Đến thời cạnh tranh hàng không?

Câu chuyện Vietjet Air mới ký kết với Airbus để đặt mua thêm 30 máy bay A321 thế hệ mới đang tạo ra niềm lạc quan cho tương lai các hãng hàng không tư nhân Việt Nam sau giai đoạn bất trắc trước kia. Liệu đây có phải là tín hiệu về giai đoạn cạnh tranh mới của ngành hàng không Việt?

Trong thỏa thuận ký kết với Airbus tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow 2015 hôm 10/11, hãng hàng không tư nhân Vietjet Air sẽ đặt mua thêm 30 máy bay A321 (gồm 21 chiếc A321neo và 9 chiếc A321ceo) thế hệ mới với tổng giá trị công bố là 3,6 tỉ USD.

Các máy bay mới dự kiến sẽ được giao từ cuối năm 2016 đến 2020. Theo kế hoạch, mỗi năm Vietjet Air sẽ nhận từ 8 đến 12 máy bay thế hệ mới tiết kiệm nhiên liệu.

Đua nhau sắm máy bay “xịn”

Động thái này đang làm cho giới kinh doanh hàng không hứng khởi vì so với các hãng hàng không tư nhân trước đây thì Vietjet đang phát triển nhanh hơn kế hoạch dự kiến, khiến số lượng máy bay theo hợp đồng đã ký kết không đủ cho nhu cầu phát triển của hãng.

Hiện tại, Vietjet đang khai thác 29 máy bay A320 và A321, thực hiện 190 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển trên 18 triệu lượt hành khách. Hãng cũng đang có 35 đường bay phủ khắp các thành phố lớn tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar.

Trước đó, hồi tháng 7/2015, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) đã đàm phán với hãng Boeing (Mỹ) để mua thêm 8 chiếc máy bay thế hệ mới Dreamliners 787-10 và 8 chiếc 777-8X. Theo ghi nhận, chỉ riêng trong năm 2015, VNA đã chi hơn 21,2 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho đội tàu bay.

Giới chuyên gia hàng không nhận định đây là những tín hiệu đáng mừng khi hàng không tư nhân đã mạnh dạn đầu tư, tính đến tương lai, dự báo được thị trường hàng không sẽ phát triển trong thời gian tới, nên mới mạnh tay đầu tư.

Trong lần trả lời báo chí hồi tháng 7 năm nay, trước động thái mua mới máy bay của VNA và Vietjet Air, chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng đứng ở góc độ hành khách thì sẽ luôn muốn có được một thị trường hàng không cạnh tranh, có nhiều hãng hàng không có chất lượng để họ có thể mở rộng quyền lựa chọn của mình. Như vậy, việc VNA hay Vietjet Air đầu tư nâng cấp mình sẽ tạo điều kiện để có thể cung cấp các dịch vụ bay có chất lượng hơn cho hành khách. Đây rõ ràng là tác động tích cực.

Tuy nhiên, một vấn đề vẫn còn làm nhiều chuyên gia hàng không tiếc nuối là các hãng bay nội địa chưa chú trọng vào việc đầu tư các đội máy bay vận tải hàng hóa chuyên dùng và chưa có đội máy bay vận tải hàng hoá. Trong khi triển vọng ở lĩnh vực này là rất lớn.

Cần có vốn và lực mạnh

Theo ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, tại Việt Nam, vận tải hàng không chiếm một phần trăm nhỏ nhưng mang lại giá trị kinh tế khá cao. Theo kỳ vọng, trong thời gian tới, chuỗi cung cấp vận tải hàng không tại Việt Nam sẽ đóng góp 2 tỷ USD vào GDP của đất nước…

Lâu nay, ngành hàng không Việt Nam vốn được xem là độc quyền của Nhà nước, hầu như không có cạnh tranh. Vài năm trước đây, một số hãng hàng không tư nhân có mặt trên thị trường Việt Nam như Indochine Airlines, Air Mekong nhưng sớm chuốc lấy thất bại vì nhiều lý do, trong đó nguyên nhân chính vẫn là nguồn vốn quá hạn hẹp trong khi thông thường, chi phí vận hành của lĩnh vực này vẫn được ví là “cỗ máy nuốt tiền tỷ”.

Còn gần đây nhất là trường hợp công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu. Sau 2 năm đưa dịch vụ thủy phi cơ vào hoạt động (từ tháng 10/2014), hãng hàng không tư nhân thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam này đã bị thua lỗ nặng. Nguyên nhân chính là do mức độ cấp phép bay hạn chế đối với loại hình bay du lịch.

Được biết, để bộ máy vận hành có hiệu quả, các hãng hàng không tư nhân có từ 10 máy bay trở lên mới bảo đảm tần suất bay và hiệu quả hơn trong việc đề ra kế hoạch quản lý, kinh doanh, bảo dưỡng… Tuy nhiên, các hãng hàng không tư nhân trước đây hầu như không thể đáp ứng đủ số lượng tàu bay trên.

Ngoài ra, khó khăn chung mà các hãng mới tham gia thị trường là chi phí cho việc mua, thuê máy bay, nhiên liệu…đắt đỏ. Đó là chưa kể nguồn nhân lực của ngành hàng không còn chưa đủ đáp ứng, nhất là cán bộ quản lý, phi công, thợ máy…

Trong những năm tới, nhận định của giới nghiên cứu hàng không cho rằng tốc độ phát triển của ngành hàng không Việt Nam sẽ đạt trên 20% đến 40%/năm. Đó là chưa kể ngành du lịch sẽ tăng trưởng nhanh kèm với hoạt động đầu tư FDI và dân số tăng nhanh sẽ là động lực để ngành hàng không Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Do đó, “miếng bánh” thị phần còn rất nhiều, nó đủ giúp cho các hãng hàng không tư nhân phát triển. Nhưng muốn trụ vững thì phải trường vốn để chấp nhận sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường hàng không hiện nay. Và ngay các cơ quan quản lý ngành hàng không cũng cần tạo điều kiện thoáng hơn, tháo gỡ các vướng mắc cho hàng không tư nhân phát triển.

                                                                                                      (Nguồn: stockbiz.vn)

atadi.vn  là website SĂN VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ ca các hãng bay trong nước & Đông Nam Á, giúp người dùng d dàng săn vé máy bay rẻ & nhanh nhất. SĂN VÉ RẺ ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *