giáo, Matthew Allen. Allen đến làng của anh bằng một chiếc Cessna 172 để xây dựng nhà thờ trong vùng. Chính Allen là người khuyến khích Taino theo đuổi giấc mơ bay lên bầu trời.

Tại tỉnh của Taino có một chương trình học bổng và khi biết được điều đó, anh đã mạnh dạn viết thư xin học bổng. Khi gửi thư đi, Taino không hy vọng nhiều. Nhưng với sự giúp đỡ của nghị sĩ Richard Mendani và hai trợ lý của ông, Issac Henry và  Julius Tinataea, cuối cùng Taino đã nhận được học bổng và thực hiện giấc mơ của mình.

Câu chuyện của Taino đã gợi cảm hứng cho rất nhiều người. Nó khuyến khích mọi người thực hiện mơ ước của mình và không nên bỏ cuộc vì những khó khăn giữa đường. Ảnh: Royhle flight training academy.

Câu chuyện của Taino đã gợi cảm hứng cho rất nhiều người. Nó khuyến khích mọi người thực hiện mơ ước của mình và không nên bỏ cuộc vì những khó khăn giữa đường. Ảnh: Royhle flight training academy.

Đầu năm 2017, Taino lần đầu tiên được đi máy bay. Đó là chuyến đi tới Philippines. Anh đến thành phố Dumaguete để nhập học tại trường đào tạo bay Royhle. Khi Taino đặt chân đến trường, anh được chào đón bởi những quản lý cấp cao của trường như cơ trưởng Madhu Puliyankalath, cán bộ kiểm soát chất lượng Catherine Cabalatugan với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Tại đây, anh được mọi người giới thiệu về thành phố thân thiện Dumaguete cũng như triển vọng về khóa học bay ở đây. Taino đã cảm thấy vô cùng vui và may mắn khi gặp được những người tốt như thế. Và anh cũng gặp rất nhiều những học viên khác ở học viện. Mọi người đều chào đón anh với thái độ cởi mở, chân tình khi Taino vào ở trong ký túc xá.

Taino trong trang phục học viên phi công. Thông thường, các hãng bay sẽ chia vạch trên cầu vai để phân biệt. Với những người đeo một hoặc hai vạch trên cầu vai, đó là học viên. Người có 3 vạch trên cầu vai là cơ phó và 4 vạch là cơ trưởng. 

Taino trong trang phục học viên phi công. Thông thường, các hãng bay sẽ chia vạch trên cầu vai để phân biệt. Với những người đeo một hoặc hai vạch trên cầu vai, đó là học viên. Người có 3 vạch trên cầu vai là cơ phó và 4 vạch là cơ trưởng. Ảnh: Royhle flight training academy.

Taino bắt đầu học từ ngày 28/2/2017. Các khóa học mang lại cho anh niềm vui, sự hứng khởi. Tháng 5 cùng năm, Taino bắt đầu khóa huấn luyện bay đầu tiên. Anh được cơ trưởng người Philippines Michael Regalado hướng dẫn. Đó là một trong những phi công dạn dày kinh nghiệm trong tổ bay. Hãy hình dung rằng, trước đó Taino thậm chí còn chưa bao giờ chạy xe đạp hay ô tô. “Phương tiện” di chuyển duy nhất của anh là đi bộ. Do đó, trải nghiệm được lái máy bay với Tain thực sự ấn tượng và khó quên hơn những người khác rất nhiều.

Tuy nhiên, anh cũng phải đối mặt với thử thách khó khăn như bao người khác. Taino phải mất một thời gian để nắm bắt bài học và hạ cánh đúng cách nhưng cuối cùng Taino cũng được bay. Đó là chuyến bay một mình đầu tiên của anh. Chàng học viên trẻ rất lo lắng, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh để hoàn thành tốt bài tập. Khi hạ cánh xuống đường băng, Taino cảm giác như mình là Tom Cruise trong bộ phim Maverick (Phi công siêu đẳng). “Điều đó thật tuyệt vời”, Taino nói.

Taino cho biết nhiều người đã nghi ngờ việc anh có thể trở thành phi công và anh muốn phá vỡ những định kiến đó để chứng minh rằng họ đã sai. “Nếu bạn quyết tâm, bạn luôn có cách”, anh nói. Taino tin vào bản thân mình, và cảm thấy may mắn vì đang trên đường đạt tới ước mơ. Anh đã trải qua thời gian khó khăn trong cuộc sống, nhưng điều đó không ngăn cản Taino thực hiện mơ ước. Và đó là lý do anh muốn chia sẻ câu chuyện của mình để tạo cảm hứng cho những người khác có thêm động lực đạt được điều mình mơ ước.

Nguồn: vnexpress.net

Phi công mong khách mua vé như gom giấy vệ sinh

Phi công mong khách mua vé như gom giấy vệ sinh

Một phi công Australia nảy ra kế hoạch táo bạo để giúp ngành hàng không hồi phục sau thời gian đóng băng vì Covid-19.

Chris Pohl, phi công lái A350 của Virgin Atlantic, mới đăng tải một bức ảnh trên Instagram với tấm biển mang thông điệp: “Hãy mua vé máy bay như bạn đi mua giấy vệ sinh”.

Phi công mong khách mua vé như gom giấy vệ sinh

Bài đăng nhận được hơn 4.900 lượt quan tâm từ ngày 1/6. Ảnh: @captainchris/IG.

Chris bày tỏ: “Chúng tôi cần thế giới bắt đầu mua vé bay, cho phép các hãng hàng không lấp đầy chỗ trên máy bay và tất cả đều có thể trở lại bầu trời. Điều duy nhất đang kìm chân chúng tôi là các bạn, những hành khách thân thiết. Nếu không có các bạn, cả phi đội bay đều không thể làm gì. Hãy đưa cả thế giới đi máy bay trở lại”.

Phi công này, người đang sống tại Pháp, tiết lộ mình lấy cảm hứng từ những bức ảnh của tài khoản @dudewithsign và một tài khoản của phi công nổi tiếng Charlotte Dielman. Phi công Charlotte từng cầm những tấm biển tương tự để hỗ trợ ngành hàng không trong thời kỳ khủng hoảng.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính ngành công nghiệp phải đối mặt với khoản lỗ 496 tỷ USD trong năm nay, và có thể phải đến năm 2023, những chặng bay đường dài mới được hồi phục như trước Covid-19.

Alexandre de Juniac, Giám đốc điều hành của IATA, nhận định với ABC rằng nếu chính phủ không hỗ trợ, nhiều hãng hàng không trên thế giới sẽ phá sản. “Chúng tôi đang dựa vào các gói hỗ trợ và kế hoạch giải cứu từ chính phủ. Nếu không có kế hoạch này, một nửa số hãng hàng không có thể bị phá sản vào tháng 6 và 80% có thể bị phá sản vào tháng 7”.

Nguồn: vnexpress.net

Các hãng bay ‘sinh tồn’ bằng cách chở hàng

Các hãng bay ‘sinh tồn’ bằng cách chở hàng

Cuối tháng trước, chuyến VS251 của Virgin Atlantic hạ cánh xuống sân bay Heathrow (Anh) với 256 ghế kín chỗ nhưng không vi phạm giãn cách xã hội.

Những chiếc ghế, cùng với khoang hành lý, được chất đầy vật tư y tế. Đó là một trong 9 chuyến bay mà Virgin sử dụng máy bay chở khách để vận chuyển máy thở, khẩu trang, găng tay và các nhu yếu phẩm y tế khác giữa Thượng Hải và London. Dĩ nhiên, chuyến bay không có hành khách nào.

Đó là một trong những ví dụ sinh động về cách đại dịch thay đổi triệt để hoạt động của ngành hàng không. Các hãng bay từ lâu đã vận chuyển hàng hóa kèm với hành khách nhưng chưa bao giờ có định dùng máy bay chở khách để chỉ chở hàng.

Nhưng điều đó đã thay đổi vào tháng 3/2020, khi hàng nghìn chuyến bay bị hủy vì Covid-19. Trong khi đó, nhu cầu và giá gửi hàng hóa bằng máy bay lại tăng vọt, tạo điều kiện cho việc tái sử dụng các máy bay chở khách đang nhàn rỗi.

“Vận tải hàng hóa giúp các máy bay cất cánh và mang lại hy vọng vượt qua khó khăn cho chúng tôi, thay vì phải xếp xó trên mặt đất”, Dominic Kennedy – Trưởng bộ phận vận hành vận tải hàng hóa của Virgin, cho biết.

Hàng hóa được chất đầy trên cabin chở khách trong một chiếc máy bay. Ảnh: NYT

Hàng hóa được chất đầy trên cabin chở khách trong một chiếc máy bay. Ảnh: NYT

Trước đó, Virgin chưa bao giờ sử dụng máy bay chở khách để thực hiện các chuyến bay hoàn toàn chở hàng. Nhưng giờ, họ khai thác 90 chuyến mỗi tuần, ngay cả khi đã cắt giảm sâu hoạt động kinh doanh. Và Virgin không phải là công ty duy nhất chọn cách xoay xở này khi tương lai ngành hàng không còn bất ổn.

Tại Mỹ, một trong ba hãng hàng không lớn nhất bắt đầu thực hiện các chuyến bay chỉ chở hàng vào tháng 3/2020. American Airlines đã không làm như vậy trong hơn 3 thập kỷ. Nhưng giờ, họ bay 40 chuyến một tuần.

Ngay cả Lufthansa (Đức) từ lâu đã tách riêng hoạt động chuyên chở hàng hóa với hành khách thì giờ cũng tận dụng cơ hội bằng cách chuyển đổi các máy bay chở khách Airbus A330 sang chở hàng hóa. Tháng trước, hãng đã bổ sung một số chuyến chở hàng bằng máy bay chở khách để đưa hàng hóa y tế từ Trung Quốc đến Frankfurt.

Hàng hóa mà mọi người và doanh nghiệp vận chuyển bằng đường hàng không thay đổi theo mùa, nhưng chúng thường đắt tiền, dễ hỏng, cần thiết khẩn cấp hoặc một số gồm tất cả các yếu tố trên. Chúng bao gồm các mặt hàng như điện thoại thông minh, phụ tùng ôtô, hải sản, dược phẩm, thư, quần áo thời trang. Nhưng một loại hàng hóa mới đã xuất hiện trong những tháng gần đây: vật tư y tế.

Khẩu trang, găng tay, máy thở và các thứ tương tự “tạo ra nhu cầu cao nhất với khối lượng hàng hóa lớn, nhưng cũng không thể nói rằng những sản phẩm và hàng hóa khác không còn nhu cầu vận chuyển”, Harald Gloy – Trưởng bộ phận vận tải hàng hóa của Lufthansa Cargo nhận định.

Thông thường, khoảng một nửa lượng hàng hóa chuyên chở bằng hàng không được điều hành bởi các công ty như UPS, FedEx và DHL. Nửa còn lại thường được chở trong khoang hành lý bên dưới ghế ngồi của hàng khách. Nhưng hiện tại không phải là thời điểm bình thường.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), việc hầu hết chuyến bay trên toàn thế giới bị cắt giảm vào tháng 3 đã làm giảm 23% lượng hàng hóa vận chuyển hàng không. Trong khi đó, nhu cầu chuyển hàng bằng máy bay giảm ít hơn, chỉ 15%.

Chênh lệch giữa cung và cầu, cùng với giá nhiên liệu máy bay giảm đã thu hút sự chú ý của các giám đốc hãng hàng không. “Đây là điểm sáng của ngành, vì nó là mảng duy nhất đang hoạt động và tạo ra doanh thu ở bất kỳ quy mô nào”, ôlexand Alexandre de Juniac – Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, cho biết.

Trên toàn thế giới, giá trung bình để vận chuyển một kg hàng hóa bằng đường hàng không là 3,63 USD tháng trước, tăng 65% so với tháng 3/2020, theo WorldACD, nhà cung cấp dữ liệu tổng hợp dữ liệu vận chuyển từ 70 hãng thành viên. Đây là mức tăng cao nhất được ghi nhận và mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ khi WorldACD bắt đầu thu thập dữ liệu tháng 1/2008.

Giá vận chuyển hàng hóa từ châu Á tăng vọt, do nhu cầu về vật tư y tế được sản xuất trong các nhà máy ở đó, theo WorldACD. Nhưng khi nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống, nhu cầu về hàng hóa cùng cước vận chuyển có thể giảm nhanh.

Dù vậy, cho đến lúc đó, các hãng bay chở khách vẫn sẽ tiếp tục cung cấp các chuyến bay chở hàng và IATA đang kêu gọi các chính phủ trên toàn cầu giúp đỡ nhiều hơn. Đặc biệt, hiệp hội kêu gọi các  chính phủ nhanh chóng phê duyệt các chuyến bay chở hàng, miễn cách ly cho các phi hành đoàn và giúp các hãng hàng không tìm chỗ xử lý hàng hóa và nghỉ ngơi cho phi hành đoàn.

Tại Mỹ, các hãng hàng không như Lufthansa đang chậm sử dụng cabin chở người để vận chuyển hàng hóa, vì họ đang chờ phê duyệt từ Cục Hàng không Liên bang. Tháng trước, cơ quan này đã phác thảo các bước mà hãng bay nên thực hiện để sử dụng không gian đó một cách an toàn.

Các hãng bay ‘sinh tồn’ bằng cách chở hàng

Hàng hóa được vẩn chuyển ra khỏi cabin chở khách của máy bay Lufthansa. Ảnh: NYT

Tại Lufthansa, mỗi chuyến bay chở hàng đều có ba tiếp viên trên máy bay, so với 15 người trên chuyến bay chở hành khách. Họ ở đó để đảm bảo hàng hóa không bị dịch chuyển trong chuyến bay hoặc bốc cháy. “Tầng dưới có một hệ thống phát hiện cháy trong khoang, không giống với khoang hành khách vì thường hành khách sẽ tự quan sát bất thường”, Harald Gloy nói.

Tuy nhiên, chuyển đổi máy bay chở khách để vận chuyển hàng hóa không phải là điều dễ dàng. Nhiều thập kỷ trước, Lufthansa đã thử nghiệm sử dụng máy bay Boeing 737 để vận chuyển hành khách ban ngày và hàng hóa vào ban đêm. Họ tiến hành bằng cách tháo lắp ghế ngồi mỗi ngày. Cuối cùng, họ thấy rằng việc này quá phiền phức quá cao và không đáng làm.

“Rõ ràng, điều này không chỉ thiếu bền vững về mặt kinh tế mà còn về mặt kỹ thuật và vận hành”, Harald Gloy nhận xét. Tuy nhiên, những ngày này, sử dụng máy bay chở khách để vận chuyển hàng hóa là biện pháp khả dĩ, mang lại chút hy vọng cho các hãng.

“Thiếu công suất là vấn đề tạm thời. Khủng hoảng sẽ tác động đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không với mức độ không kém các ngành khác”, ông Alexand Alexandre de Juniac, cho biết.

Nguồn: vnexpress.net

Bay nội địa chỉ từ 49.000 đồng/chặng với Liên danh VNA – JPA

Bay nội địa chỉ từ 49.000 đồng/chặng với Liên danh VNA – JPA

Chương trình áp dụng cho khách mua vé và thực hiện hành trình trên các đường bay giữa Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng trong giai đoạn từ nay đến hết 30/6/2020.

Nằm trong chiến dịch “We are back” cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch của hành khách trong mùa cao điểm hè, Vietnam Airlines triển khai mức giá vé đặc biệt hấp dẫn, chỉ từ 49.000VNĐ/chặng (đã bao gồm, thuế phí là 525.000VNĐ/chặng) trên các chuyến bay liên danh Vietnam Airlines – Jetstar Pacific. Đây là những chuyến bay mà khách mua vé của Vietnam Airlines nhưng sử dụng dịch vụ và bay trên máy bay khai thác bởi Jetstar Pacific. Những chuyến bay này có số hiệu hiển thị trên vé, hệ thống đặt giữ chỗ, trang web của Vietnam Airlines là VN*, kèm chú thích “Được khai thác bởi Jetstar Pacific” hoặc “Hãng khai thác BL” (Tiếng Anh: Operated by Jetstar Pacific hoặc Operated by BL).

Chương trình áp dụng cho khách mua vé và thực hiện hành trình trên các đường bay giữa Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng trong giai đoạn từ nay đến hết 30/6/2020. Vé được bán rộng rãi tại các phòng vé, đại lý, website và ứng dụng di động của Vietnam Airlines.

Hiện nay, có tổng cộng 12 chuyến bay liên danh Vietnam Airlines – Jetstar Pacific trên các đường bay nội địa mỗi ngày. Cụ thể:

+ Đường bay Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh: 04 chuyến khứ hồi/ngày

+ Đường bay Đà Nẵng – Tp Hồ Chí Minh: 01 chuyến khứ hồi/ngày

+ Đường bay Vinh – Tp Hồ Chí Minh: 01 chuyến khứ hồi/ngày

Các chuyến bay liên danh VNA-JPA được khai thác bằng tàu bay Airbus A320 của JPA, phục vụ theo tiêu chuẩn dịch vụ của JPA, hưởng hành lý ký gửi miễn cước theo chính sách, điều kiện giá. (Ảnh: VNA).

Các chuyến bay liên danh mang đến thêm nhiều lựa chọn giờ bay đa dạng cho hành khách. Hành khách của Vietnam Airlines không tìm được giờ bay phù hợp hoặc giờ bay phù hợp đã hết chỗ có thể lựa chọn các chuyến bay liên danh với Jetstar Pacific với giờ bay mong muốn.

Các chuyến bay liên danh Vietnam Airlines – Jetstar Pacific được khai thác bằng tàu bay Airbus A320 của Jetstar Pacific, phục vụ theo tiêu chuẩn dịch vụ của Jetstar Pacific, gồm: Phục vụ thủ tục mặt đất tại quầy check-in của Jetstar Pacific; hành lý xách tay miễn phí 7kg; vé không bao gồm suất ăn, đồ uống trên không; không cung cấp dịch vụ mua hành lý trả trước.

Hành khách bay trên chuyến liên danh VN* vẫn được hưởng thêm tiêu chuẩn hành lý ký gửi miễn cước tuân thủ theo điều kiện giá vé hạng đặt chỗ tương ứng của Vietnam Airlines. Điều kiện hoàn vé, thay đổi vé, đăng ký chuyến bay giờ chót tại sân bay (go-show) cũng tuân thủ theo chính sách giá vé và hạng đặt chỗ tương ứng của Vietnam Airlines. Ngoài ra, hành khách là hội viên Bông Sen Vàng Vietnam Airlines vẫn được hưởng chính sách của chương trình bao gồm cộng dặm và trả thưởng.

Nguồn: Vietnam Airlines

THÔNG BÁO: Vietnam Airlines thay đổi giá vé, bổ sung giá KHÔNG HÀNH LÝ trên một số đường bay

THÔNG BÁO: Vietnam Airlines thay đổi giá vé, bổ sung giá KHÔNG HÀNH LÝ trên một số đường bay

Từ 15/05/2020, hành khách có thể bay thỏa sức trên nhiều đường nội địa của Vietnam Airlines với tấm vé không bao gồm hành lý ký gửi, vừa gọn nhẹ, vừa tiết kiệm!

  • Giá vé chỉ từ 99.000 VNĐ/chiều (tương đương 579.000 VNĐ/chiều đã bao gồm thuế, phí);
  • Nhằm cung cấp sản phẩm đa dạng và linh hoạt hơn với nhu cầu của khách hàng, Vietnam Airlines bổ sung lựa chọn mua hành lý theo kiện 10 kg tại phòng vé, đại lý chính thức của hãng. Trong trường hợp phát sinh nhu cầu, hành khách có thể mua:
    • Hành lý trả trước: 250.000 VNĐ/ kiện 23kg, 150.000 VNĐ/ kiện 10kg (muộn nhất 6 tiếng trước giờ khởi hành), hoặc
    • Hành lý tính cước tại sân bay: 500.000 VNĐ/kiện 23kg; 350.000 VNĐ/kiện 10kg.
    • Giá chưa bao gồm VAT 10%
  • Áp dụng trên các chuyến giữa Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội/TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng/Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh/Đà Nẵng – Vân Đồn và Đà Nẵng – Nha Trang;
  • Có thể mang theo hành lý xách tay và phụ kiện, tối đa 12kg;
  • Các dịch vụ khác của Vietnam Airlines được phục vụ đầy đủ;
    Hội viên Bông Sen Vàng hạng Bạch Kim, Vàng, Titan vẫn được hưởng ưu đãi hành lý theo hạng thẻ khi mua loại vé này.

Quý khách hàng lưu ý thông tin này để thuận tiện cho việc chọn mua vé cũng như sắp xếp hành lý mang theo.

Hiện tại, Hãng hàng không Vietnam Airlines không hỗ trợ đại lý chủ động thao tác bổ sung hành lý cho hạng vé này, Quý khách có thể tham khảo những cách dưới đây để mua hành lý ký gửi:

 1. Mua tại website của Hãng:

  • Truy cập https://www.vietnamairlines.com/
  • Chọn mục “Hành lý trả trước” -> nhập Mã đặt chỗ/ Họ/địa chỉ email -> chọn dịch vụ bổ trợ và thanh toán bằng thẻ tín dụng.
  • Ra sân bay làm thủ tục, xuất trình thông tin thẻ tín dụng để nhân viên hãng kiểm tra.

2. Mua tại phòng vé của Hãng.

Quý khách đến các phòng vé của Hãng hoặc sân bay, cung cấp thông tin vé, giấy tờ tùy thân và yêu cầu mua gói hành lý.

* Lưu ý: Mua thêm hành lý trả trước tối thiểu trước 6 giờ so với giờ khởi hành.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào khi đặt vé khuyến mãi này của Vietnam Airlines, Quý khách vui lòng liên hệ ATADI để được hỗ trợ:

  • Số hotline: 090.177.9.177 hoặc 1900.63.64.84
  • Gửi email về: hotro@atadi.vn
  • Inbox fanpage: atadi.vn

Cụ thể về việc thay đổi giá như sau:

 

Đồng phục tiếp viên thay đổi thế nào vì Covid-19?

Đồng phục tiếp viên thay đổi thế nào vì Covid-19?

Lo ngại về an toàn trên chuyến bay, một số hãng hàng không đã tìm đến các nhà thiết kế để cho ra đời đồng phục phòng ngừa nCoV.

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã mời nhà thiết kế thời trang người Philippines, Puey Quiñones, cho ra đời một bộ đồng phục tích hợp với thiết bị bảo vệ cá nhân dành cho phi hành đoàn. Bộ đồ hoàn toàn trái ngược với đồng phục truyền thống của AirAsia và sẽ chỉ được mặc trên các chuyến bay cứu hộ, theo CEO Tony Fernandes. Ảnh: Puey Quiñones.

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã mời nhà thiết kế thời trang người Philippines, Puey Quiñones, cho ra đời bộ đồng phục tích hợp với thiết bị bảo vệ cá nhân dành cho phi hành đoàn. Bộ đồ hoàn toàn trái ngược với đồng phục truyền thống của AirAsia và sẽ chỉ được mặc trên các chuyến bay cứu hộ, theo CEO Tony Fernandes.

Đồ bảo hộ thời trang này có logo và màu sắc của hãng, che kín người từ đầu đến chân. Nhà thiết kế Puey Quiñones (trái) thiết kế một tấm chắn mặt bằng nhựa và khẩu trang N95 bao gồm trong bộ đồ.
“Khi mọi người nhìn thấy thiết kế của AirAsia, họ sẽ được nhắc nhở rằng bản thân an toàn, sức khỏe của chính họ được quan tâm và hãng sẽ chăm sóc tất cả hành khách. Nhưng chúng tôi cũng cần bạn, những hành khách, tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh”, Quiñones nói. Ảnh: Puey Quiñones.

Hãng hàng không giá rẻ này tuyên bố khởi động lại các đường bay nội địa Malaysia từ 29/4, tại Thái Lan từ 1/5, tại Ấn Độ từ 4/5, tại Indonesia từ 7/5 và Philippines từ 16/5. Hành khách được khuyến cáo đeo khẩu trang, tuân thủ quy định giãn cách xã hội và giữ vệ sinh cá nhân ở mức cao nhất. Ảnh: Triangle News.

Hãng hàng không giá rẻ này tuyên bố khởi động lại các đường bay nội địa Malaysia từ 29/4, tại Thái Lan từ 1/5, tại Ấn Độ từ 4/5, tại Indonesia từ 7/5 và Philippines từ 16/5. Hành khách được khuyến cáo đeo khẩu trang, tuân thủ quy định giãn cách xã hội và giữ vệ sinh cá nhân ở mức cao nhất. Ảnh: Triangle News.

Philippines Airlines cũng trang bị đồng phục bảo hộ cho tiếp viên trên các chuyến bay đưa công dân về nước. Trang phục này là tác phẩm của một nhà thiết kế người Philippines khác, Edwin Tan. Ảnh: BI.

Philippines Airlines cũng trang bị đồng phục bảo hộ cho tiếp viên trên các chuyến bay đưa công dân về nước. Trang phục này là tác phẩm của nhà thiết kế người Philippines Edwin Tan. Ảnh: BI.

Chi tiết đặc biệt trên trang phục bảo hộ này là hình màu cờ của đất nước nghìn đảo, đây cũng là thiết kế trên đuôi máy bay của hãng hàng không quốc gia Philippines Airlines. Hiện chưa rõ hãng có tiếp tục sử dụng đồng phục này khi khởi động lại toàn bộ đường bay vào giữa tháng 5 hay không. Ảnh: Edwin Tan.

Chi tiết đặc biệt trên trang phục bảo hộ này là hình màu cờ của đất nước nghìn đảo, đây cũng là thiết kế trên đuôi máy bay của hãng hàng không quốc gia Philippines Airlines. Hiện chưa rõ hãng có tiếp tục sử dụng đồng phục này khi khởi động lại toàn bộ đường bay vào giữa tháng 5 hay không. Ảnh: Edwin Tan.

Dù chưa kết hợp với nhà thiết kế chuyên nghiệp nào, những hãng hàng không khác cũng trang bị đồ bảo hộ cho tiếp viên. Trên ảnh là phi hành đoàn Thai Airways. Ảnh: Thai Airways.

Dù chưa kết hợp với nhà thiết kế chuyên nghiệp nào, những hãng hàng không khác cũng trang bị đồ bảo hộ cho tiếp viên. Trên ảnh là phi hành đoàn Thai Airways. Ảnh: Thai Airways.

Dù không trực tiếp tiếp xúc với hành khách, những phi công của Vietnam Airlines cũng được trang bị đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân. Hiện hãng hàng không quốc gia Việt Nam triển khai nhiều đường bay nội địa với mức khuyến mại hấp dẫn cho mùa du lịch hè 2020. Ảnh: VNA.

Dù không trực tiếp tiếp xúc với hành khách, những phi công của Vietnam Airlines cũng được trang bị đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân như tiếp viên. Hiện hãng hàng không quốc gia Việt Nam triển khai nhiều đường bay nội địa với mức khuyến mại hấp dẫn cho mùa du lịch hè 2020. Ảnh: VNA.

Hãng còn cung cấp khẩu trang cho hành khách trên một chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Ảnh: VNA.

Hãng còn cung cấp khẩu trang cho hành khách trên chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Ảnh: VNA.

Emirates cũng trang bị một lớp áo trùm bảo vệ dùng một lần cho tiếp viên mặc bên ngoài đồng phục truyền thống. Ngoài ra, tiếp viên được phép đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ. Hãng bay có trụ sở tại Dubai dự kiến thực hiện các chuyến bay đến Frankfurt (Đức), London (Anh), Manila (Philippines), Sao Paulo (Brazil) và Thượng Hải (Trung Quốc) để đưa công dân các nước hồi hương vào tháng 5. Ảnh: Emirates.

Emirates cũng trang bị một lớp áo trùm bảo vệ dùng một lần cho tiếp viên mặc bên ngoài đồng phục truyền thống. Ngoài ra, tiếp viên được phép đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ. Hãng bay có trụ sở tại Dubai dự kiến thực hiện các chuyến bay đến Frankfurt (Đức), London (Anh), Manila (Philippines), Sao Paulo (Brazil) và Thượng Hải (Trung Quốc) để đưa công dân hồi hương vào tháng 5. Ảnh: Emirates.

Nguồn: vnexpress.net

Tăng tàu hỏa, máy bay từ 23/4

Tăng tàu hỏa, máy bay từ 23/4

Từ 0h ngày 23/4, tất cả tỉnh thành được tăng tần suất hoạt động máy bay, tàu hỏa và xe khách, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.

Đường bay Hà Nội – TP HCM và ngược lại sẽ có 20 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Trong đó, Vietnam Airlines, Vietjet Air mỗi hãng 6 chuyến; Jetstar Pacific, Bamboo Airways mỗi hãng 4 chuyến. Trong thời gian giãn cách xã hội, các hãng khai thác 6 chuyến mỗi ngày.

Các đường bay Hà Nội/TP HCM – Đà Nẵng và ngược lại sẽ có 6 chuyến mỗi ngày, tăng thêm 4 chuyến so với trước đây.

Đường bay Hà Nội/TP HCM đi các địa phương khác, mỗi hãng hàng không trong nước được khai thác một chuyến khứ hồi mỗi ngày. Chặng TP HCM – Côn Đảo sẽ có một chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Các đường bay giữa các địa phương khác không phải từ Hà Nội hoặc TP HCM, Bộ Giao thông Vận tải cũng cấp phép cho mỗi hãng hàng không khai thác một chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Ngành đường sắt sẽ khai thác 3 đôi tàu khách Thống Nhất mỗi ngày (3 chuyến Hà Nội đi TP HCM và 3 chuyến ngược lại). Các chặng địa phương sẽ duy trì một đôi tàu mỗi ngày. Trước đó, ngành đường sắt chỉ vận hành 2 đôi tàu Thống Nhất mỗi ngày, dừng khai thác tàu địa phương.

Máy bay đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Trần. 

Máy bay đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Trần. 

Với xe khách liên tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải cho phép các hãng hoạt động tối đa đến 30% theo biểu đồ với các tỉnh nhóm “nguy cơ” và tối đa 50% theo biểu đồ với các tỉnh nhóm “nguy cơ thấp”; tương tự với xe hợp đồng, xe du lịch. Vận tải hành khách nội tỉnh sẽ do các địa phương tự quyết định.

Các hãng tàu thủy được phép vận hành tàu thủy liên tỉnh với tần suất một chuyến mỗi ngày, tàu nội tỉnh do địa phương tự quyết.

Hành khách đi các phương tiện vận tải vẫn được khuyến cáo rửa tay bằng dung dịch khử trùng, đeo khẩu trang suốt chuyến đi và khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, hạn chế nói chuyện. Các hãng xe, tàu, hàng không bố trí khách ngồi giãn cách (không quá 50% số ghế và cách một ghế) hoặc cách nhau một mét.

Đến nay, cả nước không còn tỉnh, thành thuộc nhóm “nguy cơ cao”.

Nguồn: vnexpress.net

Hơn 20 loại phí ‘đè’ máy bay

Hơn 20 loại phí ‘đè’ máy bay

Bị ảnh hưởng nặng và gánh vác trách nhiệm lớn vì dịch covid-19, các hãng hàng không liên tục đề nghị cơ quan quản lý miễn giảm thuế, phí. Một chiếc máy bay cất cánh đang phải gánh hơn 20 loại phí (còn gọi là giá dịch vụ).

 

Hơn 20 loại phí đè máy bay - Ảnh 1.

Ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vắng hành khách sáng 18-3 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người tiêu dùng cũng có thể hưởng lợi nếu được giảm các loại phí này và giảm độc quyền.

Phí chục ngàn tỉ

Tuần trước, tại cuộc gặp giữa Thủ tướng với lãnh đạo các tập đoàn lớn ở Việt Nam, ngoài lắng nghe đề xuất các giải pháp cho nền kinh tế, người đứng đầu Chính phủ còn chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương xem xét miễn giảm thuế, phí cho các hãng hàng không.

Thông thường, phí là những khoản đóng góp rất nhỏ so với nghĩa vụ thuế. Phải chăng các hãng đang ngửa tay xin từng “củ dưa hành”?

Không phải vậy. Chuyên gia hàng không, TS Lương Hoài Nam cho biết hàng không có nhiều loại phí, trong đó có những khoản phí rất lớn.

Theo thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do Nhà nước quy định.

Trong đó có 5 loại dịch vụ do Nhà nước quy định mức giá, 8 loại dịch vụ do Nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do Nhà nước quy định khung giá.

Ước tính sơ bộ, tổng nộp 16 loại phí nói trên của các hãng hàng không lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Chẳng hạn, phí phục vụ tại nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỉ đồng, phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỉ đồng, phí điều hành bay trên 1.500 tỉ đồng, hay phí đỗ máy bay cũng lên tới hàng chục tỉ đồng/năm…

Các hãng hàng không phải nộp 16 loại phí này cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các cảng vụ hàng không.

Ngoài 16 khoản phí trên, các hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không, như phí thuê quầy bán vé giờ chót; phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối (cute)…

Tính chung một chiếc máy bay đang phải gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

Theo đại diện một hãng bay, mỗi chiếc máy bay cũng phải cùng gánh các loại thuế: nhập khẩu nhiên liệu bay, bảo vệ môi trường, VAT, thu nhập doanh nghiệp… Trong đó, các hãng hàng không nộp tới vài ngàn tỉ thuế bảo vệ môi trường mỗi năm.

Vấn đề là thuế này không áp theo tỉ lệ trên giá xăng mà theo con số cố định ở mức cao, là 3.000 đồng/lít. Vì vậy, khi kinh tế khó khăn, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh thì thuế môi trường không giảm tương ứng như ở các nước.

Hơn 20 loại phí ‘đè’ máy bay

Đồ họa: TUẤN ANH

Trước miễn giảm phí, sau bớt độc quyền

Trong khi hàng trăm máy bay “trùm mền” thì hiện các hãng hàng không vẫn phải trả hàng loạt khoản phí tốn kém. Chẳng hạn phí đậu máy bay. Đáng lưu ý, các cảng hàng không thu phí theo tấn mỗi giờ hoặc ngày, mà máy bay thì phổ biến trọng lượng từ 73-150 tấn/chiếc.

Cùng với đó là phí thuê quầy làm thủ tục, phí thuê mặt bằng đặt máy làm thủ tục tự động cho khách có khi lên tới 30 triệu đồng/máy/tháng…

Theo ghi nhận, hiện nay đối với những khoản phí dịch vụ hàng không Nhà nước quy định khung giá, phí thường bị áp mức kịch khung. Phí càng đè nặng lên hãng hàng không thì ACV càng lãi lớn (năm 2019 ACV đạt doanh thu 18.200 tỉ đồng, lãi trước thuế 10.000 tỉ đồng).

“Chính vì các dịch vụ và phí tạo nên siêu lợi nhuận bất hợp lý như hiện nay nên các hãng hàng không đề nghị miễn giảm phí là có cơ sở, dễ thực hiện.

Vì chỉ cần các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh cảng hàng không giảm bớt lãi là hỗ trợ được ngay các hãng hàng không – khách hàng và cũng để nuôi dưỡng nguồn thu chính của các cảng” – ông Lương Hoài Nam nói.

Chung quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần khẩn trương trình văn bản miễn giảm thuế, phí để “giải cứu” những doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách, là mũi nhọn, là bệ đỡ cho nền kinh tế như hàng không, du lịch…

Từ sự bất hợp lý trong ngành hàng không, theo ông Ánh, càng phải đẩy nhanh việc xã hội hóa, thay đổi thế độc quyền cảng hàng không. Có cạnh tranh như vậy, thuế, phí mới giảm, chất lượng phục vụ ở cảng hàng không mới cải thiện, người tiêu dùng hưởng lợi.

Đặc biệt là vốn nhà nước sẽ bớt phải chi cho hạ tầng hàng không (thông qua ACV), thay vào đó sẽ huy động vốn đầu tư từ các nguồn lực xã hội hóa làm sân bay, nhà ga.

Đây cũng là cách biến cảng hàng không thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và đa dạng hóa nguồn thu, giảm rủi ro cho hãng bay và cho nền kinh tế.

8 dịch vụ Nhà nước quy định khung giá:

1. Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay.

2. Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách.

3. Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý.

4. Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay.

5. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói).

6. Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.

7. Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay.

8. Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không. (Nguồn: Thông tư 53/2019 của Bộ GTVT)

5 dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá:

Dịch vụ điều hành bay đi, đến: quốc tế: từ 80-425 USD/lượt hạ cánh hoặc cất cánh; quốc nội: 586.500-9.568.000 đồng/lượt cất hoặc hạ cánh.

Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý: 54-520 USD/chuyến.

Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: quốc tế: 94-1.295 USD/lần; quốc nội: 765.000-11.600.000 đồng/lần.

Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: quốc tế: 2 USD/khách; quốc nội: 18.100 đồng/khách.

Dịch vụ phục vụ hành khách: quốc tế: 16-25 USD/khách; quốc nội: 72.000-91.000 đồng/khách.

Nguồn: tuoitre.vn

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào?

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào?

Bên cạnh các chuyến bay quốc tế được y tế phun khử trùng, các chuyến bay nội địa cũng được Vietnam Airlines chủ động vệ sinh bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng được các nhà sản xuất máy bay Airbus, Boeing chấp thuận.

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 1.

Toàn bộ khoang hành khách, phòng vệ sinh, bếp… trên máy bay đều được vệ sinh khử trùng. Các nhân viên vệ sinh được bảo hộ bằng khẩu trang kháng khuẩn, găng tay hai lớp và mũ – Ảnh: VNA

Theo Vietnam Airlines, quy trình vệ sinh, khử trùng máy bay thực hiện các chuyến bay nội địa được hãng tiến hành ngay từ thời điểm dịch có xu hướng gia tăng, giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe hành khách, phi hành đoàn.

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 2.

Với quy trình vệ sinh, có 3 loại khăn vệ sinh được dùng. Khăn trắng vệ sinh các bề mặt khoang hành khách, hành lý; Khăn vàng vệ sinh nhà bếp và khăn hồng vệ sinh toilet – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 3.

Nhân viên vệ sinh sử dụng hóa chất Netbiokem DSAM, một dung dịch khử trùng chuyên dụng được nhà sản xuất Airbus và Boeing chấp thuận để vệ sinh vật dụng cũng như bề mặt nội thất trên máy bay – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào?

Việc vệ sinh được tập trung đặc biệt các vật dụng, vị trí khách tiếp xúc bằng tay như bàn ăn, thanh để tay, màn hình giải trí, tai nghe… – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 5.

Nút bấm vòi nước, bồn rửa mặt, bếp… đều được vệ sinh, khử trùng – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 6.

Xe phục vụ hành khách hạn chế di chuyển cũng được vệ sinh khử trùng bằng Chloramin B – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 7.

Khử trùng lan can, mui che ống lồng xe thang – vị trí hàng trăm khách tiếp xúc trên chuyến bay mỗi ngày – Ảnh: VNA

Vietnam Airlines vệ sinh, khử trùng các chuyến bay trong nước thế nào? - Ảnh 8.

Mỗi ngày Vietnam Airlines vệ sinh hàng chục máy bay nội địa ngay sau khi hạ cánh. Mỗi máy bay được vệ sinh khử trùng trong 20-30 phút, tùy độ lớn của máy bay, trước khi đưa trở lại khai thác – Ảnh: VNA

Nguồn: tuoitre.vn

Công văn Vietnam Airlines ban hành tháng 3/2020

Công văn Vietnam Airlines ban hành tháng 3/2020

Vietnam Airlines vừa ban hành các công văn dưới đây, Quý khách hàng vui lòng lưu ý nắm thông tin để thuận tiện cho việc đi lại trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trong đó, có 2 nội dung quan trọng ATADI muốn lưu ý đến bạn:

  • Thay đổi nguyên tắc xử lý khi Hãng thay đổi lịch bay (Công văn số 541)
  • Thay đổi về thời gian hoàn tiền đối với việc hoàn vé không tự nguyện (Công văn số 546)

1. Công văn số 541

2. Công văn số 543

3. Công văn số 544

4. Công văn số 545

5. Công văn số 546