Bộ Giao thông tăng giá dịch vụ sân bay

Đại diện một hãng hàng không cho rằng, việc tăng giá dịch vụ sân bay sẽ ảnh hưởng đến giá vé của hành khách.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành mức giá, khung giá một số dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam, áp dụng từ 1/10.

Theo đó, giá cất, hạ cánh các chuyến bay được được điều chỉnh tăng 5% với lộ trình đến 30/6/2018, sau đó sẽ tăng thêm 10%. Ngoài ra, mức giá trong khung giờ cao điểm sẽ tăng 115% so với giờ bình thường, còn tại khung giờ thấp điểm giảm còn 85%.

Như vậy, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng với máy bay ATR 70 là gần 700 nghìn đồng mỗi lần; máy bay A320, A321 là hơn 1,5 triệu đồng; máy bay A350, B787, B777, A330 khoảng hơn 5,8 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Cục hàng không, việc quá tải vào các giờ cao điểm tại một số cảng hàng không hiện nay chủ yếu do sản lượng và tốc độ tăng các chuyến bay quốc nội. Áp chính sách giá cất, hạ cánh với chuyến bay quốc nội theo khung giờ sẽ giúp các hãng hàng không nội địa điều chỉnh giờ bay, đảm bảo phù hợp với năng lực khai thác của các sân bay.

bo-giao-thong-tang-gia-dich-vu-san-bay

Các hãng hàng không đang cạnh tranh mạnh mẽ về giá vé máy bay. Ảnh: Xuân Hoa. 

Về giá dịch vụ hành khách bay quốc tế, Bộ Giao thông điều chỉnh tăng tại một số cảng mới được đầu tư nâng cấp như Đà Nẵng, Cát Bi và Vinh. Theo đó, giá dịch vụ tại sân bay Đà Nẵng là 20 USD mỗi khách so với mức giá hiện hữu là 16 USD. Mức giá này tại sân bay Vinh và Cát Bi là 14 USD mỗi khách so với 8 USD hiện nay.Ngoài ra, Cục hàng không cho rằng việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ cất, hạ cánh là nhằm đảm bảo đủ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời có nguồn tích lũy để nâng cấp, đầu tư mới đường băng, đường lăn trong bối cảnh ngân sách hạn chế.

Với các chuyến bay quốc nội, giá dịch vụ hành khách sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 7% so với hiện hành.

Cũng theo quyết định mới, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được áp mức 2 USD mỗi khách đối với khách bay quốc tế, so với mức 1,5 USD hiện nay. Đối với khách bay quốc nội, việc điều chỉnh tăng lên từ trên 11 nghìn đồng đến trên 18 nghìn đồng theo từng giai đoạn, so với giá hiện hành là hơn 9 nghìn đồng.

Đáng chú ý, Bộ Giao thông bổ sung quy định mức giá dịch vụ đảm bảo an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trên 24 giờ. Theo đó, nhà vận chuyển có hành khách bị lưu lại từ 24 giờ trở lên sẽ phải nộp 9 USD/khách/giờ hoặc 90 USD/khách/ngày.

Theo đại diện một hãng hàng không trong nước, các quyết định trên làm tăng thêm chi phí tương ứng của các hãng hàng không, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hành khách vì phí sân bay đương nhiên phải tính vào giá vé.

Vị này cho biết, trước mắt, hãng có thể chấp nhận giảm lợi nhuận, chưa tính đến việc tăng giá vé máy bay vì phải đảm bảo tính cạnh tranh theo thị trường. Thời gian tới, hãng sẽ tính toán điều chỉnh giá vé nếu thấy cần thiết.

Nguồn: vnexpress.net

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

10 hãng bay tốt nhất thế giới năm 2017 theo đánh giá của hành khách được Tạp chí Travel And Leisure công bố cho thấy đứng đầu danh sách vẫn là Singapore Airlines.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Singapores Airlines – Ảnh: Reuters

Tạp chí Travel And Leisure (T+L Magazine) vừa công bố danh sách bình chọn 10 hãng bay tốt nhất thế giới năm 2017 theo đánh giá của hành khách.

Theo trang web Travelandleisure, hành khách được yêu cầu đưa ra đánh giá của họ về chất lượng các hãng bay căn cứ vào trải nghiệm của bản thân ở các tiêu chí như sự thoải mái trên khoang khách, dịch vụ, thức ăn, dịch vụ khách hàng và giá cả.

Có một thực tế là năm qua, nhờ đồng USD mạnh và nhiều hãng bay tung ra nhiều loại vé giảm giá đáng kể nên du khách khắp nơi có dịp di chuyển và du lịch nhiều hơn trên máy bay của các hãng hàng không ở châu Á và Trung Đông.

Điều này lý giải một phần thực tế trong danh sách 10 hãng bay quốc tế tốt nhất thế giới năm 2017 có tới 8 hãng bay thuộc hai khu vực này.

Theo đó đứng đầu danh sách vẫn là Singapore Airlines, hãng bay duy nhất “độc chiếm” vị trí quán quân trong danh sách bình chọn của T+L Magazine trong 22 năm liên tiếp.

Nhiều hành khách ca ngợi chất lượng của hạng ghế phổ thông đặc biệt (premium-economy) của hãng bay này tương đương với hạng thương gia (business-class) của nhiều hãng bay nhỏ hơn.

Mùa thu năm ngoái hãng bay của Singapore đã mở đường bay thẳng hàng này tới San Francisco bằng máy bay A350. Tới năm 2018, Singapore Airlines dự kiến sẽ vận hành chuyến bay dài nhất thế giới nối giữa Singapore và thành phố New York của Mỹ.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Emirates – Ảnh: Reuters

Đứng ở vị trí số 2 và 3 là hãng bay Emirates và Qatar Airways. Đây cũng là thứ hạng của họ năm ngoái. Một ví dụ cho thấy rõ nhất sự quan tâm, săn sóc khách hàng của hai hãng bay Trung Đông này là phản ứng cực kỳ linh hoạt của họ trong đợt Mỹ cấm laptop vừa qua.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Qatar Airways – Ảnh; Reuters

Để ứng phó với lệnh cấm của chính quyền Mỹ, cả Emirates và Qatar Airways đã cho hành khách mượn laptop của họ để không bị ngắt quãng công việc trong hành trình bay.

Trong khi đó Cathay Pacifi Airways được bình chọn ở vị trí thứ 4 trong danh sách năm nay. Hãng bay này đang tiếp tục mở rộng đường bay tới Mỹ với các lộ trình hàng ngày từ Hong Kong tới San Francisco và Boston.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Cathay Pacifi Airways – Ảnh: Reuters

Đứng ở vị trí số 5, hãng bay Japan Airlines gây ấn tượng với hành khách ở hạng ghế phổ thông đặc biệt với nhiều dịch vụ ăn uống đáp ứng “gu” ẩm thực cả cả khách Nhật lẫn khách phương Tây. Một hành khách là K. Firth nức nở: “Một hãng hàng không đáng yêu với dàn tiếp viên thật tuyệt vời”.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Japan Airlines – Ảnh: Reuters

Ngoài ra trong danh sách còn lại theo thứ tự tăng dần là các hãng bay Virgin Atlantic, Air New Zealand, Korean Air, All Nippon Airways và Eva Air.

10 hãng hàng không tuyệt nhất thế giới: bạn lên máy bay của họ chưa?

Hàng không Virgin Atlantic – Ảnh: Reuters

Nếu xếp hạng theo quy mô chỉ riêng tại Mỹ thì hãng bay Virgin America lại tiếp tục là hãng bay tốt nhất nước Mỹ trong năm thứ 10 liên tiếp, cũng theo bình chọn của Travel + Leisure magazine.

Nguồn: tuoitre.vn

Gặp anh chàng kỹ sư đáp máy bay đi làm hàng ngày

Curt von Badinski, một kỹ sư cơ khí kiêm người đồng sáng lập một công ty công nghệ tại San Francisco (Mỹ), mất 6 tiếng – chủ yếu là di chuyển bằng máy bay – để đi làm mỗi ngày.

Cứ 5 ngày một tuần, Badinski lại dậy từ 5h30 sáng và mất 15 phút để lái xe tới sân bay Bob Hope Burbank tại Los Angeles và đáp chuyến bay kéo dài 90 phút tới Oakland (San Francisco), cách nhà gần 600km về phía tây bắc.

Curt von Badinski lên máy bay đi làm. (Ảnh: BBC)

Trong lúc di chuyển trên không, anh tranh thủ thời gian để trao đổi với các hành khách khác, bao gồm những người khởi nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm.Với mức phí 2.300USD (hơn 50 triệu đồng)/tháng, anh có thể đi bao nhiêu chuyến tùy thích trên một chiếc máy bay phản lực. Badinski cũng được ưu tiên bỏ qua các thủ tục an ninh và lên máy bay chỉ trong vòng vài phút.

Sau khi hạ cánh xuống sân bay Oakland, Badinski tiếp tục lái một chiếc xe khác tới San Francisco.

Ngoài tốn thời gian, công sức, hành trình đi làm kéo dài như vậy còn gây ra nhiều phiền toái về thời tiết đối với anh chàng kỹ sư này. Trời có thể nắng ở Los Angeles nhưng tới San Fracisco lại lạnh hơn và có sương mù.

“Những tháng đầu tiên tôi đã chủ quan”, anh nói với BBC.

Badinski tới văn phòng vào lúc 8h30 và ra về lúc 17h để có thể bắt kịp chuyến bay khứ hồi vào lúc 19h15. Anh có mặt tại nhà ở Burbank lúc 21h.

“Động lực để tôi có thể chấp nhận di chuyển 6 tiếng một ngày đó là có thể có được mọi thứ mà mình muốn. Tôi luôn hào hứng để bắt đầu một ngày mới”, Badinski tâm sự.

Nguồn: vietnamnet.vn